What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Chitto

Phượt thử
Staff member
Thỉnh thoảng vào đây viết tí, về mấy cái Phượt tín ngưỡng, phượt văn hóa cổ.

Các bác vẫn lượn thường xuyên các nơi, thậm chí là lễ bái đều đặn, thành kính hàng tháng, có gì hay các bác viết vào với.

Chả cứ vùng miền nào, nhưng càng cổ kính, nhiều sự tích càng tốt.


Mục lục topic

Trang 1: Khái quát
Trang 2: Cổng chùa
Trang 3: Cấu trúc, thuỷ đình
Trang 4: Sân chùa - Tượng Hộ pháp
Trang 5: Tượng Kim Cương - Thiên vương - Thái tử
Trang 6: Chính điện
Trang 7: Tam Thế Phật - Di Đà Tam tôn
Trang 8 - 9: Thích Ca tam tôn - Tuyết Sơn - Di Lặc - Cửu Long
Trang 10: Phạm Thiên - Đế Thích - Phật Thành đạo - Nhập Niết Bàn
Trang 11: Phật Dược Sư
Trang 12: Công đức - Tượng hậu - Cúng chùa
Trang 13 - 14: Quán Thế Âm bồ tát - Ngọc Hoàng
Trang 15: Thập điện Diêm Vương - Mục Kiền Liên - Địa Tạng bồ tát - Địa ngục
Trang 16: Tượng Đức Ông
Trang 17: Tượng Thánh hiền - Alahán
Trang 19: 18 tượng Tổ kế đăng
Trang 20: Đầu đao mái chùa - bàn về Thiện Ác
Trang 21: Nhà tổ - Thánh Tổ
Trang 22: Tượng Nhục thân thiền sư - Bàn về Tháp chùa
Trang 23: Bàn về con rồng trên mái chùa - chùa Phổ Minh
Trang 24: Tháp Bình Sơn - bàn về chùa giả
Trang 25: Các tháp mộ
Trang 26: Gác chuông
Trang 27: Chuông - Khánh - Mõ
Trang 28: Bia đá - Nhà Mẫu - tượng Thần
Trang 29: Đức Pháp chủ
Trang 30: Chùa ngày đầu năm - Chùa Hà Nội
Trang 31: Chùa Tứ Pháp - tượng Quan Âm cổ
Trang 32: Cối Phật (cửu phẩm liên hoa)
Trang 33 - 34: Những Pho tượng cổ đời Lý
Trang 35: Con rồng đời Lý
Trang 36: Tượng Phật ngọc và tượng đá chùa Phật Tích
trang 41: Chùa Thầy - chùa Bối Khê
Trang 44: Thánh tổ Từ Đạo Hạnh
 
Last edited:
Trước hết là phân biệt mấy khái niệm của trung tâm tôn giáo tín ngưỡng cơ bản.

1. Chùa (Tự)
Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có tăng, ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi.
Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.

2. Đền (Từ)
Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần.

3. Đình
Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.

4. Quán
Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều

5. Phủ / Điện
Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.

6. Miếu
Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa

7. Nhà thờ
Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.

Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.

8. Thánh thất
Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.

9. Tháp
Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.

10. Đàn
Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.
 
Last edited:
Chùa

Chùa trên khắp đất nước Việt Nam, chỗ nào cũng có. Có liệt kê đến hàng tháng cũng chả hết. Nói về chùa có hàng năm cũng không hết. Thích gì nói nấy thì tiện hơn, hì.

Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.
Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn.

Chùa miền Trung kiến trúc hoàn toàn đời Nguyễn, mang dấu ấn triều Nguyễn sâu sắc không thể lẫn. Chùa gỗ ở Huế thực ra cũng không còn nhiều, do chiến tranh tàn phá, mà cũng nhiều chùa xây lại, cũng mất một phần phong vị.

Chùa miền Nam theo Nguyên thủy Nam truyền, thì chùa cổ Khơ Me tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, với những ngôi chùa rất cổ.
Chùa khác ở miền nam thì gần như toàn bộ là xây sau này bằng bêtông, xi măng cốt thép, to lớn, màu sắc, nhưng không cổ kính. Nhiều chùa bị ảnh hưởng của phong cách Hoa - Phúc Kiến nặng, mất hết kiểu Việt.

Đặc trưng của trào lưu Phúc Kiến trong chùa chính là bức tượng Quan Âm đứng giữa giời, cầm cái bình, bắt đầu xuất hiện từ miền nam, rồi lan dần ra miền trung và ra bắc. Thế nên nhiều chùa miền bắc cả nghìn năm nay không để tượng ấy, thì giờ bỗng xuất hiện, đôi lúc lạc lõng kì dị.
 
Last edited:
Hà Nội

Ở Hà Nội có gần như đầy đủ tất cả các tòa tôn giáo tín ngưỡng trên. Có thể nói không nơi nào hội tụ đầy đủ được như vậy.

1. Chùa Hà Nội:
Có đến 150 chùa được công nhận di tích. Những chùa nổi tiếng còn lại nhiều lắm:
- Hàng đầu là Trấn Quốc, Diên Hựu, Quán Sứ, Kim Liên
- Linh thiêng thì chùa Hà, Phúc Khánh, Hưng Ký...
- Bậc Tổ đình thì Hòe Nhai, Hoằng Ân, Bồ Đề, Bà Đá, Bộc
- Cảnh đẹp thì Trấn Quốc, Tảo Sách, Thiên Niên, Láng,
... còn ti tỉ nữa...

2. Đền Hà Nội:
Hay nói đến Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Trấn Vũ (Trấn Vũ vừa là đền vừa là quán).
Ngoài ra còn những ngôi đền nổi tiếng: Ngọc Sơn, Hai Bà Trưng, Đồng Cổ, Nhân Nội, Thái Cam, Chúa Kho, Ngọc Hà, Võng Thị...

3. Đình Hà Nội:
Nhiều đình đã bị trưng dụng biến thành cơ quan. Còn rất nhiều ngôi đình làng Khương Thượng, Nam Đồng, Nghi Tàm, Kim Liên, Trích Sài,...

4. Quán:
Nội thành Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên.
Ngoài ra còn một số đạo quán nữa nằm ở ngoại thành.

5. Phủ : Phủ Tây Hồ nổi tiếng lâu rồi, cảnh cũng đẹp, mỗi tội đông quá. Gần đây nhiều phủ mới được lập, tư nhân có, cộng đồng có.

6. Miếu: Lớn nhất, nổi tiếng nhất và biểu tượng là Văn Miếu. Ngoài ra còn Võ Miếu (đã mất), Y Miếu, các miếu nhỏ rải rác.

7. Nhà thờ:
Nội thành Hà Nội có 5 nhà thờ được nhiều người biết: Chính Tòa (Nhà thờ Lớn), Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, Thái Hà. Ngoài ra còn có nhà thờ Phùng Khoang, Phú Gia, Thượng Thụy,...

8. Thánh Thất Cao Đài: phố Hòa Mã

9. Giáo đường Hồi giáo: phố Hàng Cót

10. Đàn: Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, chỉ còn nơi ngờ là chỗ đó, chứ không chắc. Đàn Xã Tắc được cho là ở cuối con đường mới mở, giờ để thành một ô cỏ. Đàn Nam Giao được cho là ở chỗ mà Vincom sắp xây tòa cao ốc thứ 3 đè lên. Nếu thật thế thì huhu

Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.
 
Last edited:
Em mở đầu bằng Miếu Bà Chúa Xứ (thuộc xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc), một di tích mà hầu như người dân nào ở Nam bộ cũng biết đến.

Nhân sắp đến dịp lễ hội
Xin được mang một ít thông tin lễ hội của di tích về đây
Nguồn http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2004/06/159612/

Đã trở thành thông lệ, hàng năm vào tháng 4 âm lịch, mùa lễ vía Bà Chúa Xứ lại bắt đầu vào hội. Người dân trong vùng và các tỉnh khác bắt đầu hành hương về Núi Sam (Châu Đốc) vía Bà, nhưng rộ nhất là vào những ngày từ 23 – 27/4 âm lịch (năm nay trùng vào các ngày từ 10 – 14/6/2004).Vía chính là ngày 24/4 âm lịch (11/6/2004). Đây cũng là dịp người dân trong vùng xuống giống đã xong, có thời gian rảnh rỗi để tổ chức lễ hội ăn mừng và tạ ơn bề trên.

Có người lại cho rằng: ngày 25/4 là ngày người dân trong vùng đưa tượng Bà xuống núi hoặc là ngày Bà đạp đồng xưng tước vị “Bà Chúa Xứ”. Đêm 23/4 âm lịch là đêm đông du khách tới dự lễ nhất. Tại chợ Châu Đốc, các khách sạn, nhà trọ đều kín chỗ. Ngoài đường hàng ngàn người dập dìu tiến chậm rãi về miếu Bà.

Lễ đầu tiên là “Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch. Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo. Cánh tay trái bị gãy đã được phục chế lại rất khó phân biệt được. Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa và trộn thêm nước hoa đắt tiền. Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai. Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc. Phần Lễ Tắm Bà kết thúc…

Tiếp theo là “Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch. Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà. Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng. Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Nguyễn Ngọc Thoại. Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây – trầu cau và một đĩa gạo – muối. Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại.

Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc… sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ… Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà.

Em có vài cái ảnh minh hoạ

Picture%20087.jpg


Sảnh bên cảnh chùa

Picture%20086.jpg


Cổng

Picture%20090.jpg


Đêm

Picture%20102.jpg
 
Miếu Bà Chúa Xứ (thuộc xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc), một di tích mà hầu như người dân nào ở Nam bộ cũng biết đến.

Sảnh bên cảnh chùa


Miếu bà chúa Xứ không phải là chùa, vì không thờ Phật.

Miếu thờ Mẫu, tức là tương đương với Phủ ở miền bắc, và Điện ở miền Trung, cũng như Tháp Bà của người Chămpa.

Theo thông tin đọc từ trên mạng, thì Bà chúa Xứ cũng có lai lịch rất phức tạp và thú vị. Nguyên là miếu này do Thoại Ngọc hầu dựng lên để thờ một pho tượng đá tìm được trên núi Sam, và gọi là Bà Chúa, hay Bà Chúa Xứ.

Pho tượng đá này, vốn nguyên thủy là tượng thần Vishnu của Ấn Độ giáo, có hình dáng đàn ông. Người dân có lúc thì cho là tượng Phật, rồi sơn vẽ lại thành ra tượng Nữ thần, phong làm vị nữ thần xứ sở như bà Po Nagar của người Chămpa.

Thế nên trong hình ảnh Bà Chúa Xứ, về vật chất lẫn tinh thần, có tất cả : Thần của Ấn Độ giáo, Phật của Phật giáo Khơ me, Mẹ Xứ sở của Chămpa, Mẫu của người Việt.

Thực ra, tớ không hiểu truyền thuyết về "Bà chúa Xứ" như thế nào mà người dân thờ cúng nhiều như thế ?
 
Last edited:
Già lam

Có ai thắc mắc chữ "lam" trong cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì không?

Tra chữ hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.

Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.

Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.

Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý tự chuyên về xử án, Quang Lộc tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.

Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top