What's new

[Tổng hợp] Vườn cò còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long

Tại ấp Phước Trung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có một địa điểm bắt đầu có sức thu hút khách du lịch trong thời gian gần đây. Đó là một vườn cò… Khi hoàng hôn buông xuống, cò về đậu trên các ngọn cây như thế này:

Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_230.jpg
 
Để có một bức ảnh như vậy, ngoài đồ nghề (chủ yếu là ống tele tiêu cự thấp nhất cũng phải 400mm), bạn phải kiên nhẫn chờ đợi và chịu khó.
Chờ đến chiều cò mới về tổ.
Chịu khó lội sình tìm vị trí tốt nhất để có ảnh đẹp.

Như thế này cũng chưa ưng ý lắm, nhưng cũng pót cho các phượt thủ, phượt gia... cùng cảm nhận

vuon%20chim%202.jpg
 
Từ Rạch Giá đi ngược lên Mong Thọ, đến cầu Mống,rẽ vào phía bên phải, đi khoảng 4 km đường cấp phối (xe 4 bánh lưu thông được)là đến vườn cò. Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, thời tiết tốt, khách đến vườn cò khá đông. Trong đợt lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, mỗi ngày vườn cò này cũng có bốn - năm trăm khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ ngơi. Phần đông là khách từ thành phố Rạch Giá, vì khoảng cách chỉ hơn 20 km, đường lại dễ đi.

Chung sống hòa bình với đàn cò là đàn diệc xám

Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_231.jpg
 
Last edited:
Đó là vườn cò của anh Quách Thanh Hồng. Anh Hồng đã mất hết một phần ba khoảng thời gian trong tuổi đời mới 35 của mình để xây dựng vườn cò hiếm có này. Cách đây mấy năm, trong khu vực ấp Phước Trung cũng có một vườn cò. Khu vườn này của ông Ba Tam, từng một thời là điểm đến sáng tác của giới nhiếp ảnh trong và ngoài tỉnh. Nhưng dạo đó đường xá không thuận lợi, muốn vào phải đi bằng xuồng nên khách ngại. Không thu được lợi từ vườn cò này, ông Ba Tam đã chuyển sang làm lúa. Cò bỏ đi hết.
 
Khu vườn của anh Hồng rộng gần 5ha, được cải tạo từ đất trầm thủy không trồng lúa được. Ban đầu gia đình anh trồng tràm. Khi tràm lớn thì cò và các loại chim khác cũng bắt đầu kéo về sinh sống. Nhờ sinh cảnh phù hợp, lại được gia đình anh Hồng ra sức bảo vệ nên chim, cò yên tâm rũ nhau về sinh sản mỗi năm một đông, đến mức phân chim đã làm chết gần hết số cây tràm to. Sợ chim bỏ đi nơi khác, anh Hồng đã cố gắng tìm tòi thứ cây chịu được sự tác động mạnh mẽ của phân cò. Và rồi anh cũng chẳng cần tìm đâu xa: đó chính là cây bình bát, loài cây mọc hoang rất sẵn ở địa phương. Loài này có sức chịu đựng những tác động ngoại cảnh rất dữ. Anh Quách Thanh Hồng cho biết, do thấy cây bình bát bị xịt thuốc khai hoang đến trụi lá mà vẫn không chết nên anh thử trồng kín khu đất vườn cò của mình. Đúng như dự đoán, tràm và một số loại cây tạp khác trong vườn, nếu không chết thì cũng tàn lụi dần, còn cây bình bát vẫn tiếp tục phát triển và đến nay đã rất um tùm, có lợi cho sự phát triển của đàn cò.

Chuẩn bị đồ nghề đợi cò về tổ
Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_205.jpg
 
Last edited:
Món cò chiên
Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_198.jpg

Vườn cò không chỉ có cò, ngoài những loại cò như: cò quắm, cò trắng, cò ruồi, cò trâu, cò ngà,… còn có các loại còng cọc và bồ nông. Khách đến vườn sẽ được thưởng thức món cò chiên. Món này tại đây làm rất ngon, vì chỉ toàn một thứ cò mới ra ràng, mập béo, thịt mềm. Cũng không ít người ngại ăn cò trong thời điểm hiện nay vì ngại cúm gia cầm. Tuy nhiên, ngành thú y huyện, tỉnh thường xuyên vào đây kiểm tra, khử trùng và tiêu độc mỗi khi có dịch. Hơn nữa, chủ vườn không bao giờ bắt cò bị gió làm rơi khỏi tổ, dù đó là những con cò khoẻ mạnh để đề phòng dịch bệnh cho khách. Giá cả ở đây cũng rất bình dân, không thu bất cứ một khoảng tiền dịch vụ nào ngoài tiền bán thịt cò. Giá một con cò đã chiên là 10.000 đồng, cò làm thịt sẵn cho khách mang về là 8.000 đồng.
 
Last edited:
Qua một quá trình chỉnh trang, nâng cấp, đường đi lối lại trong vườn đã rất thông thoáng, khách có thể dạo quanh vườn ngắm cảnh, chụp ảnh, quay phim sinh hoạt của đàn chim thoải mái mà không gặp trở ngại gì. Khi cảm thấy mệt, khách có thể vào các lều, trại được cất bằng cây lá thoáng mát, sàn lót vạt tre để nghỉ ngơi. Thời điểm tốt nhất để theo dõi sinh hoạt của đàn chim cò là vào khoảng 15 giờ chiều trở đi, lúc này chúng kiếm ăn về đậu đầy các ngọn cây, tiếng kêu rất vui tai.

Cuộc săn bắt đầu
Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_186.jpg
 
Last edited:
MỘt chú chim cú (dân vùng này gọi là chim ục hoặc chim heo, vì về đêm nó kêu "ục, ục")
Recovered_JPEG%20Digital%20Camera_52.jpg

Trước đây, vườn cò từng nằm trong danh sách điểm tham quan của một số đơn vị khai thác du lịch lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dạo đó đường vào còn khó khăn nên chương trình đưa du khách vào vườn cò bị gián đoạn cho đến nay.
Để giữ được vườn cò trước sự dòm ngó, săn bắt trộm, cả gia đình anh Quách Thanh Hồng phải thay nhau canh chừng trên một phạm vi rộng. Anh cho biết, chỉ cần bị phá tổ một lần, cò dứt khoát dời đi chỗ khác, không bao giờ về làm tổ lại trên cây đó nữa. Vì vậy, những cây nào yên ổn thì cò rũ nhau về làm tổ rất đông. Có nhiều cây bị “quá tải” nên phải tiến hành tỉa thưa bằng cách bắt bớt cò mới ra ràng bán cho khách. Tổ nào có ba, bốn con thì bắt bớt một nữa để cho khu vườn luôn cân bằng. Mỗi ngày gia đình anh Hồng bắt bình quân khoảng 100 con cò non bán cho khách mà không làm ảnh hưởng tới khu vườn.
Ở Kiên Giang, ngoại trừ vườn quốc gia U Minh Thượng, ngày nay rất hiếm nơi nào có vườn chim, cò do hầu hết đất đai hoang hoá đã được khai phá để canh tác nông nghiệp. Vì vậy mà vườn cò của anh Hồng càng trở nên quý giá, cần được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc bảo vệ để duy trì phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh.
 
Last edited:
Từ Rạch Giá đi ngược lên Mong Thọ, đến cầu Mống,rẽ vào phía bên phải, đi khoảng 4 km đường cấp phối (xe 4 bánh lưu thông được)là đến vườn cò. Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, thời tiết tốt, khách đến vườn cò khá đông. Trong đợt lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, mỗi ngày vườn cò này cũng có bốn - năm trăm khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ ngơi. Phần đông là khách từ thành phố Rạch Giá, vì khoảng cách chỉ hơn 20 km, đường lại dễ đi.

Chung sống hòa bình với đàn cò là đàn diệc xám

Bài viết của anh rất hay, tôi xin bổ sung vài chi tiết nhỏ:
- Đường dẫn vào vườn cò 1 đường xi măng, chỉ đủ 1 chiếc xe 4 chỗ chạy, trường hợp có xe ngược chiều thì hơi khó tránh. Taxi ở Rạch Giá rất ngán vào con đường này, vì vào xong rồi ra thì xe thế nào bị trầy sướt (cây 2 bên đường cọ quẹt). Xe máy thì chạy thoải máy. Có con kênh chạy dọc theo con đường xi măng này. Con đường vào vườn cò này nằm bên hông trạm biến điện Mong Thọ.
- Để vào vườn cò, bạn nào thích đi kiểu khám phá cảnh đồng quê thì có thể chọn con đường khác : từ Rạch Giá, trước khi đến Mong Thọ sẽ gặp ngã 3 Giục Tượng, rẽ phải theo con đường nhựa này, từ đây hành trình bắt đầu khó khăn : sẽ phải qua 01 con đò, cầu gỗ đong đưa (không phải cầu khỉ), qua rất nhiều chỗ quẹo trái quẹo phải, mình không nhớ hết, các bạn phải vừa đi vừa hỏi đường. Khu vực này có đến 2 vườn cò và đích đến cuối cùng là vườn cò này.


2009-02-vuon-co-mong-tho-04.jpg


Qua đò tại khúc sông này:
2009-02-vuon-co-mong-tho-05.jpg
 
Last edited:
CẢm ơn Nguoi_Binh_Duong. Cái dzụ đi vòng vèo trên đường đan là gu của tớ. Có dip xuống Kiên GIang sẽ thử con đường bạn chỉ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,674
Bài viết
1,135,056
Members
192,360
Latest member
truclk123
Back
Top