What's new

[Chia sẻ] Lăng Cô-Bạch Mã ++

Định viết về mảnh đất này đã lâu vì nhiều nguyên nhân. Dải đất, con người nơi đây có nhiều vẻ đẹp mà nhiều du khách chưa có dịp chiêm ngưỡng.

Lăng Cô là một thị trấn cuối cùng của Thừa Thiên Huế tiếp giáp với Đà Nẵng, thuộc huyện Phú Lộc. Cách Đà nẵng 30km, Huế 70km, Lăng Cô là một dải đất rộng khoảng 500-700m nằm giữa Biển Đông và đầm Lập An (rộng ~800ha) với hướng Tây-Nam là phần cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và hướng Đông-Bắc là biển cả mênh mông.



Khác với nét đẹp duyên dáng và đậm màu văn hóa của Huế, Lăng Cô quyến rũ bởi vẻ đẹp của tự nhiên. Vì nhiều người sẽ hỏi ngay vậy có gì ở Lăng Cô? Nằm giữa biển và đầm Lập An với núi bao quanh, bất kỳ bạn ở hướng nào cũng nhìn thấy vẻ đẹp xung quanh bạn. Khác với nhiều nơi ai cũng mong có hướng biển, thì ở Lăng Cô từ tầng 3 trở lên hướng nhìn ra đầm mới là hướng đặc biệt đẹp.



Từ trên tầng 3-5 các khách sạn phía đầm khi ngủ dậy, bạn sẽ nhìn thấy cảnh đầm Lập An như thế này:


Hoặc chiều về thì tùy theo thời tiết mà Lập an mỗi ngày một vẻ:



 
Em bé làng chài Đầm Lập An


Chiều về


Cầu ra nhà hàng Hải Long trên đầm


Sau cơn mưa chiều, sương phủ trên mặt đầm phía núi
 
Còn hướng biển ở Lăng Cô có cái hay là không chỉ có biển bao la. Ngoảnh về hướng Nam hay Bắc, bạn đều nhìn thấy vẻ đẹp của núi non.

Bắc Lăng Cô:


Nam Lăng cô:


Bãi tắm Lăng Cô chạy dài suốt từ cửa đầm cho tới tận gần mũi Chân Mây, có đến gần 10km. Nước biển trong vắt ngay từ sát bờ. Với địa hình núi đá chạy ra sát biển, các sông suối chảy vào đầm rồi lắng đọng trước khi nhập vào biển khơi giúp nước biển rất trong. Bờ biển rất thoải với độ sâu 1m cách bờ 50-60m. Ra xa nữa đáy biển vẫn giữ độ dốc như vậy. Luồng chảy của nước khi triều xuống (chiều và sáng sớm) theo hướng Nam rồi nhập với nước cửa đầm xuôi ra biển. Nhưng tốc độ chảy rất chậm nên bạn không phải lo lắng.

Cũng cần nói thêm chút là nước biển ở bất kỳ khu vực nào cũng chảy, nhiều ít tùy thuộc vào chế độ thủy triều và nhiều yếu tố khác. Dòng chảy gần bờ cũng là v/đ cần để ý để đảm bảo an toàn, nhất là đối với trẻ nhỏ và những người dùng phao. Gần đây có một số bài báo viết về ‘dòng chảy ven bờ’. Nhưng thực tế khó xác định dòng chảy nếu bạn không biết cách.

Để xác định dòng chảy chính xác, trước tiên bạn cần tiến ra xa bờ cho lặng sóng. Bạn đứng yên một chỗ ở độ sâu nước từ vai tới cổ (để áp lực đứng trên cát giảm tối đa) là cảm nhận được ngay hướng và vận tốc dòng chảy. Hoặc là bạn có phao thì thả phao xem nó trôi về đâu, nhanh hay chậm. Việc xác định dòng chảy (hướng và tốc độ) sẽ giúp bạn điều chỉnh vị trí tắm của mình và bạn bè, tránh bị trôi khỏi bờ hoặc quá xa vị trí ban đầu.

Biển Lăng cô có chế độ ‘bán nhật triều’ (tức là 2 lần nước lên-xuống 1 ngày), với mức lên xuống trung bình khá thấp là 72-126cm.
 
Last edited:
Phía Nam Lăng cô là đèo Hải Vân, nối Thừa Thiên Huế với Đà nẵng. Do đa số xe ôtô và xe máy đi đường hầm nên hiện nay số lượng xe ô-tô đi đường đèo rất ít, làm cho đường đèo giống như giành cho dân du lịch lên chơi từ Huế, Đà Nẵng là chủ yếu.


Hải Vân quan


Trên đỉnh đèo có Hải vân quan với 2 cửa Bắc và Nam (xây vào khoảng 1470, đời Trần) . Giữa đèo có một con đường mới bên phía biển dẫn xuống bãi Chuối, trong dự án khu du lịch Bãi Chuối dở dang. Con đường này rất vắng, nhưng nó cho dân nhiếp ảnh một góc nhìn mới bao quát Lăng cô.



Hoa trắng trên đèo Hải Vân


Cũng là phía Nam Lăng cô, nhưng nếu bạn qua cầu Lăng cô rồi rẽ phải thì bạn sẽ bắt vào con đường vô cùng phẳng và đẹp chạy quanh đầm Lập An.





Vị trí các điểm đến quanh đầm Lập An
 
Last edited:
Ngay đầu đường rẽ phải là Ga Lăng Cô. Đi tiếp khoảng 1km bạn sẽ thấy bên phải, sát đầm, một phiến đá liền khối cực to hình đĩa úp, đường kính khoảng 200m.


Đây cũng là nơi nhiều đôi sắp cưới ở Đà Nẵng đến chụp ảnh.
Chiều về mát ngồi trên đỉnh phiến đá để ngắm cảnh các thuyền chài kéo nhau ra cửa Lăng Cô đánh tôm cá thì thật tuyệt.


Đi tiếp đường ven đầm bạn sẽ đến con đường rẽ vào suối/thác Mơ (tôi cũng không biết tại sao có nhiều suối-thác Mơ ở các vùng miền thế).




Từ ngoài đường nhựa đi (xe máy) vào đến chân suối khoảng 1-2km thôi nhưng đường hơi khó đi. Lúc đầu tôi cũng nghĩ đi cho biết. Nhưng khi đến suối thì tôi thực sự thích thú nơi đây. Nước từ thác Mơ đổ xuống, tạo nên 3 vùng trũng đầy nước trong và đẹp mơ màng…











đến Mùa hè mưa nhiều nên suối lúc nào cũng nhiều nước. Bên mỗi vũng suối lớn có những sạp bằng gỗ trải chiếu với mái che cho khách ngồi (giá mỗi sạp ~50-80K). Với cái nắng gắt thì sạp và mái che rất hữu ích cho du khách. Giá như các sạp được dựng cách bờ suối khoảng 10m thì lòng suối sẽ thoáng và đẹp hơn nhiều. Nếu bạn không bơi thì có thể ngồi cho đàn cá con 'vệ sinh chân' cũng rất thú vị.

Nhân tiện cũng xin so sánh với Suối Voi, cách Lăng Cô khoảng 15km. Thực ra Suối Voi to hơn và chắc nguyên bản đẹp hơn Suối Mơ. Nhưng vì suối bị các lán nhà sàn đua ra che kín nên hầu như chẳng còn vẻ đẹp nữa (vì từ trên có nhìn thấy suối đâu). Nước suối Voi cũng trong, nhưng dòng suối bị mái nhà che gần kín làm mình có cảm giác như đó là dòng kênh nước thải (hi vọng chỉ có mỗi mình có cảm giác này!).
 
Last edited:
Về phía Bắc Lăng Cô (tức là về gần với Tp Huế) có những địa danh du lịch đáng chú ý như:



Đường ven biển- mũi Chân Mây
Đây là một đoạn đường rất đẹp bắt đầu từ đường Lăng Cô- Chân Mây. Từ Lăng cô đi khoảng 4-5km thì rẽ phải về phía biển. Chỉ cân đi tiếp ~500m nữa là con đường dẫn bạn ra bờ biển với những ghềnh đá hiểm trở bên dưới, còn phía trên bên trái là núi thuộc mũi Chân Mây. Con đường này chạy men mãi theo dáng núi để vòng ra hết mũi Chân Mây và kết thúc ở gần cảng Chân Mây. Bên phía biển là những ghềnh đá bị sóng đánh tung bọt trắng xóa. Rất nhiều những bụi hoa ngũ sắc dại ở hai bên đường. Xa về hướng Nam là bãi biển cát trắng Lăng cô.





 
bạn là ng Huế à :)) chụp ảnh bằng Len à

Cảm ơn S2Hue đã hỏi thăm.
Không, mình sống ở Hà Nội và tự nhận là người Hà Nội. Tuy có quê và người thân ở Huế nhưng mình còn lâu mới được là "người Huế".

Nói vậy tức là mình mặc nhiên nhận thấy người Huế khác với Hà Nội. Thật thà thì mình chưa đủ hiểu biết để nói nhiều về người Huế. Có lẽ ta phải sống một thời gian khá lâu (hàng năm trời) ở Huế để biết chút ít về người Huế.

Nhân tiện tặng bạn chùm ảnh về Huế:

Có rất nhiều đôi bạn đi dạo trên cầu Trường Tiền thế này.




Chiều sông Hương

Nắng sớm đường Nguyễn HUệ


Kim Long quê mình


Phá Cầu Hai


Và...con gái Huế




 
Cô bé này nhìn thật xinh ớ góc máy gần !!! nhưng măc áo dài tím thì mới ra cô gái Huế. Trang phục như vầy sẽ không có bản sắc vùng miền !!!
 
Thời nay cũng rất khó tìm được các cô gái mang bản sắc vùng miền. Nếu không nghe giọng của cô gái này thì mình cũng không dám nói ngay cô ấy ở đâu. Nhưng vị trí (đồi Vọng Cảnh), hoàn cảnh chụp và giọng nói của cô gái làm cho mình khẳng định cô ấy là gái Huế, (dù tôi không quen).

Thực tình mình cũng không biết con gái Huế khác với con gái vùng miền khác thế nào cả (?)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,436
Bài viết
1,175,912
Members
192,105
Latest member
TonyPhat
Back
Top