What's new

Quảng Bình quê ta ơi !

Chả có gì, toàn những thứ viết từ lâu lắm, copy lại sang đây thôi các bác ợ.

Quảng Bình thì có gì nhỉ? Biển Nhật Lệ, động Phong Nha, rừng Kẻ Bàng...

Đại khái là còn rơi rớt cái gì thì lục lại
 
Đang mạch của đường Trường Sơn 14C, tớ lại nối đoạn đường Trường Sơn (Tây Trường Sơn) ngang chỗ Quảng Bình. Bài từ hồi xưa nên ảnh xấu, các bác thông cảm.

___________________________________________

Dọc theo đường Hồ Chí Minh mới làm rất đẹp (là đường Trường Sơn Đông - phân biệt với Trường Sơn Tây) có một số điểm có thể ghé qua.

Xuôi về phía Nam theo đường Hồ Chí Minh, cách Đồng Hới 42km và rẽ phải 12km là khu nước nóng Suối Bang.

Nước khoáng mặn Suối Bang đóng chai uống giống Quang Hanh (Quảng Ninh), nếu uống được thì rất thích. Mạch nước nóng ở bề mặt đất là 105 độ C, bốc hơi nghi ngút, nước sủi bong bóng, luộc trứng, luộc gà thoải mái.

2005_09_qb%20022.jpg


2005_09_qb%20027.jpg
 
Nước tại đó nóng quá, sau khi chảy trên mặt đất một khoảng dài, thì nguội dần. Có một bể bơi nhưng mùa này không tích nước. Thế là phải xuống tắm dưới suối. Bên dưới lòng rất nhiều bùn mịn.

2005_09_qb%20030.jpg
 
Con suối bên ngòai là nước lạnh. Có thể tráng ở đó.
Một tấm biển ghi rằng thời chống Mỹ, đây là nơi chữa trị cho thương binh, vì nguồn suối khoáng rất tốt, thương binh chóng khỏe hơn hẳn.
Khuyến cáo của khu đó là không được ngâm quá 20 phút.

2005_09_qb%20037.jpg
 
Đường vào động Phong Nha cũng là con đường 20, nối Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn, chạy ra cửa khẩu Cà Roòng sang Savanakhet của Lào. Đây là con đường lửa thời chiến tranh. Hiện nay trên bản đồ là đường 565. Chạy xuyên qua cánh rừng Kẻ Bàng nguyên sinh theo con đường lên dốc xuống dốc, qua ngã tư cắt với đường Trường Sơn Tây khoảng 2km, cách Lào 36km là hang Tám Cô.

Câu chuyện về hang Tám Cô có lẽ còn đau thương hơn ngã ba Đồng Lộc.

Ngày 14 tháng 11 năm 1972, bom Mỹ đánh vào đường 20, nơi có một đội thanh niên xung phong và một tiểu đội pháo đang đóng.

Đội thanh niên xung phong gồm 8 người, 4 nam 4 nữ. Anh lớn tuổi nhất khi đó 37 tuổi, còn 7 người còn lại tuổi từ 18 đến 20. Để tránh bom Mỹ, họ đã vào trong chiếc hang nông ngay cạnh đường để trú. Không ngờ một khối đá lớn phía trên bị chấn động đã sập xuống che lấp cửa hang.

Tảng đá đã ngăn cách bên ngoài với bên trong. Những người bên ngoài đã tìm thấy hang, nhưng không sao có thể mở được đường vào. Họ chỉ biết lấy cây tre dài thông qua một chỗ hở để đưa nước uống và lương khô cho những người trong đó. Mỗi lần có xe qua, người ta lại tìm cách, nhưng vô vọng.

Sau 9 ngày, những người bên ngoài không còn nghe thấy tiếng kêu khóc bên trong nữa.....

Nơi đó gọi là hang Tám Cô. Dù chỉ thực sự chỉ có 4 cô.

Đến tận năm 1996, khi làm đường qua đây, hài cốt của 8 liệt sĩ mới được đưa ra khỏi cái hang oan nghiệt, và cùng được chôn cất với 5 chiến sĩ pháo cao xạ hi sinh trong cùng trận bom ngày 14/11/1972 đó.
 
Bên cạnh bia của các Anh, các Chị là chiếc kẻng làm bằng nửa quả bom bi, là dụng cụ báo động thuở xưa.

2005_09_qb%20170.jpg
 
Em cũng nhiều lần đến Quảng Bình, vào Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng chưa lần nào đến thăm hang 8 cô, Thank bác Chitto nhé, lần sau vào đó em sẽ ghé
 
Tấm bia cũ trong nhà tưởng niệm (Hiện giờ đã xây thành một nghĩa trang)

2005_09_qb%20167.jpg

Khối đá oan nghiệt

2005_09_qb%20173.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,292
Bài viết
1,174,919
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top