ovuong
Người con xứ Nghệ
“Vào thời điểm đầu tháng Ba năm 1993, khi tôi dựng Vespa trước cửa hàng giải khát và tìm lại trong ký ức sự hòa trộn hương vị của mình, Việt Nam vẫn chưa phải là một điểm đến du lịch thời thượng”. Những cảm nhận đầu tiên của Giorgio Bettinelli khi đặt chân tới Sài Gòn sau chặng đường hơn 24.000km trong suốt 7 tháng trời từ Roma thật khiến những kẻ sở hữu Vespa mà mê du lịch thêm rạo rực. Benttinelli chưa bao giờ cầm lái một chiếc xe hai bánh đã “phải lòng” Vespa ngay từ lần gặp đầu tiên để rồi người ta gọi ông là “gã khùng của tôn giáo Vespa”. Khởi đầu từ những con đường làng quê êm đềm ở Indonesia, tới những kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp, vượt Alaska tới Patagonia, từ Melbourne tới Cape Town, ông đi từ Chile đến Tasmania. Cho đến khi dừng lại ở Trung Quốc năm 2008, Bettinelli đã gắn chặt cuộc đời mình trên yên xe Vespa ngao du thế giới. Tôi khâm phục ông và tôi muốn gọi rằng “Vespa luôn mở ra những chuyến chu du đầy xúc cảm”.
Vespa đã không đơn thuần là một phương tiện di chuyển. Nó vượt qua mọi rào cản của ngôn ngữ, biên giới, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và sắc tộc. Từ nước Ý xa xôi, “những chú ong bắp cày” đã vượt dãy Alps ra thế giới và tới Việt Nam, đi qua đâu là ở đó có những tín đồ mê dại. Vespa đã trở thành một biểu tượng kết nối các nền văn hóa, khởi nguồn của sự tự do phóng khoáng. Và tôi chắc chắn rằng, trên một chiếc Vespa, dù bạn có mặc jean hay những trang phục dạ hội kiểu cách, dù còn trẻ hay đã lớn tuổi, bạn không bao giờ cảm thấy lạc lõng.
Vespa là một phần của ký ức chúng ta nhưng cũng kéo dài cho tới hiện tại và tương lai. Tôi tin chắc rằng không ít người Việt Nam đã khôn lớn trên những chiếc xe Vespa cổ của bố mẹ mình. Năm 1946, Corrandino D’Ascanio đã đem sự tiện nghi của xe hơi, tiện dụng của xe máy, công nghệ máy bay, tính đơn giản của xe đạp “trộn” lại với nhau và “nhào” nên một cỗ máy ẩn mình dưới vỏ thép nguyên khối. Tới tận ngày nay, sau 70 năm định hình nên một thương hiệu toàn cầu, Vespa vẫn mang trong mình hình dáng phảng phất của quá khứ nhưng ẩn chứa dưới đó là cỗ máy hiện đại nhất.
Sau 70 năm nhưng Vespa vẫn là một tâm hồn không tuổi, trẻ trung, tự do, cá tính đầy hứng khởi. Với “chú ong nhỏ” hiện đại, bạn luôn có thể ngẫu hứng theo ý mình. Như chúng tôi đang thực hiện hành trình Men biển mà đi từ Đà Nẵng tới Sài Gòn trên hai chiếc Vespa GTS như để thỏa chí tang bồng. Chúng tôi cứ theo mạch nguồn của văn hóa Chăm Pa tới thương cảng Hội An rồi qua cầu Cửa Đại tới làng bích họa Tam Thanh để nghe những câu chuyện nhỏ nhặt nhất của cuộc sống người dân miền biển. Bám theo biển, với bên trái là sóng vỗ rì rào, chúng tôi qua phà Tam Hải tới đất Quảng Ngãi để rồi mải miết xuống biển Sa Huỳnh. Ghé thăm cánh đồng muối, văn hóa Sa Huỳnh cổ hay ngọn hải đăng Hòn Hải, Mũi Rồng với những tảng đá màu đỏ độc đáo.
Nhích ga thêm một chút là tới xứ Nẫu, qua cầu gỗ Ông Cọp bám biển tới Gành Đèn, Gành Đá Dĩa, rồi thưởng thức hải sản đầm Ô Loan, ghé thăm Mũi Điện với ngọn hải đăng. Chúng tôi gọi đó những Người thắp đèn bởi họ thắp lên những dẫn lối cho tàu bè qua lại, qua Vũng Rô, Đại Lãnh tới Nha Trang, Cam Ranh rồi Vĩnh Hy, Hang Rái, ghé đất Phan Rang thênh thang nắng gió với vườn nho, cánh đồng cừu hay trải nghiệm trong những chiếc lều tròn giống như người Mông Cổ ở Mũi Dinh, qua đất Cà Ná, Cổ Thạch, Phan Rí để tới con đường biển đẹp như mơ Bàu Trắng, Mũi Né hay La Gi với những homestay rất thú vị trước khi qua rừng Cần Giờ để về tới thành đô Sài Gòn.
Chúng tôi đi để biết, để hiểu, để thấm hơn cái tình người miền biển, để kể bạn nghe những món ăn đặc sản, những con người bình dị hay dăm ba bãi biển hoang sơ. Đó có khi là câu chuyện về người thắp đèn, người lái phà hay chỉ là một gia đình nhỏ chúng tôi gặp. Kẻ vận chuyển Vespa GTS 125cc và 300cc với bộ phụ kiện Touring và Sporty chắc chắn sẽ làm chuyến đi thêm phần hứng khởi, bạn cứ tưởng tượng xem chúng tôi lướt đi trên con đường biển đầy nắng gió với những “chú ong bắp cày” đẹp và đáng yêu đến thế.
Hai chiếc xe còn giúp chúng tôi mang hàng loạt thứ dành cho những kẻ mê đi thực thụ, đó không còn là đồ dùng khi bạn còn trẻ, đó là nhứng thứ rất “chất” cho người lãng du. Những chiếc túi trống của Jamlos đầy sắc màu được làm thủ công có thể giúp bạn chứa đồ đủ đi cho cả tuần, hay túi đeo chéo xinh xắn sẽ là nơi cất giữ ví, hộ chiếu, máy tính thì cứ nhét balo Jamlos là yên tâm nhất. Bạn sẽ thấy, chúng tôi đầy sắc màu, đầy ngẫu hứng với những bộ quần áo của Boo (Bò Sữa) hay hàng chục món đồ dã ngoại chuyên dụng của Umove. Từ những chiếc nồi, đến lều trại, từ con dao đa năng đến túi chống nước, từ chiếc mũ lưỡi trai màu xanh biển đến những chiếc quần outdoor thứ thiệt.
Tôi sẽ kể bạn nghe nhé, từ từ thôi, từng chút một, trên hành trình Dẫn động đam mê – Men biển mà đi từ Đà Nẵng tới Sài Gòn này…
Vespa đã không đơn thuần là một phương tiện di chuyển. Nó vượt qua mọi rào cản của ngôn ngữ, biên giới, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và sắc tộc. Từ nước Ý xa xôi, “những chú ong bắp cày” đã vượt dãy Alps ra thế giới và tới Việt Nam, đi qua đâu là ở đó có những tín đồ mê dại. Vespa đã trở thành một biểu tượng kết nối các nền văn hóa, khởi nguồn của sự tự do phóng khoáng. Và tôi chắc chắn rằng, trên một chiếc Vespa, dù bạn có mặc jean hay những trang phục dạ hội kiểu cách, dù còn trẻ hay đã lớn tuổi, bạn không bao giờ cảm thấy lạc lõng.
Vespa là một phần của ký ức chúng ta nhưng cũng kéo dài cho tới hiện tại và tương lai. Tôi tin chắc rằng không ít người Việt Nam đã khôn lớn trên những chiếc xe Vespa cổ của bố mẹ mình. Năm 1946, Corrandino D’Ascanio đã đem sự tiện nghi của xe hơi, tiện dụng của xe máy, công nghệ máy bay, tính đơn giản của xe đạp “trộn” lại với nhau và “nhào” nên một cỗ máy ẩn mình dưới vỏ thép nguyên khối. Tới tận ngày nay, sau 70 năm định hình nên một thương hiệu toàn cầu, Vespa vẫn mang trong mình hình dáng phảng phất của quá khứ nhưng ẩn chứa dưới đó là cỗ máy hiện đại nhất.
Sau 70 năm nhưng Vespa vẫn là một tâm hồn không tuổi, trẻ trung, tự do, cá tính đầy hứng khởi. Với “chú ong nhỏ” hiện đại, bạn luôn có thể ngẫu hứng theo ý mình. Như chúng tôi đang thực hiện hành trình Men biển mà đi từ Đà Nẵng tới Sài Gòn trên hai chiếc Vespa GTS như để thỏa chí tang bồng. Chúng tôi cứ theo mạch nguồn của văn hóa Chăm Pa tới thương cảng Hội An rồi qua cầu Cửa Đại tới làng bích họa Tam Thanh để nghe những câu chuyện nhỏ nhặt nhất của cuộc sống người dân miền biển. Bám theo biển, với bên trái là sóng vỗ rì rào, chúng tôi qua phà Tam Hải tới đất Quảng Ngãi để rồi mải miết xuống biển Sa Huỳnh. Ghé thăm cánh đồng muối, văn hóa Sa Huỳnh cổ hay ngọn hải đăng Hòn Hải, Mũi Rồng với những tảng đá màu đỏ độc đáo.
Nhích ga thêm một chút là tới xứ Nẫu, qua cầu gỗ Ông Cọp bám biển tới Gành Đèn, Gành Đá Dĩa, rồi thưởng thức hải sản đầm Ô Loan, ghé thăm Mũi Điện với ngọn hải đăng. Chúng tôi gọi đó những Người thắp đèn bởi họ thắp lên những dẫn lối cho tàu bè qua lại, qua Vũng Rô, Đại Lãnh tới Nha Trang, Cam Ranh rồi Vĩnh Hy, Hang Rái, ghé đất Phan Rang thênh thang nắng gió với vườn nho, cánh đồng cừu hay trải nghiệm trong những chiếc lều tròn giống như người Mông Cổ ở Mũi Dinh, qua đất Cà Ná, Cổ Thạch, Phan Rí để tới con đường biển đẹp như mơ Bàu Trắng, Mũi Né hay La Gi với những homestay rất thú vị trước khi qua rừng Cần Giờ để về tới thành đô Sài Gòn.
Chúng tôi đi để biết, để hiểu, để thấm hơn cái tình người miền biển, để kể bạn nghe những món ăn đặc sản, những con người bình dị hay dăm ba bãi biển hoang sơ. Đó có khi là câu chuyện về người thắp đèn, người lái phà hay chỉ là một gia đình nhỏ chúng tôi gặp. Kẻ vận chuyển Vespa GTS 125cc và 300cc với bộ phụ kiện Touring và Sporty chắc chắn sẽ làm chuyến đi thêm phần hứng khởi, bạn cứ tưởng tượng xem chúng tôi lướt đi trên con đường biển đầy nắng gió với những “chú ong bắp cày” đẹp và đáng yêu đến thế.
Hai chiếc xe còn giúp chúng tôi mang hàng loạt thứ dành cho những kẻ mê đi thực thụ, đó không còn là đồ dùng khi bạn còn trẻ, đó là nhứng thứ rất “chất” cho người lãng du. Những chiếc túi trống của Jamlos đầy sắc màu được làm thủ công có thể giúp bạn chứa đồ đủ đi cho cả tuần, hay túi đeo chéo xinh xắn sẽ là nơi cất giữ ví, hộ chiếu, máy tính thì cứ nhét balo Jamlos là yên tâm nhất. Bạn sẽ thấy, chúng tôi đầy sắc màu, đầy ngẫu hứng với những bộ quần áo của Boo (Bò Sữa) hay hàng chục món đồ dã ngoại chuyên dụng của Umove. Từ những chiếc nồi, đến lều trại, từ con dao đa năng đến túi chống nước, từ chiếc mũ lưỡi trai màu xanh biển đến những chiếc quần outdoor thứ thiệt.
Tôi sẽ kể bạn nghe nhé, từ từ thôi, từng chút một, trên hành trình Dẫn động đam mê – Men biển mà đi từ Đà Nẵng tới Sài Gòn này…


Last edited: