What's new

[Tổng hợp] Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

Thăng Long bốn phía, Đông Tây Nam Bắc đều có các chính trấn. Trấn Bắc là xứ Kinh Bắc, trấn Tây là Sơn Tây, trấn Đông là Hải Đông, còn trấn phương nam là Sơn Nam, bao gồm một phần Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên. Sử gia Phan Huy Chú gọi trấn Sơn Nam là bình phong và kho của cải của kinh đô Thăng Long.

Cứ đặt gạch cái. Lúc nào có thời gian tớ sẽ viết vớ vẩn về phía Nam của Thăng Long cái...
 
Last edited:
Cái tên Trấn Sơn Nam này bấy lâu nay đã quá xa lạ với dân rồi bác ạ.
Có nhiều người sẽ ngơ ngác hỏi: Trấn Sơn Nam là cái gì cho xem?
Bác nhanh nhanh up bài nhá!

Em học báo, đọc nhiều cũng cảm thấy cái tên này có vẻ xa lạ bác ơi!
 
Last edited by a moderator:
Trước kia tôi định viết topic này nhiều nhiều, nhưng rồi cũng không có thời gian, và lại cũng có mấy topic khác đang chăm sóc cùng lúc, nên bỏ bẵng mất.

Nhân cuối tuần rồi phải đi làm ở Nam Định, chỉ làm trong hai sáng Chủ nhật và Thứ Hai, mỗi sáng hơn một giờ, còn lại là rỗi, nên không đi bằng xe đưa đón, mà lấy xe máy chạy từ Hà Nội, trong cái rét buổi sáng giá buốt. Nhưng bù lại qua được nhiều nơi muốn đến nhưng chưa đến được. Mà như là sở thích của tôi, ưu tiên là các địa danh di tích lịch sử.

Thứ Bảy, từ Hà Nội xuôi theo đường 1 cũ, tôi không đi đường cao tốc vì thế thì chả ghé được đâu. Đầu tiên ghé chùa Pháp Vân ở Thường Tín (không phải Pháp Vân đầu đường cao tốc nhá). Bỏ qua lối vào đền thánh Lê Tùy vì nghĩ lúc về sẽ vào. Tiếp đó là đến chùa Đậu thăm hai pho tượng nhục thân nổi tiếng.

Vòng theo đê sông Nhuệ, đi ra ga Chợ Tía, sang thăm chùa Mui, vốn là một quán đạo sĩ đã chuyển thành chùa, vô tình hưởng lộc chùa. Từ đó xuôi xuống Duy Tiên vào thăm chùa Long Đọi với tấm bia đá cổ nổi tiếng, rồi ra Phủ Lý.

Xuôi qua Phủ Lý, đi Kiện Khê ghé vào nhà thờ Sở Kiện, nhà thờ Chính tòa Đàng Ngoài xưa kia, to đẹp hơn nhà thờ Lớn Hà Nội nhiều. Tại đây xem một lễ cưới Công giáo, trò chuyện với một ông thợ xây khá lâu rồi về Nam Định ngủ.

Hôm sau vào xem nhà thờ Khoái Đồng rồi qua cầu Đò Quan, ghé nhà thờ Bách Tính, rồi chùa Cổ Lễ. Từ đó sang nhà thờ Tương Nam, thăm nhà thờ gỗ Xối Thượng rất đẹp; rồi qua nhà thờ Trung Lao là nhà thờ gỗ đẹp nhất Nam Định, cạnh đó là nhà thờ Phan Sinh. Qua cầu Lạc Quần, Yên Định rồi đi Cồn, nhưng không ra Hải Thịnh. Ghé nhà thờ xứ Hưng Nghĩa trèo lên tháp chuông cao vút, rồi chạy ra bờ biển xã Hải Lý, nơi bão biển năm 2005 từng đánh tan đê biển. Chơi ở bãi lúc lâu rồi vào xem buổi lễ ở nhà thờ Đồng Xương rồi mới về.

Sáng thứ hai từ Nam Định ghé đền Trần, chùa Cổ Lễ, về đến Bình Mỹ thì rẽ lên thăm nhà thờ xứ Khoan Vĩ, từ đó đi Lý Nhân, đình chùa Vĩnh Trụ, nhà thờ Phú Đa, ra đền Trần Thương. Dọc đê sông Hồng hơn hai chục km, qua đền Lảnh Giang, rồi về chùa Ráng.

Cuối cùng dọc về Hà Nội, định bụng rẽ vào đền thánh Lê Tùy, thăm lăng đá của Quận Vân, mà bỏ qua lối rẽ lúc nào không biết.

Thế cũng là một vòng nhỏ ở trấn Sơn Nam rồi đó.
 
Vượt trên tất cả


picture.php
 
Last edited:
Có lúc tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên về sự dung hòa tôn giáo ở mảnh đất này. Chỉ một vùng đất không lớn dọc theo con sông Hồng, mà các tôn giáo tín ngưỡng khác biệt nhau cắm rễ sâu và đan xen ghê gớm, mà vẫn không loại bỏ, mâu thuẫn và triệt tiêu nhau. Điều đó thể hiện ở các công trình và lễ hội tôn giáo vẫn thường được diễn ra.

Trước tiên là Phật giáo, xuất hiện sớm nhất và cũng ăn sâu vào tâm thức dân gian sâu sắc nhất. Những ngôi chùa rất cổ, lễ hội phật giáo dân gian quy mô, sự tôn sùng Lý triều Quốc sư đến nỗi coi là Thánh tổ, thần thánh để cầu khấn phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trong dân cư. Những ngôi chùa như Keo, Cổ Lễ, Long Đọi, Phổ Minh đã là những chốn tổ đi vào lịch sử và văn hóa.

Thứ hai là Thiên Chúa giáo, từ khi truyền vào đây sớm nhất trên cả nước, đã nhanh chóng phát triển và cũng bám rễ rất chặt nơi đây. Xứ Bùi Chu dù là giáo phận nhỏ nhất, nhưng lại đông giáo dân nhất, với các họ đạo gốc nhiều đời, và cũng là nơi có nhiều thánh tử đạo nhất. Thiên Chúa giáo cũng để lại đây nhiều công trình cổ đẹp bậc nhất cả nước.

Thứ ba là tín ngưỡng đạo Mẫu cùng với hình thức lên đồng, cũng lấy đất này làm chốn tổ, làm thánh địa, khi vùng Phủ Giày được coi là nơi mà Mẫu Liễu Hạnh đã sinh và hóa. Thế là tín ngưỡng thờ Mẫu cũng nhanh chóng phát triển sâu rộng nơi đây. Có đến hai hình thức lên đồng là đồng Tứ phủ và đồng Trần triều, vì vùng này cũng là nơi phát xuất dòng họ Trần anh hùng của lịch sử.


Với ba tôn giáo tín ngưỡng đó, điều lạ lùng là chúng không triệt tiêu, loại bỏ lẫn nhau mà hòa chung trên một mảnh đất. Tại đây có thể dễ dàng bắt gặp cảnh một ngôi chùa và một nhà thờ cạnh nhau; hoặc giữa một làng Công giáo toàn tòng lại có một ngôi điện thờ Mẫu, hay giữa ngôi làng theo Phật giáo vẫn có một nóc nhà thờ họ.

Và cả ba đều coi vùng này là Chốn tổ của tôn giáo mình !
 
Đi xuống phía nam bằng xe máy, mấy lần trước đi đường cao tốc 1A mới Pháp Vân - Cầu Giẽ luôn làm tôi cảm thấy bất ổn. Đường đó nguy hiểm quá. Nếu đi ra sát lề thì rất dễ ăn đinh. Để tránh đinh thì phải đi vào làn đường tốc độ cao, và giữ ở mức 80km/h mới được. Mà như thế thì lại dễ ăn bánh xe ôtô.

Với mục đích tạt ngang tạt ngửa, ngó nghiêng đây đó, tôi chọn đường 1 cũ. Từ sau đoạn bến xe Nước Ngầm rẽ sang đường 1 mới, là đường cũ vãn xe hẳn. Mặt đường cũng tốt rồi, nên nếu túc tắc chạy thì cũng ok.


Ngang Thường Tín, thấy có ngôi chùa đẹp, tạt qua.

Chùa mang tên Pháp Vân, vốn xưa thờ Nữ thần mây trong tín ngưỡng Tứ pháp từ thời cổ đại gần 2 nghìn năm trước. Gốc của Tứ Pháp ở vùng Luy Lâu - Bắc Ninh, nhưng men theo dòng sông Đáy cũng có hàng loạt chùa Tứ Pháp.

Quanh chùa Pháp Vân này cũng có đủ 3 chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, nhưng nhỏ hơn. Do đó cũng không vào nữa.


picture.php
 
Last edited:
Xuôi xuống dưới chùa Pháp Vân, từ Thường Tín rẽ vào, tớ đến chùa Đậu, ngôi chùa nổi tiếng với hai pho tượng Nhục thân, còn có tên là chùa Thành Đạo, Pháp Vũ, chùa Vua, chùa Bà.

Chùa Đậu theo lịch sử đã có từ thế kỷ thứ 3, dưới thời Sĩ Nhiếp, nghĩa là chỉ sau chùa Dâu ở Bắc Ninh một chút. Chùa trước có quy mô rất lớn, điện chính hình chữ Vương rất hiếm gặp, tuy nhiên chính điện bị đốt cháy trong chiến tranh, may là tượng Nhục thân để ở am bên ngoài nên không bị hủy hoại.

Hiện trước chùa đang kè một cái hồ bán nguyệt khá rộng, nếu xong thì sẽ hài hòa và đẹp.

Cổng chùa Đậu là một gác chuông khá đẹp, với quả chuông cổ


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,409
Bài viết
1,175,669
Members
192,088
Latest member
Hatdieu_HUNA
Back
Top