LoveParadjse
Phượt thủ
Nick thành viên: LoveParadjse
+ Địa chỉ email: [email protected]
+ Số điện thoại: 0902 505 619
+ Tên bài dự thi: Huế - Viết cho nỗi nhớ
Em đến với Huế vào một ngày nắng đẹp, một ngày mà trước đó trên đài dự báo thời tiết, người ta còn thông báo "mưa to đến rất to, có nơi có dông". Anh bạn gọi điện, hỏi thăm, em cười, bảo: “Không sao, em sẽ mua một cái ô mang theo, cầm ô đi dạo bên bờ sông Hương cũng man dại lắm” Anh trêu: “Thôi đừng xài ô, em đội nón lá mặc áo tơi đi, rất phá cách”, kèm theo đó là tiếng cười đượm mùi man trá . Trời thương em, không khiến em phải mặc áo tơi.
Ngày thứ nhất.
Em nhớ câu hát: "Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha, có anh bên mình mà ngỡ hôm qua", nên khi vừa đặt chân vào thành phố, em đã ngay lập tức đi tìm câu hát đó. Khi nhìn thấy cái chợ trong khúc hát dịu dàng và mượt mà ấy, em thấy những ảo tưởng trong mình vỡ tan. Em tự nhiên thấy mình chỉ muốn được ngồi trong một quán café máy lạnh, tránh đi cái nóng nực của trời. Lò dò gửi xe, lượn lờ vào chợ. Theo kinh nghiệm đọc được, em đi lòng vòng tìm chỗ nào đông người Huế ăn thì vào nhưng khổ nỗi, cái giờ em đi là giờ tréo ngoe, sáng không ra sáng, trưa chẳng ra trưa, hàng quán vắng tanh vắng ngắt. Quyết định dấn thân vào một quán ăn theo kiểu hên nhờ rủi chịu, em rủi vạc mặt. Kêu một tô bún bò huế, rồi một đĩa bánh bèo bánh lọc, tất cả dở tệ, dở đến “đau lòng con cuốc cuốc”, sau đó còn được khuyến mãi một cái giá mà người ta hay nói “đắt xắt ra miếng”. Những gì sót lại của câu hát đó là có lá me bay.
Cũng phải nói rằng, để chuẩn bị cho chuyến đi, em đã lật tung trang phượt tìm các thông tin về Huế. Từ cách đi từ sân bay về trung tâm thành phố, thuê khách sạn, xe máy ở đâu, nào là quán ăn ngon ở địa điểm X, nào là café đẹp ở địa điểm Y, cho đến các kinh nghiệm nhỏ lẻ khi phượt Huế, tất cả được em chắt lọc rồi in ra một đống tờ A4, dù sao thì khi cần cũng có “phao” mà rút. Tuy nhiên, sau vụ ăn uống, em ngộ ra một điều rằng, dù có bí kíp, nhưng thời thế thế thời quan trọng lắm. Bởi vậy, đẹp nhất vẫn là mọi sự tùy … nghi.
Rời chợ Đông Ba, em về Đại Nội.
Nói thiệt chứ, không nói ra thì không ai biết mình cùi, chứ trước đây, em cứ hay nhầm nhọt Đại nội, Hoàng thành hay Tử cấm thành là một, chẳng qua là những tên gọi khác nhau mà thôi. Mà thực ra thì nói là một cũng đúng, đúng với cái kiểu “Anh với em tuy hai là một, em với anh tuy một mà … ba” ấy.
Chẳng hiểu sao, nói đến Kinh thành Huế em tự dưng liên tưởng đến … bánh chưng, vòng tường thành đầu tiên của kinh thành được ví như lá bánh. Ta sẽ thấy toàn bộ phần gạo nếp màu trắng là khu vực nhà dân, quan lại, phần đậu xanh là Hoàng thành, trong đậu xanh có thịt mỡ là Tử cấm thành. (So sánh cho vui thôi chứ Kinh thành nó không mềm mềm thơm thơm như vậy). Hoàng thành và Tử cấm thành gọi chung là Đại Nội. Bởi vậy, nếu nói đến Hoàng thành sẽ hàm ý cả Tử cấm thành, nhưng nếu nói đến Tử cấm thành thì nó chỉ là Tử cấm thành mà thôi. Vì chuyến đi này mà em ngồi khảo gu-gô-ô-pa, nhờ đó mà bớt cùi hơn tí.
Muốn đi vào Hoàng thành trước tiên phải đi qua cổng Ngọ Môn, ngọ ở đây không mang nghĩa giờ ngọ mà là hướng nam, tức là cổng hướng nam. Ngọ môn là mặt tiền của Hoàng thành, ngày xưa chỉ mở cho vua đi, hay khi tiếp kiến sứ thần nước ngoài, phía trên là Lầu Ngũ phụng, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình.
Bước qua Ngọ Môn sẽ đến hồ Thái Dịch có cây cầu bắc ngang mang tên Trung Đạo. Hồ đầy sen, ngó xuống mới ngỡ ra em đi vào độ sen tàn, chỉ toàn lá muốn úa đến nơi chứ chả thấy hoa. Chợt nhớ đến câu thơ của ai đó em quên mất tên:
“Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa”
Chẳng hiểu vì sao lúc đó chợt nhớ đến hai câu thơ ấy mà nghe lòng dâng lên một nỗi buồn da diết. Cũng may, từng đàn cá lội tung tăng cắt đứt nguồn cảm hứng, bởi khi nhìn thấy lũ cá đông hơn quân Nguyên ấy, em tự nhiên chép miệng “Chẹp, cá này mà om dưa là ngon phải biết”. Em tự nhiên hận bản thân mình, tại sao trong hoàn cảnh ấy mà em lại để ý đến cái sự no đói rất “đời thường”. (Thở dài)
Cá này mà om dưa thì ngon lắm đây
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong tất cả các cung điện khác ở Huế vì đây là nơi đặt ngai vàng của nhà vua. Không nói đến góc độ nghệ thuật, kiến trúc, trạm trổ, ấn tượng sâu sắc nhất của em với điện này là em thấy điện sao mà có nhiều cột thế. Toàn cột là cột thôi (Xin lỗi cuộc đời vì cái khiếu thẩm mỹ lùn của em)
Dạo một vòng Đại Nội, trong lòng em tự dưng dâng nỗi bi ai. Than ôi, hoàng thành hoành tráng một thời khi xưa, giờ chẳng còn nhiêu, phế tích thì nhiều, những gian phòng đang được tu tạo lại trơ bê tông cốt thép, có thể cảm nhận ở nơi đây một vẻ tân cổ rất … không duyên.
Bức tường cũ nát đối nghịch với gian nhà mới.
Tự an ủi rằng, có lẽ em hơi khó tính rồi. Chẳng có gì trường tồn với thời gian, người ta phải trùng tu, tôn tạo lại mới có thể giữ được nét xưa, giai đoạn “giao thời” mới – cũ hẳn nhiên là giai đoạn tất yếu.
Trước đây, khi chưa đến Huế, có một lần em dạo quanh một diễn đàn du lịch, và đọc được một số thảo luận về một cái sân quần vợt trong hoàng thành, đại loại như “Tại sao trong một di tích cổ xưa lại có một sân tennis rất hiện đại”, “Điều đó thật ngớ ngẩn, tại sao lại phá vỡ cảnh quan của đại nội như thế”. Em bị những ý kiến đó khắc vào đầu, khiến bản thân mình cũng trở nên định kiến. Sau này khi thấy cái sân quân vợt ấy, em cũng kêu lên “Ôi men ơi. Một cái sân quần (vợt) trong khu Đại Nội. Thật chả hiểu ra làm sao cả. Chắc trong quá trình trùng tu tu bổ có pha trộn chút kim cổ vào cho nó hoành tá tràng”
Em đã mất rất nhiều thời gian để tự xấu hổ cho cái nhận xét thiển cận ấy của bản thân mình. Đó là khi em biết rằng cái sân quần vợt ấy không phải do người ta “thêm thắt” chuyện cổ chuyện kim, mà là sân chơi của vua Bảo Đại. Định kiến một vấn đề đã là nguy hiểm, định kiến một vấn đề dựa trên “nghe hơi nồi chõ” càng nguy hiểm hơn. Có câu nói, “Đi một ngày đàng học được một sàng dại
Sàng đi sàng lại cũng có một cái khôn”
Em thật tin điều đó sau chuyến đi này.
Tham quan Đại Nội, em không đi theo trình tự trước sau, phải trái mà đi lung tung loạn xạ, như việc đi phăm phăm qua Ngọ Môn, lượn hết một vòng rồi mới trở ngược lên lầu Ngũ Phụng. Ở đây, phía trước nhìn ra thấy cột cờ lớn (Kỳ Đài) cờ bay phấp phới, quay lưng nhìn lại là tổng thể hình ảnh điện Thái Hòa. Ở góc độ này, Hoàng thành vẫn giữ được vẻ đẹp vàng son của một thời đã cũ.
Vẻ đẹp kinh thành nhìn từ lầu Ngũ Phụng. Tự sướng tấm ảnh chụp với cái trống lớn bên phải lầu Ngũ Phụng.
Tuy nhiên, dư âm đọng lại nhiều nhất trong em là câu chuyện về chín cái đỉnh đồng (Cửu đỉnh) đặt trước Hiển Lâm Các, đối diện Thế Tổ miếu. Cửu đỉnh được vua Minh Mạng ra chỉ dụ đúc vào năm 1836, khắc các hình tượng sông núi và mọi vật. Nếu như Đại Nam nhất thống chí được xem là sách địa lý chính thức của triều đình nhà Nguyễn, thì Cửu đỉnh là một bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh, là một bách khoa thư của Việt Nam ở thế kỷ 19.
Trước khi đi, em có tìm hiểu những nơi sẽ tham quan nhưng bỏ sót Cửu đỉnh, nên thật ra lúc ngó nghiêng mấy cái đỉnh đồng, em thấy chúng cũng bình thường như cân đường hộp sữa. Chín cái đỉnh được xếp thẳng hàng thẳng lối, ngoại trừ cái đỉnh ở giữa được đặt cao hơn một chút, cũng không hiểu nguyên nhân tại sao. Nhìn những hình ảnh được chạm trổ trên đỉnh, chỉ biết thế thôi nhưng cũng không hiểu được gì. Đang tần ngần tính lượn luôn cho xong thì một đoàn du khách kéo đến, anh hướng dẫn viên có nụ cười như mùa thu tỏa nắng khiến em cũng muốn … tỏa nắng theo. Thế là em đi theo anh, coi như em và Cửu đỉnh có … cơ duyên.
Nhờ thế, em biết được những điều muốn nói ẩn sau cổ vật, ẩn sau những hình ảnh ấy là cả một hệ thống những tư tưởng về thời đại, những câu chuyện về một vương triều, là khát vọng về sự trường tồn cũng như sự lớn mạnh, giàu đẹp của đất nước. Vua Minh Mạng đặt tên cho từng đỉnh và định rõ vị trí đặt mỗi đỉnh, theo đó thứ tự các đỉnh được đặt ở vị trí tương ứng và đối diện với một gian thờ ở nội điện Thế Tổ miếu. Cao đỉnh, là đỉnh được đặt vượt lên các đỉnh khác, tương ứng với gian thờ vua Thế Tổ, tượng trưng cho sự vĩ đại, Nhân đỉnh tượng trưng cho đức độ, Chương đỉnh tượng trưng cho ánh sáng… mỗi đỉnh mang một ý nghĩa khác nhau.
Em đứng nghe anh hướng dẫn thao thao bất tuyệt, mắt đảo như rang lạc, hết nhìn anh đến nhìn đỉnh (chắc nhìn anh nhiều hơn vì dù sao đỉnh cũng có ảnh mà nhìn lại chứ anh thì hết duyên là hết nhìn), trong lòng bừng lên một cảm giác có thể gọi là lòng tự hào dân tộc. Em chợt nhớ đến cái ngày xưa ấy, khi còn là một con bé hiền lành, chăm chỉ học hành vậy mà vẫn dốt đặc môn lịch sử, học đâu quên đó, đừng hỏi tại sao phụ huynh bây giờ than con như vạc. Giá như em biết đi bụi từ thuở còn … thơ.
Trời ngày hôm đó trong xanh, mây trắng nắng vàng. Từng đoàn du khách dập dìu, tài tử giai nhân tấp tập, các chị các anh tây đầu đội nón lá, mặc áo sao vàng, tay cầm quạt giấy, tất cả vẽ thành một bức tranh đầy màu sắc, đầy sức sống.
Rời Đại Nội đã gần hai giờ chiều, đuối, mệt, nóng nực, em trở về khách sạn mở điều hòa vù vù, thăng một phát đến tận ba giờ. Đến lúc mở mắt ra thấy trời đã mưa.
+ Địa chỉ email: [email protected]
+ Số điện thoại: 0902 505 619
+ Tên bài dự thi: Huế - Viết cho nỗi nhớ
Em đến với Huế vào một ngày nắng đẹp, một ngày mà trước đó trên đài dự báo thời tiết, người ta còn thông báo "mưa to đến rất to, có nơi có dông". Anh bạn gọi điện, hỏi thăm, em cười, bảo: “Không sao, em sẽ mua một cái ô mang theo, cầm ô đi dạo bên bờ sông Hương cũng man dại lắm” Anh trêu: “Thôi đừng xài ô, em đội nón lá mặc áo tơi đi, rất phá cách”, kèm theo đó là tiếng cười đượm mùi man trá . Trời thương em, không khiến em phải mặc áo tơi.
Ngày thứ nhất.
Em nhớ câu hát: "Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha, có anh bên mình mà ngỡ hôm qua", nên khi vừa đặt chân vào thành phố, em đã ngay lập tức đi tìm câu hát đó. Khi nhìn thấy cái chợ trong khúc hát dịu dàng và mượt mà ấy, em thấy những ảo tưởng trong mình vỡ tan. Em tự nhiên thấy mình chỉ muốn được ngồi trong một quán café máy lạnh, tránh đi cái nóng nực của trời. Lò dò gửi xe, lượn lờ vào chợ. Theo kinh nghiệm đọc được, em đi lòng vòng tìm chỗ nào đông người Huế ăn thì vào nhưng khổ nỗi, cái giờ em đi là giờ tréo ngoe, sáng không ra sáng, trưa chẳng ra trưa, hàng quán vắng tanh vắng ngắt. Quyết định dấn thân vào một quán ăn theo kiểu hên nhờ rủi chịu, em rủi vạc mặt. Kêu một tô bún bò huế, rồi một đĩa bánh bèo bánh lọc, tất cả dở tệ, dở đến “đau lòng con cuốc cuốc”, sau đó còn được khuyến mãi một cái giá mà người ta hay nói “đắt xắt ra miếng”. Những gì sót lại của câu hát đó là có lá me bay.
Cũng phải nói rằng, để chuẩn bị cho chuyến đi, em đã lật tung trang phượt tìm các thông tin về Huế. Từ cách đi từ sân bay về trung tâm thành phố, thuê khách sạn, xe máy ở đâu, nào là quán ăn ngon ở địa điểm X, nào là café đẹp ở địa điểm Y, cho đến các kinh nghiệm nhỏ lẻ khi phượt Huế, tất cả được em chắt lọc rồi in ra một đống tờ A4, dù sao thì khi cần cũng có “phao” mà rút. Tuy nhiên, sau vụ ăn uống, em ngộ ra một điều rằng, dù có bí kíp, nhưng thời thế thế thời quan trọng lắm. Bởi vậy, đẹp nhất vẫn là mọi sự tùy … nghi.
Rời chợ Đông Ba, em về Đại Nội.
Nói thiệt chứ, không nói ra thì không ai biết mình cùi, chứ trước đây, em cứ hay nhầm nhọt Đại nội, Hoàng thành hay Tử cấm thành là một, chẳng qua là những tên gọi khác nhau mà thôi. Mà thực ra thì nói là một cũng đúng, đúng với cái kiểu “Anh với em tuy hai là một, em với anh tuy một mà … ba” ấy.
Chẳng hiểu sao, nói đến Kinh thành Huế em tự dưng liên tưởng đến … bánh chưng, vòng tường thành đầu tiên của kinh thành được ví như lá bánh. Ta sẽ thấy toàn bộ phần gạo nếp màu trắng là khu vực nhà dân, quan lại, phần đậu xanh là Hoàng thành, trong đậu xanh có thịt mỡ là Tử cấm thành. (So sánh cho vui thôi chứ Kinh thành nó không mềm mềm thơm thơm như vậy). Hoàng thành và Tử cấm thành gọi chung là Đại Nội. Bởi vậy, nếu nói đến Hoàng thành sẽ hàm ý cả Tử cấm thành, nhưng nếu nói đến Tử cấm thành thì nó chỉ là Tử cấm thành mà thôi. Vì chuyến đi này mà em ngồi khảo gu-gô-ô-pa, nhờ đó mà bớt cùi hơn tí.
Muốn đi vào Hoàng thành trước tiên phải đi qua cổng Ngọ Môn, ngọ ở đây không mang nghĩa giờ ngọ mà là hướng nam, tức là cổng hướng nam. Ngọ môn là mặt tiền của Hoàng thành, ngày xưa chỉ mở cho vua đi, hay khi tiếp kiến sứ thần nước ngoài, phía trên là Lầu Ngũ phụng, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình.
Bước qua Ngọ Môn sẽ đến hồ Thái Dịch có cây cầu bắc ngang mang tên Trung Đạo. Hồ đầy sen, ngó xuống mới ngỡ ra em đi vào độ sen tàn, chỉ toàn lá muốn úa đến nơi chứ chả thấy hoa. Chợt nhớ đến câu thơ của ai đó em quên mất tên:
“Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa”
Chẳng hiểu vì sao lúc đó chợt nhớ đến hai câu thơ ấy mà nghe lòng dâng lên một nỗi buồn da diết. Cũng may, từng đàn cá lội tung tăng cắt đứt nguồn cảm hứng, bởi khi nhìn thấy lũ cá đông hơn quân Nguyên ấy, em tự nhiên chép miệng “Chẹp, cá này mà om dưa là ngon phải biết”. Em tự nhiên hận bản thân mình, tại sao trong hoàn cảnh ấy mà em lại để ý đến cái sự no đói rất “đời thường”. (Thở dài)
Cá này mà om dưa thì ngon lắm đây
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong tất cả các cung điện khác ở Huế vì đây là nơi đặt ngai vàng của nhà vua. Không nói đến góc độ nghệ thuật, kiến trúc, trạm trổ, ấn tượng sâu sắc nhất của em với điện này là em thấy điện sao mà có nhiều cột thế. Toàn cột là cột thôi (Xin lỗi cuộc đời vì cái khiếu thẩm mỹ lùn của em)
Dạo một vòng Đại Nội, trong lòng em tự dưng dâng nỗi bi ai. Than ôi, hoàng thành hoành tráng một thời khi xưa, giờ chẳng còn nhiêu, phế tích thì nhiều, những gian phòng đang được tu tạo lại trơ bê tông cốt thép, có thể cảm nhận ở nơi đây một vẻ tân cổ rất … không duyên.
Bức tường cũ nát đối nghịch với gian nhà mới.
Tự an ủi rằng, có lẽ em hơi khó tính rồi. Chẳng có gì trường tồn với thời gian, người ta phải trùng tu, tôn tạo lại mới có thể giữ được nét xưa, giai đoạn “giao thời” mới – cũ hẳn nhiên là giai đoạn tất yếu.
Trước đây, khi chưa đến Huế, có một lần em dạo quanh một diễn đàn du lịch, và đọc được một số thảo luận về một cái sân quần vợt trong hoàng thành, đại loại như “Tại sao trong một di tích cổ xưa lại có một sân tennis rất hiện đại”, “Điều đó thật ngớ ngẩn, tại sao lại phá vỡ cảnh quan của đại nội như thế”. Em bị những ý kiến đó khắc vào đầu, khiến bản thân mình cũng trở nên định kiến. Sau này khi thấy cái sân quân vợt ấy, em cũng kêu lên “Ôi men ơi. Một cái sân quần (vợt) trong khu Đại Nội. Thật chả hiểu ra làm sao cả. Chắc trong quá trình trùng tu tu bổ có pha trộn chút kim cổ vào cho nó hoành tá tràng”
Em đã mất rất nhiều thời gian để tự xấu hổ cho cái nhận xét thiển cận ấy của bản thân mình. Đó là khi em biết rằng cái sân quần vợt ấy không phải do người ta “thêm thắt” chuyện cổ chuyện kim, mà là sân chơi của vua Bảo Đại. Định kiến một vấn đề đã là nguy hiểm, định kiến một vấn đề dựa trên “nghe hơi nồi chõ” càng nguy hiểm hơn. Có câu nói, “Đi một ngày đàng học được một sàng dại
Sàng đi sàng lại cũng có một cái khôn”
Em thật tin điều đó sau chuyến đi này.
Tham quan Đại Nội, em không đi theo trình tự trước sau, phải trái mà đi lung tung loạn xạ, như việc đi phăm phăm qua Ngọ Môn, lượn hết một vòng rồi mới trở ngược lên lầu Ngũ Phụng. Ở đây, phía trước nhìn ra thấy cột cờ lớn (Kỳ Đài) cờ bay phấp phới, quay lưng nhìn lại là tổng thể hình ảnh điện Thái Hòa. Ở góc độ này, Hoàng thành vẫn giữ được vẻ đẹp vàng son của một thời đã cũ.
Vẻ đẹp kinh thành nhìn từ lầu Ngũ Phụng. Tự sướng tấm ảnh chụp với cái trống lớn bên phải lầu Ngũ Phụng.
Tuy nhiên, dư âm đọng lại nhiều nhất trong em là câu chuyện về chín cái đỉnh đồng (Cửu đỉnh) đặt trước Hiển Lâm Các, đối diện Thế Tổ miếu. Cửu đỉnh được vua Minh Mạng ra chỉ dụ đúc vào năm 1836, khắc các hình tượng sông núi và mọi vật. Nếu như Đại Nam nhất thống chí được xem là sách địa lý chính thức của triều đình nhà Nguyễn, thì Cửu đỉnh là một bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh, là một bách khoa thư của Việt Nam ở thế kỷ 19.
Trước khi đi, em có tìm hiểu những nơi sẽ tham quan nhưng bỏ sót Cửu đỉnh, nên thật ra lúc ngó nghiêng mấy cái đỉnh đồng, em thấy chúng cũng bình thường như cân đường hộp sữa. Chín cái đỉnh được xếp thẳng hàng thẳng lối, ngoại trừ cái đỉnh ở giữa được đặt cao hơn một chút, cũng không hiểu nguyên nhân tại sao. Nhìn những hình ảnh được chạm trổ trên đỉnh, chỉ biết thế thôi nhưng cũng không hiểu được gì. Đang tần ngần tính lượn luôn cho xong thì một đoàn du khách kéo đến, anh hướng dẫn viên có nụ cười như mùa thu tỏa nắng khiến em cũng muốn … tỏa nắng theo. Thế là em đi theo anh, coi như em và Cửu đỉnh có … cơ duyên.
Nhờ thế, em biết được những điều muốn nói ẩn sau cổ vật, ẩn sau những hình ảnh ấy là cả một hệ thống những tư tưởng về thời đại, những câu chuyện về một vương triều, là khát vọng về sự trường tồn cũng như sự lớn mạnh, giàu đẹp của đất nước. Vua Minh Mạng đặt tên cho từng đỉnh và định rõ vị trí đặt mỗi đỉnh, theo đó thứ tự các đỉnh được đặt ở vị trí tương ứng và đối diện với một gian thờ ở nội điện Thế Tổ miếu. Cao đỉnh, là đỉnh được đặt vượt lên các đỉnh khác, tương ứng với gian thờ vua Thế Tổ, tượng trưng cho sự vĩ đại, Nhân đỉnh tượng trưng cho đức độ, Chương đỉnh tượng trưng cho ánh sáng… mỗi đỉnh mang một ý nghĩa khác nhau.
Em đứng nghe anh hướng dẫn thao thao bất tuyệt, mắt đảo như rang lạc, hết nhìn anh đến nhìn đỉnh (chắc nhìn anh nhiều hơn vì dù sao đỉnh cũng có ảnh mà nhìn lại chứ anh thì hết duyên là hết nhìn), trong lòng bừng lên một cảm giác có thể gọi là lòng tự hào dân tộc. Em chợt nhớ đến cái ngày xưa ấy, khi còn là một con bé hiền lành, chăm chỉ học hành vậy mà vẫn dốt đặc môn lịch sử, học đâu quên đó, đừng hỏi tại sao phụ huynh bây giờ than con như vạc. Giá như em biết đi bụi từ thuở còn … thơ.
Trời ngày hôm đó trong xanh, mây trắng nắng vàng. Từng đoàn du khách dập dìu, tài tử giai nhân tấp tập, các chị các anh tây đầu đội nón lá, mặc áo sao vàng, tay cầm quạt giấy, tất cả vẽ thành một bức tranh đầy màu sắc, đầy sức sống.
Rời Đại Nội đã gần hai giờ chiều, đuối, mệt, nóng nực, em trở về khách sạn mở điều hòa vù vù, thăng một phát đến tận ba giờ. Đến lúc mở mắt ra thấy trời đã mưa.
Last edited: