What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Barkhor

Nắng đã lên, những lớp người vẫn tiếp tục hành lễ


11183125845_f57c5844f0_c.jpg



Quảng trường Barkhor tràn nắng, và với bức ảnh dưới, tôi đã thực hiện kĩ thuật để xóa đi cái thứ chướng mắt


11183186984_1f6a5e3212_c.jpg
 
Một dòng người Tibet xếp hàng vào đền, quấn vòng quanh đến 1/3 đường kora nhích từng bước một là biết trong đền đông đến thế nào. Những người xếp hàng hầu hết đều cầm một cái phích hoặc một gói to. Phích đựng bơ bò lỏng để rót vào đèn cúng, còn gói bơ cứng thì sẽ dùng để xắn từng miếng nhỏ bỏ vào đèn.

Sáng hôm đó, chúng tôi không vào Jokhang. Potala và Jokhang dành cho ngày cuối của hành trình. Để dành những thứ tinh hoa nhất do con người tạo dựng sau khi đã thưởng thức thiên nhiên, có lẽ cũng là một cách hay.

Rời quảng trường, chúng tôi ghé vào một quán trà Tạng trên phố. Trông bên ngoài quán không có gì đặc biệt vì tấm rèm vải nặng phủ kín, nhưng bước vào trong là cả một không gian Tạng tràn ngập. Có cả trăm người trong quán, ngồi quanh những chiếc bàn gỗ dài, già trẻ lớn bé trò chuyện râm ran bên những cốc trà sữa. Có người ăn mì, có người hút thuốc, nhưng ai cũng uống trà.

Trà sữa trong quán không giống trà bơ chúng tôi uống tối qua. Trà sữa ngọt hơn và bớt nồng hơn, giá 7 hào một ly. Bốn năm người phụ nữ đeo tạp dề trước bụng rất nhanh nhẹn cầm những phích trà đi rót. Trước tạp dề là hai cái túi vải, một bên để tiền chẵn (tệ), một bên để tiền lẻ (hào). Các bà rất nhanh chóng thu tiền của khách để trên mặt bàn rồi rót trà vào cốc. Rồi bàn nào trống thì họ để phích lại, rồi cầm chồng cốc vào trong.

Không gian đặc quánh khói thuốc, hơi người, nên rất ấm.

Chúng tôi cũng mỗi người một bát mì và vài ly trà. Ba thằng con trai chén ba ly, còn chị em thì một hoặc hai là thấy đủ.

11131116594_7269f0fb28_c.jpg
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Củ khoai tây cắm tăm là như nào ? Ăn nốt chỗ này đi , ai cho kể một nửa thế :)
 
Đọc phần về Jokhang của anh Chitto, mới giật mình, Jokhang nổi tiếng đến mức này sao???

Nhưng Jokhang đối với Lym thì không cao sang như vậy. Dù Jokhang có nổi tiếng đến đâu, điều đó cũng không ảnh hưởng đến một cảm nhận của tôi, Jokhang is home.

Trước khi rời khỏi Lhasa và sau khi trở về Lhasa, sáng nào tôi cũng ở Jokhang. Có điều gì đó thôi thúc khiến cho chỉ ngồi ở bậc thềm quanh Kora của Jokhang thôi, để ngắm nhìn những khuôn mặt Tạng, già trẻ lớn bé, với những nếp nhăn đẹp như tranh vẽ bởi sự lão hoá dưới thời tiết khắc nghiệt, cũng là một cảm xúc không thể nói nên lời.

1403643_10201058165803146_266771456_o.jpg


Đoàn người ở Jokhang, họ sẽ làm cái điều mà có lẽ từ khi sinh ra và lớn lên họ đã thân quen, tay quay Chuyển Kinh Luân, miệng lầm rầm kinh Phật, đi Kora quanh đền, chờ đón tia nắng bình minh đầu tiên của một ngày mới.

1397266_10201058166443162_977673729_o.jpg


Tôi đi theo một bà cụ già tay đang lần tràng hạt để thực hiện một vòng Kora, bà ấy thấy rõ sự lúng túng của tôi khi đi theo bà. Bà ấy dừng lại, cười, nụ cười ấm áp của một người Tạng kính Phật, rồi bà ấy dắt tôi đi vòng quanh một cột cờ lớn đã treo kín Lungta, ba lần, và ra hiệu, đi như thế này tốt lắm. Bà ấy dạy tôi chạm trán của mình vào lungta. Tôi đã khóc. Có phải Jokhang đã khiến tôi mềm yếu, hay chính là sự chân thanh của những người Tạng hồn hậu này.

1410715_10201058163363085_312552151_o.jpg


Vào Jokhang là một trải nghiệm quý báu, nhưng những gì ở phía ngoài đền Jokhang mới thực sự là Di sản, tôi đã nghĩ như thé

1400260_10201058170243257_1747641715_o.jpg
 
Last edited:
Theo bộ phim tài liệu “Đường Bồ Đề nghìn năm” (千年菩提路)của Đài Truyền hình TW TQ sản xuất với nội dung kể về sự du nhập, hình thành và phát triển Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, trong phần nói về Tây Tạng có giải thích về mấy pho tượng như sau:
Sinh thời, đức Phật chỉ đồng ý cho các đệ tử tạc 3 pho tượng khi Ngài 8 tuổi, 12 tuổi và 25 tuổi. Hiện nay, pho tượng 25 tuổi ở Ấn Độ, còn hai pho tượng 8 tuổi và 12 tuổi ở Tây Tạng.
Theo sách “Di giáo Songtsan Gambo” hoặc theo “Sử ký”, pho tượng 12 tuổi được vua Ấn Độ là Darma Bala (Sử ký chép là Pháp vương Ấn Độ Darmo Bolo) tặng cho vua Tần Phó Kiên (338-385) vì đã giúp đánh giặc ngoại xâm. Sau này công chúa Văn Thành vào Tây Tạng, vốn là người sùng đạo Phật đã mang theo làm của hồi môn. (Điều này trả lời Bác Chitto tại sao pho tượng Phật này lại không mang hình hài nhà Đường).
Công chúa Nepal Xích Tôn cũng mang theo pho tượng 8 tuổi vào Tây Tạng.
Lúc đầu pho tượng 8 tuổi được đặt tại Đại Chiêu Tự (Jokhang) và pho tượng 12 tuổi được đặt tại Tiểu Chiêu Tự (Ramoche). Tiểu và Đại ở đây chỉ là tên gọi mà không có ý nghĩa phân biệt to nhỏ. Sau này khi Tùng Tán Cương Bố và các bà vợ mất, mối quan hệ nhà Đường và Thổ Phồn xấu đi, các nhà sư Tạng sợ nhà Đường đòi lại pho tượng 12 tuổi, nên đã bí mật mang pho tượng này giấu trong một căn hầm ở Jokhang và đem trát kín lại. Sau khi nhà Đường và Thổ Phồn kết thân lần nữa, nhằm tránh những rắc rối trong trường hợp hai bên giao chiến, công chúa Kim Thành quyết định giữ pho tượng 12 tuổi ở lại Jokhang và chuyển pho 8 tuổi sang Ramoche. (Như vậy là việc chuyển đổi thực hiện sau này chứ không phải ngay trong thời hai vị công chúa Văn Thành và Xích Tôn).
Thời cách mạng văn hóa, một số người rất thông minh đã giả vờ lấy Jokhang làm kho chứa lương thực nên Jokhang cũng như pho tuợng 12 tuổi được giữ nguyên vẹn, còn Ramoche bị phá huỷ và pho tượng 8 tuổi bị cưa làm đôi và phần thân trên được mang về Bắc Kinh. Cách mạng văn hóa kết thúc, vị Ban Thiền đời thứ 10 được thả sau 9 năm bị giam giữ, đã đi tìm khắp nơi và cuối cùng ông tìm thấy nửa trên của pho tượng đang được cất giữ tại một nhà kho của Tử Cấm Thành, ông mang về Tây Tạng và tìm thợ sửa chữa, rồi tiếp tục được thờ phụng tại Tiểu Chiêu Tự cho đến nay.
 
Re: Jokhang

(Ghét nhất là trên nóc đền cắm một thứ chối tỉ cao ngỏng nghoẻo. Chúng tôi thỏa thuận là từ giờ những bức ảnh chụp mà bị vướng cái thứ thô bỉ ấy thì sẽ dùng công nghệ xóa nó đi.)

Lục lại đống ảnh, mới hay rằng cái thứ chối tỉ ấy hình như là mới. Hồi em đi thì chưa có. Công nhận là chối tỉ thật

Jokhang-BakhorStr34_zpsb7972a77.jpg
 
Sinh thời, đức Phật chỉ đồng ý cho các đệ tử tạc 3 pho tượng khi Ngài 8 tuổi, 12 tuổi và 25 tuổi. Hiện nay, pho tượng 25 tuổi ở Ấn Độ, còn hai pho tượng 8 tuổi và 12 tuổi ở Tây Tạng.

Cũng không định đi ngay vào chuyện này vội, mà để sau khi vào trong đền Jokhang chiêm ngưỡng thật gần pho tượng rồi về viết lại, tuy nhiên chủ đề khá sôi nổi nên tôi cũng viết thêm một chút.

Sự tích pho tượng Jowo Shakyamuni mọi người đã nói rất kĩ, và thêm một chút là theo truyền thuyết thì pho tượng này do một vị Trời (thuộc chư thần) chuyên về điêu khắc làm ra, do đó nó là tác phẩm không phải của con người.

Khi tận mắt thấy pho tượng (đã được bỏ lớp áo vàng ngọc bên ngoài) tôi thấy rõ đó là tượng Phật Thích Ca trong tư thế hàng ma, tay trái để ngửa trong lòng, tay phải chạm vào mặt đất (gần giống xúc địa là tư thế chạm tay vào đất để phát nguyện sẽ thành đạo mới đứng dậy). Tư thế này chỉ có được khi đức Phật đã giác ngộ, thành đạo dưới cội bồ đề. Theo các kinh sách chính thức thì Đức Phật thành đạo năm 35 tuổi.

Cũng theo kinh văn chính thức thì pho tượng đầu tiên được tạo ra khi Phật lên trời thuyết pháp cho thân mẫu là Thánh Mẫu Mada vào năm Phật 80 tuổi. Khi đó vua Ưu Đà Diên đã cho tạc tượng Phật để bớt nhớ hình bóng ngài, và người tạo tác cũng là một vị Trời, tạc bằng gỗ thơm.

Khảo cổ thì cho thấy các pho tượng chỉ có sau cả trăm năm sau khi Phật nhập diệt. Như thế ngay cả kinh sách lẫn hình ảnh tạo tác, lịch sử cũng không thấy nhắc đến pho tượng nào khi Phật 8, 12, 25 tuổi.

Truyền thuyết thiêng liêng kia rất đẹp, nhưng nếu nói đó là tượng Phật khi 12 tuổi thì cần phải giải thích ra sao? Những sự thật lịch sử nào ẩn chứa sau pho tượng thiêng liêng đó, có còn những huyền tích phi thường nào nữa hay không?

Viết vậy thôi, nhiều khi ta vẫn luôn cần chấp nhận những điều mà từ truyền thuyết đã được coi như sự thực.
(Cũng chợt nhớ đến tháp vàng Swedagon ở Yangoon, nơi được cho là giữ ba sợi tóc của Phật ngay khi Phật vừa thành đạo, tức là tháp thờ đầu tiên trên thế giới, lập ngay khi Phật vừa mới Giác ngộ - được ghi vào tất cả các tư liệu chính thức)

Pho tượng thiêng liêng - như chính chúng tôi đã được chiêm ngưỡng - Ảnh sưu tầm trên mạng: http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Jowo_Shakyamuni

11185260963_87e2974f51_o.jpg

Nhìn ảnh của PHAM-PEK thì mới thấy cái cây xanh tốt ngay trước Jokhang thì khi chúng tôi đến đã chết khô, đã bị cưa hết cành chỉ còn phần thân và gốc.
 
Last edited:
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Trước lúc Chơi Chuyền, các bạn sẽ được phục vụ thứ này:
1401644_10201065708231702_1803711391_o.jpg

Bên phải là cốc nước đậu rứt là ngon.
Bên trái là đồ chấm, lúc đầu tôi tưởng là nước mắm, đang xuýt xoa khen các bạn đóng gói đẹp.
Hoá ra đó là DẦU ĂN TƯỜNG AN, các bạn TQ có thể dùng để làm đồ chấm, còn tôi dự tính mang lên Tibet để chống nẻ da!

Lẩu Tứ Xuyên có vị tê và cay, người ta dùng dầu để chấm nhằm giảm bớt vị cay đó bạn ah. Tụi mình toàn xin thêm ớt, tỏi, maggi để trộn vào dầu chấm, mấy em phục vụ ngạc nhiên khi thấy dân VN ăn cay hơn cả dân bản địa :D
 
Last edited by a moderator:
À, mình quên không nói rõ là "truyền thuyết" về ba pho tượng kia không phải được tạc vào lúc Đức Phật 8 tuổi - 12 tuổi hay 25 tuổi (nghĩa là không phải Đức Phật đứng làm mẫu để tạc tượng - bởi ai cũng biết lúc bấy giờ Đức Phật còn đang là thái tử, chưa đắc đạo), mà được tạc mô phỏng khi Đức Phật lên 8, 12 hay 25 (lúc này Đức Phật đã gần 80 rồi). Mình cũng đã từng thắc mắc với một số hòa thượng, tại sao Đức Phật lúc 8 hay 12 tuổi mà lại "to lớn" như vậy, thì cũng được họ giải thích như trên.

Trên thực tế, Đạo Phật tại Trung Quốc du nhập từ Ấn Độ, vì thế đa phần kinh sách và tư liệu đều được dịch ra từ tiếng Ấn hoặc tiếng Tạng. Dưới đây mình dịch một đoạn trong “Tây Tạng Vương thống ký - Minh giám thế hệ vương triều Thổ Phồn” của Danba Sanan Kyantso thuộc phái Sakya viết năm 1328 bằng tiếng Tạng (Vương Lập Thiên dịch ra tiếng Hán).

(Xin lỗi mình không biết tiếng Ấn Độ hoặc tiếng Tạng nên tất cả tên người hoặc địa danh đều được dịch ra từ tiếng Hán):

Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại thành Xá Vệ, giảng kinh thuyết pháp cho các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ny, nam nữ cư sĩ tại địa phương. Một hôm, Thánh giả Văn Thù Sư Lợi buồn rầu nói với Phật tổ rằng: "Đức Thế Tôn, khi người ở cõi đời này, mắt chúng con được chiêm ngưỡng dung nhan Phật, tai chúng con được nghe lời Phật; tâm chúng con được quy y nơi Phật; Nếu một ngày Thế Tôn nhập niết bàn rời xa cõi này, tình cảm của chúng con biết hướng về đâu?” Đức Phật nghe xong, chỉ cười không nói, sau đó từ cơ thể Ngài phát ra bốn luồng ánh sáng, chiếu vào bốn người là Đại Phạn Thiên, La Diên Thiên, Đế Thích Thiên và người thợ có tay nghề rất giỏi là Tì Thủ Kiết Ma. Thế là, Đại Phạn Thiên dâng 5 loại châu báu mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Pháp Thân của Phật; La Diên Thiên dâng 5 loại châu báu mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Báo Thân của Phật; Đế Thích Thiên dâng hiến 5 đồ vật quý trên trời như ngọc Nhân Đà La, ngọc Lục Lảo, ngọc Diệu Trang Nghiêm và 5 đồ vật quý trên thế gian như vàng, bạc, chân trâu, san hô, đá quý để mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Hóa Thân lúc 12 tuổi của Phật. Dì của Phật Tổ (cũng là mẹ kế) Ba-Đu-Ba-Đề nói, Lúc Thích Ca 8 tuổi, đứng cao bằng cái bục ngồi (giảng kinh) trong vườn Lam Tỳ Ny , còn lúc 12 tuổi, đứng trên bậu cửa của thành Xá Vệ, đầu chạm xà ngang, đó là chiều cao của Phật lúc ấy vậy.
Tì Thủ Kiết Ma nung chảy các loại châu báu, đúc tạo nên tượng Hóa Thân 12 tuổi của Đức Phật. Màu sắc giống như Vàng chín, một tay làm thế Kết Định, tay kia là thế Địa Ấn. Tướng mạo trang nghiêm, từ bi, đẹp đẽ. Nghe nói phàm là người nhìn thấy pho tượng này đều có thể giải thoát được nỗi khổ tam độc, nảy sinh tín ngưỡng chân thực, đạt được công đức như thấy, nghe, nghĩ, tiếp xúc, giống như được gặp chính bản thân Phật Tổ. Lúc bấy giờ tự tay Phật tổ làm lễ khai quang, rải hoa đốt nến, rồi cất giữ ở chùa Kim Quang Tọa - Ấn Độ.


Nguyên văn tiếng Hán:

萨迦•索朗坚赞撰写的《西藏王统记》(刘立千译):那时,佛尊释迦牟尼住在舍卫城,向当地比丘、比丘尼、男女居士讲经传法。有一天,圣 者曼殊室利忧心重重地对佛祖说:“世尊您住世的时候,我们能眼看佛容,耳听佛语,心有所皈依;如果祖师涅槃离世,一切有情将依止何处呢?”佛祖听过,含笑 无言,接着从他身上,发出四道光,分别照射到大梵天、罗延天、帝释天和工巧之神毗首羯摩身上。于是,大梵天奉献五种珍宝,请毗首羯摩塑造了佛陀的法身像; 罗延天奉献五种珍宝,请毗首羯摩塑造了佛陀的报身像;帝释天奉献了因陀罗宝、绿色宝、妙庄严宝等天上五宝和金、银、珍珠、珊瑚、蓝宝石等人间五宝,请毗首 羯摩塑造了佛陀十二岁身量的化身像。佛的姨妈(也是继母)波阇波提说,释迦八岁时,身量如蓝毗尼园的台座那么高,十二岁时,脚踏舍卫城的门坎,头部触到门 楣,这是他那时候的身量。
毗首羯摩熔化了各种宝物,铸造出佛陀十二岁身量的化身像。颜色像熟金子,一只手做结定的姿式,另一只手做压地印的姿式。相好庄严,慈和美妙。据说凡是见 到这尊像的人,都能够解脱三毒的痛苦,生起真实的信仰,具足一切见、闻、念、触的功德,与见到了佛陀本人一模一样,没有丝毫差异。当时佛祖住世,亲自为身 像开了光,散花加持,最后藏于印度金刚座寺。

Đúng là truyền thuyết và chứng cứ khoa học bao giờ cũng có những điểm khó trùng khớp.
Nhưng giống như bác Chitto nói vậy, đôi khi mình vẫn cứ thích tin những truyền thuyết hơn! :D

Sorry vì làm loãng quá Topic của bác, mời bác tiếp tục, em không quấy nữa!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,089
Latest member
Thai192001
Back
Top