What's new

[Tổng hợp] Thông tin du lịch Ấn Độ

ndda84

Phượt tử
iem định đi India du học 1 chuyến mà chẳng thấy có bài nào ở đây nhỉ,bác nào đi rùi PÓt e xem cái,fải tìm ra thấy cái hay ở India (nổi tiếng ít cái hay, cái đẹp) mới gọi là hay chứ nhỉ
 
Last edited by a moderator:
iem định đi India du học 1 chuyến mà chẳng thấy có bài nào ở đây nhỉ,bác nào đi rùi PÓt e xem cái,fải tìm ra thấy cái hay ở India (nổi tiếng ít cái hay, cái đẹp) mới gọi là hay chứ nhỉ

Mình đi công tác ở India năm 1997. Bây giờ chắc India thay đổi nhiều lắm. Ấn độ với Trung quốc là 2 nền văn minh lớn của Châu Á và thế giới, bạn có đi cả năm cũng không hết. Xã hội Ấn độ nhiều giai cấp, nhiều tôn giáo nên khá phức tạp. Có lẽ vì thế mà họ chưa phát triển kinh tế mạnh được. Ở Ấn độ có rất nhiều ngôn ngữ. Trên tiền giấy lúc ấy có in 15 thứ tiếng chính thức. Còn không chính thức thì hàng trăm, không có chữ viết thì hàng ngàn nhưng ai cũng nói tiếng Anh. Thuộc địa của Anh mà. Ấn độ có nhiều tôn giáo, thần thánh mà các nước láng giềng của VN như Myanmar, Lao, Cam va Thái ảnh hưởng rất nhiều. VN ta không nằm trong nhóm này.
Nếu các bạn hứng thú mình có thể kể thêm . Còn ảnh lúc đó mình chụp bằng phim nhựa nên không có ảnh số.
 
Các bạn rất hứng thú bác vntuyen ạ, bác kể tiếp đi nhé. Đặc biệt là những kinh nghiệm thực tế của bác khi sống và di chuyển trên nước Ấn.
Thấy bảo là taxi, xe cộ ở đó hỗn loạn lắm ạ? Rồi chuyện mua vé tàu hỏa nữa, cực kỳ lộn xộn, phỏng bác?
 
Chủng người ở Ấn độ cũng đa dạng lắm. Người miền Bắc thì cao ráo, trắng trẻo, nhiều người lai Anh. Người miền Nam thì đen, thấp. Ngồi cùng 1 bàn ăn trưa mà kẻ ăn dao dĩa như tây người ăn bốc. Người không ăn heo người không ăn bò, nhiều người chỉ xơi toàn rau. Riêng mình thì xơi tất.
Mình nhớ ở Madras, một thành phố biển phía Đông Nam của Ấn độ, mình đi taxi hơi bị vui. Ở đó đàn ông ăn trầu nhiều lắm. Nhưng họ không têm phức tạp như ở ta mà ghé vào mua như mua kẹo rồi nhai như nhai kẹo cao su. Có nhai thì phải có nhổ. Bác tài hạ cửa kính xuống rồi làm cái phẹt dài mấy thước (vì xe đang chạy mà). Chưa hết, lúc xuống xe mới biết bác tài này đi chân đất. Không như các anh taxi nhà mình cratvat lủng lẳng.
 
Đúng như madam Toet nói. Xe cộ ở Ấn cực kỳ lộn xộn. Mình nhớ lúc ở Bangalore, ngay thành phố tin học mà bò đi đầy đường. Xe cộ phải dừng khi chúng đứng lại chuẩn bị...ị. (sorry các bác nhé). Ở Ấn những năm gần đây có rất nhiều xe liên doanh giữa các Cty Nhật và địa phương để phục vụ tầng lớp mới khá lên. Xe rẻ cực và chạy loạn xị.
Mình cũng có dịp đi về miền quê. Ở quê họ rặt đi chân đất. Nghỉ lại thấy nhiều nơi nông thôn VN ăn mặt còn tươm tất hơn. Khoảng cách giàu nghèo ở Ấn rất lớn. Có tiền hoặc được ai mời (hehe) mà vào nhà hàng sang trọng thì phải biết. Đám tiện dân (họ vẫn gọi thế) có mà bò ra phục vụ (cái này mình hơi nói quá cho dễ hiểu).
 
Mình nhớ tới đâu kể tới đó nhé. Phụ nữ thì chắc các bạn biết rồi. Họ vận cả cây vải nhưng vẫn phải hở bụng 1 tấc. Có bà khi presentation vẫn 1 tay đỡ khúc vải thừa còn lại thao tác laptop nhoay nhoáy bằng 1 tay. Mình có hỏi tại sao họ lại có dấu màu đỏ ở giữa trán thì được biết là nơi thần linh đi vào. Đàn ông cũng có chứ không chỉ phụ nữ. Và đủ loại từ dán đến bôi bột màu lên. Đủ màu nhé chứ không cứ phải màu đỏ đâu. Họ cũng hỏi mình sao trên trán có màu đỏ (mình bắt gió), mình định giải thích là để tà khí bệnh tât xuất ra nhưng lại thôi.
Người Ấn với nhau nói chung không đoàn kết như là người Hoa. Trước đây đã có 1 cuộc di dân tôn giáo khổng lồ trong lịch sử thế giới. Tất cả những người theo hồi giáo phải ra khỏi đất nước và đến vùng Tây Hồi (Pakistan) và Đông Hồi (Bangladesh). Vì thế ở Ấn độ hiện nay người hồi giáo rất ít. Trên đường di tản họ đã diệt chủng 2 chiều khá gay gắt. Ấn độ hiện nay vẫn quan hệ căng thẳng với Pakistan và Bangladesh. Những chuyến tàu hỏa lịch sử liên Ấn (ngày xưa) là những cơ hôi đoàn tụ và giao thương. Xe lửa của Ấn thì không chỉ ngồi ghế mà còn nằm ngồi trên sàn, đu đưa ở cửa và các chổ nối toa, nằm ngồi la liệt trên nóc. Giao thông kém và luật lệ không nghiêm nên các phà hay bị chìm. Thi thoảng tivi đưa tin chìm phà thì thường là ở Ấn độ hoặc Bangladesh. Vì mấy nước giàu thì có cầu hoành tráng chứ ai đi phà làm gì. Ấn độ cũng căng thẳng với Sri Lanka ở phía nam. Đa số người Ấn ở Singapore là gốc miền Nam và Sri Lanka nên họ dùng tiếng Tamil.
Ở các thành phố đông đúc họ giải quyết vấn đề vệ sinh công cộng buồn cười lắm. Xây nhà vệ sinh thì tốn kém, thu phí thì họ cứ bậy ra đường. Chính quyền phải giải quyết bằng cách làm các ống nước để các ông tè đường như ở ta nhưng có nước dội. Vậy là chính thức nhé, chứ không phi pháp như ở ta. Người đi đường, trên xe dĩ nhiên là thấy hết nhưng chỉ cái lưng thôi. Và cũng chỉ giải quyết đi nhẹ chứ nặng thì phải về nhà. Và cũng giải quyết cho các ông thôi, các bà thế nào thì tớ không biết. Đàn ông ăn mặc cực kỳ thuận tiện. Họ có mỗi mảnh vải không biết gọi là gì vì tớ nhớ sarong sari là dành cho phụ nữ. Khi tắm sông thì cuộn dần lên, rồi sau đó bung ra quăng lên bờ. Muốn lên thì tớ không biết nhưng giải pháp có thể là nhờ ai vứt xuống hộ. Đang đi mà thấy nóng quá là a lê hấp , quấn lên thành quần short ngay. Chắc tối lạnh làm chăn cũng được. Cái này mình tự nghĩ thế thôi chứ chả biết.
 
Mình cũng có dịp đi về miền quê. Ở quê họ rặt đi chân đất. Nghỉ lại thấy nhiều nơi nông thôn VN ăn mặt còn tươm tất hơn. Khoảng cách giàu nghèo ở Ấn rất lớn. Có tiền hoặc được ai mời (hehe) mà vào nhà hàng sang trọng thì phải biết. Đám tiện dân (họ vẫn gọi thế) có mà bò ra phục vụ (cái này mình hơi nói quá cho dễ hiểu).

Những người luôn đi chân đất mà bác vntuyen nhìn thấy ở nông thôn Ấn Độ chắc là thuộc tầng lớp cấp thấp trong xã hội Ấn. Họ không thuộc 4 tầng lớp có varna, và phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhất, luôn phải cúi đầu trước tầng lớp trên. Trong xã hội Hindu tầng lớp tiện dân nếu chạm vào người lớp trên sẽ làm ô uế những người đó. Họ không được lấy nước ở cùng chỗ, không cùng vào đền thờ, không học chung và không sống chung chỗ với những người Bà-la-môn (Brahmins), Kastryas, Vaysyas, Soudras.
Tìm hiểu về tầng lớp tiện dân, hãy tra từ khóa Dalit hoặc Pariah sẽ ra rất nhiều kết quả.
Rất nhiều người Dalits đã cải đạo sang Thiên chúa giáo hay Hồi giáo mong có cơ hội sống tốt hơn.
 
Vâng. Mình nghĩ có lẽ vì xã hội quá phức tạp như thế nên khó phát triển mạnh. Ví dụ về mặt sinh học trong lớp tiện dân có người cực giỏi thì chắc khó mà được phát huy. Hoặc những người bề trên có mấy khi chịu nghe ý hay từ kẻ dưới, nói gì đến tiện dân.
Nhưng phải công nhận là Ấn độ có một nền văn hoá sâu thẳm. Nếu như Trung Quốc có âm dương, ngũ hành, kinh lạc, y học dân tộc,... thì họ cũng có những cái tương tự như thế. Mình từng xem bộ phim nói về mùi vị thì họ đã phát triển đến tầng siêu thượng thừa. Hay như các chử số ả rập chúng ta vẫn đang dùng thì có giả thuyết nguồn gốc là Ấn độ. Họ đã nghĩ ra số 0, mà nếu thiếu cái số "không là gì" đó thì chẳng biết ngày nay số má sẽ như thế nào.
Chùa chiền ở Ấn và lớp tăng ni thì nhiều vô kể. Có những chùa chiền, đền đài ở Mysore thì đi cả ngày chưa hết.
Về tin học thì họ cũng là nhất, nhưng mà nhất làm công cho Mỹ thôi.Chính phủ Ấn độ cũng nổi tiếng tham nhũng. Có câu chuyện kể vui. Do tin học mang lại đóng góp ngân sách nhiều nhất nên chính phủ có tiệc cám ơn và chiêu đãi các Cty tin học. Chính phủ hào phóng nói "Nếu chính phủ làm gì được cho doanh nghiệp thì cứ mạnh dạn đề xuất, chính phủ sẽ làm". Và đề xuất hay nhất là "chính phủ đừng làm gì cả" là cách tốt nhất để họ phát triển. Xem ra câu này có thể áp dụng nhiều nơi.:)
Trong khi có nhiều thành phố hoặc nông thôn nghèo nàn thì Ấn độ cũng có nhiều thành phố rất giàu. Chắc mọi người đều biết New Dehli còn phát triển hạt nhân rất mạnh và nghiên cứu cả vũ trụ nữa. Lực lượng làm thuê cao cấp như giáo sư kinh tế, quản trị hoặc tin học thì nhiều vô kể. Còn Bombay (Mumbay) lại có cả Bollywood mà số lượng phim hàng năm là 1 con số khổng lồ. Nôm na là mỗi ngày 1 phim. Phim Ấn mà không có hát thì là chuyện hiếm, hay đúng hơn là không có. Bởi thế nên diễn viên ngoài ngoại hình phải có vũ đạo, còn hát thì nhép cũng được. Phim Ấn trước đây rất được VN chuộng trong bối cảnh đói phim, chứ bây giờ thì khó mà coi đầy đủ cả bộ phim trong khi Star Movie và HBO đầy phim hay còn phim Ấn thì loay hoay tình yêu ngang trái, cha mẹ con cái thất lạc, kiểu lọ lem tấm cám,... không bao giờ dứt.
Trong quản lý ngày nay mọi người (kể cả Mỹ) hay dùng từ mantra, nôm na như ta và tàu gọi là khẩu quyết. Họ có nhiều mantra rất hay cả thế giới áp dụng nhưng sao mãi Ấn độ vẫn chưa là cường quốc.
Về thể thao thì Ấn chơi các môn gốc Anh mà ở ta không chơi như cricket (bóng chày). Mình còn nhớ trong khi các bạn sinh viên Việt Nam và các nước khác học hành sút kém do thức khuya xem World Cup thì họ chẳng bị ảnh hưởng gì. Còn khi đến mùa Cricket cup thì mình không biết gì sất thì họ chết lên chết xuống vì sao lãng học tập. Thế mới thấy thế giới rộng biết nhường nào. (Chắc phải tăng thời gian phượt thêm nhi?=)) )
Còn một việc cũng hơi tế nhị là mùi cơ thể. Không hiểu sao các bạn VN đều cho rằng bọn xạm (Ấn, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka) đều nặng mùi. Dù có nhiều tay tươm tất phết. Mình mạo muội hỏi thì được 1 kết quả chưng hửng. Họ (xạm) nói là các bạn VN có mùi gì kinh thế, dù có nhiều tay tươm tất phết. Trời!!!!!!!. Thì ra do ăn uống mà ra cả. Họ thường ăn hạt hồi, dù có làm gì thì vẫn thở ra "hạt hồi". Còn VN mình ăn nước mắm tỏi, ăn cá chiên hôm qua mà hôm nay thở vẫn có mùi "mắm tỏi"... Thôi huề. Còn đỡ hơn mấy vị ở Chiết Giang - Trung Quốc thở "chou dou fu", mà tiếng Việt là "đậu hủ thúi" đó. Vậy mới biết, miếng ăn của người này lại là thuốc độc của kẻ khác.
 
Có thể các bạn xạm cho rằng các bạn VN có mùi, nhưng các bạn trên thế giới đều thống nhất rằng các bạn xạm rất nặng mùi, mà chả kết luận gì về các bạn VN cả, hehe.
Họ không chỉ xơi hạt hồi mà còn vô vàn các loại gia vị mùi rất mạnh nữa, quần áo thì quấn hàng lớp vải cứ chén cà ri đều, hỏi sao không nặng mùi cho được?

Bác vntuyen có nhìn thấy xác người chết bên vệ đường không?
Bác có đi ra khu thiêu xác bên sông Hằng chưa?
Kể cho anh em biết với.
 
Nhưng mà hình như thế thật. Có lần mình rụt rè bảo các bạn da đen có mùi, các bạn í lại bảo dân châu Á có mùi là lạ!

Em cứ tiếc mãi. Ngày trước ở cái chỗ em làm, năm nào cũng tổ chức workshop với training cho anh em năm vài bận ở New Dehli hoặc Bangalore, em đã ôm mưu chờ dịp là xin nghỉ phép lượn thêm. Thế mà đúng cái năm em làm ở đó thì lại đi Bangladesh, khủng khiếp! Nắng, nóng, khó ăn khó ngủ, và chán nhất là đi dọc cả mấy tỉnh mà tịnh ko có 1 cái di tích làng mạc gì để xem cả. Đã là 1 trong những nước nghèo nhất TG, bọn em lại được thăm thú những tỉnh nghèo nhất của nước, đến tỉnh đó lại phải chọn huyện nghèo nhất mà tới nữa. Sau 2 tuần về em sụt vài kí, nhưng lại vác thêm 1 cái nốt muỗi đốt nhỏ tí xíu ở m ông, cái nốt mà về đến nhà thì nó tấy lên, đau nhức làm em nằm sấp suốt 3 tuần liền.

Khi nào rảnh, em sẽ đi India, nhưng chắc phải 1, 2 tháng mới bõ! Rất cám ơn những câu chuyện của bác.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,003
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top