What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
Một tay Châu Á lững thững đẩy chiếc xe bên trên có chiếc vali màu đỏ thân thuộc – người bạn đường trong hai tháng đi dọc Nước Mỹ trên chiếc Honda Trail 90cc. Gương mặt tỏ vẻ thờ ơ nhưng trí óc hắn lại hoạt động hết công suất quan sát những con người lạ lẫm tại một đất nước Hồi Giáo lạ lẫm. Từ cách ăn mặc, nói chuyện, tới hình dạng bên ngoài của mọi người ở đây trông thật thú vị…

Hắn bước ra ngoài sảnh nhà ga quốc tế Cairo đảo mắt tìm quanh có người nào cầm tấm bảng ghi chữ “Dong” để đón về khách sạn hay không? Không thấy! Đi tới đi lui thêm mấy vòng nữa giữa cái đám đông khoảng vài chục người mà vẫn không thấy tăm hơi?!!

Thường thì tình huống này có thể làm vài người mồ hôi đầm đìa toát ra như tắm, nhưng mồ hôi tại mùa hè xứ sa mạc Sahara này quý lắm... Hắn thong thả ngồi xuống lục trong cái túi màu đỏ mấy cái bánh quy, và quan sát mọi vật xung quanh:

IMG_3210_zpswk1tsg9p.jpg


IMG_3211_zps3pavvfjv.jpg


IMG_3212_zpshzwaih91.jpg


Trên tay một mảnh giấy, hắn tiến tới một gia đình Ai Cập gần đó và nói với người đàn ông đang cầm chiếc điện thoại trên tay:
- Thưa ông, tôi đang chờ người từ khách sạn tới đón nhưng không thấy họ đâu cả. Làm phiền ông gọi điện tới khách sạn theo số máy này được không? Xong hắn chìa mảnh giấy ra kèm thêm nụ cười toét đến tận mang tai.
- Okie, anh bạn! Số điện thoại này hả? "Vâng, đúng rồi!". Sau tiếng alo điện thoại là hàng tràng tiếng Ả Rập vang lên như súng bắn. “Xe khách sạn đang tới đấy, mày chịu khó chờ một lát nhé”.

IMG_20150706_052426_zpsfylfqgiz.jpg


30p… 1 tiếng… 1 tiếng 30 phút trôi qua mà cái từ “một lát” vẫn chưa chấm dứt. Cuối cùng thì một chàng trai trẻ cũng xuất hiện với chữ “Duong” trên tờ giấy trắng nhàu nát…

- Chào Dong! Xin lỗi vì tôi tới trễ! Chúc mừng anh tới Ai Cập, tới tháng Ramadan của người Hồi Giáo!
 
Về vị trí địa lý, Ai Cập nằm ở phía Bắc Châu Phi. Biên giới phía Nam giáp Sudan, phía Tây giáp Lybia, phía Đông giáp Israel. Đất đai phần lớn là sa mạc, trong đó phía Tây là sa mạc Sahara khô cằn. 90 triệu người dân ở đây chủ yếu tiếp nhận nguồn nước ngọt từ sông Nile – con sông dài nhất Thế giới, chảy qua các nước như Uganda, Ethiopia, Sudan, Ai Cập, rồi đổ ra biển Địa Trung Hải.

Đất đai sa mạc là do Ai Cập có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa hàng năm rất thấp, khí hậu vào mùa hè thì rất nóng, mùa đông thì dịu mát hơn vào ban đêm. Cư dân ở đây canh tác nông nghiệp chủ yếu dọc theo lưu vực sông Nile, trải dài từ phía Nam với thành phố lớn nhất là Aswan, tới phía Bắc thủ đô Cairo. Sông Nile sau khi chảy qua Cairo thì tách ra nhiều nhánh nhỏ cung cấp nước ngọt cho cả vùng đất rộng lớn phía Bắc Cairo.

Thủ đô Cairo với dân số khoảng 20 triệu người là một trong những thành phố đông và nhộn nhịp nhất Thế giới. Tưởng tượng Cairo đông và rộng gấp đôi Tp. HCM cũng có thể hình dung sơ sơ quy mô thành phố như thế nào.

Về kinh tế, GDP của Ai Cập năm 2013 là 270 tỉ USD, so với GDP Việt Nam khoảng 120 tỉ USD và với cùng số dân thì phải nói Ai Cập tuy là nước đang phát triển nhưng thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhiều. Với vị trí địa lý Bắc Phi, gần với Châu Âu, có kênh đào Suez rút ngắn quãng đường di chuyển của tàu thuyền từ Địa Trung Hải ra Biển Đỏ, không ngạc nhiên khi Ai Cập có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào du lịch.

Về mặt tôn giáo, 90% người dân theo đạo Hồi (Muslim), tháng Ramadan bắt đầu từ 18/06 và kéo dài tới 17/07. Chàng trai trẻ tuổi chở tôi về khách sạn đang thực hiện các nghi lễ Ramadan, trong đó có điều cấm không ăn không uống từ 3h sáng đến 7h tối. Giữa cái xứ sở sa mạc này mà không uống nước cả ngày thì đúng là khổ sở thật! Nghĩ bụng vậy nên tôi coi như chuyện anh đến sân bay đón tôi trễ là chuyện… “nhỏ như con thỏ”.

Okie! Tới khách sạn nhận phòng rồi!!!

Khách sạn này nằm ngay trung tâm Cairo với hệ thống thang máy thoát hiểm, báo cháy, tivi 3D plasma nhìn được cả 4 bức tường chạy qua trước mắt sẽ đưa bạn lên tầng 4 trong vòng không quá 3p:

IMG_20150706_113036_zpsydq4evtm.jpg


IMG_20150706_113129_zpsqs4tybi5.jpg


Chào mừng đến với "Khách sạn của tôi (My Hotel)". Tiền sảnh của “khách sạn” được kiến trúc sư thế kỷ 18 thiết kế theo phong cách chung cư của thế kỷ 19:

IMG_20150706_113137_zpsb9b6dkrw.jpg


Tiếp tân là không cần thiết, kể cả ông già mù lòa cả hai mắt này cũng có thể làm tiếp tân, vì toàn bộ đều điều khiển tự động… bằng tay. Chào mừng đến với xứ sở "nghìn lẻ một đêm"... :D

IMG_20150711_085746_zpsfv5iohue.jpg
 
Tôi đã từng chia sẻ rằng các nhà trọ kiểu ký túc xá dành cho dân du lịch bụi, tức là nhiều giường trong một phòng, là một “trường đại học” không hề thua kém bất cứ ĐH danh tiếng nào, kể cả Harvard. Những “người thầy” tại đây có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ với chút công lao và tầm nhìn hạn hẹp của mình. Không phải là lượng kiến thức lý thuyết trong đầu, mà bằng câu chuyện thực tế, câu chuyện đời sẽ giúp bạn thấy rằng thế giới này thật nhỏ bé.

Nhưng không phải ai cũng dễ dàng bước ra khỏi căn phòng của riêng mình trong khách sạn, chấp nhận hòa vào môi trường ồn ào, kém tiện nghi với đầu óc rộng mở, tâm thế sẵn sàng học hỏi… Đó là điều mà tôi thấy những cặp đi du lịch theo đoàn, theo nhóm đôi khi không có được!

Người đầu tiên tôi gặp là một vị bác sỹ 59 tuổi người Mỹ, Clark. Chính xác Clark là bác sỹ tình nguyện sang làm việc tại một đất nước mà nói ra nhiều người sẽ không biết ở đâu: Nam Sudan! Một đất nước Trung Phi theo lời ông kể là tràn ngập nghèo đói và tình trạng y tế tồi tệ đến mức khủng khiếp 100.000 người dân mới có 1 bác sỹ. Chỉ với $5 đã có thể tiến hành cuộc phẩu thuật cứu một mạng người. $5 cho một cuộc phẩu thuật phức tạp? Vâng! Và $2 cho phẩu thuật thông thường. Tình trạng bệnh tật tràn lan và thuốc men thiếu thốn ở đây được ông diễn tả bằng giọng điệu đầy thiện cảm với người dân Nam Sudan, thỉnh thoảng ông lại khoa tay biểu đạt sự bất lực của mình trong nhiều trường hợp mà ông không thể làm gì được hơn vì thiếu phương tiện.

IMG_20150706_073952_zpspdebffnd.jpg


- Thế tại sao ông lại ở đây: Cairo?
- Tao bị mất hộ chiếu ở Sudan, tại Sudan không thể làm được gì. Tao phải tới ĐSQ Mỹ tại Cairo để hỏi xem phải làm gì? Vì ĐSQ Mỹ ở đây là lớn nhất. Trên đường đi tao còn mất thẻ tín dụng tại máy ATM vì nhập sai mật mã nhiều lần. Ông nói với giọng buồn rầu. "Còn mày? Tại sao mày lại tới đây?"
“Tại sao à? Tao không biết nữa”. Nói rồi tôi quăng phịch người xuống chiếc giường trả lời bâng quơ. “Để tao nằm suy nghĩ xem lý do tại sao tao ở đây”.

Clark phá lên cười khùng khục rung cả cái giường…

IMG_20150706_072539_zpsou4p1nvw.jpg


Câu chuyện cứ thể tiếp diễn với chuyến hành trình của tôi tại Mỹ trên chiếc xe Honda Trail 90cc năm ngoái, kèm lời nói đùa rằng nếu gặp phải chú gấu nào trên đường thì có lẽ vứt xe mà chạy bộ thì còn nhanh hơn. Lại tràng cười khùng khục vang lên và câu chuyện cứ thể tiếp diễn …

Trên đường phố Cairo:

IMG_20150706_111236_zpsyokvlfrd.jpg


IMG_20150706_112106_zpshr30pdcy.jpg


Một Cairo với nhiều tòa nhà cổ xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp:

IMG_20150706_112945_zpsp9tb4eqg.jpg


Và một tay Châu Á đang sửa soạn món ăn theo kiểu "kiến trúc" Việt Nam:

IMG_20150706_121150_zpsma88mdqa.jpg
 
Thủ đô Washington D.C Nước Mỹ. Một năm trước… Tháng 05/2014.

Hơn 200 bạn trẻ khắp nơi trên Thế giới tề tựu về Khách sạn Marriot để cùng nhau chia sẻ về công việc và học tập, và kết nối với nhau. Toàn bộ họ đều theo chương trình gọi là Professional Fellows Program của Bộ ngoại giao Mỹ. Kết nối tức là thêm bạn bè, mở rộng quan hệ và học hỏi lẫn nhau. Kết giao với các thành phần ở các nước phát triển như Âu, Mỹ là ưu tiên của nhiều bạn trẻ. Ai cũng muốn chụp hình với các tay mắt xanh, tóc vàng, da trắng. Tuy nhiên, cũng có tay Châu Á cứ thấy ai đến từ Châu Phi là nhảy bổ lại, đòi chụp hình chung, hỏi địa chỉ email và tất tần tật mọi thứ về Châu Phi…

IMG_7880_zpspv9z19mg.jpg


Trong vài chục người đến từ Châu Phi có vài người sau chương trình kết thúc vẫn còn trả lời email của hắn. Trong vài người đó, có một hai người sẵn sàng giúp đỡ về các thủ tục giấy tờ visa, thông tin v.v... Thế là đủ!

Một năm sau, hắn đã ở Châu Phi, đang chờ gặp một người bạn Ai Cập trong Professional Fellows Program, mang cái tên rất “Hồi giáo”: Mostafa Fathi. 35 tuổi, đã có gia đình với 2 con, cha mẹ ông bà xuất thân từ Cairo, sinh ra ở Cairo, nói chung từ móng chân, móng tay cho tới cọng lông của hắn đều có nguồn gốc từ Cairo. Một người Ai Cập điển hình không lẫn vào đâu được!

IMG_20150706_180417_zps4jtmwfxc.jpg


Mostafa là một phóng viên kỳ cựu của một tờ báo Ai Cập, đã đạt 02 giải thưởng danh giá thể loại bài viết xuất sắc dành cho phóng viên, và theo đánh giá của tôi hắn là một tay có cái nhìn rất sắc bén về chính trị. Mostafa đến khách sạn khi tôi đang nói chuyện với Clark, không ngần ngại, ba người đàn ông đến từ ba châu lục lập tức làm quen với nhau theo kiểu “bạn của bạn tức là bạn”. Tôi không rõ "kẻ thù của kẻ thù" có phải là bạn hay không? Nhưng trong tháng Ramadan của người Hồi giáo, tất cả đều là bạn.. Chúng tôi kéo nhau đi bộ ra ngoài theo lời mời của Mostafa để đi ăn tối.

Nhà hàng nằm trên nóc của tòa nhà trụ sở báo chí, nơi các phóng viên Cairo thường tới tụ tập:

IMG_20150706_180411_zpsxdcmqhkl.jpg


Thức ăn được dọn ra sẵn sàng chờ đến thời điểm 7h tối, lúc tất cả mọi người được phép bắt đầu ăn uống. Mọi người ở các bàn xung quanh nói chuyện bàn tán sôi nổi trong một bức tranh thú vị: người cầm sẵn dao trên tay, kẻ cầm nĩa, người rót nước uống đầy ra cốc chỉ chờ tiếng chuông nhà thờ báo hiệu 7 giờ là... "a lê hấp"...

IMG_20150706_184921_zps9msl8rrw.jpg


IMG_20150706_182209_zpsdnuzoon4.jpg


Có một người bạn địa phương là một bảo vật vô giá vì hắn ta sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích từ thời tiết, chính trị, kinh tế tới nhà hàng ngon giá rẻ v.v… trừ một điều… hắn không biết nhiều về xe gắn máy và khuyên tôi không nên thử vì “Đây là Châu Phi, là Ai Cập. Mọi thứ ở đây rất khác”. Xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm” rất nhiều điều bí ẩn thường cười nhạo khi tôi cố đem kinh nghiệm trước đây của mình ra để dự đoán hay giải thích nó…

IMG_20150706_184956_zpsw60atgk0.jpg

.
 
"Ăn quả nhớ người trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Phải gửi lời cảm ơn tới những người bạn Mỹ, nếu không có họ thì hắn chẳng thể nào qua được Mỹ mà gặp mấy tay cùng chương trình ở Châu Phi, và đương nhiên chẳng thể nào có Mostafa Fathi lẫn Ai Cập ở thời điểm này.

IMG_20150706_184939_zpsa42dqj6q.jpg


Cảm ơn suông thì không hay ho gì, nhất là tôi đang ở nước Hồi giáo trong tháng Ramadan, không được phép làm điều gì không hay ho. Thôi mời ông bạn bác sỹ người Mỹ dĩa cơm gà theo kiểu Việt Nam vậy... :D

IMG_20150707_173428_zpsfmokwocs.jpg
 
Ramadan là gì?

Ramadan là tên gọi của khoảng thời gian 30 ngày trong 1 năm mà người Hồi giáo (Ai Cập) không được phép làm nhiều điều, chẳng hạn không ăn uống, không làm điều gì xấu (vd như nói dối), không gần gũi nam nữ v.v… từ 3h sáng tới 7h tối của ngày hôm đó. Tại sao lại như vậy và ý nghĩa của Ramadan là gì? Tôi không nghĩ là mình biết nhiều lý thuyết sách vở cho lắm! Các điều cấm kỵ này có lẽ cũng tương tự như việc đi vào chùa tu ở VN vậy. Khi đi tu thì chúng ta sẽ tuân theo các điều cấm kỵ để tu dưỡng phẩm hạnh được tốt hơn. Để được thánh Allah ban phước, phù hộ, giống như được Phật phù hộ chăng? Tôi không chắc! Tốt hơn hết là tìm hiểu các tục lệ mà người dân ở đây thực hiện trong tháng Ramadan để rồi tự rút ra ý nghĩa theo quan điểm của riêng mình vậy.

Thứ nhất là người Hồi giáo ở Ai Cập không uống thức uống có cồn nói chung. Thật khó tưởng tưởng một quốc gia 90 triệu dân trong 1 tháng không tiêu thụ một lon bia, một chai rượu nào. Trên đường phố tuyệt đối không có các quán nhậu với tiếng “dzô, dzô”, không có cảnh tụ tập với ly bia trên tay, không có quán bar, không có massage hay đại loại vậy… Chưa thành phố nào tôi chứng kiến điều này! Có lẽ một phần lý do như vậy mà tháng Ramadan rất ít khách du lịch tới Ai Cập chăng? Vì xét ra thì chẳng mấy người chịu nổi không bia rượu trong một tháng??!

Cảnh tượng của xứ sở “Nghìn lẻ một đêm” rất vui mắt khi thấy các chàng trai Ả Rập to cao lực lưỡng, râu ria xồm xoàm rất đàn ông lại tụ tập ngồi uống… nước ngọt:

IMG_20150706_215531_zps5zuujkt1.jpg


Hết uống nước ngọt các chàng lại thu lu ngồi… đọc sách. Cả đường phố khắp nơi đều thấy cánh mày râu ngồi uống trà chanh với nước ngọt ngồi đọc sách…

IMG_20150706_213331_zps7nnks3sl.jpg


Tôi gọi cho mình một ly trà kiểu Ai Cập:

IMG_20150706_212102_zpsvqpqzxas.jpg


Còn tay Mostafa Fathi này thì luôn tay luôn chân nói chuyện về đề tài "trùm sò" ưa thích của hắn là chính trị, như tự do ngôn luận, các nhóm đạo Hồi cực đoan Muslum Brotherhood, v.v… và v.v…

IMG_20150706_212856_zpsbfcjan4d.jpg


Nếu bạn buộc phải không ăn uống trong khoảng 16 tiếng, bạn sẽ làm gì?
Đương nhiên là phải tận dụng quãng thời gian ban đêm từ 7h tối đến 3h sáng hôm sau để ăn uống, ngủ nghỉ, tích nạp năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy Cairo còn được mệnh danh là “Thành phố không ngủ”.

IMG_20150706_212841_zpsltbi5w6s.jpg


Kể cả dịch vụ đi thuyền trên sông Nile cũng ... không ngủ nốt. Càng về đêm không khí càng mát mẻ, mọi người càng ùa ra đường phố vui chơi nhiều:

IMG_20150706_224421_zpsfxvo7ilo.jpg


Và đây, sông Nile:

IMG_20150706_230422_zps64goh3pc.jpg
 
Kể từ sau chuyến đi Trung Quốc, tôi mới nhận rõ một điều, điều tôi chưa từng làm trước đó: Tìm hiểu phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, địa lý, kinh tế, thậm chí cả chính trị tại đất nước mà mình tới thăm sẽ giúp phong phú thêm trải nghiệm và bổ sung vào chuyến đi thêm nhiều điều thú vị. Du lịch lướt qua các danh lam thắng cảnh cũng tương tự như ngửi thấy mùi thơm của một ly café – như vậy chưa đủ - cần phải thưởng thức nó trong một khung cảnh phù hợp, với một lượng kiến thức vừa đủ về cách pha chế, nguyên liệu v.v… và v.v… để có thể nói là trải nghiệm.

Điều kiện cần cho việc trên là bạn phải có thời gian; cái này là khó nhưng không phải quá khó! Điều kiện đủ là chấp nhận “du lịch chậm”. Du lịch chậm – hay nói cách khác: sống chậm – là điều khó chấp nhận hơn nhiều.

Tại sao? Mọi người đều muốn nhanh chóng đi càng nhiều địa danh càng tốt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đó cũng là thói quen hằng ngày của chúng ta trong công việc, ai cũng muốn làm được nhiều việc nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Vô hình chung thói quen đã điều khiển hành vi du lịch của mỗi người. Bạn có thể tìm thấy ví dụ này khắp nơi: các tour du lịch một tuần đi khắp Châu Âu, 04 ngày vòng quanh Ai Cập, 10 ngày vòng quanh Châu Phi, còn các tay du lịch ở nhà trọ thì chạy ra chạy vào liên tục…

Một trong những việc đầu tiên tôi làm khi tới Cairo là lân la tại các khu chợ tìm mua thức ăn, và quan sát hoạt động thường ngày của dân thường. Người Hồi giáo không ăn thịt heo, có thể vì quan điểm rằng heo là con vật bẩn thỉu, heo ăn gần như tất cả mọi thứ, lây truyền dịch bệnh nguy hiểm, sống dơ bẩn chăng? Tôi không rõ lắm! Điều tôi nhận thấy là giá cả nói chung không mắc lắm so với Việt Nam.
- Mắc quá, mắc quá! Tôi nhăn nhó với ông già bán hàng ở quầy tạp hóa khi cầm lên 4 cái đùi gà bóng mỡ to bằng bàn tay. Giá cả là khoảng 60 nghìn VNĐ.
- Không, không! Ông già lắc cái đầu hói béo ụ, nói: “Đây là tháng Ramadan nên thực phẩm giảm giá nhiều lắm đấy”.
Ông già vui vẻ cho tôi chụp hình:

IMG_20150707_094609_zpscrgwam6f.jpg


IMG_20150707_094835_zpsisr3tbw6.jpg


Hoa quả, trái cây nói chung cũng rẻ và không có cảnh tranh mua, giành bán như mọi khu chợ trung tâm khác. Cậu bé bán hàng (nếu nhìn kỹ thì gương mặt của cậu đúng là điển hình của một người Ai Cập – Bắc Phi) thậm chí không có tiền lẻ thối cho 02 bó rau cải giá 02 đồng bảng Ai Cập (tương đương 6 nghìn VNĐ) khi cầm trên tay tôi đưa tờ 5 đồng…

IMG_20150707_094948_zpsimt1ikg1.jpg


IMG_20150707_095552_zpsdyc1hngq.jpg


IMG_20150707_095530_zpsowkjczfz.jpg


Đã đủ nguyên liệu để nấu cho mình một bữa ăn trưa. Cái bếp duy nhất của nhà trọ nằm ở khu vực tiếp tân nên không tránh khỏi mùi thức ăn bay ra ngào ngạt... lại đúng vào lúc các anh Hồi giáo đang phải nhịn ăn nhịn uống đói khát ... Có lúc tiếng cầu nguyện kinh Koran buổi trưa trong khu tập thể im ắng một lúc kèm theo hương thơm của mùi thức ăn quyến rũ lan tỏa khắp các khán phòng. Hic, nhưng biết làm sao được? :D

IMG_20150707_114844_zpsnh44edg3.jpg
 
Có 03 lý do khiến cho lượng khách du lịch tới Ai Cập tại thời điểm này nói chung rất ít:

Thứ nhất là tháng Ramadan. Nguyên tắc không uống bia rượu, kể cả bán cho khách du lịch, trong đợt Ramadan làm giảm sút lượng Tây balo. Ai cũng biết Tây balo thích uống bia như thế nào. Văn hóa của Tây balo nói chung là thường tìm đến các Bar club vào buổi tối, uống bia, kết giao bạn bè, thậm chí cả gái gú. Không bia, không bar club thì còn gì hấp dẫn Tây balo? Đương nhiên lượng khách từ Châu Á như tôi đây cũng có, nhưng nói chung không đáng kể.

Thứ hai là thời tiết nóng nực mùa hè. Nhiệt độ ngoài trời thường khi lên 35 độ tại Cairo, càng xuống phía Nam thì càng nóng, có thể tới 45 độ tại Tp. Aswan. Tháng 6, 7, 8 là cao điểm mùa hè và rõ ràng là chẳng ai thích nóng nực như vậy tí nào cả. Mùa đông hoặc xuân mới là mùa cao điểm du lịch. Giá cả phòng trọ phản ánh rất rõ xu thế du lịch theo mùa này.

Thứ ba cũng không kém phần quan trọng là bất ổn chính trị. An toàn là điều khiến mọi người lo ngại khi đi du lịch. Nhưng tại sao lại có bất ổn chính trị? Ai Cập đã từng có thời gian ổn định 30 năm dưới thời của Tổng thống Hosni Mubarak. Ba thập niên làm tổng thống khiến nhiều người – nhất là lớp trẻ Cairo – không thích và xem ông như là kẻ độc tài, người đã làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, hạn chế tự do ngôn luận, khiến tham nhũng, lạm phát tăng cao cùng nhiều vấn đề khác

Đỉnh điểm của sự phản đối của dân chúng với chế độ T.T Mubarak là vào tháng 1 năm 2011 khi biểu tình bùng phát khắp cả nước, nhất là tại Cairo. Hơn 02 triệu người đã tập trung tại Quảng trường Tahir để thể hiện sự phản đối. Biểu tình nhanh chóng trở thành bạo loạn lật đổ, khi người dân dường như được tiếp thêm niềm tin từ “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia, nơi lần đầu tiên một tổng thống Ả rập bị lật đổ bởi sức mạnh của nhân dân. Kết cục thì ai cũng biết, ông Mubarak bị bắt giam và Ai Cập có tổng thống mới thông qua bầu cử.

Tuy nhiên, phe ủng hộ T.T cũ thành lập một tổ chức gọi là Moslim Brotherhood thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công, đánh bom xe gây bất ổn. Mục đích là hạn chế số lượng khách du lịch tới Ai Cập và tổ chức này đã thành công, mặc cho nỗ lực của chính phủ mới cố gây dựng lại hình ảnh an ninh.

Dưới con mắt người du lịch như tôi thì T.T. Cairo vẫn là nơi rất yên bình. Nhiều ngày lưu trú tại đây và chứng kiến cuộc sống bình thường của người dân, kể cả ban đêm, thì nói chung mọi thứ đều... ổn... :D

IMG_20150708_132159_zps5ldqkxxc.jpg


Tôi vẫn thường ngày đi vào chợ thử xem các loại thức ăn lạ mắt, tôi thử mua mấy loại rau củ ngâm dấm này và đã mắc sai lầm: Mùi vị của chúng thật khủng khiếp!

IMG_20150708_133110_zpselb03gwh.jpg


Cairo có nhiều loại thức uống mát và ngon. Thích nhất là loại màu trắng sữa vừa ngọt, vừa bùi và béo ngậy. Tên của nó là Sô-bi-a:

IMG_20150710_112724_zpsmzo2razz.jpg
 
Tay Châu Á trong phòng trọ lặng lẽ mở túi đựng quần áo lấy ra chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu màu đen bóng – chiếc mũ chiếm gần một nửa khoang chứa đồ - được bọc cẩn thận. Chiếc mũ bảo hiểm của người đi xe moto cũng giống như thanh kiếm của một kiếm sỹ, nó là mục đích quan trọng nhất khiến hắn đang ở đây.

Nhưng… Hắn đặt chiếc mũ bảo hiểm xuống với một thoáng ngần ngại…

Giao thông ở Cairo là một thứ kỳ quặc mà hắn chưa bao giờ được chứng kiến trong đời: người người băng qua đường một cách đột ngột – kể cả băng qua đường cao tốc, oto thì chạy như điên chuyển làn bất kể luật giao thông, xe máy đầu trần lạng lách khắp nơi, cả thành phố chỉ có vài biển báo giao thông, không ai đội mũ bảo hiểm. Ba ngày đầu tiên tới Cairo hắn không dám băng qua đường, vì mọi phương tiện chạy trên đường dường như không có quy tắc, thật nguy hiểm!

Muốn chạy xe an toàn tại một nước nào đó thì trước tiên phải hiểu suy nghĩ thói quen của người bản xứ, cách chạy xe của người bản xứ! Đó là nguyên tắc an toàn hắn đặt ra khi quyết định chạy xe máy tại bất cứ quốc gia nào.

Bạn bè hắn tại Cairo từng cảnh báo trước nhưng hắn muốn "mục kỷ sở thị" tận mắt để tìm cách xử lý vấn đề dựa trên kinh nghiệm mà hắn có. Từ đó, hắn dành thời gian nhiều ngày đi ra ngoài đường quan sát các phương tiện di chuyển, hỏi han người bản xứ, trong đầu suy nghĩ cách thức xử lý, cách thoát ra khỏi dòng oto đông đúc, cách di chuyển ra khỏi Cairo với xe gắn máy giờ nào là thuận lợi nhất… Trong đầu tính toán hết nhưng điều đầu tiên dễ nhận thấy là tai nạn xảy ra khá nhiều trên đường phố. Một vụ tai nạn:

IMG_20150711_200726_zpsdlsl54ve.jpg


Có hôm, hắn thuê một chiếc xe taxi chở ra ngoài ngoại thành và quan sát cách chạy xe của người bản xứ. Tệ hơn trong thành phố, ở ngoài nông thôn không hề có biển báo tốc độ lẫn biển chỉ đường. Xe khách Ai Cập chắc chấp mấy chú xe khách Việt Nam chạy trước cả tiếng cũng không sợ bị tụt lại phía sau... Quá nhanh! Hắn lại chứng kiến thêm một vụ tai nạn khác...

Một điều hắn cũng không hiểu là các trạm kiểm soát quân đội, với lính gác mặc áo chống đạn màu đen, thiết giáp, súng vũ trang quanh người. Các trạm kiểm soát được đặt dọc khắp trên đường. Rồi cũng có cảnh dừng xe khám xét, cũng có cảnh hối lộ. Quân đội tại sao lại ở nông thôn và thực hiện an ninh?

Hắn về phòng khách sạn, lấy chiếc mũ bảo hiểm ra chùi chùi xong lại cất vào trong túi xách với thoáng chần chừ... Đam mê không bao giờ cạn nhưng có nhiều điều vẫn còn bí ẩn tại xứ sở "nghìn lẻ một đêm" này!

Trên một đường phố Cairo:

IMG_20150707_153201_zpsebephpw9.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,297
Bài viết
1,174,962
Members
192,026
Latest member
denledmpe
Back
Top