Vừa rồi mình và bạn Bodyparty vừa trek một cung đường từ bản Nhìu Cồ San lên đỉnh núi cao trên 2.900m và đã summit thành công. Cản nhận đây là một cung trekking rất đẹp nên muốn chia sẻ với các bạn yêu trek và núi non.
Ngọn núi này nằm ở hướng Tây Bắc bản Nhìu Cồ San (xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai) là một trong 2 đỉnh núi cao nhất khu vực này. Nghe đâu đó gọi là hai đỉnh sừng trời - tuy chưa có kiểm chứng (hỏi người Mông ở đó là Nhiu Cồ San có phải là sừng trời không thì họ bảo không biết) nhưng nếu nhìn từ Google Earth (GE) hoặc một viewpoint lý tưởng thì có thể cảm nhận 2 đỉnh này như cặp sừng lớn chọc tới trời xanh nằm bên con đường đá cổ Pavi mà rất nhiều bạn đã từng đi qua. Đích đến bọn mình nhằm tới là đỉnh cao hơn trong 2 đỉnh (nằm hướng Bắc) theo thông số từ GE.
Hoàn toàn không có thông tin gì về cung đường này nhưng kết hợp giữa thông tin từ GE và kinh nghiệm thực tế đã đi qua con đường đá Pavi bọn mình lên kế hoạch cho một chuyến trekking 2,5 ngày (từ trưa ngày 21/9 đến chiều 23/9) với điểm xuất phát là đoạn đầu đường đá phía bên Lào Cai (Alt ~ 1.500m). Chuyến đi chỉ có hai anh em, rất gọn nhẹ tưởng như mọi việc sẽ đúng dự kiến nhưng có vài phát sinh (giao lưu với các cô giáo điểm trường NCS, tuyển porter…) nên thực tế đến sáng ngày 22 mới bắt đầu trek được. Có rủi có may nhưng có lẽ may nhiều hơn (thời tiết ủng hộ, cậu porter nhanh nhẹn tháo vát) bọn mình đã hoàn thành cung đường vào thời gian dự định và summit thành công đỉnh núi với độ cao 2.964m (theo thông số Garmin GPS 62S trong đk thời tiết lí tưởng, sai số theo máy báo khoảng vài mét).
Chuẩn bị trước chuyến đi bọn mình phác vài cung đường: 1. Đường màu tím là đường trek lên đỉnh thấp hơn (NCS 2) đường này có vẻ dễ đi nhưng dài quá sợ không đủ thời gian, 2.Đường màu đỏ nối giữa 2 đỉnh, vẽ xong thì cũng bỏ qua luôn vì không khả thi cho tg và sức lực, 3. Đường màu xanh coban to là tracklog thực tế của con đường đá cổ Pavi do Vương Chí Cường ghi trong chuyến vác xe đạp năm ngoái (track này chỉ ghi từ ngày 2 sau 1 đêm ngủ rừng), 4. Cuối cùng là con đường màu cam chinh phục NCS 1 là đường bọn mình sẽ đi nhưng thực tế thì porter chí con đường khác với điểm start sớm hơn, đây là con đường của dân bản đi thả trâu và trồng thảo quả, đường này tới khoảng 2.300m thì gần trùng với track dự kiến.
Cảm nhận cá nhân mình thấy đây là một cung đường rất đẹp, qua nhiều địa hình cảnh quan khác nhau, nhiều view lớn với hoa cỏ thơ mộng, núi non hoành tráng. Nghe vậy chắc các bạn sẽ nói đi trek thì đâu chẳng thế vậy để giải thích thì thế này: một vài cung trek ấn tượng mình đã đi là Phanxipan (Sín Chải, Trạm Tôn), Tà Xùa, Putaleng kết hợp với xem ảnh của các bạn (vì có lẽ mỗi thời điểm mỗi khác)… thì mình thấy Tà Xùa đẹp, có view rộng rãi, có biển mây dày đặc, có sống lưng khủng long ấn tượng, Phanxipan có viewpoint hoành tráng trên đỉnh, có giông núi đoạn 2.800m rất đẹp nếu có mây phủ xung quanh nhưng hơi ít đoạn hoa cỏ thơ mộng ngoài điểm thung lũng 2.200m nơi có con suối chảy về phía cánh rừng cháy (hình như ít đoàn hạ trại ở đây mà phần lớn vào lán cắm sẵn thì không đẹp), Putaleng thì ấn tượng với mỗi viewpoint trên đỉnh (mà hình như mới chỉ có đoàn mình may mắn lên vào ngày đẹp trời thì mới có) còn lại đi trong rừng âm u nhiều quá. Với ít trải nghiệm như vậy thì theo cá nhân mình cung Nhìu Cồ San này đẹp hơn những cung vừa nói tới.
Về độ thử thách thì cung đường này ngắn, Elevation gain chỉ khoảng 1.500m nhưng càng gần đỉnh càng vất vả. Nếu như Putaleng khó nhất ở đoạn giữa (từ lúc rời suối dưới ~1.600m tới điểm 2.500m) là những con dốc đứng liên tục kéo dài nhưng dù sao vẫn có đường mòn còn từ 2.500 lên đỉnh thì tuy không có đường mòn nhưng không dốc lắm và có chỗ đặt chân tốt. Ở NCS này thì từ ~2.450m lên đỉnh rất vất vả, không có đường mòn, đoạn thì tre trúc, cây bụi dày đặc có lúc giãy dụa mãi mới lách qua được, có đoạn tới vài chục hay cả trăm mét (dài) bò men theo vách núi nghiêng 60-70%, chân đạp lên trúc, tay bám vào trúc mà đi, muốn nghỉ cũng không được, càng nghỉ càng mỏi vì chân lúc nào cũng đặt nghiêng, thậm chí phải đứng trên cạnh bàn chân, gần đỉnh thì đi leo ngược con suối nhỏ dốc và trơn, khó đến nỗi mình và Bodyparty có lúc loay hoay thử 2-3 lần mới qua được (chưa bao giờ bọn mình phải loay hoay như vậy). Riêng với mình thì ở cung này có 2 -3 chỗ mình cảm thấy đã phải liều để đi qua, đó là lúc leo ngang qua những tảng đá to bờ vực, không có điểm bấu víu và đặt chân tin tưởng, đá chỗ khô, chỗ ướt, đầy rêu, địa y muôn màu sắc, rất đẹp nhưng tiềm tàng nguy hiểm vì đạp lên là trượt, mình nói mình đã phải liều vì đi rừng chuyện ngã là bình thường nhưng thường hậu quả thì thì chỉ đau hay bị thương do có cây đỡ bên dưới nhưng vài điểm đó thì hậu quả sẽ chẳng biết thế nào. Tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận trên thể lực và kỹ năng thuộc loại trung bình kém của mình (hơn nữa do đi dày trek đế cứng, cổ cứng và cao nên khả năng linh hoạt, độ bám ở chỗ này rất kém), các bạn trẻ khỏe, kĩ năng tốt hơn chắc không vấn đề gì và tỉnh táo tìm con đường khác nhiều chỗ bám hơn (có thể lòng vòng) chứ không đi theo đường porter đi (mình không theo nó được) thì các bạn sẽ vượt qua. Nói thêm một chút là bọn mình đi cùng cậu porter này thuộc loại nhanh nhẹn nhưng nó chỉ thích đi nhanh, lười mở đường, cứ chọn đường men vách để đi, có lúc bọn mình gọi nó, chửi nó bảo nó quay lại backup nó cứ kệ, đứng cười cười bảo “đi được mà” chứ không quay lại. Nếu các bạn đi nên bắt nó phạt đường theo sống núi (sẽ chậm hơn vì trên đó rất rậm rạp, khó phát đường hơn Putaleng) thì dễ đi hơn nhưng bọn mình ít thời gian, không theo đường của nó thì không đủ thời gian trong 2 ngày.
Ngọn núi này nằm ở hướng Tây Bắc bản Nhìu Cồ San (xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai) là một trong 2 đỉnh núi cao nhất khu vực này. Nghe đâu đó gọi là hai đỉnh sừng trời - tuy chưa có kiểm chứng (hỏi người Mông ở đó là Nhiu Cồ San có phải là sừng trời không thì họ bảo không biết) nhưng nếu nhìn từ Google Earth (GE) hoặc một viewpoint lý tưởng thì có thể cảm nhận 2 đỉnh này như cặp sừng lớn chọc tới trời xanh nằm bên con đường đá cổ Pavi mà rất nhiều bạn đã từng đi qua. Đích đến bọn mình nhằm tới là đỉnh cao hơn trong 2 đỉnh (nằm hướng Bắc) theo thông số từ GE.
Hoàn toàn không có thông tin gì về cung đường này nhưng kết hợp giữa thông tin từ GE và kinh nghiệm thực tế đã đi qua con đường đá Pavi bọn mình lên kế hoạch cho một chuyến trekking 2,5 ngày (từ trưa ngày 21/9 đến chiều 23/9) với điểm xuất phát là đoạn đầu đường đá phía bên Lào Cai (Alt ~ 1.500m). Chuyến đi chỉ có hai anh em, rất gọn nhẹ tưởng như mọi việc sẽ đúng dự kiến nhưng có vài phát sinh (giao lưu với các cô giáo điểm trường NCS, tuyển porter…) nên thực tế đến sáng ngày 22 mới bắt đầu trek được. Có rủi có may nhưng có lẽ may nhiều hơn (thời tiết ủng hộ, cậu porter nhanh nhẹn tháo vát) bọn mình đã hoàn thành cung đường vào thời gian dự định và summit thành công đỉnh núi với độ cao 2.964m (theo thông số Garmin GPS 62S trong đk thời tiết lí tưởng, sai số theo máy báo khoảng vài mét).
Chuẩn bị trước chuyến đi bọn mình phác vài cung đường: 1. Đường màu tím là đường trek lên đỉnh thấp hơn (NCS 2) đường này có vẻ dễ đi nhưng dài quá sợ không đủ thời gian, 2.Đường màu đỏ nối giữa 2 đỉnh, vẽ xong thì cũng bỏ qua luôn vì không khả thi cho tg và sức lực, 3. Đường màu xanh coban to là tracklog thực tế của con đường đá cổ Pavi do Vương Chí Cường ghi trong chuyến vác xe đạp năm ngoái (track này chỉ ghi từ ngày 2 sau 1 đêm ngủ rừng), 4. Cuối cùng là con đường màu cam chinh phục NCS 1 là đường bọn mình sẽ đi nhưng thực tế thì porter chí con đường khác với điểm start sớm hơn, đây là con đường của dân bản đi thả trâu và trồng thảo quả, đường này tới khoảng 2.300m thì gần trùng với track dự kiến.
Cảm nhận cá nhân mình thấy đây là một cung đường rất đẹp, qua nhiều địa hình cảnh quan khác nhau, nhiều view lớn với hoa cỏ thơ mộng, núi non hoành tráng. Nghe vậy chắc các bạn sẽ nói đi trek thì đâu chẳng thế vậy để giải thích thì thế này: một vài cung trek ấn tượng mình đã đi là Phanxipan (Sín Chải, Trạm Tôn), Tà Xùa, Putaleng kết hợp với xem ảnh của các bạn (vì có lẽ mỗi thời điểm mỗi khác)… thì mình thấy Tà Xùa đẹp, có view rộng rãi, có biển mây dày đặc, có sống lưng khủng long ấn tượng, Phanxipan có viewpoint hoành tráng trên đỉnh, có giông núi đoạn 2.800m rất đẹp nếu có mây phủ xung quanh nhưng hơi ít đoạn hoa cỏ thơ mộng ngoài điểm thung lũng 2.200m nơi có con suối chảy về phía cánh rừng cháy (hình như ít đoàn hạ trại ở đây mà phần lớn vào lán cắm sẵn thì không đẹp), Putaleng thì ấn tượng với mỗi viewpoint trên đỉnh (mà hình như mới chỉ có đoàn mình may mắn lên vào ngày đẹp trời thì mới có) còn lại đi trong rừng âm u nhiều quá. Với ít trải nghiệm như vậy thì theo cá nhân mình cung Nhìu Cồ San này đẹp hơn những cung vừa nói tới.
Về độ thử thách thì cung đường này ngắn, Elevation gain chỉ khoảng 1.500m nhưng càng gần đỉnh càng vất vả. Nếu như Putaleng khó nhất ở đoạn giữa (từ lúc rời suối dưới ~1.600m tới điểm 2.500m) là những con dốc đứng liên tục kéo dài nhưng dù sao vẫn có đường mòn còn từ 2.500 lên đỉnh thì tuy không có đường mòn nhưng không dốc lắm và có chỗ đặt chân tốt. Ở NCS này thì từ ~2.450m lên đỉnh rất vất vả, không có đường mòn, đoạn thì tre trúc, cây bụi dày đặc có lúc giãy dụa mãi mới lách qua được, có đoạn tới vài chục hay cả trăm mét (dài) bò men theo vách núi nghiêng 60-70%, chân đạp lên trúc, tay bám vào trúc mà đi, muốn nghỉ cũng không được, càng nghỉ càng mỏi vì chân lúc nào cũng đặt nghiêng, thậm chí phải đứng trên cạnh bàn chân, gần đỉnh thì đi leo ngược con suối nhỏ dốc và trơn, khó đến nỗi mình và Bodyparty có lúc loay hoay thử 2-3 lần mới qua được (chưa bao giờ bọn mình phải loay hoay như vậy). Riêng với mình thì ở cung này có 2 -3 chỗ mình cảm thấy đã phải liều để đi qua, đó là lúc leo ngang qua những tảng đá to bờ vực, không có điểm bấu víu và đặt chân tin tưởng, đá chỗ khô, chỗ ướt, đầy rêu, địa y muôn màu sắc, rất đẹp nhưng tiềm tàng nguy hiểm vì đạp lên là trượt, mình nói mình đã phải liều vì đi rừng chuyện ngã là bình thường nhưng thường hậu quả thì thì chỉ đau hay bị thương do có cây đỡ bên dưới nhưng vài điểm đó thì hậu quả sẽ chẳng biết thế nào. Tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận trên thể lực và kỹ năng thuộc loại trung bình kém của mình (hơn nữa do đi dày trek đế cứng, cổ cứng và cao nên khả năng linh hoạt, độ bám ở chỗ này rất kém), các bạn trẻ khỏe, kĩ năng tốt hơn chắc không vấn đề gì và tỉnh táo tìm con đường khác nhiều chỗ bám hơn (có thể lòng vòng) chứ không đi theo đường porter đi (mình không theo nó được) thì các bạn sẽ vượt qua. Nói thêm một chút là bọn mình đi cùng cậu porter này thuộc loại nhanh nhẹn nhưng nó chỉ thích đi nhanh, lười mở đường, cứ chọn đường men vách để đi, có lúc bọn mình gọi nó, chửi nó bảo nó quay lại backup nó cứ kệ, đứng cười cười bảo “đi được mà” chứ không quay lại. Nếu các bạn đi nên bắt nó phạt đường theo sống núi (sẽ chậm hơn vì trên đó rất rậm rạp, khó phát đường hơn Putaleng) thì dễ đi hơn nhưng bọn mình ít thời gian, không theo đường của nó thì không đủ thời gian trong 2 ngày.