What's new

Cáp treo Fanxipăng - Được và mất gì???

Cáp treo Fanxipăng - Được và mất gì???

308307_504501196246290_957894750_n.jpg


Từ sau những cuộc thám hiểm của người Pháp. Fanxipăng bị quên lãng trong suốt thời gian chiến tranh. Cho mãi đến những cuộc khảo sát của khoa Địa lý đại học quốc gia Hà Nội, Fanxipăng dần trở lại trên truyền thông Việt Nam. Và thực sự từ cuối những 90 thế kỷ trước đến đầu những năm 2000. Làn sóng du lịch cùng với sự xuất hiện con đường du lịch chinh phục Fanxipăng do người rừng Trần Ngọc Lâm cùng đội của mình đã khám phá ra. "Phiến đá khổng lồ chênh vênh" chính thức chịu sự xâm lăng ồ ạt của du lịch.
Ngày hôm nay leo Fanxipăng không còn là điều gì quá xa vời với các du khách đặc biệt là giới trẻ trong xu hướng du lịch Phượt - Phủi. Câu chuyện cáp treo tại các điểm đến du lịch Việt Nam không còn là vấn đề cơ sở vật chất phục vụ du lịch nữa. Đó còn là vấn đề an toàn cho du khách sử dụng cáp treo, vấn đề quá tải môi trường thiên nhiên, môi trường du lịch tại điểm đến, sự hài hòa về cảnh quan, đảm bảo lợi ích cho người dân địa phương. Hơn hết là vấn đề tâm linh tại điểm đến và xúc cảm của mỗi du khách - thường ít được quan tâm nghiên cứu đối với du khách Việt Nam. Bài viết này chỉ là góc nhìn của một du khách yêu quý và đã từng may mắn chinh phục Fanxipăng về đề tài: Cáp treo Fanxipăng - du khách được và mất gì? Được và mất xét trong trường hợp cáp treo xây dựng đúng các tiêu chuẩn đã được cam kết về chất lượng, sự an toàn và bảo hành.

1. Du khách được gì?

4-3954-1383278996-2748-1383483409.jpg


Hình ảnh dự án cáp treo Fansipan trong tương lai. Ảnh: Phương Thảo

Hành trình 4 cực 1 đỉnh 2 ngã 3 biên giới không còn là câu chuyện mới với khách du lịch đi theo du hướng Phượt - tạm gọi là dân Phượt. Riêng với Fanxipăng thì việc chinh phục đỉnh cao này bằng chính sức mình trở thành một nhu cầu tự thân(nếu không nói là thiết thân?!) của mỗi dân Phượt Việt Nam. Mới đây không ít những dân Phượt kỳ cựu đã nên tiếng phản đối việc xây dựng cáp treo Fanxipăng. Nhiều lý do được đưa ra nhưng tựu trung lại tất cả những người phản đối đều chung quan điểm: xây dựng cáp treo lên Fanxipăng sẽ làm cho những hành trình của các du khách chân chính chinh phục bằng sức mình trở nên vô nghĩa. Chưa kể các tác động tới môi trường sinh thái khi quá tải du ịch. Vậy nếu là một du khách bạn sẽ được gì từ việc sử dụng cáp treo lên Fanxipăng?

Điều thứ nhất du khách lên đỉnh trong thời gian ngắn nhất. Du khách sẽ mất ít thời gian, tiền bạc, sức lực cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe và tài sản trong một hành trình kéo dài 15 phút.

Điều thứ hai là sự an toàn tính mạng của du khách. Du khách sẽ ít có cơ hội lạc đường, rơi vực, rắn cắn... cũng như các tại nạn trên đường đi như với khách du lịch leo bộ. Tiện ích này còn tạo điều kiện cho những du khách là người lớn tuổi , bị bệnh... lên đỉnh Fanxipăng.

Điều thứ ba là vấn đề cứu hộ cứu nạn. 15 phút có thể cứu kịp một mạng người, trong điều kiện cứu hộ bằng sức người như hiện nay thì cáp treo là cần thiết. Cáp treo hỗ trợ tích cực quá trình tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực mà cáp treo đi qua đặc biệt là việc quan sát, vận chuyển.

Điều thứ tư sự trải nghiệm trên cao mới lạ dù chỉ có 15 phút. Du khách sẽ đi xuyên qua các cảnh quan khác nhau của Hoàng Liên Sơn từ trên cao. Sự thay đổi về độ cao cũng như thời tiết là trải nghiệm đặc trưng của cáp treo.
 
2. Du khách mất gì?

176678_522133327816410_1903195561_o.jpg


Đi bộ đường dài và leo núi cách phổ biến và được nhiều du khách lựa chọn chinh phục núi cao. Đây cũng là cách chinh phục duy nhất đỉnh cao 3143m Fanxipăng đến thời điểm trước khi có cáp treo. Vậy nếu sử dụng cáp treo để chinh phục Fanxipăng bạn sẽ mất điều gì?

15 phút là thời gian ngắn nhất để cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fanxipăng. Nhưng bạn sẽ không bao giờ có được những cảm xúc tuyệt vời như khi trực tiếp tham gia một chuyến chinh phục đúng nghĩa bằng chính sức của mình. Đó là: sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiên nhiên, cảm xúc thật những hiểm nguy đến tình cảm mọi người, giao tiếp giữa du khách, giao tiếp với cư dân bản địa từ ẩm thực đến những góc ảnh đẹp về khung cảnh thiên nhiên.

Cháy rừng là một hiểm họa lớn nhất đối với cả vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn trong đó có Fanxipăng. Câu hỏi đặt ra khi lượng khách tăng quá nhanh sau khi cáp treo đưa vào sử dụng thì nguy cơ cháy rừng sẽ là bao nhiêu? Và khả năng đảm bảo an toàn cho du khách sẽ như thế nào?

15 phút là câu chuyện ngắn nhất, thoáng qua và không đầy đủ về một Fanxipăng đang bị hiện đại hóa để tận diệt những khoảng hoang sơ cuối cùng còn sót lại. 15 phút là những gì bạn sẽ mất và không bao giờ có lại một lần. Nguy cơ có thật về một "Fanxipăng bẩn" và áp lực môi trường, một "Fanxipăng tâm linh" bị lợi dụng của riêng một ý đồ nào đó. Đó sẽ là mất mát lớn nhất đối với du khách.


Cáp treo thì cũng khởi công rồi. Và việc lựa chọn phương tiện lên đỉnh Fanxipăng là quyền của mỗi du khách. Dù các phượt thủ có phản đối thế nào đi nữa thì Fanxipăng vẫn phải chịu một cuộc tấn công toàn diện và triệt để của du lịch. Những hành trình đúng nghĩa thực sự có thật bắt đầu từ sự bắt tay của các nhà quản lý và chính ý thức của mỗi du khách. Và những cảm xúc dễ dàng từ những hành trình dễ dàng cũng sẽ bị mau quên về một Fanxipăng rất khác - một Fanxipăng bị khoanh nuôi du lịch đúng nghĩa.
 
Thật may mắn là tôi đã kịp chinh phục trước khi dự án được khởi công! Tiếc là lần chinh phục tới sẽ không còn tìm lại được cảm giác bâng khuâng, tự hào vì được đặt chân đến chốn hoang sơ, hùng vĩ này!
 
Mình có quen một anh hướng dẫn ở Sapa chuyên tour Fan. Đến lần mình đi là 113 lần. Bằng tất cả 6 con đường khác nhau. Mình nghĩ đợt tới sẽ chọn một con đường khác hoàn toàn. Có lẽ mọi thứ không quá tệ trước khi mình tới sớm hơn :p

Mr Tuấn HD chuyên cho các tour leo núi tại TB cũng như Fan, đến 23-2-2011 đã lên xuống Fan 113 lần, bằng tất cả 6 con đường. Các đỉnh khác như Tây Côn Lĩnh, Putaca... tại Hà Giang, Lai Châu... đã chinh phục!

190269_200721209957625_6622752_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top