What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Em rất thán phục hiểu biết về Chùa Việt của bác Chitto .. (c)(c)(c) , đang đợi bài của bác ..:):):)
 
Tôi đi Yên Tử từ 15 năm trước. Khi đó đường vào chỉ là đường dân sinh, xe ô tô chở đoàn có 15 người còn bị sụt xuống dòng suối, cả lũ phải vào nhà dân mượn xẻng đào đất rồi chèn đá, đẩy cho xe lên. Khi đi phải mang tất cả các thứ đồ ăn đồ uống, đồ thắp sáng lên Hoa Yên, vì trên đó không có thức ăn, không có điện, chỉ có một căn nhà lớn trải chiếu, và nước mưa cùng củi đốt mà thôi.

Trên chùa khi đó cũng chỉ có hai bà già đã hơn bảy mươi tuổi, hai cụ thay phiên nhau xuống núi, và đêm thì tụng kinh.

Nhưng đêm đó là đêm trăng đáng nhớ lắm, trong tâm trí tôi, và chắc cả bạn bè tôi.

Tôi còn lên Yên Tử hai lần vào hai năm sau đó, cũng khổ không kém gì lần đầu. Từ bấy đến giờ đã 13 năm, tôi mới lại quay lại chốn này.

Giờ thì Yên Tử đầy đủ lắm rồi. Đường vào rộng đẹp, bãi xe thênh thang, cáp treo hai chặng, chặng 1 từ chân núi lên Hoa Yên, chặng 2 từ Hoa Yên lên tận An Kỳ Sinh. Trên Hoa Yên thì chỗ ăn nghỉ chứa được cả nghìn người, điện nước xông xênh, ăn uống đủ cả. Dưới chân núi, trên núi đều tấp nập.

Vắn tắt hành trình thì là thế này:

Bỏ qua chùa Trình, cái chùa đó mới xây lại, không có nhiều giá trị lịch sử, qua Dốc Đỏ là vào chân Yên Tử.

Tôi đến chân núi lúc 2.30 chiều, nắng gắt. Cũng định đi cáp treo, thì được tin cáp treo 1 lên Hoa Yên đang ngừng hoạt động ! Thế là phải leo bộ.

Sau 1 tiếng leo bộ, đến Hoa Yên, lấy chỗ nghỉ. Cáp treo 2 vẫn hoạt động, nhưng vào giờ đó lại là ngày trong tuần, chả còn ai đi nên với mình tôi cáp treo cũng không chạy. Thế là tôi lại leo bộ tiếp. Từ 4h đến 5h thì đến chùa Đồng.

Ngồi trên chùa Đồng nửa tiếng, mây mù và lạnh, nên xuống mất một giờ nữa, 6h30 ở Hoa Yên ngắm mây núi, ăn tối, đêm ra ngắm trăng cực đẹp.

Sáng hôm sau xuống núi và ngược về Hà Nội.
 
Last edited:
Dốc Đỏ từ đường 18 vượt qua dãy núi Rừng Nam, đổ xuống Nam Mẫu của xã Thượng Yên Công, là chân dãy Yên Tử rồi. Dãy Yên Tử chạy từ tây sang đông, có dãy Rừng Nam chắn trước mặt, ở giữa tạo thành thung lũng hẹp.

Có người nói rằng địa danh Nam Mẫu cũng là Năm Mẫu, tức là 5 bà mẹ. Bởi vì khi vua Trần vào núi tu hành, các cung nữ đi theo, có người tử tiết, có người được an trí ở Bình Khê, còn 5 bà ở lại chân núi, sau lấy chồng sinh con, trở thành 5 bà tổ của dân nơi đây.

Lại cũng được nghe người dân Quảng Ninh nói là bên Bình Khê có một làng (quên tên rồi) vốn xưa là các cung nữ của vua Trần Nhân Tông sang đó lấy chông, nên cho đến tận giờ, vùng đó toàn các cô gái đẹp. Dân QN nghe tên làng là biết !!!

Nhìn xuống thung lũng Nam Mẫu, dòng suối ở giữa thung lũng là Khe Sú, nguồn nước chảy từ Yên Tử xuống. Mấy khối nhà mái đỏ bên kia núi là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, cho đến giờ được coi là Thiền viện lớn nhất nước.


picture.php
 
Last edited:
Chân núi Yên Tử giờ đã là một khu vực rộng phong quang, làm nơi tổ chức lễ hội, bãi để xe rộng rãi.

Tôi lại nhớ hồi 14 năm trước, cùng đoàn của trường đi cắm trại ở dưới chân núi, đi sâu vào trong một đoạn, có rất nhiều củi đã được chặt sẵn, chỉ việc đi kéo về chất thành đống để đốt ban đêm. Và đêm đó, sau khi lửa tàn cũng là lúc mưa. Khổ sở lắm, nhưng vui.

picture.php

Ga cáp treo Hoa Yên ở lưng chừng núi, mái đỏ có thể thấy từ xa. Vị trí đó độ cao hơn 500 mét...

Đỉnh núi Yên Tử cao nhất, nơi đặt chùa Đồng trong ngày trời nắng. Nhìn từ dưới lên đỉnh núi khá rõ. Nhưng chỉ muộn thêm một chút, chiều mà lên là đã mịt mù mây rồi...

picture.php
 
Last edited:
Nhân tin rằng cáp treo chặng 1 từ chân núi lên Hoa Yên không hoạt động, tôi khá thất vọng.

Dự định lần này sẽ đi lên bằng cáp treo, và nếu trời trong (đứng từ chân núi thấy đỉnh thì đoán là lên đỉnh không bị mù), tôi mong được ngắm mặt trời lặn từ đỉnh chùa Đồng, rồi sáng hôm sau ngắm mặt trời mọc nữa.

Thời gian còn sẽ đi dạo tất cả các điểm: Vân Tiêu, Bảo Sái, Am Dược, Am Hoa, Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc,..., và dấu tích Ngọa Vân.

Nhưng khi không có cáp và buộc phải trèo bộ, thì thời gian sẽ tốn hơn, và tốn sức hơn, không thể chủ động thời gian trước khi trời tối.

Về sau, dù leo chân lên đỉnh chùa Đồng cũng còn sớm, nhưng tôi cũng không thể xem được hoàng hôn vì mây mù. Và buổi sáng cũng không thể lên xem bình minh được, cũng do mây mù và cáp chặng 2 không chạy sớm thế.

Mà thôi, bắt đầu từ đầu, đã phải đeo ba lô nhấc chân trên những bậc thang dốc lên đỉnh núi. Người ta nói Yên Tử là "bình yên mà tử" hoặc "đi yên về tử" vì việc phải leo núi mệt mỏi này đây.
 
@Chitto: Biết là bác còn viết tiếp nhưng không nhịn được, tò mò về cái chùa Trình quá. Thế người ta phá cái cũ, xây cái mới hả bác?
Em đi Yên Tử từ những năm leo đường đất, Hoa Yên thì y chang như bác kể, rồi trở lại đó 2 lần, nhưng vẫn chưa có bóng dáng cáp treo, đến 2001 thì cáp mới hình thành và chưa hoạt động, và trên chùa Đồng thì vẫn "phong rêu" như xưa. Giờ thì chắc là khác lắm rồi bác nhỉ. Nếu có ảnh nào ở chùa Đồng, bác nhớ post lên nhé.

Ôi Yên Tử!

Còn thật sự, em không thích xây cái Thiền Viện lắm, em thích khung cảnh hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính của ngày xưa. Tuy nhiên, nếu có cáp treo, chắc nhìn từ trên cao tuyệt lắm. Hy vọng, người ta đừng phá cái gì đi cả. Làm cái mới, tất nhiên hoành tráng hơn, nhưng cổ kính thì không còn. Có chăng thì khoảng vài chục năm nữa, nó sẽ lại thành cổ kính cho con cháu đời sau thôi.

Em chờ đợi phần viết tiếp của bác.
 
Cảm ơn bác Chitto đã viết topic này, tôi đã đến Yên Tử vào đúng hội Xuân Yên Tử, chia sẻ với cả nhà chút hình ảnh.Và mong rằng sẽ thu thập thêm chút thông tin về nơi được mệnh danh là cái nôi của Phật Giáo Việt Nam.

Cây đại thụ 700 năm tuổi.

4.jpg


Nữa đường Yên Tử...

4.jpg


Tháp Huê Quang.

4.jpg


Nhìn từ đỉnh Chùa Đồng

4.jpg
 
Last edited by a moderator:
Mình sắp đi Hạ Long và dự định tranh thủ thời gian đi Yên Tử. Mình không biết từ Hạ Long đến Yên tử thì đi bằng phương tiện gì cho an toàn, tiết kiệm.
Anh chitto và những bạn nào đã từng đi Yên Tử tư vấn cho mình được không a?
 
tò mò về cái chùa Trình quá. Thế người ta phá cái cũ, xây cái mới hả bác?

Còn thật sự, em không thích xây cái Thiền Viện lắm, em thích khung cảnh hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính của ngày xưa.

Chỗ của "chùa Trình" hiện nay theo tôi biết xưa kia không có chùa, và giờ thì đó là ngôi chùa mới, đồng thời thành chùa trụ sở của Phật giáo Quảng Ninh. Chùa cổ xa nhất ra phía ngoài của khu vực Yên Tử là chùa Cầm Thực.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay xây trên nền chùa Long Động, hay còn gọi là chùa Lân xưa kia. Tuy nhiên chùa Lân đã bị hủy hoại nhiều, có một số ngôi tháp cổ. Ngày nay tại Yên Tử cũng còn nhiều nơi hoang phế nữa chưa tu bổ được.



Mình sắp đi Hạ Long và dự định tranh thủ thời gian đi Yên Tử. Mình không biết từ Hạ Long đến Yên tử thì đi bằng phương tiện gì cho an toàn, tiết kiệm.
Anh chitto và những bạn nào đã từng đi Yên Tử tư vấn cho mình được không a?

Còn tùy vào bạn muốn đi Yên Tử trước hay Hạ Long trước. Nếu không phải là tự đi xe (xe máy, ô tô) thì cách đơn giản nhất là đi xe khách đến ngã ba vào Yên Tử rồi đi xe ôm vào.

Dù đi từ Hà Nội đến hay Hạ Long lại thì cũng cứ yêu cầu lái xe cho xuống dốc Đỏ hoặc nói rõ là đường vào Yên Tử, là xe nào cũng biết. Chỗ này cách Uông Bí khoảng 5km về phía Hà Nội.

Sau khi xuống ngã ba Dốc Đỏ thì bắt xe ôm đi vào. Giá khoảng 30 nghìn một chiều. Nếu đi cáp treo toàn bộ thì chỉ trong nửa ngày là xong. Nhưng hiện tại cáp treo 1 không hoạt động, nên có lẽ cũng phải mất cả ngày.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,409
Bài viết
1,175,661
Members
192,087
Latest member
ZatoFashion
Back
Top