Ngũ Đang Triệu(Nội Mông)là khu chùa duy nhất thuần phong cách Tạng do người Mông Cổ xây dựng ở khu vực Nội Mông.
Từ khi vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn chinh phục đông tây thì có một nơi mà Thành Cát Tư Hãn ko cần dùng tới chiến tranh cũng chiếm được đó là Tây Tạng. Theo truyền thuyết Thành Cát Tư Hãn chiếm Tây Tạng bằng một cách rất đơn giản: ông chỉ mang theo có khoảng vài trăm quân tinh nhuệ đến Tây Tạng và bảo: chúng ta là bạn với nhau nhé! Người Tây Tạng quá sợ trước uy danh của quân Mông Cổ nên đồng ý ngay, và sau đó dần dần trở thành một phần của đế quốc Mông Cổ.
Người Mông Cổ cực kì thích văn hoá và chùa chiền của Tây Tạng, vì thế rất nhiều sư ở các chùa của Tây Tạng là người Mông Cổ. Bạn người Nội Mông của cô em cùng trường cao to đẹp trai gái vây tứ phía, vậy mà một ngày đẹp trời tỉnh giấc mộng lành ngộ đạo, bạn bảo với em gái: mình sẽ đi Tây Tạng để tu hành!(
Cô đang đến Ngũ Đang Triệu bằng xe bánh mỳ rách. "Triệu" nghĩa là đền, chùa; Ngũ Đang: là tên một khe núi. Trên xe toàn mùi là mùi, đường xá ngoằn ngoèo lên dốc xuống đèo, ruột gan lạng lách quấn lăn tứ phía! Đến nơi vào giữa sáng đẹp trời, khí trời mát se se, nắng chưa gắt! Người bán hàng la liệt hiện ra với vẻ mặt thuần chủng Mông Cổ. Người mua hàng lao xao ăn uống mặt thâm thâm đặc Hán.
Cô uống bát trà sữa mặn rồi đi lên chùa. Quen nhìn chùa của người Hán rồi thì khi nhìn chùa kiểu Tây Tạng sẽ thấy rất lạ. Ngôi chùa này được xây vào đời Thanh Càn Long năm 1756, theo hướng Nam Bắc, từ phía nam nhìn lên là tầng tầng lớp lớp các gian điện, lầu gác, cao dần lên theo thế núi. Bố cục của nó hài hoà đồng nhất nổi bật lên giữa một rừng tùng bách rậm rạp...Trong thời kì cực thịnh ngôi chùa này đã có tới hơn 1200 vị sư (Sách dẫn).
Cũng thật may mắn là Ngũ Đang Triệu được bảo vệ khá nguyên vẹn. Trong rất nhiều địa điểm mà cô đã thăm quan hầu như nơi nào cũng bị phá hoại ko ít thì nhiều bởi bàn tay của cách mạng văn hoá. Ngũ Đang Triệu thời kì đó bị quên lãng, gần như bị bỏ hoang, cho nên mới bảo tồn được như vậy. Chỉ có điều vì bị bỏ hoang ko ai trong coi cho nên nhiều khi trẻ con xung quanh vào chơi, lấy đi rất nhiều đồ vật quý giá như như những pho trượng Phật nhỏ, bát ăn bằng vàng, những đồ nhỏ khác để chơi và làm mất đi. Một vị hoà thượng của chùa người Mông Cổ giới thiệu như thế với cô.
Bích hoạ trong chùa, chủ yếu kể về quá trình tu luyện thành Phật của Thích Ca Mâu Ni, và những hình ảnh miêu tả các buổi giảng kinh. Kinh Phật hồi xưa hay nghe bố giảng cho sư nhưng hồi đó cô nhỏ quá chưa ngộ đạo giờ thì đành phải tự đọc lấy thôi!
Mỗi khi đến chùa là lòng cô tĩnh lại, những cái náo động quậy phá tự động lặn biến mất tăm. Trách gì năm xưa bố đã từng muốn gửi cô vào chùa Phổ Chiếu dưới Hải Phòng làm cô tiểu nhỏ ngày ngày quét dọn sân chùa, sáng sáng dậy làm hương(tối tối đọc vè cưa sư) )! Bố bảo thế cho tính nó thuần. Vậy mà chả hiểu sao dự định đó ko thành, dù cũng có trụ trì chùa Huy Văn-nơi vua Lê Thánh Tôn chào đời- ở Hà Nội cũng ngỏ ý mong muốn góp phần cải tạo cô...
Trong các gian Phật điện ánh sáng chỉ đủ tạo nên sự huyền bí, mảng tối mảng sáng khiến không khí lắng xuống như kìm hơi thở nhẹ! Gương mặt Phật sống hiện lên hư ảo, mùi nến bơ phảng phất trong không gian. Đâu đâu cũng thấy Phật, các đệ tử, kỳ nhân dị thú, hoa cỏ lạ thường bao vây cô qua những bích họa phủ kín tường. Người ta bảo quay đầu lại là bờ, cô đây quay đầu lại là Phật. Có lẽ cô sắp đắc đạo rồi!Mô Phật! Lành thay!
Tượng Phật sống: ("Phật sống" thật đang tị nạn bên Ấn Độ
Chú thích: toàn ảnh trong bài là ảnh sưu tầm!Ảnh thật chưa scan
Từ khi vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn chinh phục đông tây thì có một nơi mà Thành Cát Tư Hãn ko cần dùng tới chiến tranh cũng chiếm được đó là Tây Tạng. Theo truyền thuyết Thành Cát Tư Hãn chiếm Tây Tạng bằng một cách rất đơn giản: ông chỉ mang theo có khoảng vài trăm quân tinh nhuệ đến Tây Tạng và bảo: chúng ta là bạn với nhau nhé! Người Tây Tạng quá sợ trước uy danh của quân Mông Cổ nên đồng ý ngay, và sau đó dần dần trở thành một phần của đế quốc Mông Cổ.
Người Mông Cổ cực kì thích văn hoá và chùa chiền của Tây Tạng, vì thế rất nhiều sư ở các chùa của Tây Tạng là người Mông Cổ. Bạn người Nội Mông của cô em cùng trường cao to đẹp trai gái vây tứ phía, vậy mà một ngày đẹp trời tỉnh giấc mộng lành ngộ đạo, bạn bảo với em gái: mình sẽ đi Tây Tạng để tu hành!(
Cô đang đến Ngũ Đang Triệu bằng xe bánh mỳ rách. "Triệu" nghĩa là đền, chùa; Ngũ Đang: là tên một khe núi. Trên xe toàn mùi là mùi, đường xá ngoằn ngoèo lên dốc xuống đèo, ruột gan lạng lách quấn lăn tứ phía! Đến nơi vào giữa sáng đẹp trời, khí trời mát se se, nắng chưa gắt! Người bán hàng la liệt hiện ra với vẻ mặt thuần chủng Mông Cổ. Người mua hàng lao xao ăn uống mặt thâm thâm đặc Hán.
Cô uống bát trà sữa mặn rồi đi lên chùa. Quen nhìn chùa của người Hán rồi thì khi nhìn chùa kiểu Tây Tạng sẽ thấy rất lạ. Ngôi chùa này được xây vào đời Thanh Càn Long năm 1756, theo hướng Nam Bắc, từ phía nam nhìn lên là tầng tầng lớp lớp các gian điện, lầu gác, cao dần lên theo thế núi. Bố cục của nó hài hoà đồng nhất nổi bật lên giữa một rừng tùng bách rậm rạp...Trong thời kì cực thịnh ngôi chùa này đã có tới hơn 1200 vị sư (Sách dẫn).
Cũng thật may mắn là Ngũ Đang Triệu được bảo vệ khá nguyên vẹn. Trong rất nhiều địa điểm mà cô đã thăm quan hầu như nơi nào cũng bị phá hoại ko ít thì nhiều bởi bàn tay của cách mạng văn hoá. Ngũ Đang Triệu thời kì đó bị quên lãng, gần như bị bỏ hoang, cho nên mới bảo tồn được như vậy. Chỉ có điều vì bị bỏ hoang ko ai trong coi cho nên nhiều khi trẻ con xung quanh vào chơi, lấy đi rất nhiều đồ vật quý giá như như những pho trượng Phật nhỏ, bát ăn bằng vàng, những đồ nhỏ khác để chơi và làm mất đi. Một vị hoà thượng của chùa người Mông Cổ giới thiệu như thế với cô.
Bích hoạ trong chùa, chủ yếu kể về quá trình tu luyện thành Phật của Thích Ca Mâu Ni, và những hình ảnh miêu tả các buổi giảng kinh. Kinh Phật hồi xưa hay nghe bố giảng cho sư nhưng hồi đó cô nhỏ quá chưa ngộ đạo giờ thì đành phải tự đọc lấy thôi!
Mỗi khi đến chùa là lòng cô tĩnh lại, những cái náo động quậy phá tự động lặn biến mất tăm. Trách gì năm xưa bố đã từng muốn gửi cô vào chùa Phổ Chiếu dưới Hải Phòng làm cô tiểu nhỏ ngày ngày quét dọn sân chùa, sáng sáng dậy làm hương(tối tối đọc vè cưa sư) )! Bố bảo thế cho tính nó thuần. Vậy mà chả hiểu sao dự định đó ko thành, dù cũng có trụ trì chùa Huy Văn-nơi vua Lê Thánh Tôn chào đời- ở Hà Nội cũng ngỏ ý mong muốn góp phần cải tạo cô...
Trong các gian Phật điện ánh sáng chỉ đủ tạo nên sự huyền bí, mảng tối mảng sáng khiến không khí lắng xuống như kìm hơi thở nhẹ! Gương mặt Phật sống hiện lên hư ảo, mùi nến bơ phảng phất trong không gian. Đâu đâu cũng thấy Phật, các đệ tử, kỳ nhân dị thú, hoa cỏ lạ thường bao vây cô qua những bích họa phủ kín tường. Người ta bảo quay đầu lại là bờ, cô đây quay đầu lại là Phật. Có lẽ cô sắp đắc đạo rồi!Mô Phật! Lành thay!
Tượng Phật sống: ("Phật sống" thật đang tị nạn bên Ấn Độ
Chú thích: toàn ảnh trong bài là ảnh sưu tầm!Ảnh thật chưa scan
Last edited by a moderator: