diengiadung
Phượt gia
Chỉ mới vài tuần ở nhà nhưng xem ra tôi đã muốn cuồng chân rồi. Ái chà, cái bịnh nghiện "đi" này cũng ác độc gớm, may mà nó không bị liệt vào hạng nguy hiểm... tính mạng.
Mà hổm rày thời tiết cũng xấu, ngày nào cũng mưa vì áp thấp và bão nên khó có một chuyến du hành hoàn hảo được, thôi tạm dành thời gian cho việc nhà dưỡng sức chờ nắng đẹp là mình bùm thôi.
Ngày xưa còn bé năm nào ba tôi cũng chở cả nhà đi Vũng tàu, chuyến nghỉ mát thường kéo dài năm sáu ngày. Thời đó đám con trai cùng các chị gái nhà tôi cứ gọi các chuyến đi này là đi "cấp", tức là cap, tiếng Pháp nghĩa là mũi đất, mũi biển.
Ba tôi lái chiếc Ford (Thames hay Escort gì đó cũng chả nhớ) chở cả bầy con, cả đám hát vang trời suốt cả đoạn đường dài... rồi bùng lên tiếng xuýt xoa mừng rỡ khi thấy vùng biển xanh xuất hiện trong tầm mắt.
Lần nào cũng đến ở tại một cái vila bên sườn núi, nơi này dành cho nhân viên trung cấp nơi ba tôi làm việc. Cái vila cổ kính nhưng đẹp lắm, bao quanh là những giàn bông giấy tím đỏ rợp trời chen lẫn với các nhánh sứ Thái Lan, sứ cùi. Tắm biển thì cứ a lê hấp: lên xe và chạy ra bãi sau, bãi Dứa, bãi Dâu...
Bãi sau ngày ấy chưa có từ ngữ resort đâu. Dài theo bãi biển có chừng hai mươi hàng quán bán thức ăn, nước, ghế bố, bàn... Nếu nhìn đến cuối bãi ngút cả tầm mắt thì chỉ là một cảnh rừng Chí Linh hoang sơ trải dài: dưới là bãi biển, trên là những đồi cát chập chùng được điểm tô bằng những rừng Dương bát ngát, ngọn đong đưa trong gió biển.
Còn muốn tham quan trên cao thì chạy xe lên núi lớn, núi nhỏ hay mỏm núi Tao Phùng (chổ có tượng chúa Giê Su) nơi này nhìn ra khơi mút tầm mắt, trông đây thì rừng cây bạt ngàn...
Những chuyến đi hè hàng năm cứ thế cho đến ngày ba tôi mất.
Năm 1986, tôi trở lại Vũng Tàu bằng một chuyến đi 3 ngày cùng vợ và đứa con trai 3 tuổi. Chuyến đi này đón xe khách, bến cuối đậu ngay tại bãi trước (Tầm Dương) rồi tụi tự đón xe ôm lên mũi Ô Quắm. Chúng tôi ngụ tại một nhà khách Nghinh Phong của người quen trên đồi, nhìn xuống phía dưới là bãi tắm ngay mũi VT.
Nhà có nhiều phòng cho thuê rộng và sạch sẽ, có sân chung quanh. Phía sau có giếng nước ngọt cạnh vách núi, trên đỉnh chỏm núi này là tượng Chúa dang tay.
Vũng Tàu khi ấy cũng chưa thay đổi gì mấy dù lúc này người ta đang phá đá, vạt núi chuẩn bị cho con dường Thùy Vân và những bậc thang lên tượng Chúa sau này.
Vách đá cheo leo chỉ có chút lối mòn nhưng khi ấy hai cha con vẫn tần mần bước lên mãi trên cao... lúc không còn lối nào đi lên nữa, nhìn quanh mới giật cả mình vì từ đây tới đỉnh chỉ còn khoảng mươi mét thôi. Mèn ơi, dám trèo núi với đứa con bé bỏng mới ba tuổi! Nhưng đáp lại, thằng bé nín câm cứ dõi mắt nhìn ra biển xa xa với sóng vổ ỳ ầm mê hoặc, xem ra khoái chí lắm.
Do địa thế trên cao nên mỗi lần xuống phố phải mượn chiếc xe đạp của người quen, đèo vợ con vi vút đoạn đường đi xuống nhưng thở phì phèo trên đoạn đường đi lên. Lúc đó VT chưa hề có xe "taxi", xe ôm cũng ít lắm; điện ở Nghinh Phong cũng có nhưng yếu và chập chờn lắm.
Năm sau nữa, chúng tôi lại ra với VT. lần này thì đi bằng xe gắn máy riêng, lại đi ngay mồng một tết nên QL51 vắng vẻ thoải mái vô cùng. Cái sướng vi vu trên lộ tạm bị gián khi xe cán phải dăm sắt, bánh xẹp lép. Ngày xưa còn xa lạ với chuyện "đinh tặc", chưa có nhiễu nhương như bây giờ nên ngày đầu năm: vá xe cũng giá như ngày thường. Vá xong, bà xã còn lì xì cho cô gái bé nhỏ đứng khép nép tại đó xem mẹ nó bơm phồng cái bánh xe của tụi này.
Khách sạn Sông Hương chào đón với đôi mắt bỡ ngỡ, có lẽ chả có vị khách nào "xông đất" đầu năm ngày mồng 1 thì phải! Giá bèo thật đấy nhưng đến khi trả phòng ngày mùng 4 mới biết giá đã khác từ mồng 3! He he: Vũng Tàu ngày ấy cũng chỉ trống vắng 2 ngày đầu năm, đến ngày thứ 3 thì vùng đất ấy đã như mở hội rồi với hàng ngàn, ngàn du khách từ khắp nơi kéo đến, chả còn phòng nào trống. Thậm chí nhà kho người ta cũng dọn sạch rồi trải... chiếu cho khách thuê với giá "có lửa"!
Mồng một, cả một bãi biển rộng vài cây số vắng hoe, lác đát chỉ vài người dân địa phương kéo mẻ lưới đầu năm đằng tít xa. Giờ này mọi người còn mãi mê thăm viếng, chúc tết bà con láng giềng mà - riêng chúng tôi thì thỏa mình hòa trộn với sóng biển như một cõi riêng mình.
Bốn ngày quần nát cả VT, có xe gắn máy nên chả bỏ sót ngóc ngách nào từ chợ, chùa, núi, bãi, nhà thờ... hạnh phúc và sướng tê người!
Sau chuyến này còn một vài chuyến nữa nhưng ngắn ngày hay chỉ đi một người:
Vũng Tàu đã trở mình, thay đổi nhiều với các resort, khách san chen chân ra mặt biển, cướp lấy những gì thiên nhiên ban tặng cho con người, phố biển đánh mất dần cái hồn ngày xưa.
Cổ Thạch cũng thế: chuyến đi đầu tiên thật đúng danh nghĩa là chuyến hành hương lên chùa. Ngày ấy Cổ Thạch hoang sơ, sau khi xuống xe khách thì người đi chỉ có cách đón xe ôm đi vào.
Nhà trọ mang đúng danh nguyên thủy với một dãy lèo tèo nơi con đường ngang lên chùa. Giá chỉ vài chục ngàn nhưng các phòng bé xíu, tối tăm. Ngủ thì trải chiếu nằm trên cái bệ gạch mà người ta xây luôn trong ấy, toilet thì chung. Chùa Cổ Thạch khi ấy cũng còn giữ nguyên nét cổ kính hoang sơ, vẫn trang nghiêm không bát nháo hàng quán như bây giờ.
Biển sạch, có rác thật đấy nhưng là rác tự nhiên với lá cây, cua ốc biển chết bị sóng đánh dạt lên. Người tắm đông lắm cũng chỉ mươi người, tắm chán thì bước chân tới bãi đá bảy màu nghút ngàn đàng xa kia lượm lặt rồi ngắm nghía chơi.
Trong quá khứ, nhiều người biết đến Phan Thiết ngày xưa qua thương hiệu nước mắm còn Bình Thuận hay Mũi Né hồi đó chả tạo ra một ấn tượng gì. Đơn giản là ngoài dân địa phương thì chả mấy ai ở phía nam biết tới.
Lơ thơ dưới bãi biển Mũi Né khi ấy chỉ là những chiếc thuyền thúng, tàu cá của ngư dân vẫn đánh bắt bao đời nay còn khách du lịch là của hiếm.
Thôi thì phát triển, càng nhiều người đến thì phải thế vì mọi thứ sẽ thay đổi. Người dân những địa phương này có thể giàu lên do du lịch nhưng cũng nghèo bớt đi cái bản sắc văn hóa dân tộc.
Người đi tới đâu thì bao vây biển tới đấy! Resort, khách sạn mọc lên như nấm chắn luôn tầm nhìn của người lữ khách muốn về với mẹ biển.
Có nhiều nơi: Đây người, kia biển: chỉ cách vài mươi bước chân nhưng nếu túi ít tiền thì biển vẫn xa vời vợi.
Đất nước mình có nhiều tiềm năng du lịch lắm, rất nhiều nước nhìn biển và vịnh ở ta như một giấc mơ đẹp vượt tầm với nhưng hình như chúng ta chưa tận dụng được hết khả năng đang có; ngược lại: một số nơi còn ra sức hủy hoại nó bằng những cách khai thác tận thu, tàn phá môi trường.
Thiên nhiên phải mất hàng triệu năm để tạo ra những thắng cảnh để đời còn con người chúng ta chỉ mất vài năm, thậm chí vài tháng để hóa kiếp một vạt rừng, một vách núi hay cả một bãi biển hoang sơ.
Chỉ mong rằng những thắng cảnh đẹp ở Việt Nam ta còn mãi trong sự khai phá + vun đắp để mãi mãi: biển và núi vẫn là mẹ hiền của người lữ khách.
ĐGD
Bài tác giả đã post trên blog cá nhân
Mà hổm rày thời tiết cũng xấu, ngày nào cũng mưa vì áp thấp và bão nên khó có một chuyến du hành hoàn hảo được, thôi tạm dành thời gian cho việc nhà dưỡng sức chờ nắng đẹp là mình bùm thôi.
Ngày xưa còn bé năm nào ba tôi cũng chở cả nhà đi Vũng tàu, chuyến nghỉ mát thường kéo dài năm sáu ngày. Thời đó đám con trai cùng các chị gái nhà tôi cứ gọi các chuyến đi này là đi "cấp", tức là cap, tiếng Pháp nghĩa là mũi đất, mũi biển.
Ba tôi lái chiếc Ford (Thames hay Escort gì đó cũng chả nhớ) chở cả bầy con, cả đám hát vang trời suốt cả đoạn đường dài... rồi bùng lên tiếng xuýt xoa mừng rỡ khi thấy vùng biển xanh xuất hiện trong tầm mắt.
Lần nào cũng đến ở tại một cái vila bên sườn núi, nơi này dành cho nhân viên trung cấp nơi ba tôi làm việc. Cái vila cổ kính nhưng đẹp lắm, bao quanh là những giàn bông giấy tím đỏ rợp trời chen lẫn với các nhánh sứ Thái Lan, sứ cùi. Tắm biển thì cứ a lê hấp: lên xe và chạy ra bãi sau, bãi Dứa, bãi Dâu...
Bãi sau ngày ấy chưa có từ ngữ resort đâu. Dài theo bãi biển có chừng hai mươi hàng quán bán thức ăn, nước, ghế bố, bàn... Nếu nhìn đến cuối bãi ngút cả tầm mắt thì chỉ là một cảnh rừng Chí Linh hoang sơ trải dài: dưới là bãi biển, trên là những đồi cát chập chùng được điểm tô bằng những rừng Dương bát ngát, ngọn đong đưa trong gió biển.
Còn muốn tham quan trên cao thì chạy xe lên núi lớn, núi nhỏ hay mỏm núi Tao Phùng (chổ có tượng chúa Giê Su) nơi này nhìn ra khơi mút tầm mắt, trông đây thì rừng cây bạt ngàn...
Những chuyến đi hè hàng năm cứ thế cho đến ngày ba tôi mất.
Năm 1986, tôi trở lại Vũng Tàu bằng một chuyến đi 3 ngày cùng vợ và đứa con trai 3 tuổi. Chuyến đi này đón xe khách, bến cuối đậu ngay tại bãi trước (Tầm Dương) rồi tụi tự đón xe ôm lên mũi Ô Quắm. Chúng tôi ngụ tại một nhà khách Nghinh Phong của người quen trên đồi, nhìn xuống phía dưới là bãi tắm ngay mũi VT.
Nhà có nhiều phòng cho thuê rộng và sạch sẽ, có sân chung quanh. Phía sau có giếng nước ngọt cạnh vách núi, trên đỉnh chỏm núi này là tượng Chúa dang tay.
Vũng Tàu khi ấy cũng chưa thay đổi gì mấy dù lúc này người ta đang phá đá, vạt núi chuẩn bị cho con dường Thùy Vân và những bậc thang lên tượng Chúa sau này.
Vách đá cheo leo chỉ có chút lối mòn nhưng khi ấy hai cha con vẫn tần mần bước lên mãi trên cao... lúc không còn lối nào đi lên nữa, nhìn quanh mới giật cả mình vì từ đây tới đỉnh chỉ còn khoảng mươi mét thôi. Mèn ơi, dám trèo núi với đứa con bé bỏng mới ba tuổi! Nhưng đáp lại, thằng bé nín câm cứ dõi mắt nhìn ra biển xa xa với sóng vổ ỳ ầm mê hoặc, xem ra khoái chí lắm.
Do địa thế trên cao nên mỗi lần xuống phố phải mượn chiếc xe đạp của người quen, đèo vợ con vi vút đoạn đường đi xuống nhưng thở phì phèo trên đoạn đường đi lên. Lúc đó VT chưa hề có xe "taxi", xe ôm cũng ít lắm; điện ở Nghinh Phong cũng có nhưng yếu và chập chờn lắm.
Năm sau nữa, chúng tôi lại ra với VT. lần này thì đi bằng xe gắn máy riêng, lại đi ngay mồng một tết nên QL51 vắng vẻ thoải mái vô cùng. Cái sướng vi vu trên lộ tạm bị gián khi xe cán phải dăm sắt, bánh xẹp lép. Ngày xưa còn xa lạ với chuyện "đinh tặc", chưa có nhiễu nhương như bây giờ nên ngày đầu năm: vá xe cũng giá như ngày thường. Vá xong, bà xã còn lì xì cho cô gái bé nhỏ đứng khép nép tại đó xem mẹ nó bơm phồng cái bánh xe của tụi này.
Khách sạn Sông Hương chào đón với đôi mắt bỡ ngỡ, có lẽ chả có vị khách nào "xông đất" đầu năm ngày mồng 1 thì phải! Giá bèo thật đấy nhưng đến khi trả phòng ngày mùng 4 mới biết giá đã khác từ mồng 3! He he: Vũng Tàu ngày ấy cũng chỉ trống vắng 2 ngày đầu năm, đến ngày thứ 3 thì vùng đất ấy đã như mở hội rồi với hàng ngàn, ngàn du khách từ khắp nơi kéo đến, chả còn phòng nào trống. Thậm chí nhà kho người ta cũng dọn sạch rồi trải... chiếu cho khách thuê với giá "có lửa"!
Mồng một, cả một bãi biển rộng vài cây số vắng hoe, lác đát chỉ vài người dân địa phương kéo mẻ lưới đầu năm đằng tít xa. Giờ này mọi người còn mãi mê thăm viếng, chúc tết bà con láng giềng mà - riêng chúng tôi thì thỏa mình hòa trộn với sóng biển như một cõi riêng mình.
Bốn ngày quần nát cả VT, có xe gắn máy nên chả bỏ sót ngóc ngách nào từ chợ, chùa, núi, bãi, nhà thờ... hạnh phúc và sướng tê người!
Sau chuyến này còn một vài chuyến nữa nhưng ngắn ngày hay chỉ đi một người:
Vũng Tàu đã trở mình, thay đổi nhiều với các resort, khách san chen chân ra mặt biển, cướp lấy những gì thiên nhiên ban tặng cho con người, phố biển đánh mất dần cái hồn ngày xưa.
Cổ Thạch cũng thế: chuyến đi đầu tiên thật đúng danh nghĩa là chuyến hành hương lên chùa. Ngày ấy Cổ Thạch hoang sơ, sau khi xuống xe khách thì người đi chỉ có cách đón xe ôm đi vào.
Nhà trọ mang đúng danh nguyên thủy với một dãy lèo tèo nơi con đường ngang lên chùa. Giá chỉ vài chục ngàn nhưng các phòng bé xíu, tối tăm. Ngủ thì trải chiếu nằm trên cái bệ gạch mà người ta xây luôn trong ấy, toilet thì chung. Chùa Cổ Thạch khi ấy cũng còn giữ nguyên nét cổ kính hoang sơ, vẫn trang nghiêm không bát nháo hàng quán như bây giờ.
Biển sạch, có rác thật đấy nhưng là rác tự nhiên với lá cây, cua ốc biển chết bị sóng đánh dạt lên. Người tắm đông lắm cũng chỉ mươi người, tắm chán thì bước chân tới bãi đá bảy màu nghút ngàn đàng xa kia lượm lặt rồi ngắm nghía chơi.
Trong quá khứ, nhiều người biết đến Phan Thiết ngày xưa qua thương hiệu nước mắm còn Bình Thuận hay Mũi Né hồi đó chả tạo ra một ấn tượng gì. Đơn giản là ngoài dân địa phương thì chả mấy ai ở phía nam biết tới.
Lơ thơ dưới bãi biển Mũi Né khi ấy chỉ là những chiếc thuyền thúng, tàu cá của ngư dân vẫn đánh bắt bao đời nay còn khách du lịch là của hiếm.
Thôi thì phát triển, càng nhiều người đến thì phải thế vì mọi thứ sẽ thay đổi. Người dân những địa phương này có thể giàu lên do du lịch nhưng cũng nghèo bớt đi cái bản sắc văn hóa dân tộc.
Người đi tới đâu thì bao vây biển tới đấy! Resort, khách sạn mọc lên như nấm chắn luôn tầm nhìn của người lữ khách muốn về với mẹ biển.
Có nhiều nơi: Đây người, kia biển: chỉ cách vài mươi bước chân nhưng nếu túi ít tiền thì biển vẫn xa vời vợi.
Đất nước mình có nhiều tiềm năng du lịch lắm, rất nhiều nước nhìn biển và vịnh ở ta như một giấc mơ đẹp vượt tầm với nhưng hình như chúng ta chưa tận dụng được hết khả năng đang có; ngược lại: một số nơi còn ra sức hủy hoại nó bằng những cách khai thác tận thu, tàn phá môi trường.
Thiên nhiên phải mất hàng triệu năm để tạo ra những thắng cảnh để đời còn con người chúng ta chỉ mất vài năm, thậm chí vài tháng để hóa kiếp một vạt rừng, một vách núi hay cả một bãi biển hoang sơ.
Chỉ mong rằng những thắng cảnh đẹp ở Việt Nam ta còn mãi trong sự khai phá + vun đắp để mãi mãi: biển và núi vẫn là mẹ hiền của người lữ khách.
ĐGD
Bài tác giả đã post trên blog cá nhân