What's new

[Tổng hợp] Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt

tunbo

Lãnh Chúa
Các tháp Chăm là các sản phẩm kiến trúc đặc sắc của người Chăm ngày xưa, mà cho đến nay, sau quá trình dài nghiên cứu, người ta vẫn chưa thể tìm ra được chính xác phương pháp kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm cổ.

Người Chăm (hoặc còn gọi là người Chàm) trước kia từng sinh sống trên dải đất từ miền Trung trở vào - từ vùng Quảng Trị cho đến giáp sông Đồng Nai. Tuy nhiên, theo diễn biến phức tạp của lịch sử, người Chăm dần dần lùi xuống phía Nam và cuối cùng sáp nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XIX (năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng).

Qua bao lần vào Nam ra Bắc trước đây, tôi đã được trông thấy những ngôi tháp Chăm cổ nằm rải rác dọc miền Trung, nhưng lúc đó cũng chưa có ý niệm gì đặc biệt về các ngôi tháp này.
Sau này, khi tìm đến 3 cụm tháp Chăm trên đất Ninh Thuận (cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Poklong GiaRai, cụm tháp Porome'), ban đầu là vì mê mảnh đất nắng gió này - nơi tôi có những người bạn tốt.

Rồi một lần, trong một ngày mưa tầm tã, tôi đến Mỹ Sơn.
Lúc đó, giữa mưa rừng tầm tã, khung cảnh vừa hoang phế, vừa tráng lệ của Thánh địa Mỹ Sơn thực sự làm tôi bị mê hoặc.
Nhưng lần đó là đi bằng xe máy với cả một đoàn đông, từ Sài Gòn ra Huế, rồi mới vòng lại Đà Nẵng, vào Mỹ Sơn rồi về. Dầm trong mưa gió, mới đi sơ sơ được nhóm tháp E, thì cả đám bạn đã ùn ùn kéo ra, lên đường. Vì đi cả nhóm, lịch trình, thời gian đã có cụ thể, nên đành ngậm ngùi tiếp tục hành trình theo đoàn.
Rồi sau đó, bắt đầu bị hình ảnh những ngôi tháp Chăm cổ rêu phong đổ nát ở Mỹ Sơn ám ảnh, đồng thời rút ra "kinh nghiệm" rằng, để đi và chụp, nên tìm cho được người cùng yêu thích đối tượng sẽ chụp, nếu không thì tốt nhất là đi một mình.
Thế là bắt đầu tìm hiểu một cách ... nghiêm túc về các tháp Chăm cổ còn hiện diện trên đất Việt, và tiếp tục rong ruổi tìm đến với những ngôi tháp cổ.
Trước đây, khi đi các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, tôi đi một mình, sau lần bất khả kháng phải rời Mỹ Sơn sớm, lại càng ... đi một mình. Cứ một mình một xe, xách máy lên đường.
Tuy thế, do công việc, do nhiều lý do khác, vẫn chưa đi hết được các khu tháp Chăm cổ trên đất Việt, nhất là những khu tháp ở Huế, ở Quảng Nam, và thậm chí ở Bình Định cũng chưa đi hết được. Nhưng cũng chẳng việc gì phải vội, cứ đi, rồi trước sau cũng đi hết.
 
Nghiên cứu về các tháp Chăm cổ thì xưa nay có nhiều các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rồi. Tài liệu về các nghiên cứu của họ cũng nhiều. Tôi không có tham vọng gì lớn, chỉ định tổng hợp một cách sơ lược về các di tích tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, với các hình ảnh ... xấu xấu lóc cóc tự chụp, các mẩu chuyện trên đường tìm đến các tháp cổ, ...

Người ta đã thống kê được hơn hai chục cụm tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, không kể các phế tích, gồm :

1. Nhóm tháp Liễu Cốc - xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế: chỉ còn là phế tích
2. Nhóm tháp Mỹ Khánh - xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
14. Nhóm tháp Yang Praong - huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
16. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Đam - làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
21. Nhóm tháp Bình Thạnh - ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
22. Nhóm tháp Chót Mạt - ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh


Trong các tài liệu đã in về tháp Chăm cổ mà tôi được đọc, không thấy nhắc đến 2 cụm tháp sau cùng ở Tây Ninh, nhưng sau khi cất công tìm tới, hỏi chuyện những người dân quanh đó, và cả người trông tháp, nghe người ta nói rằng đó là tháp của người Chăm chứ không phải của người Khơ me. Mặt khác, hình dáng kết cấu 2 cụm tháp đó, cùng những họa tiết trang trí và đồ thờ trong tháp thì thấy rất giống ở các khu tháp Chăm khác ở miền Trung.
Cả hai cụm tháp này, hồi đầu thế kỷ XX đều đã được nhà khảo cổ Henri Pacmentier đến nghiên cứu (ông người Pháp này là một trong số những người đã đặt dấu chân đến hầu như tất cả các di chỉ khảo cổ của người Chăm trên đất Việt - tất nhiên là trừ những di tích mới phát hiện sau này, như khu tháp Mỹ Khánh ở Huế, được phát hiện năm 2001).

Tuy về lịch sử, lãnh thổ của người Chăm bị co dần từ Bắc xuống Nam, các di tích tháp Chăm cổ, từ Huế vào đến Bình Thuận, nói chung đều có niên đại giảm dần, nhưng vì tôi ở tại Sài Gòn, nên các khu tháp ở Nam Trung bộ lại có điều kiện tìm hiểu trước.
Đành ... đi ngược từ Nam ra Bắc.
Hơn nữa, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh, cũng có niên đại từ cuối thế kỷ VIII - khá sớm so với các khu tháp ở duyên hải Nam Trung bộ. Vả lại, xét tổng thể, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh có vẻ không được đẹp như các khu tháp có cùng niên đại ở khu vực miền Trung.
 
Last edited by a moderator:
Về việc phân loại các tháp Chăm cổ, có nhiều ý kiến đưa ra, nhưng cá nhà nghiên cứu phần lớn dựa vào phương án phân loạiphong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm của ôngP. Stern người Pháp đưa ra năm 1942. Theo đó, nghệ thuật kiến trúc Chăm phát triển liên tục theo các phong cách kế tiếp nhau, gồm :

- Phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1)
- Phong cách Hòa Lai
- Phong cách Đồng Dương
- Phong cách Mỹ Sơn A1
- Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định
- Phong cách Bình Định
- Phong cách muộn
 
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Khu tháp cổ Chót Mạt ở huyện Tân Biên - Tây Ninh được xác định xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, nếu xét về thời gian, nó được xây dựng cùng thời với các tháp thuộc phong cách cổ.

Dò tìm ở các tài liệu giấy in thì không thấy nói về khu tháp này, nhưng lên mạng thì thấy có nó (và cả khu tháp cổ Bình Thạnh, cũng ở Tây Ninh). Theo báo Tây Ninh Online, tháp Chót mạt và tháp Bình Thạnh cùng được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy năm 1886. Nhưng tháp Bình Thạnh còn được một tòa tháp gần như nguyên vẹn, còn khu tháp Chót Mạt, các tòa tháp hoặc đã sụp đổ hết, hoặc gần sập đổ.

Một ngày cuối tháng tư nắng như dổ lửa, tôi lên đường tìm đến khu tháp cổ Chót Mạt.
Từ Sài Gòn theo QL 22 qua Củ Chi, qua Trảng Bàng, tới thị trấn Gò Dầu, rẽ tay phải theo QL22B đến thị xã Tây Ninh.
Tiếp tục đi theo QL22B về phía cửa khẩu Xa Mát, qua khỏi thị xã Tây Ninh hơn 17km, bên trái đường có biển báo chỉ đường vào tháp.

IMG_9647.jpg

Biển báo chỉ đường vào di tích, đặt ngay bên trái QL22B, cách Tây Ninh chừng 17,5km


IMG_9573.jpg

Rẽ trái theo biển chỉ dẫn, đi vào con đường đất, từ xa đã trông thấy ngôi tháp giữa cánh đồng

Con đường đất ấy thực ra mới được mở rộng gần đây, và nó cũng chỉ được chừng vài trăm mét. Nghe nói trước đây đường đất nhỏ hơn nhiều, và mùa mưa thì nếu là người lạ đến, chắc không ai biết đó là con đường, vì nó giống ruộng, toàn trâu đầm giữa ... đường. Và tuy mới được cải tạo, mở rộng, nhưng con đường này, nếu vào mùa mưa, chắc ngựa sắt của tôi cũng phải gửi bên ngoài lộ.
Đi chừng 1km trên con đương đất trắng xóa ấy (vẫn liên tục trông thấy tòa tháp giữa cánh đồng), ta phải rẽ trái khoảng 200m nữa mới vào được tháp.


IMG_9646.jpg

Rẽ trái khoảng 200m để vào tháp


IMG_9575.jpg

Giờ còn có đường thế này, chứ trước đây là đoạn này không có đường, muốn vào tháp, phải đi bộ trên các bờ ruộng.


IMG_9574.jpg

Chỗ xe đậu, rẽ phải để vào tháp. Với mặt "đường" thế này, mùa mưa không nên dại ... vác ngựa sắt vào tận nơi.


IMG_9645.jpg

Một rãnh nước cắt ngang con "đường" vào tháp, và cây "cầu" tạm bằng mấy thân gỗ tròn bắc ngang qua.
 
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Bổ xung thêm tháp Chăm tại Nghệ An
Bạn nói cụ thể hơn, đầy đủ hơn được chứ? Tháp nằm ở đâu trên đất Nghệ An? Tình trạng hiện tại thế nào? ...
Vì tôi đang nói đến các tòa tháp còn tồn tại, chứ còn phế tích đế tháp Chăm thì có ở nhiều nơi lắm : 15/7/2009 phát hiện một phế tích mới ở Bình Thuận; 21/11/2009 phát hiện một phế tích ở Đông Hà - Quảng Trị; 28/10/2006 phát hiện một phế tích ở KrôngPa - Gia Lai; 3/8/2006 phát hiện phế tích ở Nghĩa Hành - Quảng Ngãi.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Trở lại với tháp Chót Mạt, trong khuôn viên khu tháp này, người ta tìm thấy 2 ngôi tháp. Vào thời điểm được phát hiện, một tháp đã sụp đổ hoàn toàn và bị vùi lấp dưới đất, tòa tháp còn lại thì ... sắp đổ, chỉ còn lại bức tường phía Tây (phía sau lưng) là còn tương đối nguyên vẹn, và một phần bức tường phía Bắc xiêu vẹo.
Sau đó, người ta tiến hành tu sửa nhỏ một lần vào năm 1938, rồi đến đầu những năm 2000 mới được đầu tư trùng tu, xây tường bao,... để có được ngôi tháp như ta thấy hiện nay.

IMG_9579.jpg

Ngôi tháp trùng tu xong năm 2004


Theo một tài liệu dạng tờ -rơi mà ông già coi tháp đưa cho tôi (chắc do Sở Văn hóa Tây Ninh in), thì : Toàn bộ khu tháp được xây dựng trên một gò đất (đắp) hình chữ nhật 70mX65m theo hướng Đông - Tây. Gò đất đắp cao hơn mặt ruộng khoảng 0.8 - 1m, phía trước là một bàu nước kích thước 100mX85m (bàu nước này xuất hiện do đất bị đào đi để đắp cái gò nền tháp). Tuy nhiên, ngày nay chẳng còn bàu nước, mà là bát ngát ruộng lúa.


IMG_9583.jpg

Tháp phía Bắc đã sụp đổ và bị vùi lấp, người ta phải đào bới đất cát phủ, và làm một mái nhà che cho nó


IMG_9633.jpg


IMG_9634.jpg

Phế tích đổ nát của tòa tháp phía Bắc
 
Last edited:
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Quả thật là tôi chưa đọc thấy dòng nào khẳng định tháp Chót Mạt là tháp Chăm, mà chỉ đọc thấy trong tài liệu của ông già coi tháp có nói "... Hình dáng của tháp gần giống như tháp Chàm hiện có ở các tỉnh miền Trung...", nghe từ những người dân gặp xung quanh đó nói rằng, đó là tháp Chăm.
Tuy nhiên, tháp cổ Chót Mạt có nhiều điểm giống các tháp Chăm khác ở miền Trung, về hình dáng, kỹ thuật xây dựng, hướng của các vách tháp, ... và ngoài ra trong một số di vật tìm thấy, có mấy phiến đá được đục đẽo rất giống các bệ Yoni ở Mỹ Sơn.

Thường các khu đền tháp Chăm cổ đều thờ một (hoặc vài) vị thần, hoặc vị vua nào đó. Trong số các tháp Chăm hiện còn ở miền Trung, có lẽ chỉ có tháp Hòa Lai và tháp Nhạn là không có thờ cúng vị thần nào.
Hai cụm tháp cổ ở Tây Ninh cũng thế, nhưng ít ra ở tháp cổ Bình Thạnh, còn có bộ Linga - Yoni bằng đá khá nguyên vẹn.
Trong tài liệu khảo cổ học năm 1909, H. Parmentier có ghi : "... Chúng tôi không biết đền này thờ vị thần nào, tướng Beylic chỉ tìm thấy ở đây những cái chân và bệ của một tượng đồng; và ông quân trưởng, người đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên thì tìm thấy một cánh tay bằng đồng mà sau đó đã thất lạc..."

IMG_9617.jpg

Cửa chính tháp quay về hướng Đông - như đại đa số các tháp Chăm

Tuy nhiên, mặt vách phía trước này là mới được làm mới. Thời điểm tháp được phát hiện, mặt trước gần như không còn, chỉ còn lại cái khung cửa, là một phiến đá nằm gác lên hai phiến đá khác đứng dọc (chính là 3 phiến đá tạo ra khung cửa trong ảnh)


IMG_9619.jpg

Hai cột đá trắng và bức họa tiết bên trên cửa là mới được làm


IMG_9615.jpg

Bậc đá lên tháp thì cũng còn lại từ ngày xưa


IMG_9580.jpg


IMG_9581.jpg

Nền đế tháp - cũ và mới
 
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Tháp cổ Chót Mạt có nền vuông mỗi chiều 5m, vì đã bị mất phần chóp nên không rõ khi xưa cao bao nhiêu, nhưng nay còn chừng 10m.

IMG_9595.jpg

Chóp tháp đã bị hư hỏng mất


Khi được tìm thấy, chỉ còn bức tường phía Bắc và phía Tây còn một phần đang đứng, nhưng đã xiêu, còn tường phía Đông (mặt trước) và phía Nam gần như đã sụp hết. Sau này người ta buộc phải dùng sắt thép néo chìm bên trong các vách tường cổ khi trùng tu.


IMG_9587.jpg

Tường phía Bắc còn được hơn một nửa là tường cổ ngày xưa, các chỗ màu sáng là phần mới xây chèn thêm khi trùng tu dịp 2004...


IMG_9591.jpg

... nhưng đã bị xiêu về phía Tây


IMG_9597.jpg

Tường phía Tây (mặt sau) - khi H.Parmatier đến đây đầu thế kỷ XX, nó là bức tường còn gần như nguyên vẹn, nhưng sau này cũng bị sụp mất góc phía Nam
 
Quả thật là tôi chưa đọc thấy dòng nào khẳng định tháp Chót Mạt là tháp Chăm, mà chỉ đọc thấy trong tài liệu của ông già coi tháp có nói "... Hình dáng của tháp gần giống như tháp Chàm hiện có ở các tỉnh miền Trung...", nghe từ những người dân gặp xung quanh đó nói rằng, đó là tháp Chăm.
Tuy nhiên, tháp cổ Chót Mạt có nhiều điểm giống các tháp Chăm khác ở miền Trung, về hình dáng, kỹ thuật xây dựng, hướng của các vách tháp, ... và ngoài ra trong một số di vật tìm thấy, có mấy phiến đá được đục đẽo rất giống các bệ Yoni ở Mỹ Sơn.

Thường các khu đền tháp Chăm cổ đều thờ một (hoặc vài) vị thần, hoặc vị vua nào đó. Trong số các tháp Chăm hiện còn ở miền Trung, có lẽ chỉ có tháp Hòa Lai và tháp Nhạn là không có thờ cúng vị thần nào.
Hai cụm tháp cổ ở Tây Ninh cũng thế, nhưng ít ra ở tháp cổ Bình Thạnh, còn có bộ Linga - Yoni bằng đá khá nguyên vẹn.
Trong tài liệu khảo cổ học năm 1909, H. Parmentier có ghi : "... Chúng tôi không biết đền này thờ vị thần nào, tướng Beylic chỉ tìm thấy ở đây những cái chân và bệ của một tượng đồng; và ông quân trưởng, người đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên thì tìm thấy một cánh tay bằng đồng mà sau đó đã thất lạc..."

IMG_9617.jpg

Cửa chính tháp quay về hướng Đông - như đại đa số các tháp Chăm

Tuy nhiên, mặt vách phía trước này là mới được làm mới. Thời điểm tháp được phát hiện, mặt trước gần như không còn, chỉ còn lại cái khung cửa, là một phiến đá nằm gác lên hai phiến đá khác đứng dọc (chính là 3 phiến đá tạo ra khung cửa trong ảnh)


IMG_9619.jpg

Hai cột đá trắng và bức họa tiết bên trên cửa là mới được làm


Cho hỏi tí anh Tủn: tôi thấy lạ là các tháp Chăm thường không có chỗ nào làm bằng đá trừ những bậc lên xuống như tháp này (có thể có và có thể không tùy tháp), hay là khi trùng tu họ đã làm như thế. Mà đặc biệt nữa hệ thống tháp Chăm người xưa không làm tròn như 2 cái cột 2 bên, thường là vuông thành sắc cạnh hoặc là cong, tròn, cung, nhọn hoặc hoa văn chi tiết tinh xảo.
Tôi cũng đã đi nhiều tháp và thấy cái này hơi khác, nhà tôi cũng ở gần tháp Nhạn như anh đã biết, khi nào rảnh đưa ảnh lên anh xem nhé. Cảm ơn!​
 
@Hanoi111 :

- Về chuyện vật liệu đá trong các tháp Chăm cổ, nhiều tháp dùng đá chứ bạn? Ví dụ ở khu tháp Poklong GiaRai ở Phan Rang, hầu như tất cả các mí trần cửa đều dùng các phiến đá, ngôi tháp chính cũng dùng hai trụ đá ở của ra vào.

- Ở tháp Chót Mạt, việc xuất hiện hai trụ đá tròn ở cửa ra chính tháp, là tác phẩm của những người trùng tu năm 2004.
Khi được tìm thấy, và cả sau đợt tu sửa nhỏ năm 1938, mặt trước của tháp chỉ còn lại 3 phiến đá làm thành khung cửa ra vào (hai tấm đứng, một tấm gác ngang bên trên - giờ vẫn giữ nguyên), còn tường đã sụp mất hết. Trong khi đó, mặt Bắc (phía bên phải tháp nếu nhìn từ ngoài vào) và mặt Tây (sau lưng tháp) thì còn tương đối nhiều, trong đó, khung cửa giả ở mặt Bắc còn khá nguyên vẹn (xem lại hình tường mặt Bắc của tháp). Khi trùng tu, người ta bê nguyên kiểu dáng khung cửa giả còn nguyên vẹn này, "lắp" lên cửa chính, và ... sáng tác bằng đá - khung cửa giả mặt Bắc và mặt Tây, sau hai trụ vuông bên ngoài, là đến hai trụ tròn bên trong. Ngay tấm phù điêu bên trên cửa, cũng bắt chước giốn của mặt Bắc tháp đó.

Mà đặc biệt nữa hệ thống tháp Chăm người xưa không làm tròn như 2 cái cột 2 bên, thường là vuông thành sắc cạnh hoặc là cong, tròn, cung, nhọn hoặc hoa văn chi tiết tinh xảo. ==> Thực ra, tháp Chăm cổ ở từng giai đoạn cũng có nhiều điểm khác biệt về nghệ thuật kiến trúc. Ở Mỹ Sơn, cũng có những tòa tháp dùng cột tròn trang trí ở các khung cửa giả. Khi nào tới phần về Mỹ Sơn, tôi sẽ đưa lên.


Dù người ta đã chia ra tới 7 phong cách nghệ thuật của các tháp Chăm như đã nói, nhưng nhìn theo lịch trình phát triển, người ta cũng dễ phân biệt thành 3 giai đoạn lớn :

+ Nhóm tháp thế kỷ VIII - IX gồm 3 phong cách Mỹ Sơn E1 (cổ); Hòa Lai; Đồng Dương. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhóm này là : Vuông vắn, cục mịch, nặng nề, khỏe khoắn và mạnh mẽ

+ Nhóm tháp thế kỷ X, với phong cách Mỹ Sơn A1. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhóm này là : Tinh tế, trang nhã, phóng túng

+ Nhóm tháp thế kỷ XI - XIII với phong cách Bình Định. Đặc trưng cơ bản của nhóm này là : Sự bề thế hoành tráng của hình khối, và sự đơn giản về trang trí.


Thực ra, sau đó, khoảng thế kỷ XIV, XV còn một số tháp nữa, như tháp Yang Pong, tháp Porome, được xếp vào phong cách muộn, nhưng đến giai đoạn này, nghệ thuật kiến trúc Chăm đã trở nên suy thoái và nghèo nàn đi rất nhiều so với các giai đoạn trước.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,760
Bài viết
1,137,557
Members
192,649
Latest member
yo88betcom
Back
Top