What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Haizzz, định dùng panoramio cho tiện, nhưng chất lượng ảnh bị giảm nhiều quá.

Lại phải quay sang Flickr. Không biết cái này cho dung lượng và bandwidth bao nhiêu?
 
Lhamo Latso

Mọi người đi Tibet chắc đều biết đến ba hồ thiêng ở phía Tây là Namtso, Yamdok, Marasanova. Ở phía Đông có một hồ thiêng là Laskumtso.

Nhưng có một hồ nhỏ, rất nhỏ nhưng rất thiêng liêng, thậm chí có người coi là thiêng liêng nhất với người Tibet, là hồ Lhamo Latso, hay là hồ Màu nhiệm.

Truyền thuyết kể rằng đại đệ tử của Đại sư Tsongkhapa là Gendun Drup đã đến hồ Lhamo Latso, tại đây ngài đã gặp được Nữ thần Palden Lhamo, là Nữ thần bảo hộ của cả Tibet ngự tại hồ. Nữ thần đã cho Gendun Drup nhìn thấy được tương lai, và hứa sẽ bảo vệ cho dòng truyền tái sinh của ngài. Khi Gendun Drup mất, các Lama trưởng lão đã đến hồ nhìn vào đó để tìm lời chỉ dẫn đi tìm hóa thân tái sinh.

Vì Gendun Drup được tôn là Dalai Lama thứ nhất, và các Dalai Lama đều là tái sinh từ ngài, nên các Dalai Lama ít nhất một lần trong đời đều phải đến hồ Lhamo Latso để soi mình xuống mặt nước, và mỗi khi Dalai Lama trước mất đi, các trưởng lão phải đến đây để cầu xin lời chỉ dẫn thông qua những hình ảnh mầu nhiệm sẽ hiện trên mặt nước hồ.

Năm 1935, các trưởng lão đã nhìn thấy những hình ảnh rõ ràng chỉ dẫn đến việc tìm ra Dalai Lama thứ 14 Tenzin Gyatso sau khi Dalai Lama thứ 13 qua đời.

Hồ nằm ở độ cao 4900m, trong lịch trình dự kiến, chúng tôi sẽ đi trek vào hồ, để soi lại chính mình trong mặt nước thiêng liêng.

Tuy nhiên, bên tour dù đã cố hết sức cũng không thể xin nổi giấy phép cho chúng tôi đến nơi này. Đó là điều đáng tiếc nhất của chuyến đi. Tuy nhiên chúng tôi đã có cơ duyên hội ngộ với Hồ thiêng theo một cách khác, tôi sẽ viết sau.

Hồ thiêng Lhamo Latso - ảnh trên mạng.

11099887054_f1c81d6fb2_o.jpg
 
Last edited:
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Các thế hệ tái sinh của Dalai Lama từ năm 1391 như sau:
1. Gendun Drup: sống 83 năm
2. Gendun Gyatso: sống 67 năm
3. Sonam Gyatso: sống 45 năm, chính thức nhận Dalai Lama năm 35 tuổi
4. Yonten Gyatso: sống 28 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
5. Ngawang Lobsang Gyatso: sống 65 năm, lên ngôi năm 5 tuổi
6. Tsangyang Gyatso: sống 23 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
7. Kelzang Gyatso: sống 50 năm, lên ngôi năm 13 tuổi
8. Jamphel Gyatso: sống 46 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
9. Lungtok Gyatso: sống 10 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
10. Tsultrim Gyatso: sống 21 năm, lên ngôi năm 6 tuổi
11. Khendrup Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
12. Trinley Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
13. Thubten Gyatso: sống 57 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
14. Tenzin Gyatso: lên ngôi năm 5 tuổi.
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Đáng tiếc là Dalai Lama thứ 14 bảo rằng Ngài sẽ cân nhắc không tái sinh tiếp mà sẽ lựa chọn Dalai Lama thứ 15 khi vẫn còn sống, mặc dù Ngài không nói rõ lý do nhưng có lẽ cũng bởi vì Ngài sợ Trung Quốc sẽ lợi dụng việc tái sinh để dựng chuyện tìm thấy Dalai Lama tái sinh ở Tibet, theo đó sẽ lôi kéo toàn bộ người Tibet quay lại Tibet dưới sự cai trị của TQ, :(

Định đi Tibet 4,5 lần mà rồi đều lỡ hẹn vì những lý do bất ngờ, cảm thấy thực sự mình không có duyên với Tibet cho lắm, cũng đã dần cố quên cái suy nghĩ đi Tibet, tại Chitto mà cái mong muốn đấy lại trỗi dậy mạnh mẽ quá :T
 
Cao nguyên

Lan man dẫn dắt nhiều rồi, giờ mới viết về chuyến đi thực sự.

Nhóm 7 người rời Hà Nội trên chuyến bay của VNairline trưa ngày Chủ Nhật, đến Chengdu (Thành Đô) khi đã chiều, nhất là do cộng thêm một giờ. Nhờ Huy, nhóm đã đặt trước Sim's Cozy ra đón, và tại đó đã lấy được túi đựng Permit và vé máy bay vào Tibet. Buổi tối hôm đó là một bữa lẩu Tứ Xuyên cay phồng môi tràn nước mắt. Những đoạn này thôi không nói nhiều.

Tại Sim's, bảng thời tiết cho biết nhiệt độ Lhasa là từ (-4) đến (+14) độ, đồ rét bắt đầu được lấy ra. 4h30 lục tục lôi đồ ra để bay chuyến 6 rưỡi sáng.

Đi khá sớm khi trời còn tối om, nên tôi gà gật một lúc, đến khi choàng nhìn ra ngoài cửa sổ, thì thấy biển mây đang lùi lại, nhường chỗ cho những đỉnh núi vươn lên.

11102033784_d749677d9c_c.jpg


Phía đằng sau là bồn địa Tứ Xuyên, và bên phải đã là vùng núi non của cao nguyên Tibet, vùng đất của chư thiên. Những đám mây bị núi chặn lại trải ra mênh mông, và núi cũng trải ra bát ngát. Có thể thấy rõ những mạch núi do các mảng lục địa đẩy lên xếp chồng lên nhau nhấp nhô trập trùng. Mặt trời còn ẩn đâu đó...
 
Last edited:
Cao nguyên tuyết

Ánh sáng bắt đầu lan tỏa, một dòng sông uốn lượn dưới đáy thung lũng, một con đường vắt qua dãy núi. Một bên là đường của Mẹ tự nhiên dành cho các dòng nước, tìm chỗ thấp mà đi; một bên là đường của Con người tạo dựng, tìm chỗ cao mà tới.

11102036134_a4b4f6d7f2_c.jpg


11101957615_60248a53e1_c.jpg


(Hãy nhìn kĩ đường đèo gấp khúc vượt qua núi non)


Và khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi, núi rực lên như lửa cháy. Trong mình hình như cũng đang cháy, một cảm giác tự do thoát khỏi những gì bình thường tối tăm, đang rừng rực.

11099965523_73eca70863_c.jpg
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Các thế hệ tái sinh của Dalai Lama từ năm 1391 như sau:
1. Gendun Drup: sống 83 năm
2. Gendun Gyatso: sống 67 năm
3. Sonam Gyatso: sống 45 năm, chính thức nhận Dalai Lama năm 35 tuổi
4. Yonten Gyatso: sống 28 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
5. Ngawang Lobsang Gyatso: sống 65 năm, lên ngôi năm 5 tuổi
6. Tsangyang Gyatso: sống 23 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
7. Kelzang Gyatso: sống 50 năm, lên ngôi năm 13 tuổi
8. Jamphel Gyatso: sống 46 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
9. Lungtok Gyatso: sống 10 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
10. Tsultrim Gyatso: sống 21 năm, lên ngôi năm 6 tuổi
11. Khendrup Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
12. Trinley Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
13. Thubten Gyatso: sống 57 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
14. Tenzin Gyatso: lên ngôi năm 5 tuổi.

Hôm đó vào Potala, tới Tháp táng của Vị Dalai Lama thứ 9, bỗng nhiên tôi quay sang hỏi Tenzin (bạn guide người Tạng rất dễ thương, tên của Tenzin được đặt theo tên của vị Dalai Lama cuối cùng: Tenzin Gyatso):
- Tenzin, sao ông ấy chỉ sống được 9 năm.
Tenzin cười.
- Lym, Sao lại hỏi tôi như vậy? Tại sao lại có người sống lâu trăm tuổi. Tại sao cô lại bị ốm?
- Tôi nghĩ các Dalai Lama đều biết khi nào họ chết. Tôi buột miệng.
- Cô nói đúng. Các ngài đều biết khi nào mình sẽ đi. Nhưng họ không can thiệp vào điều này. Họ có nhiều quyền năng. Nhưng họ không lợi dụng thần thông.

Chuyện ở Potala khiến tôi cứ nhớ mãi. Người Tạng, sao đức tin của họ lại cao đến vậy.
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

À, có câu chuyện về Dalai Lama thứ 13:

Vào cuối năm 1933 Dalai Lama 13 đã đưa ra lời tiên đoán rằng Tibet sẽ sớm rơi vào tai họa đau thương, người Tibet sẽ rơi vào cảnh nô lệ, những gì mà Ba vị chính pháp vương xây dựng từ xa xưa sẽ bị tiêu diệt, từ Dalai Lama, Panchen Lama (Ban Thiền lạt ma) tới các Lama khác sẽ bị xua đuổi, lưu đày.

Chính vì vậy dù còn khỏe ngài đã quyết định từ trần sớm, để cho hóa thân tái sinh tiếp theo có đủ tuổi trưởng thành khi tai họa xảy ra và lãnh đạo người Tibet tìm cách vượt qua khổ nạn. Vài tháng sau lời tiên đoán đó, Dalai Lama thứ 13 mất.

Dalai Lama thứ 14 ra đời năm 1935, được tìm thấy năm 1937 và lãnh đạo tinh thần người Tibet từ đó đến nay.
 
Lhamo Latso

Từ trên cao, những dãy núi tuyết, những thung lũng sâu, những dòng sông uốn khúc hiện ra rõ mồn một.

Và tôi để ý thấy một khuôn hồ dài ngay bên dưới. Có một điều gì đó kì lạ. Bốn phía núi phủ tuyết, mặt hồ vẫn không bị đóng băng, bình yên nằm ngủ. Tôi chụp ảnh lại.

Đến Lhasa, đối chiếu với mọi người, với các bức ảnh, với đường bay, tôi nhận ra và tin chắc rằng đó chính là hồ thiêng Lhamo Latso, nơi mà Nữ thần Palden Lhamo ngự. Như thế, chúng tôi không đến được tận nơi để soi mình vào mặt nước hồ, tôi vẫn tin rằng mình đã được soi vào hồ dù chỉ là từ trên một khoảng cách rất xa.

Và chợt nghĩ: mình đã được thấy Hồ thiêng, nhưng còn Dalai Lama thì từ hơn 50 năm qua đã không bao giờ được nhìn lại mặt hồ, và có lẽ sẽ không bao giờ được nhìn lại mặt hồ này nữa dù là từ trên cao.

Hàng trăm năm qua, và hàng nghìn vạn năm nữa, sẽ có bao nhiêu người gặp được nữ thần Palden ?

11099874894_392faa61df_z.jpg
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

quá tuyệt, thích cả văn và ảnh của bạn. Mình cũng có dự định tháng 6 năm sau đi Tây Tạng. Mong bạn viết tiếp và chi tiết.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,088
Latest member
Hatdieu_HUNA
Back
Top