tunbo
Lãnh Chúa
Các tháp Chăm là các sản phẩm kiến trúc đặc sắc của người Chăm ngày xưa, mà cho đến nay, sau quá trình dài nghiên cứu, người ta vẫn chưa thể tìm ra được chính xác phương pháp kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm cổ.
Người Chăm (hoặc còn gọi là người Chàm) trước kia từng sinh sống trên dải đất từ miền Trung trở vào - từ vùng Quảng Trị cho đến giáp sông Đồng Nai. Tuy nhiên, theo diễn biến phức tạp của lịch sử, người Chăm dần dần lùi xuống phía Nam và cuối cùng sáp nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XIX (năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng).
Qua bao lần vào Nam ra Bắc trước đây, tôi đã được trông thấy những ngôi tháp Chăm cổ nằm rải rác dọc miền Trung, nhưng lúc đó cũng chưa có ý niệm gì đặc biệt về các ngôi tháp này.
Sau này, khi tìm đến 3 cụm tháp Chăm trên đất Ninh Thuận (cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Poklong GiaRai, cụm tháp Porome'), ban đầu là vì mê mảnh đất nắng gió này - nơi tôi có những người bạn tốt.
Rồi một lần, trong một ngày mưa tầm tã, tôi đến Mỹ Sơn.
Lúc đó, giữa mưa rừng tầm tã, khung cảnh vừa hoang phế, vừa tráng lệ của Thánh địa Mỹ Sơn thực sự làm tôi bị mê hoặc.
Nhưng lần đó là đi bằng xe máy với cả một đoàn đông, từ Sài Gòn ra Huế, rồi mới vòng lại Đà Nẵng, vào Mỹ Sơn rồi về. Dầm trong mưa gió, mới đi sơ sơ được nhóm tháp E, thì cả đám bạn đã ùn ùn kéo ra, lên đường. Vì đi cả nhóm, lịch trình, thời gian đã có cụ thể, nên đành ngậm ngùi tiếp tục hành trình theo đoàn.
Rồi sau đó, bắt đầu bị hình ảnh những ngôi tháp Chăm cổ rêu phong đổ nát ở Mỹ Sơn ám ảnh, đồng thời rút ra "kinh nghiệm" rằng, để đi và chụp, nên tìm cho được người cùng yêu thích đối tượng sẽ chụp, nếu không thì tốt nhất là đi một mình.
Thế là bắt đầu tìm hiểu một cách ... nghiêm túc về các tháp Chăm cổ còn hiện diện trên đất Việt, và tiếp tục rong ruổi tìm đến với những ngôi tháp cổ.
Trước đây, khi đi các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, tôi đi một mình, sau lần bất khả kháng phải rời Mỹ Sơn sớm, lại càng ... đi một mình. Cứ một mình một xe, xách máy lên đường.
Tuy thế, do công việc, do nhiều lý do khác, vẫn chưa đi hết được các khu tháp Chăm cổ trên đất Việt, nhất là những khu tháp ở Huế, ở Quảng Nam, và thậm chí ở Bình Định cũng chưa đi hết được. Nhưng cũng chẳng việc gì phải vội, cứ đi, rồi trước sau cũng đi hết.
Người Chăm (hoặc còn gọi là người Chàm) trước kia từng sinh sống trên dải đất từ miền Trung trở vào - từ vùng Quảng Trị cho đến giáp sông Đồng Nai. Tuy nhiên, theo diễn biến phức tạp của lịch sử, người Chăm dần dần lùi xuống phía Nam và cuối cùng sáp nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XIX (năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng).
Qua bao lần vào Nam ra Bắc trước đây, tôi đã được trông thấy những ngôi tháp Chăm cổ nằm rải rác dọc miền Trung, nhưng lúc đó cũng chưa có ý niệm gì đặc biệt về các ngôi tháp này.
Sau này, khi tìm đến 3 cụm tháp Chăm trên đất Ninh Thuận (cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Poklong GiaRai, cụm tháp Porome'), ban đầu là vì mê mảnh đất nắng gió này - nơi tôi có những người bạn tốt.
Rồi một lần, trong một ngày mưa tầm tã, tôi đến Mỹ Sơn.
Lúc đó, giữa mưa rừng tầm tã, khung cảnh vừa hoang phế, vừa tráng lệ của Thánh địa Mỹ Sơn thực sự làm tôi bị mê hoặc.
Nhưng lần đó là đi bằng xe máy với cả một đoàn đông, từ Sài Gòn ra Huế, rồi mới vòng lại Đà Nẵng, vào Mỹ Sơn rồi về. Dầm trong mưa gió, mới đi sơ sơ được nhóm tháp E, thì cả đám bạn đã ùn ùn kéo ra, lên đường. Vì đi cả nhóm, lịch trình, thời gian đã có cụ thể, nên đành ngậm ngùi tiếp tục hành trình theo đoàn.
Rồi sau đó, bắt đầu bị hình ảnh những ngôi tháp Chăm cổ rêu phong đổ nát ở Mỹ Sơn ám ảnh, đồng thời rút ra "kinh nghiệm" rằng, để đi và chụp, nên tìm cho được người cùng yêu thích đối tượng sẽ chụp, nếu không thì tốt nhất là đi một mình.
Thế là bắt đầu tìm hiểu một cách ... nghiêm túc về các tháp Chăm cổ còn hiện diện trên đất Việt, và tiếp tục rong ruổi tìm đến với những ngôi tháp cổ.
Trước đây, khi đi các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, tôi đi một mình, sau lần bất khả kháng phải rời Mỹ Sơn sớm, lại càng ... đi một mình. Cứ một mình một xe, xách máy lên đường.
Tuy thế, do công việc, do nhiều lý do khác, vẫn chưa đi hết được các khu tháp Chăm cổ trên đất Việt, nhất là những khu tháp ở Huế, ở Quảng Nam, và thậm chí ở Bình Định cũng chưa đi hết được. Nhưng cũng chẳng việc gì phải vội, cứ đi, rồi trước sau cũng đi hết.