What's new

Từ Đa Nhim trekking về Đưng K'nớ có nhớ đến ai?

Thế là đúng 1 năm trôi qua kể từ ngày trekking từ Bidoup về Phước Bình, tôi lại tiếp tục tự thưởng cho mình 1 chuyến đi từ Đa Nhim băng rừng vượt suối để về Đưng K'nớ sau 1 năm làm việc vất vả.

Người ta thường bảo rằng muốn trekking phải có sức khoẻ tốt, luyện tập thường xuyên đại loại như là phải test mới cho đi. Nhưng với tôi, luyện tập thể thao là 1 điều hiếm hoi trong list thời gian của 1 ngày mới bắt đầu và kết thúc. Nhưng với sức trẻ không sử dụng hoang phí nên tôi đã hoàn thành tốt và không làm ảnh hưởng đến các thành viên trong đoàn, tuy nhiên tôi thật sự ngu ngốc khi đã tận dụng nó quá nhiều và hi vọng không để lại các biến chứng sau khi trăng đã tàn, dầu đã cạn.

Kế hoạch của chuyến đi không có trước, và mọi người cùng nhau quyết định đi chưa được 2 tuần. Dự định ban đầu sẽ trekking từ Bidoup sang Chư Yang Sin, nhưng thời gian và sức khoẻ không cho phép nên kế hoạch đã thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tôi chân thành cám ơn 5 người bạn đồng hành mà hầu như những chuyến đi trekking chúng tôi đều là những người bạn đồng hành tốt nhất cùng với 2 bạn Kiểm Lâm của Bidoup và 2 bạn Porter đã giúp tôi hoàn thành được kế hoạch của mình. Và đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến nhà Chewingum đã không ngại vất vả đã giúp chúng tôi trong việc hầu cần tốt nhất.

Một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc chúng tôi gặp gỡ các bạn Kiểm Lâm, Porter để cùng nhau lên đường tại trạm kiểm Lâm Dưng IAR RIÊNG thuốc vường quốc gia Bidoup - Núi Bà.

IMG_5947.JPG


Theo thông tin đọc trên bản đồ và các bạn Kiểm Lâm thì đường đi hầu như là xuống dốc nên khá nhẹ nhàng, tôi cũng tin là thế và hi vọng cũng nhẹ nhàng với 1 dân công sở mà suốt ngày chỉ biết mài cái đủn quần trên ghế mà luôn nói không với thể thao.
 
Cung đường dự kiến sẽ là 4 ngày và 3 đêm trong rừng nên lương thực được chuẩn bị khá tốt. Với cái list thực đơn nào là gạo Nàng thơm chợ Đào, nào là Gà, rồi bánh chưng, thịt nướng, rượu ngon đủ các kiểu làm mắt đứa nào cũng sáng lên, với chúng tôi, dù vác nặng 1 chút nhưng sáng ăn được bát cơm, tối làm thê bát cơm và vài hớp rượu ngon thì dù có vất vả đến mấy cũng chấp nhận.

Khởi đầu cho 1 ngày mới, 1 hành trình mới với chúng tôi là những hương hoa của những cây thông hàng chục năm tuổi đang khoe sắt dưới ánh bình minh nhạt nhoà trong sương sớm.

IMG_5951.JPG


Với 1 chút kinh nghiệm trèo nên chúng tôi trang bị cho mình những vật dụng cần thiết như: Thuốc chống vắt DEP, viên sủi, găng tay đi rừng, mũ và đặt biệt và đôi giầy nó sẽ quyết định khá nhiều trong suốt hành trình của chúng tôi. Vì nếu không có 1 đôi giày vừa chân, công dụng phù hợp thì bạn sẽ phải khá vất vả trong cả hành trình với đôi chân. Tôi không chọn những đôi thuộc dạng bờ rồ, không có waterproof, không chống sốc, không mắc tiền mà chỉ chọn cho mình 1 đôi giày bộ đội mà các anh bộ đội ngày xưa đã ngày đêm băng rừng vượt suối với giá 75k tại chợ Dân Sinh ( Sau 1 năm mua lại thì nó trượt giá lên tới 25k)

IMG_5955.JPG
 
Vườn Quốc gia Bidoup thuộc lại đa dạng về thực vật, động vật và địa hình nên trong suốt hành trình của chúng tôi lúc thì đi dưới những rừng thông bạt ngàn, khi thì đi trên những đồi hoa ngũ sắc, lúc vượt qua những đám có tranh vượt qua khỏi đầu người, lúc thì không thấy bóng dáng của mặt trời đâu khi đi giữa rừng già rậm rạp.

IMG_5957.JPG


IMG_5965.JPG


Một thứ cũng rất quan trọng trong chuyến trekking là chiếc balo của bạn. Với 1 chiếc balo xịn, và đầy đủ công năng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc mang vác. Tôi không có nhiều đồ nên cả hành trình tôi chỉ có: 1 áo khoát, 1 quần dài trekking, 1 quần short mặc cho lúc di chuyển từ SG đến Đà Lạt và từ Đà Lạt quay về, 1 quần tháo ống để tối ngủ, 1 áo dài tay để trekking, 1 áo ngắn tay để di chuyển, vài 1 áo ngắn tay để ngủ và 2 áo phông. Thêm vào đó là 1 võng mùng, 1 túi ngủ, 1 tấm tăng che mưa, 1 áo mưa, 1 đèn pin đeo trán cá nhân, và 1 đèn pin dùng chung cho cả đoàn, 2 đôi găng tay đi rừng, 4 quần lót và các dung cụ trang thiết bị vệ sinh. Ngoài ra tôi cũng share bớt 1 phần lương thực cho cả đoàn, vì mỗi người phải góp 1 chút công sức chứ không ỷ lại hết cho porter.

IMG_5966.JPG
 
Rừng ở đây được bảo tồn khá tốt vì dọc hai bên đường mòn vẫn còn tồn tại những cây gỗ có trị lớn.

IMG_5970.JPG


Vì là ngày cuối năm nên đồng bào người Chin trở về đi lễ và ăn tết cùng gia đình ngoài phố sau nhiều tuần làm việc vất vả trong những cánh đồng nhỏ lác đác vài cây cafe, những bụi chuối già. Họ vận chuyển nông sản về đô thị để đổi lấy cái áo mới, cái chăn mới cho một mùa xuân mới.

IMG_5971.JPG


Nhìn anh chàng này chúng ta không dám cởi áo trước mặt hắn
IMG_5984.JPG


Với những con dốc nhỏ nhỏ ban đầu, chúng tôi đi khá là khí thế

IMG_5989.JPG
 
Ngày đầu tiên của chuyến trekking chúng tôi bao giờ cũng rất thanh thản vừa đi vừa tạo bọt để cho cơ thể dần dần thích nghi với điều kiện khí hậu và thể trạng.

Cung ngày 1 hầu như lên thì ít mà xuống thì nhiều nên đầu gối đứa nào đứa nấy điều kêu rạo rạo vì chưa quen với cái dồn dập của hơi thở, các kiểu rướn chân quá tầm nên ai nấy cũng điều nhăn mặt và than trời. Biết là đi rất khó khăn nhưng vì đó là đam mê nên ai nấy cũng điều vui vẻ trong nét nhăn nhó khi bước từng bước xuống con đường mòn.

IMG_5992.JPG


Đến khu vực lán 1 khoản 12h30 và là nơi nghỉ qua đêm cho cả đoàn, với mục tiêu đề ra là enjoy cho ngày 1 không có gì là bất ngờ vì thời gian còn quá sớm. Đây là nơi mà các bạn Kiểm Lâm nghỉ ngơi sau 1 ngày vất vả tuần tra hay đi chăm sóc núi rừng..

IMG_5997.JPG


IMG_5999.JPG


Xung quanh khu vực lán 1 của Kiểm Lâm thì có khoảng 10 căn nhà nhỏ đơn sơ và tạm bợ của đồng bào người Chin

IMG_6006.JPG


Với nhiều quần áo đầy màu sắc đang đung đưa dưới cái nắng không gay gắt ở 1 vùng có độ cao khoảng 1000m

IMG_6008.JPG


Với trái bếp bên hiên nhà treo lơ lững những cái nồi làm tôi bồi hồi nhớ lại những lúc đàn đúm nhau trong vũ trường, đốt tiền trong những cuộc vui vô bổ hay những lúc vung tay quá tráng vì 1 lời thách thức nào đó thay vì....

IMG_6007.JPG


Với cái nồi cơm đã ăn hết từ lúc nào nhưng vẫn chưa có thời gian rữa để nấu cho bữa ăn sau, và đống quần áo ngâm đó từ buổi nào vẫn chưa có thời gian đụng đến.

IMG_6011.JPG
 
Với những người đi trekking như chúng tôi thì bữa trưa không quan trọng bằng bữa sáng và tối, nên thực đơn thật đơn giản, mỗi người chỉ cần 1 quả dưa leo, 1 miếng phô mai, 2 cây xúc xích, bánh mì và chuối thì không hạn chế. Cần nói rỏ hơn là nảy chuối già này được tặng bởi Đại uý Linh, chuối rất to, ngon và ngọt đậm đà hơn các loại chuối bán ở các chợ hay siêu thị.

IMG_6020.JPG


Chúng tôi may mắn đi đúng vào mùa ổi đang trĩu quả và được thưởng thức những trái ổi chín thơm mộng và đặt biệt không cần rửa trước khi ăn, và cũng không sợ đau bụng vì thuốc trừ sâu

IMG_6166.JPG


Hay những hương mít bay toả khắp xóm làng mà không ai đoái hoài tới vì khu vực này trồng nhiều lắm.

IMG_6090.JPG


Hay những khóm dứa đang vươn mình trong nắng mai, giúp cho chúng tôi có được một nồi canh thập cẩm từ dứa

IMG_6012.JPG
 
Ăn trưa xong, chúng tôi tiếp tục enjoy 1 cách đúng nghĩa khi theo chân các bạn Kiểm Lâm đi xuống thác để câu cá. Để câu được cá, chúng tôi đi đào những con giun làm mồi, mùa này không phải là mùa mưa nên không tìm được những con giun to, chỉ lác đác vài con giun nhỏ nhưng cũng đủ làm mồi nhử các con cá suối.

IMG_6050.JPG


Lúc đầu thả cần câu gần 1 giờ đồng hồ nhưng chả có động tĩnh gì, nhưng khi con cá đầu tiên được đưa lên bờ thì sau đó liên khúc giựt cần câu liên tiếp xảy ra, và kết quả cuối cùng là chúng tôi có được 1 nồi canh cá suối nấu với bắp chuối non, hoà chung với trái dứa chưa kịp chín tới cùng với hương vị của các cọng ngò gai đã tạo nên 1 nồi canh thập cẩm rất ngon và ngọt.

IMG_6072.JPG


Ngoài ra chúng tôi còn có món thịt nướng được chuẩn bị từ trước

IMG_6062.JPG


Cùng nhau chúc một năm đã trôi qua gợi đầy những kỷ niệm buồn vui, và không quên chúc nhau những điều tốt đẹp từ những người bạn đồng hành với ly rượu ấm tình đồng đội.

IMG_6066.JPG
 
Thông thường ở các khu rừng khác thì bọn Ruồi Vàng hoạt động từ 6h sáng tới 9h sáng và chiều từ 17h đến 20h. Nhưng với khu vực quái quỷ này thì bọn ruồi hoạt động 24/24 và ở đâu cũng có thậm chí lúc đi giải quyết nỗi buồn cũng bị dính chưởng vài phát. Do đó cũng nên có kinh nghiệm đi giải quyết nỗi buồn là khi nào thật sự buồn thì mới cởi đồ ra giải quyết nhanh chóng, nếu không thì sẽ nếm được những đốt ruồi son không may mắn khắp người.

Thời tiết cũng không lạnh lắm nên việc tắm suối vào buổi chiều cũng thú vị lắm khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các đáng tiên râu phơi mình trên những tản đá bên dòng nước mát lạnh thấm vào từng sợi chân lông.

Đêm đầu tiên, chúng tôi đi nghỉ ngơi sớm vì sau 1 đêm nằm trên xe đong đưa với nhiều lần giật mình khi đi chuyến xe 22h30 và đến Đà Lạt cũng đã 4h30 sáng nên việc thiếu ngủ là chuyện bình thường nên đây cũng là lúc chúng tôi muốn lấy lại sức khoẻ cho hành trình ngày mai. Với lại ngày đầu tiên không có nhiều vất vả lắm nên đêm nay rừng già không bị cưa, chặt phá nhiều bởi những tiếng ngáy từ đồng bọn chỉ dùng những cung bậc Đồ rê mi chứ chưa tận dụng những cung La si Đố..

Một đêm trôi qua nhanh chóng, ngày mới bắt đầu với những giọt sương còn đọng lại trên những lá cỏ tranh mọc xung quanh nhà, nhưng tiếng chim se sẻ líu lo trên cành ổi đang say quả chín mộng, những tiếng " Chúc mừng năm mới" của đồng đội vang lên hay tiếng thúc giục của ai đó vang lên để chuẩn bị bữa cơm sáng cho hôm nay.

IMG_6019.JPG


Ấm trà xanh cho buổi sáng tinh mơ.

IMG_6077.JPG


Nét sang trọng và quý phái như những vị tù trưởng của đồng bào Chin.

IMG_6082.JPG

Nét thật thà chất phát của Đại Uý Linh làm chúng tôi hú vía vài lần

IMG_6088.JPG


Và tình bạn già khi tuổi đời chưa vượt qua 50 cái giao thừa
 
Người đàn ông hiếm khi trong trạng thái tỉnh táo này là một "di sản" độc đáo về người Chin trong khu vực VQG Bidoup-Núi Bà. Lão Ngoan Đồng miền cao này, hớn hở như một đứa trẻ, đón chúng tôi như đón người thân quen lâu lắm vừa đi xa trở về. Những câu chuyện không đầu đuôi, tiếng Pháp chen lẫn tiếng Anh, tiếng...Kinh (Việt) như những mảnh ráp hình dần khắc họa một quá khứ dữ dội về xung đột, chiến tranh...buông đao, rời súng, cầm lấy nông cụ, chọn một góc rừng dung thân, bằng lòng với ngô khoai và những cơn say bất tận....

Mời các bạn ngắm nhìn chân dung của "Đại úy Linh"

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,322
Latest member
WilliamAlexander
Back
Top