What's new

[Chia sẻ] Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi

Một chiều rảnh rỗi làm một chuyến thăm Hành cung cổ bi!
xem Hành cung của chúa Trịnh Cương ngày xưa thế nào!

Thông tin về Hành cung này cũng khá nhiều trên mạng:
cụ thể như sau:

Hành cung Cổ Bi xưa thuộc làng Cổ Bi, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội).

Kinh Bắc là vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hoá, nơi đây đã sản sinh và gắn bó với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vào đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này càng nổi tiếng hơn bởi nó liên quan trực tiếp đến các chúa Trịnh, đặc biệt với Nhân Vương Trịnh Cương, người có nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách tài chính, đổi mới và chấn hưng nền kinh tế dưới thời Lê Trung hưng (thời vua Lê - chúa Trịnh).


Theo các tài liệu sử cũ: Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng và Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 7 năm Đinh Mùi (1727) chúa Trịnh Cương cho xây dựng phủ đệ mới ở làng Cổ Bi. Cổ Bi là một địa danh nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, lại tiếp giáp với xã Như Kinh, quê hương bà Trương Thái Phi, mẹ đẻ của Trịnh Cương, vì vậy Chúa thường tuần du tới đây (hiện thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên còn di tích Từ Vũ).

Là người am hiểu thuật phong thủy, chúa Trịnh Cương đã chọn Cổ Bi làm địa điểm xây dựng phủ đệ mới, khi hoàn thành sẽ dời phủ đệ cũ ở thành Thăng Long sang, biến Cổ Bi thành trung tâm quyền lực và thành kinh đô thứ hai của người "điều hành quốc gia". Theo sử ghi chép, công việc được hoàn thành trong một tháng và được đặt tên mới là phủ Kim Thành.

Tháng 7/1729 nước sông lên to, đê Cự Linh bị vỡ khiến thành Cổ Bi bị đổ nát và sau đó chúa Trịnh Cương mất. Đến năm Ất Hợi (1755) chúa Trịnh Doanh, con chúa Trịnh Cương nối nghiệp cha cho phục dựng lại hành cung Cổ Bi và xây thêm cung miếu.

Theo truyền thuyết dân gian, hành cung Cổ Bi là một hệ thống thành luỹ, cung điện nguy nga, phủ chúa là cung điện lớn bề thế, hai bên có các con thú lớn bằng đã ngồi chầu, như tượng voi, sư tử, hổ, chó... mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII (nay vẫn còn). Xung quanh là hệ thống hành dinh của các quan, trong thành có nhiều cây cổ thụ khiến không gian trở nên bề thế và trang nghiêm.

Qua kết quả khảo sát thực địa của các nhà khảo cổ, hành cung Cổ Bi - phủ Kim Thành xưa, ngoài khu vực trung tâm còn có các vòng thành bao bọc, kéo dài từ sông Đuống đến dốc Lời qua trung tâm thị trấn Trâu Quỳ sang đê Hội Xá. Vết tích đoạn thành phía Tây nằm trên đường từ Cổ Bi đến đê sông Đuống (nay là con đường cao hơn 1m rộng 3m trên đường vào thôn Cam sang thôn Vàng). Hành cung Cổ Bi đã được TP Hà Nội xếp hạng di tích năm 2005 và đang được tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.
 
Tìm mãi mới thấy đường vào của Hành cung này.
bây giờ Hành Cung này cũng là đình Binh Minh thuộc tổ dân phố Bình Minh.
IMG_0132.jpg

IMG_0133.jpg


Dấu vết xưa của Hành cung còn lại chỉ là những bức tượng thú bằng đá xanh khá đẹp
hiện nay vẫn còn
Đây chắc là con sư tử
IMG_0134.jpg

Voi
IMG_0135.jpg

IMG_0138.jpg
 
Tượng con Hổ
tượng này nằm cách cổng đỉnh phải đến trăm mét. cho thấy ngày xưa Hành cung này rất rộng
IMG_0161.jpg
 
Vào đình ngắm nghía một lúc
thấy mọi người vào đông, tưởng mọi người đang chơi cầu lông
đến gần thì hóa ra không phải mà đó là môn Bóng Cửa.
thấy các cụ bảo chơi lâu lắm rồi
mà thú thực là mình chưa thấy bao giờ....
nhìn qua thì nó giông bi-a trên đất...
người chơi chủ yếu là các cụ, ai cũng hăng say, vui vẻ
IMG_0148.jpg

IMG_0149.jpg

IMG_0147.jpg

IMG_0146.jpg

IMG_0145.jpg

IMG_0144.jpg

IMG_0143.jpg
 
Mình từng nghe nói đến hành cung Cổ Bi nhưng chưa có dịp đến đây. Bạn có thể chia sẻ thêm chút thông tin được ko? Mình dự định sẽ đến tìm hiểu thêm về hành cung này.

Cảm ơn bạn rất nhiều :)
 
Mình sinh ra và lớn lên ở đây. Nhớ lại hồi xưa đi học mẫu giáo toàn đi bộ một mình qua đình này. Những năm 80-90 của thế kỷ trước thì những ông chó đá, voi đá, gấu đá ngựa đá còn rất nhiều và nguyên bản. Bọn trẻ con chúng mình toàn trèo lên nghịch. Hồi trước đường vào hành cung còn rộng dọc 2 bên đường là các ông chó đá gấu đá ngựa đá rất nhiều. Vào đến hành cung thì có 2 ông voi đá chầu 2 bên. Ngày xưa đình bị bỏ hoang và gần như không có ai lui tới. Mình còn nhớ ngày xưa có chuyện kể truyền miệng rằng trong làng rất hay xảy ra cháy và họ đồn rằng chính do các ông voi đá này gây nên cho nên dân dã chặt mất vòi ông voi đá. Giờ không biết mấy ông voi đá còn không. Lâu lắm rồi mình ko về chơi.
 
Bây giờ ở Hành cung vân còn hai ông voi đá. hai ông lân đá
và ở ngoài đường thì vẫn còn 2 ông hổ đá.

Đình thì được tu sửa nhiều, khá đẹp.
là nơi vui chơi của trẻ con, người già với những môn như bóng cửa, cầu lông.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,139
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top