What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
243468242a4d25c3.jpg

Ngồi cả giờ nói chuyện với một người đàn bà trông coi khu tháp Chiên Đàn. Bà ngày thường cũng như mọi người, chăn bò ngay trong khu tháp, hái rau má ở dưới chân tháp, dọn cỏ quanh tháp cho bò. Khó mà nghĩ đó là một cán bộ văn hóa làm ở đây đã mấy chục năm.

Bà kể về ngày trước, khi còn chưa thống nhất, chuyện hồi bé bà trèo lên đỉnh tháp bằng những cây leo, nóc tháp bị biến thành ụ súng. Rồi chuyện những năm 80 - 90, cán bộ văn hóa và chuyên gia nước ngòai về khai quật, tìm hiểu tháp thế nào. Để có thể lộ rõ những bức phù điêu như trên, người ta đã phải dùng một loại hóa chất đặc biệt đổ lên, để không ăn mòn đá mà lại sạch được chất bẩn, đồng thời rêu không mọc trên đó được. Nhờ vậy mà các bức phù điêu đã được xử lý trông như mới. Còn các bức chưa được xử lý thì đen bẩn cũ kỹ.
 
Nhưng chuyện bà nói nhiều nhất là về những người Chămpa. Vào ngày lễ hội của họ, họ vẫn về đây cúng bái để tưởng nhớ tổ tiên của họ, đã từng làm chủ mảnh đất này trong hàng nghìn năm, cho đến khi bị người Việt xâm lấn và đuổi đi.

Có lẽ dân tộc Chămpa cũng là một dân tộc đau khổ, một dân tộc Vong quốc, không còn đất nước. Họ có thể vẫn còn ở rải rác trên vùng đất xưa kia là đất nước của họ, nhưng giờ không còn nữa. Vùng đất tổ tiên xa xưa - Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giờ hầu như không còn người Chăm, mà phải lui vào Bình Định, Bình Thuận và xa hơn nữa. Những thánh địa đổ nát, tháp thờ hoang tàn.

Người đàn bà kia kể rằng vào những ngày lễ hội, nhiều người Chăm về đây và ôm cây tháp mà khóc. Họ thấy đau xót cũng không có gì khó hiểu.

Có lẽ chúng ta vẫn còn hạnh phúc hơn họ nhiều, khi có một Tổ quốc để mà đặt trong tim và để mà trở về sau khi lưu lạc xứ người.

2434682480505bcf.jpg
 
Trong các sách sử giảng dạy, người ta thường tránh nói đến cuộc tiến công chiếm đất của người Việt vào vương quốc Chiêm Thành - Chămpa. Họ chỉ gọi bằng một cái tên mĩ miều là Nam tiến. Nhưng cuộc Nam tiến ấy cũng đổi bằng biết bao xương máu của những người ở cả hai dân tộc. Bao người Việt và người Chăm đã chết, những kinh đô hoang phế và bị cướp bóc, những di tích bị đập phá để tìm vàng.

Trong lịch sử, không chỉ người Việt tấn công người Chămpa, mà quân Chămpa cũng nhiều lần kéo ra tận Thăng Long đánh đuổi vua Việt. Chế Bồng Nga 3 lần kéo quân ra bắc, vua tôi nhà Trần đã phải bồng bế nhau chạy trốn để mặc quân Chiêm Thành cướp phá.

Nhưng dòng chảy lịch sử đã ủng hộ người Việt, và người Việt đã không chỉ một lần hủy diệt kinh đô Chăm, tàn sát người Chămpa. Các vua Lê Đại Hành, Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, các chúa Nguyễn, là có công với người Việt, nhưng là kẻ thù đáng sợ của các vua Chămpa. Các vị vua ấy lần lượt vượt các vùng đất, các con đèo hiểm trở như Hải Vân để tiến đến phương nam.

Ngày nay, các công trình của các đời vua đó trên đất Bắc không còn gì, hoặc toàn là xây lại. Nhưng những công trình của các vua Chămpa thì vẫn còn đó hiên ngang với trời đất.

Thôi cũng đành dối lòng mà an ủi rằng đó là sự đền bù cuối cùng của thời gian cho một dân tộc văn minh nhưng vong quốc, cho một đất nước huy hoàng nhưng đã tiêu tan.
 
Rời Chiên Đàn, đi qua thành phố Tam Kỳ, đến cuối Tam Kỳ là cầu Tam Kỳ bắc qua sông Tam Kỳ, vừa qua cầu, rẽ phải vào con đường nhỏ hơn chừng nửa km là đến khu tháp Khương Mỹ.

Khương Mỹ cũng gồm 3 ngọn tháp dựng theo hướng bắc nam, xung quanh bị nhiều nhà dân vây kín, không có khung cảnh rộng như khu Chiên Đàn.


 
Tháp Khương Mỹ được xây dựng vào khoảng thế kỉ 10, trước tháp Chiên Đàn. Đối tượng thờ chính của Khương Mỹ là Visnu, là dòng sớm hơn dòng thờ Shiva.

Những hoa văn trang trí trên gạch của tháp Khương Mỹ. phong cách nơi đây khác hẳn với tháp Chiên Đàn. Những dây hoa xoắn tròn chữ S thay cho những mặt kala, lá đề. Hoa văn tập trung theo cạnh dọc chứ không phải phù điêu ngang như tháp Chiên Đàn.


2434683b789acbaa.jpg


2434683b789cb010.jpg


2434683b7bab86d3.jpg
 
Tìm mãi mà chả thấy mấy cái ảnh Mỹ Sơn đâu cả?! Bữa nào tìm thấy em pót sau nhé!
 
Từ thành phố Tam Kỳ, ngay ngã tư lớn đầu tiên, rẽ trái đi khoảng gần 10km là đến biển Tam Thanh, một bãi biển ngắn, chủ yếu cho dân Tam Kỳ xuống ăn uống, nghỉ ngơi, đi trong ngày. Do đó ở đây chủ yếu là hàng quán, không có nhà nghỉ. Buổi chiều người ra tắm biển và ăn uống khá đông.

Đồ hải sản ở đây cũng khá ngon, được chế biến đơn giản.


Biển Tam Thanh năm vừa rồi có 2 trẻ em chết đuối vì tắm ở ngoài khu vực trông nom được.
Nói chung ra biển thì không thể chủ quan.
 
Những ngôi mộ cát ở Quảng Nam.

Đất gần biển ở Tam Kỳ bị gió cuốn cát phủ lên một lớp dầy. Bới cát lên là lộ ra đất, còn cát, cát cứ phủ ngập chân, trắng đến lóa mắt. Người ta đào đất cho những người đã khuất, rồi vun cát lên thành nấm. Lâu, gió thổi cát đi, họ lại vun lên.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,138
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top