18 Tượng Tổ chùa Tây Phương
Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.
Nếu như các tượng Phật thường ở trong trạng thái Tĩnh: ngồi vững chãi trên tòa sen, mắt nhắm hờ, bất động chìm trong cõi bất khả tư nghị, các nếp áo đều phủ xuống lặng lẽ; thì các tượng Tổ chùa Tây Phương ở trong trạng thái Động: đứng, ngồi, nói, thuyết, quạt, ngoáy tai... rất sinh động phong phú, các tà áo bay tung, bước chân vững chãi... Các nghệ nhân dân gian vô danh đã thổi hồn cuộc sống vào các tượng Tổ này, hơn bất cứ pho tượng nào trong chùa.
Điều này chỉ thực sự cảm nhận được khi ngắm trực tiếp. Ở đây tôi chỉ chụp lại có tính giới thiệu, tư liệu, nên không được đẹp lắm.
Trong 18 tổ, thì hai tổ Ca Diếp và A Nan được đặt ngay trên bàn thờ chính điện, còn 16 pho khác bày trong chùa thượng.
Tổ thứ 1: Tôn giả Ca Diếp
Tổ thứ 2: Tôn giả A Nan
Ca Diếp đã từng làm kim hoàn, nên tượng ông có đeo nhiều châu báu trang sức. Ông được tạc với bộ râu và dáng vẻ như vừa khoát tay, tay áo còn đang bay.
A Nan là người nhớ và đọc lại tất cả kinh Phật, nên được tạc trong tư thế hoan hỉ ôm bộ kinh sách. Ông là tượng trưng của các vị thánh hiền truyền giáo.
Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.
Nếu như các tượng Phật thường ở trong trạng thái Tĩnh: ngồi vững chãi trên tòa sen, mắt nhắm hờ, bất động chìm trong cõi bất khả tư nghị, các nếp áo đều phủ xuống lặng lẽ; thì các tượng Tổ chùa Tây Phương ở trong trạng thái Động: đứng, ngồi, nói, thuyết, quạt, ngoáy tai... rất sinh động phong phú, các tà áo bay tung, bước chân vững chãi... Các nghệ nhân dân gian vô danh đã thổi hồn cuộc sống vào các tượng Tổ này, hơn bất cứ pho tượng nào trong chùa.
Điều này chỉ thực sự cảm nhận được khi ngắm trực tiếp. Ở đây tôi chỉ chụp lại có tính giới thiệu, tư liệu, nên không được đẹp lắm.
Trong 18 tổ, thì hai tổ Ca Diếp và A Nan được đặt ngay trên bàn thờ chính điện, còn 16 pho khác bày trong chùa thượng.
Tổ thứ 1: Tôn giả Ca Diếp
Tổ thứ 2: Tôn giả A Nan
Ca Diếp đã từng làm kim hoàn, nên tượng ông có đeo nhiều châu báu trang sức. Ông được tạc với bộ râu và dáng vẻ như vừa khoát tay, tay áo còn đang bay.
A Nan là người nhớ và đọc lại tất cả kinh Phật, nên được tạc trong tư thế hoan hỉ ôm bộ kinh sách. Ông là tượng trưng của các vị thánh hiền truyền giáo.