What's new

Hồi ức Tây Tạng và những con đường mây trắng

Mồng 2 Tết Nhâm Thìn - 24/1/2012

[video=youtube;5Vmtvpk2zU4]http://www.youtube.com/watch?v=5Vmtvpk2zU4[/video]

Nửa đêm nghe Lina hát bài Tibetan Plateau (Qing zang gao yuan) muốn ứa nước mắt.

Bài hát hát về những con đường vắt vẻo trên mây trắng
Về những đỉnh núi tuyết phủ ngàn năm nối tiếp nhau
Về những đôi má cô gái Tạng đỏ ửng
Về mùi trà bơ nóng hổi không cưỡng lại được.
Về cả món ăn nấu bằng phân bò phơi khô không nuốt nổi.
Về một mảnh đất xa lắm ... nơi tận cùng trái đất.
....

Tây Tạng, mảnh đất thật kỳ lạ. Khi ở đó khổ cực chỉ muốn về ngay, khi về rồi lại nhớ quay quắt.

Tôi cũng không rõ rồi mình có đủ dũng khí để xách ba lô quay trở lại những con đường đó hay không nữa bởi đó là cả một hành trình khổ cực, có khi nguy hiểm cả đến tính mạng. Nhưng một điều tôi biết chắc là ngay cả sau này, trong mơ tôi lại thấy mình bồng bềnh trên những con đường mây trắng nơi xa.

Tôi xin bắt đầu câu chuyện hành trình 27 ngày Tây Tạng - Nepal của mình và những người bạn bằng hình ảnh con đường ấy.

attachment.php
[/IMG]
 
Last edited:
Tôi bắt đầu ý định đi Tây Tạng của mình bằng một suy nghĩ khá nông nổi: Chinh phục Everest.

Ý định ngông cuồng này bắt nguồn từ chuyến leo Phanxipan đầu năm 2011. Thật ra cũng chẳng vẻ vang gì vì anh bạn bên du lịch một ngày đẹp trời gọi điện hỏi

"Leo Phanxipang không?"
"Với ai" tôi trả lời
"Giải thường niên của Vietnam Airline"

Thế là tôi leo. Dân chuyên nghiệp chạy 4 tiếng lên đến đỉnh. Tôi hì hục 2 ngày cả đi cả về, hụt mất 2kg. Nhưng trong lòng vẫn tràn trề tự mãn và dũng khí vì đã chinh phục Nóc nhà Đông Dương (Ôi giời oai tổ bố, sau này tôi mới biết chẳng ăn thua gì với Tây Tạng).

Ý định chinh phục Everest của tôi tắt ngấm sau khi nghiên cứu kỹ hơn về Everest và biết thông tin: Cứ 5 người lên Everest thì có 1 người chết bỏ xác trên núi.

Độ xung cũng xuống một chút, thôi tôi lại chọn lộ trình 20 ngày Treking cao nhất thế giới lên Interim Camp ở 6400m của đỉnh Everest. Đây là mức cao nhất mà dân không chuyên có thể lên được.

Gọi bạn bè, lên phuot.com hô hào mãi 1 tháng trời chẳng ai dám đăng ký đi. Tôi đổi lộ trình thôi thì đi thăm thú quanh Tây Tạng và về Nepal chơi vậy. Giấc mơ có vẻ thực tế và gần mặt đất hơn

Một ngày cuối thu sau này khi đứng ở đỉnh đèo 5600m của chặng Kora quanh Kailash (Với một khuôn mặt phờ phạc, đầu choáng váng, mũi chảy máu tè le, chân rộp chóc hết ra) tôi mới thấy mình may mắn đã không ham cái độ cao 6400m của Everest Interim Camp.

Hì hục 10 ngày nghiên cứu bài của các sư huynh Yilka, sư tỉ June và các nguồn ABC tôi cũng vẽ được cho mình một lộ trình. Nó là đây (Xin lỗi bà con vì hồi đó có 1 lão tây nên phải viết Tiếng Anh để lão hiểu):

Day 1 "- Ha Noi/HCM to CAN
- CAN - Chengdu (China Southern)"
Day 2 "- Chengdu - Lhasa
- 14h - 18h: Tour Barkor and shop on the street"
Day 3 "- Enjoy Morning Tea
- Visit Drepung & Sera Monastery
- Visit Nangma Night Club - Optional (Tibetan art performance)"
Day 4 - Potala Palace & Norbulingka
Day 5 "- Visit Jokhang Temple
- 12h: Depart for Namtso Lake (190km)
- Overnight in Namtso Lake"
Day 6 "- Enjoy sunrise at Namtso
- Depart for Ganden Monastery
- Back to Lhasa
- Free time and prepare for departure"
Day 7 "- Depart for GYANTSE [3950M] 261 KM
- Stop by Lake Yamdrok - tso
- Tour Gyantse Dzong and Gyantse Kumbum
- Stay overnight in Gyantse Hotel"
Day 8 "- Depart for Sakya 244km
- Visit Tashihunpo & Sakya Monastery
- Overnight in Sakya"
Day 9 "- Depart for Rongbuk valey
- Stop by & explore surrounding hills and beautiful Tibetan Village.
- Drive through Qomolangma
- Enjoy sunset on Everest from Rongphu Monastery
- Overnight in Everest Base Camp"
Day 10 "- Depart for Saga (Drive through Qomolangma again)
- Overnight in Saga"
Day 11 "- Depart for Paryang
- Overnight in Paryang"
Day 12 "- Depart for Manasarovar
- Overnight in Manasarovar"
Day 13 "- Enjoy Sunrise at Manasarovar
- Depart for Dachen"
Day 14 - Kailash Kora - day 1
Day 15 - Kailash Kora - day 2
Day 16 "- Kailash Kora - day 3
- Depart for Khyunglung Valley
- Stop at Tirthapuri for Hot spring & Monastery"
Day 17 "
- Tour Bon school Gurugyam Monastery and Ruin of Shangshung kingdom"
Day 18 "- Depart for Zanda town
- Tour Tholing"
Day 19 "- Tour Tsaparang (20km fr zanda)
"
Day 20 "- Visit Mummies/ Charnel Cave.
- Visit Dungkar & Qulong Silver City"
Day 21 - Zanda to Paryang
Day 22 - Paryang to Zhangmu (Stop by Peiku-tso lake)
Day 23 "- Tour Kathmandu
- Visit Dubar Square"
Day 24 - Tour Kathmandu
Day 25 - Tour Kathmandu
Day 26 - Flight to Quang Zhou
Day 27 - Back to HCM/HN

Và cũng "minh bạch" chi phí luôn để có ai cần tham khảo. Chi phí (bằng USD) này khá chính xác với thực tế tiêu xài sau này:

- Flight ticket HCM - CAN-CTU-KMD-CAN-HCM 699
- Flight ticket Chengdu - Congar 265
- China Visa 67
- Meals cost & Personal expense 500
- Nepal Visa 40
- Tour cost (Including all permit) 1680
TOTAL COST 3251
 
Last edited:
Tớ bắt đầu chuẩn bị từ Tháng 5 cho chuyến đi bắt đầu từ 25/8/2011 tới 21/9/2011.

Bài toán đầu tiên đặt ra là thể lực. Để chịu được 52km vòng quanh núi Kailash tớ đặt cho mình chương trình luyện tập leo 100 tầng lầu mỗi ngày. Số là tớ ở chung cư 16 tầng nên chứ đi 6 vòng lên xuống hết 16 tầng là cũng đủ 100 tầng. Trong lúc leo phải đeo cái Ba lô nặng 15kg như thế này

attachment.php
[/IMG]

Bồi thêm 2 cái tạ chân 3kg

attachment.php
[/IMG]

Nói là mỗi ngày chứ cái bệnh lười chỉ cho phép tớ leo vài ba ngày một lần. Bà con trong chung cư nhìn tớ như thằng điên chạy lên chạy xuống thang bộ. May chưa ai bắt đi nhà thương điên.

Kết quả sau hai tháng đôi giày đi toi

attachment.php


Những nỗ lực tập này sau khi đi mới thấy được đền đáp. Nhìn anh bạn khỏe mạnh phải ôm ngựa xuống núi vì đuối sức tớ mới thấy mình chí phải khi biết tự lượng sức trói gà không chặt.

Bên cạnh việc thể lực thì đây là một vài bí kíp luyện trước khi đi để lấy thông tin:

attachment.php


Ngoài ra anh chị em đi nên xem các phim sau:

1. Journey into Tibet: Đầy thông tin
2. Mountain Patrol (Kekexili): Cảm động vô cùng
3. Kundun
4. Red River Valley: Nói về cuộc chinh phạt Tây Tạng của người Anh. Cái này sẽ hiểu khi thăm pháo đài Gyantse Dzung.
5. Samsara: Một loại phim tình ái nhà phật giống Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
6. Seven Year in Tibet: Nói về Dalai Lama có anh Brab Pitt đóng
7. The cry of Snow lion: Nói về anh béo đánh Tây Tạng
8. The Himalaya: Một ký sự tuyệt vời 6 tập về 6 nước vùng Himalaya. Dẫu chỉ có 1 tập nói về Tây Tạng và 1 tập về Nepal nhưng toàn bộ rất đáng xem
9. The Horse Thief
10. The lost world of Tibet

Có một số phim hay về Thiên táng (Sky Burial), Thủy táng, Khám phá Kailash, Everest ... cứ lên Youtube down về là có hết.

Nói chung không thể không nghiên cứu vì Tây Tạng là một nền văn hóa khác hẳn. Rất huyền bí, biệt lập và ít thông tin. Nếu không nghe trước mình tới đó cứ như "vịt nghe sấm", nghe đấy nhìn đấy mà chẳng hiểu gì.

Về nhạc thì có hai bài không thể bỏ qua:

1. Tibetan Plateau: Một tuyệt phẩm của Lina (Coi post đầu tiên)
2. Road to haven (Tian lu)

[video=youtube;fXi27vozhOs]http://www.youtube.com/watch?v=fXi27vozhOs[/video]

Thật ra hai bài này đều do mấy tay Hán nhà "Anh béo" viết. Nhưng mà nghe dễ hiểu hơn nhạc Tạng nhiều (Vốn cứ rên ư ử chẳng hiểu gì).
 
Last edited:
Bạn Cobida ơi sao lại có ngày 24/3/2012 thế ?

Chúc mừng Cobida đã hoàn tất kora vòng quanh Kailash nhé. Chờ các bài viết của bạn về hành trình mùa thu này. Bạn cũng đã đi nốt được những phần mà đoàn chúng tôi bỏ sót đoạn hậu Kailash.

Nghe bài hát mà bạn post lên là lại nhớ con đường mây trắng quá đỗi :(
 
Tks chị June, viết lộn hàng :D.

Sẽ cố viết đến đoạn Khyung Lung Valley và Qulong Silver City mà chị hình như không tới được :)
 
Bài toán tiếp theo là chuyện NGƯỜI ĐI.

Bạn đồng hành không chỉ là để tám chuyện cho vui, trong trường hợp này có còn đáng ... đồng tiền bát gạo.

Mỗi người đi thêm là những người còn lại tiết kiệm được vài trăm USD nhờ giá tour trên đầu người giảm. Bởi vậy chưa bao giờ tớ tích cực gom người đến vậy

Số người đi Tây Tạng nên là bội số của 4. Đơn giản đó là số đẹp để nhồi vào một chiếc Land Cruiser có anh tài ngồi trước và anh Guide nằm ôm đống hành lý ở băng ghế sau. Tuy nhiên cũng không nên nhiều hơn 8 để tránh chuyện cãi cự nhau do chín người mười ý và khó khăn trong việc tìm chỗ ở.

Tớ bước vào công cuộc tìm băng đảng (Sau này gọi nhau thân ái lắm :D )

- Đầu tiên tớ gọi điện email cho tất cả bạn bè thân trọng. Giở đủ chiêu dụ dỗ, năn nỉ ỉ ôi, dọa nạt, van xin. Nói chung nhận được những câu từ chối khéo hay đại loại như "Mày điên à, ai rảnh đi nhông nhông cả tháng"
- Kế đến tớ spam các loại facebook, blog, diễn đàn ...
- Cuối cùng tớ tìm ra phuot.com

Sau vụ này tớ tự hứa với lòng không làm chủ thớt nữa, tốn thời gian quá luôn. Đây là những bài học rút ra:

1. Bắt anh em đóng tiền thế chân trước. Không thì họ ra vào như đi chợ
2. Lên kế hoạch rõ ràng, cung cấp thông tin đầy đủ.
3. Kiếm em nào ngon ngon, nhiều thời gian rồi ... tôn vinh em ấy làm chủ thớt cho nó làm tiếp.

Cuối cùng tớ cũng gom được băng đảng của mình là đây

attachment.php


Đoàn chúng tớ 8 người bao gồm 3 Hà Nội, 3 Sài Gòn, 2 ở Đức
 
Chuyến bay từ Thành Đô vào Lhasa cất cánh muộn 3 tiếng vì thời tiết xấu. Bạn bè tớ giết thời gian bằng mọi phương tiện có thể.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Một điều thú vị tớ khám phá được ở Thành Đô là chúng họ cũng phải dùng xô để hứng nước dột tại sân bay giống Nội Bài nhà mình. Nhìn một chuyện chẳng hay ho gì mà thấy mình cũng đỡ ... tủi.

attachment.php


Hàng không Trung Quốc cũng có hai đặc trưng tớ chưa gặp ở những hãng khác:

1. Hành khách đi Toilet không ấp Flush
2. Bắt tớ Off hẳn con Iphone chứ ko cho dùng Flight Mode
 
Last edited:
Chưa bao giờ tớ bay trên một chiếc phản lực mà bầu mặt đất lại gần đến thế. Nếu tính trung bình máy bay bay ở độ cao 8000m và độ cao của cao nguyên Tây Tạng khoảng 4000m thì mặt đất gần cánh bay hơn một nửa.

Đang mơ màng trên máy bay tớ chợt tỉnh giấc về những tiếng nhốn nháo xung quanh. Mọi người Tây, Tàu, Ta, Nhật tranh nhau những cửa sổ gần nhất để chụp lấy chụp để.

Và nóc nhà của trái đất hiện ra dưới cánh bay. Bắt đầu là những dãy núi cao

attachment.php


Và những hồ nước xanh vắt lưng chừng núi.

attachment.php


Những đỉnh tuyết phủ

attachment.php


Những dòng sông băng

attachment.php


Cả những dải băng hà nghìn năm

attachment.php


Và sân bay Lhasa nằm vắt vẻo trên một giải đồng bằng tí tẹo giữa điệp trùng núi non

attachment.php
 
Last edited:
Lhasa cuối hè chào đón chúng tôi bằng cái nắng rát bỏng lạ kỳ. Không khí khá lạnh, từng cơn gió tựa như gió mùa đông bắc của ta nhưng lại giữa một ngày nắng gay gắt. Sau vài này tôi mới thấu hiểu sự nguy hiểm của cái nắng trên đỉnh núi. Khi tia cực tím không được hấp thu bởi tầng khí quyển dày thì chỉ vài giờ đồng hồ phơi nắng có thể làm da bạn cháy bong ra và mắt không có kính mát có thể bị hư hại.

Và hai chiếc Land Cruiser, hai lái xe và hướng dẫn viên tên John bắt đầu lộ diện

attachment.php


Đường xá ở Tây Tạng được đầu tư khá tốt

attachment.php


Và chiếc cổng chào đầu tiên vào thành phố. Bạn có thể dừng trước cổng chụp hình xung quanh bất cứ cái gì trừ ... cái cổng. Hai bài học vỡ lòng John dạy chúng tớ là:

- Tuyệt đối không chụp hình lính gác và các chốt canh. Việc này sau này chúng tôi nhận ra là một yêu cầu rất khó khăn vì khắp đường phố ở Lhasa không chỗ nào không có lính gác, camera và chốt canh
- Không nói tiếng Hoa. Bạn có thể nói tiếng Anh hoặc dùng ... body language chứ không được "shuo han yu"

Cái cổng này do tớ liều mạng chụp trộm:

attachment.php
 
Trước khi cùng các bạn đi tiếp về các vùng đất của Tây Tạng. Tớ dành vài dòng trích dẫn về "ĐẤT NƯỚC" này (Những phần in nghiêng được trích nguyên văn từ Wikipedia.

Tây Tạng (tiếng Tây Tạng: བོད་, Bod hay pö theo cách nói vùng Lhasa; chữ Hoa: 西藏) nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 m, vùng đất này thường được gọi là 'Nóc nhà của thế giới'. Tất cả hay hầu hết Tây Tạng (tùy theo cách định nghĩa) ngày nay chịu sự kiểm soát của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (sau đây viết tắt là: CHNDTH).

Khi chính quyền Tây Tạng lưu vong nhắc đến Tây Tạng có nghĩa là họ nói đến một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là Amdo, Kham (hay Khams), và Ü-Tsang (Dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài CHNDTH như là Arunachal Pradesh, Sikkim, Bhutan và Ladakh mà các vùng này cũng hình thành một phần của không gian văn hóa Tây Tạng.

Khi chính quyền CHNDTH nói về Tây Tạng, có nghĩa là họ nói về Khu tự trị Tây Tạng (sau đây viết tắt là: TTTT), đơn vị tương đương với một tỉnh mà theo công nhận của CHNDTH về lãnh thổ sẽ bao gồm Arunachal Pradesh. Một số người Trung Hoa có thể cũng thêm vào vùng đó là Sikkim, Bhutan, and Ladakh. Thực tế, TTTT chỉ có các vùng nguyên là tỉnh Ü-Tsang và miền Tây của tỉnh Kham, trong khi Amdo và miền Đông của Kham đã được sát nhập vào các tỉnh hiện nay của Trung Quốc là Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên.

Cả Trung Hoa Dân Quốc lẫn Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều không chịu từ bỏ việc xác định chủ quyền lên Tây Tạng. Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6.000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà bình cho Tây Tạng, một hiệp ước được ký bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.

Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông Kham và Amdo đã nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đã lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này được ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã đến tận Lhasa. Nó đã bị dẹp tan năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ còn tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.

Trung Quốc đã đặt Ban Thiền Lạt Ma, một người được cộng đồng quốc tế xem là tù nhân ảo, làm nhân vật lãnh đạo Lhasa, và tuyên bố rằng ông ta là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền Tây Tạng với sự vắng mặt của Đạt Lai Lạt Ma, ngưòi lãnh đạo truyền thống của chính phủ. Năm 1965, phần đất U-Tsang và miền Tây Kham vốn thuộc quyền điều khiển của Đạt Lai Lạt Ma từ thập niên 1910 đến 1959 đã được đặt thành vùng tự trị. Trong thời gian cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh đã hủy hoại nhiều di sản văn hóa trong toàn nước CHNDTH bao gồm cả các tài sản Phật giáo ở Tây Tạng. Trong số hàng ngàn tu viện, chỉ còn một ít nguyên vẹn không bị hủy hoại, và hàng ngàn tăng ni Phật giáo đã bị giết hoặc bị cầm tù.

Các nguồn tin đưa ra về số người Tây Tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. Con số ước tính thấp nhất là của Warren W. Smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200.000 người Tây Tạng đã mất tích


Thực tế Tây Tạng mà chúng ta biết đến ngày nay chỉ là một phần của vương quốc Tây Tạng của các Dalai Lama trước kia vốn đã được xẻ thịt thành các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc Vân Nam và Tứ Xuyên ngày nay.

Những tu viện và lâu đài còn sót lại thường là những nơi được Hồng Vệ Binh làm nhà kho, đóng quân, thậm chí để nuôi gia súc trước kia. Phần lớn các công trình văn hóa cổ đã bị hủy diệt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,123
Members
192,340
Latest member
routermikrotik
Back
Top