What's new

Phòng chống côn trùng khi đi phượt

diengiadung

Phượt gia
Một trong số tác nhân gây phiền toái cho các cuộc du lịch nhiều khi lại là những con vật nhỏ bé, như muỗi, côn trùng... Chúng gây khó chịu, mất vui, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Các phượt gia và ngay cả các hướng dẫn viên cần biết để phòng tránh và gây ấn tượng cho khách của bạn. Xin tham khảo một số “chiêu” phòng tránh được tổng hợp dưới đây.

mosquito_997039116.jpg


Phòng tránh:

- Thoa các loại thuốc chống phòng ngừa như kem thoa Soffell (chống muỗi), thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày (chống vắt), CHUCHUBABY (chống côn trùng). Có thể mang theo một chai nước muối pha loãng và thoa vào chân. Khi bị vắt, đỉa cắn dùng nước muối nhỏ vào để côn trùng sẽ nhả ra lại sát trùng được vết cắn.

- Mặc quần dài, mang giày cao hơn mắt cá chân. Khi phải sinh hoạt trong một vùng có nhiều bọ chét, dĩ nhiên nên mặc y phục càng kín càng tốt để tránh bị chúng tấn công. Những côn trùng này có hàm răng ngắn nên không thể cắn xuyên qua quần áo như muỗi được.

- Có loại tất chống vắt bán ở các cửa hàng phục trang du lịch, bạn hãy thử dùng. Khi hạ trại nghỉ ngơi, tránh các chỗ ẩm ướt, gỗ mục vì đó là nơi trú ngụ ưa thích của bọ cạp, rết, vắt, đỉa. Tại các vùng cỏ thì phải đề phòng bọ chét, ve, rệp. Kiểm tra xem có bọ chét hay không bằng cách quệt một mảnh vải trắng qua đám cỏ: nếu có thì bọ chét sẽ bám vào vải.

IMGP8213.jpg


- Uống thuốc B1 (Thiamine Hydrochloride) trước khi đi du lịch, da bạn sẽ tiết ra mùi thuốc khiến nhiều loại côn trùng lãng tránh. Đây là dạng thuốc bổ bán tự do ở các tiệm thuốc tây. Dùng theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn hiệu.

- Thuốc tẩy quần áo (chlorine) thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Nếu bạn ngâm mình 15 phút trong bồn nước có pha khoảng nửa lon sữa bò thuốc tẩy thì côn trùng sẽ không dám tấn công bạn trong nhiều giờ. Các hồ bơi thường cũng được sát trùng bằng chlorine, bạn có thể ngâm trong hồ bơi trước khi khởi hành chuyến dã ngoại ngoài trời.

TTO_184152804.jpg


- Uống chất kẽm (zinc) với liều lượng 60mg mỗi ngày - sau một tháng: người bạn sẽ có khả năng chống không cho côn trùng đến gần. Nếu tiếp tục uống chất này, bạn không bao giờ còn sợ ruồi muỗi nữa.

- Con bù mắt hay mù mắt thì miền biển nào cũng có nhưng tháng 6, 7 dương lịch có nhiều. Tùy vùng miền: con vật nhỏ xíu này có thể gây vết ngứa từ một vài ngày đến hàng tuần. Bạn uống B1 để phòng, hoạt động chân tay nhiều nơi mép biển vì mù mắt hiện diện nhiều nhất nơi này.

Khi đã bị cắn, chích rồi:

- Khi bị các con vật có nọc độc đốt như ruồi vàng, bọ cạp: Dùng lửa dí vào côn trùng để chúng tự rút ngòi ra. Nếu vội vã dứt chúng, ngòi có thể vẫn cắm vào da thịt, lúc đó phải dùng nhíp gắp ra.

- Nếu đi rừng mà bạn bị vắt đốt nhưng không mang theo thuốc đặc trị, muối... để rứt vắt ra khỏi cơ thể thì bạn có thể dùng nước bọt cho vào chỗ vặt đang bám: chúng sẽ sợ mà buông ra. Nước bọt cũng sẽ giúp máu bạn đông lại, tránh trường hợp máu ở vết cắn bị chất Hirudin của vắt làm chảy liên tục.

- Để giảm nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm khi bị côn trùng cắn: bạn nên sát trùng vết chích bằng cách rửa kỹ bằng xà bông rồi thoa alcol hoặc các loại thuốc sát trùng khác có bán tại các nhà thuốc tây.

- Sứa có nhiều trong tháng 5 ~ 6 âm lịch do đúng hướng gió biển dạt vào, các tháng khác ít gặp. Trị vết ngứa của sứa bằng giấm ăn hay vò lá cây muống biển (cây này hay mọc dại trên bờ biển, lá dày, tròn, có hoa màu xanh tím) chà nhẹ nên vết cắn.

- Lá Nha Đam nếu có: bạn vò lấy nước xức vào vết chích sẽ giảm ngứa khi bị Mù mắt cắn.

- Một viên Aspirin nghiền nát trộn với một vài giọt nước và đắp lên vết chích côn trùng sẽ làm nơi ấy không bị nổi mận và giảm ngứa. Cũng có thể thấm ướt chỗ bị chích rồi chà viên aspirin lên đó.

- Những cách giảm ngứa khác khi bị côn trùng chích như: Dùng nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút - Trộn một ít bột nổi (baking soda) vào nước rồi thấm vào bông gòn, khăn giấy rồi đắp lên vết chích từ mười đến hai mươi phút.

- Xoa dịu vết ngứa bằng thuốc chống dị ứng có đề chữ Antihistamine trên nhân hiệu. Loại này thường dùng trị sổ mũi - nghẹt mũi, bán không cần toa tại bất cứ nhà thuốc tây nào.

Chống Bọ chét, rận:
Các loại bọ chét, rận rệp thường hoạt động mạnh vào mùa hè, nhất là khoảng tháng sáu, tháng bảy. Khi bạn đi vào những khu cỏ rậm, cây cối nhiều. Thường thì chúng sống ký sinh trên thú vật, ít khi bám vào hút máu người nhưng chuyện này vẫn có thể xảy ra nếu bạn thường tiếp xúc với loài vật. Những chỗ đi cắm trại có nhiều cỏ rậm rạp cũng là môi trường sinh sống của côn trùng loại này hoặc những loài tương tự nhưng chỉ chuyên sống trong cỏ. Chúng không biết phân biệt đâu là chó mèo hay người, khi những con vật này bị đói thì chúng sẽ bám vào bất cứ động vật gì có thể hút máu được.

flea-1.jpg


Một miếng vải trắng cột vào đầu một sợi dây và kéo miếng vải này qua vùng cỏ bạn nghĩ là có bọ chét. Khi vùng cỏ hay bụi rậm này có sự hiện diện của chúng, chúng sẽ bám vào mảnh vải trắng này và dĩ nhiên là bạn không nên cắm trại nơi đây. Khi bị những côn trùng này cắn, bạn nên:

Lấy chúng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ này có hàm răng rất cứng bấu vào da thịt rất bền bỉ. Khi bạn nắm chúng kéo ra, thường chỉ bứt được thân hình của chúng, hàm răng vẫn còn bấu chặt vào da thịt của bạn. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu bạn được nữa, nhưng nó có thể gây ra sự nhiễm trùng hoặc những biến chứng tai hại khác. Vì thế, khi bọ chét hay rận, rệp cắn, bạn nên nắm kéo chúng thật từ từ ra khỏi vết cắn. Làm như thế chúng có thì giờ nhả vết cắn ra.

Lửa có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc bắt các côn trùng này phải nhả ra. Dùng một cây nhang, một điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng, cẩn thận kẻo bị phỏng. Sức nóng sẽ buộc chúng nhả ra và rơi xuống đất. Bạn cũng có thể dùng các chất như alcol, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào chúng, chúng sẽ tự động nhả ra. Những chất này có tác dụng chậm hơn lửa, và thường cần khoảng 5 phút.

Các bạn nào có các phương cách hay khác để chống côn trùng khi du phượt xin góp thêm vào, cảm ơn.
 
Đọc thấy cái này cũng hay nên post bà con tham khảo

VẮT VÀ CHỐNG VẮT

Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống. Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-280C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp... tám-mười lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20-60p vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới trung bình ~150-250gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.

Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người. Tôi không biết vắt có nhảy được không, nhưng rất nhiều trường hợp chúng bám được vào cổ tôi không biết từ đâu (!).

Rừng rậm rạp, nơi ở của vắt sinh sống

Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.


Vắt rừng miền Tây Quảng Nam



Vắt tuy xấu xí nhưng có tác dụng chữa bệnh và được dùng để trị bệnh hơn 2000 năm. Các hoạt chất tiết ra từ vắt có nhiều tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn. Vắt và đỉa chữa bệnh hiện tại được rao bán 8USD/con, chưa kể tiền gửi (!)

Chống vắt

Trên các trang web có rất nhiều biện pháp và thuốc chống vắt được đưa ra. Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET vv… Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là ổn.

Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt (DEP, Soffell, kể cả DEET vv..) không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’. Tuy nhiên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

• Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;

• Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.

• Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.

• Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.

• Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật loại bỏ vắt

Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.

Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.

Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều:

Ta có thể xử lý như sau: 1. lấy ra sẵn một miếng băng dính, 2. rửa vết thương, 3. dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy, 4. Dính băng vào vết cắn. 5. sau 15p kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.

Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:

• Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.

• Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu (!),

• Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.

Một điều cuối cùng và rất quan trọng:

Vắt không nguy hiểm đến tính mạng bạn! Hãy đừng vì tránh vắt mà lơ là những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần, kể cả bị muỗi đốt!

Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.

Tại sao vậy?
Nhiều lần đi rừng, tôi thấy người dân tộc thiểu số (họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt ???? ) thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều !.

Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc.... ), ăn với cá, cua, ếch...nướng.

Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
Thế nào ? các bạn thấy tuyệt cú mèo chưa ?
 
Các bạn ơi cho mình hỏi cách chống con bù mắt và muỗi cỏ nhé, bù mắt thì nhỏ xíu cắn đau lắm, muỗi cỏ thì nhềiu như quân nguyên, thoa sofel và đốt nhang muỗi xung quanh chỗ mình ngồi cũng ko tác dụng, chúng cứ bu vào tay chân như nam châm hút vậy, kinh khủng luôn. Đập chết muỗi thì lại là 1 sai lầm rất lớn.
 
VẮT VÀ CHỐNG VẮT
...
Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
...
Một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.
...

Cám ơn bác đã chia sẻ kinh nghiệm, nhưng bác cho mình hỏi về phần mình quote và bold, thấy nó kì kì sao đó :|
 
Cám ơn bác đã chia sẻ kinh nghiệm, nhưng bác cho mình hỏi về phần mình quote và bold, thấy nó kì kì sao đó :|

Thông tin này mình tham khảo được từ bài báo của quân đội (copy và past nguyên văn nhưng dòm lại thì mất cái hình đâu rồi :)):)):))), mình đọc cũng có thắc mắc như bạn, mình đã hỏi lại báo đó nhưng không thấy trả lời. Tuy nhiên lúc trà dư tửu hậu cùng một số người lính đã sống trong rừng thì họ bẩu là dùng muối để cho vắt rơi ra rất hiệu quả, tuy nhiên mình chưa có dịp để thử nên chưa có bình luận về chuyện này. Nếu đợt tới đi phải đem muối theo thử mới được ;)
 
Soffel thì mình thấy...chả có hiệu nghiệm gì,còn khiến muỗi nó bu đông hơn....=)).Đi ngủ lấy than bôi mặt là được,vừa chống muỗi vừa ngụy trang,ăn cướp có đến chạy cũng kịp...:)).Còn vắt hay gì đấy cứ lấy thuốc Lào mà thoa lên người.Nhiều bác đi rừng vừa đi vừa hút thuốc Lào thì chẳng con nào dám búng qua lại đâu...:D
 
Re: MUỐI
Do vắt là loài nhuyễn thể (thân mềm), quá trình trao đổi chất qua da, do đó vắt thường sống nơi ẩm. Khi vắt tiếp xúc muối, nước (dịch cơ thể) bị muối hút (Ưu trương) nên theo phản ứng tự nhiên vắt thường rơi ra hoặc tránh xa muối.
Thành phần cơ bản chống các thể loại "chích" "hút" "đốt" thường là tinh dầu (tác dụng tốt trên côn trùng có cánh) DEET (Quân đội Mỹ sử dụng trong CTVN tác dụng tương đối trên vắt)...nên thường phối hợp là tốt nhất. BM đã lọ mọ pha chế, tổng hợp vài hoạt chất, trong sử dụng thực tế cho kết quả tốt, nhược điểm là không ổn định nên chỉ có thể pha chế sử dụng trước chuyến đi. Hơn nữa giá thành tương đối cao nên không thể "thương mại hóa" phục vụ nhà Phượt..!
 
Các bạn ơi cho mình hỏi cách chống con bù mắt và muỗi cỏ nhé, bù mắt thì nhỏ xíu cắn đau lắm, muỗi cỏ thì nhềiu như quân nguyên, thoa sofel và đốt nhang muỗi xung quanh chỗ mình ngồi cũng ko tác dụng, chúng cứ bu vào tay chân như nam châm hút vậy, kinh khủng luôn. Đập chết muỗi thì lại là 1 sai lầm rất lớn.

Con quái vật bé nhỏ là Mù mắt (Bù mắt) thì không có cách nào để chống, bạn thử dùng B1 để xem bọn này có sợ mùi này không. Chuyến đi biển sắp tới tôi cũng sẽ thử lời khuyên của ông bạn dược sĩ này, mong nó có tác dụng - Liều uống là sáng, chiều, lần 3 viên.

Người địa phương Mũi Né có cách chống đơn giản này: Họ luôn vận động tay chân trong buổi sáng sớm khi ở ngay mé bãi biển. Nếu ngồi xuống cát nghỉ ngơi: họ cũng dùng hai tay vuốt xuôi ngược trên những phần da lộ ra ngoài như bàn chân, bắp chân > chả còn mù mắt nào dám đậu lên đớp cả.

Mà bọn mù mắt này khá... thiên vị các bạn nhỡ: dân địa phương nơi chúng ở nếu có bị chúng... cắn lầm thì vết đốt cũng "nhẹ tội" hơn dân thành phố! Vài mươi dấu nếu không biết đến sự hiện diện của chúng quả là kinh khủng phải không các bạn? Ngứa rân trời đến cả tuần sau, hi hi...

Nữa năm trước, tôi ở Mũi Né thì thoa Soffell có tác dụng tốt, ổn vụ muỗi trong vòng 1 buổi - không lẽ Soffell thiệt giả hay dính vụ date gì không cà?
 
Mình thấy về nông thôn sử dụng soffell đâu có tác dụng đâu, chắc mốt phải đem bọc nilon bọc hết tay, chân lại quá :-D
 
Soffel thì mình thấy...chả có hiệu nghiệm gì,còn khiến muỗi nó bu đông hơn....=)).Đi ngủ lấy than bôi mặt là được,vừa chống muỗi vừa ngụy trang,ăn cướp có đến chạy cũng kịp...:)).Còn vắt hay gì đấy cứ lấy thuốc Lào mà thoa lên người.Nhiều bác đi rừng vừa đi vừa hút thuốc Lào thì chẳng con nào dám búng qua lại đâu...:D

Soffel dùng vẫn thế, muỗi vẫn đốt bình thường, sợ nhất mấy cái con vắt, nó mà bám chắc khóc thét, cuống lên chả biết làm gì tiếp theo
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,089
Latest member
Thai192001
Back
Top