What's new

[Chia sẻ] Quần đảo Bà Lụa - Kiên Giang T10.2010

Tháng 7 vừa rồi, mình trở lại Kiên Giang với nhiều dự định, ngoài việc thăm lại Hà Tiên - nơi để lại rất nhiều kỷ niệm trong chuyến thực tập khi còn là sinh viên, mình cũng muốn làm 1 chuyến khám phá quần đảo Bà Lụa, thông tin mà mình tình cờ đọc được trên mạng...

Tìm trên phuot.com, thì chỉ có 1 bài viết về Hòn Heo trong quần đảo Bà Lụa ... Chưa biết bắt đầu từ đâu, thì may mắn gặp được 1 người anh làm du lịch ở Kiên Giang, thế là xách ba lô lên đường. Nhưng xui xẻo thế nào, trong 3 ngày mình đến thì biển động do ảnh hưởng bão, tàu không xuất bến được nên đành nằm ở khách sạn nghỉ dưỡng & thuê xe máy lòng vòng từ Chùa Hang đến Hà Tiên ....

Không cầm lòng, mình đã thu thập thêm thông tin về quần đảo Bà Lụa & cùng rủ rê các anh chị đồng nghiệp đến đây vào đầu tháng 10 vừa qua...

Đây là 1 bài báo hiếm hoi về quần đảo Bà Lụa khi mình tìm thông tin:

" Thử làm “Robinson” tại quần đảo Bà Lụa - Kiên Giang

Lâu nay, nói đến du lịch người ta nghĩ ngay đến những thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi đô thị sầm uất sang trọng, những tour du lịch mang tính dã ngoại, thăm thú những nơi hoang sơ… Tại Kiên Giang có một tour du lịch khá đặc biệt, đó là thử làm “Robinson” tại quần đảo Bà Lụa thuộc xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Quần đảo Bà Lụa trước kia có tên là quần đảo Bình Trị. Theo lời những người lớn tuổi tại địa phương, thời Pháp thuộc, vùng Hà Tiên có rất nhiều người Pháp đến đây để làm kinh tế. Họ có ảnh hưởng rất lớn với chính quyền thuộc địa. Ở đây có người Pháp đến khai thác vùng này, nhưng mọi giấy tờ đều đứng chủ quyền do vợ là Bà Lụa đứng tên. Bà Lụa là một phụ nữ người Việt gốc Hoa rất đẹp cư trú tại Hà Tiên . Do đó, quần đảo này mang tên Bà Lụa.

Quần đảo Bà Lụa có khoảng 43 hòn đảo lớn nhỏ được nhiều du khách ví như “vịnh Hạ Long của phương Nam”. Những hòn đảo này đều có địa danh do người địa phương đặt tùy theo hình thể, sự kiện và sự vật thấy đầu tiên như: Hòn Heo (ngoài), Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Ba Hòn Lò, Hòn Nhum Ông, Hòn Nhum Bà, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Dừa, Hòn Ba Dồ, Hòn Thơm, Hòn Đá Bạc, Hòn Bờ Đập, Hòn Ông Tiều, Hòn Kiều Ngựa, Ba Hòn Đầm, Hòn Đá Lửa, Hòn Con Nghê, Hòn Chướng, Hòn Một, Hòn Móng Tay, Hòn Vông, Hòn Khô, Hòn Sơn Tế, Hòn Sơ Rơ, Hòn Lô Cốt...

Có một số hòn ghép 2 hoặc 3 hòn mang chung một tên gọi, điển hình như Hòn Giếng, Hòn Đước và Hòn Dương tên ghép là Ba Hòn Đầm. Được biết, tàu Pháp thường ghé vào cho vợ sĩ quan Pháp tắm biển, nên thành địa danh Ba Hòn Đầm. Nơi đây cảnh sắc hữu tình, hoang sơ, trời, biển, núi đồi như hòa quyện vào nhau.

Tour du lịch thử làm “Robinson” chọn Ba Hòn Đầm làm điểm thực hiện. Tham gia tour với nhóm từ 6 - 10 người vào hai ngày cuối tuần là lý tưởng nhất. Trang thiết bị mang theo bao gồm lều bạt để cắm trại qua đêm trên bờ biển.

Tại bến tàu du lịch Chùa Hang (khu du lịch Hòn Phụ Tử), du khách mua vé để đi Ba Hòn Đầm. Trước khi lên tàu hãy kiểm lại hành trang xem đã có đủ nước uống và đồ dùng cho một đêm cắm trại tại đảo hay chưa. Hành trình trên biển khoảng 1 giờ 30 phút. Ngồi trên tàu cảm giác bồng bềnh trên biển khơi lộng gió, vừa ngắm cảnh thiên nhiên vừa ôm đàn ca hát, hay lai rai một ít rượu, bia thì càng hấp dẫn. Theo hải trình của con tàu, những hòn đảo nối tiếp nhau hiện lên trong tầm mắt với đủ hình thù, trong đó một số hòn chưa có tên và du khách có thể tùy ý đặt tên theo trí tưởng tượng của mình.

Tàu cặp bến tại Hòn Giếng. Nơi đây chỉ có duy nhất một gia đình đã sống hơn 40 năm qua. Trước kia vùng đảo này có nhiều gia đình, nhưng vì chiến tranh chạy giặc hết chỉ còn một gia đình bám trụ. Thu nhập chính của họ nhờ vào đánh bắt hải sản. Gần 20 năm trước, gia đình này nuôi cá bống mú bằng bè trên biển, thu nhập khá. Ngoài ra, họ còn trồng rừng phòng hộ, trồng các loại cây ăn trái như: dừa, xoài, thanh trà, mít... Nước ngọt thì ở đây có nước giếng khoan, điện thì chạy máy phát điện nhưng chủ yếu để thắp sáng và xem tivi, còn quạt máy hoàn toàn không cần vì bốn bề gió lộng quanh năm.

Tới nơi du khách tha hồ tắm biển, rồi tự tay bắt nhum, ốc cờ, ốc vú nàng, cà xịu, ốc voi, ốc vá, hàu sữa... lên luộc hay nướng để chuẩn bị cho đêm lửa trại. Nhum là động vật biển, có gai đen tua tủa xung quanh, bạn phải dùng vợt để vớt. Vớt xong, bạn sẽ sàng mạnh trong nước biển để gai nhum gãy hết. Lúc này, du khách sẽ vắt chanh ăn sống, hoặc nướng lên đều rất thơm ngon, nhum rất nhiều đạm.

Cà xịu là loài nhuyễn thể vỏ rất mỏng, điểm đặc biệt là có một phần cơ thể hình que dài thò ra ngoài cắm sâu xuống cát biển, người dân địa phương nói vui cái que đó dùng để làm “ngoại giao”. Nhổ cà xịu lên, không cần rửa gì hết, cứ để nguyên như vậy ngâm nước mắm ngon cho thấm, sau đó trộn với rau răm, lá quế ăn vừa giòn, vừa thơm, hương vị mằn mặn, ngòn ngọt khiến cho du khách sẽ nhớ mãi. Ngoài ra, ở đây còn các loại cá, cua, ghẹ, tôm... cũng được gia đình trên đảo này cung cấp khá đầy đủ, giá cả thì chắc chắn rẻ hơn ở đất liền rất nhiều mà hải sản lại rất tươi ngon.

Những món ăn ở đây du khách đều có thể tự chế biến, có như vậy mới cảm nhận hết cái thú vị của một chuyến du lịch đến một nơi còn rất hoang sơ. Mỗi người một việc, kẻ nướng nhum, ốc, cua... người lo lấy nước, người lo trải bạt ra bờ biển chuẩn bị cho buổi tiệc ngoài trời thịnh soạn. Du khách vui chơi cho thỏa thích rồi nhập tiệc vào lúc lên đèn. Ăn sáng, tổ chức vui chơi dưới ánh lửa trại sẽ rất ấm cúng.

Bãi biển với toàn sỏi lớn nhỏ, màu sắc khác nhau. Du khách có thể lang thang hàng giờ để tìm những hòn sỏi hình dáng lạ mắt, màu sắc phong phú mang về làm kỷ niệm. Chiều về, lúc thủy triều xuống thấp, du khách có thể đi bộ từ hòn này qua hòn kia thăm và tìm hiểu đời sống của 7 gia đình khác ở Hòn Đước và Hòn Dương. Bãi biển gần bờ là sỏi, ra xa một tí sẽ tới cát mịn, hoàn toàn không có bùn nên rất sạch. Khi con nước cao nhất cũng chỉ ngang lưng quần, nên việc đi bộ vượt biển của người dân địa phương ở đây là chuyện thường ngày. Nhìn cuộc sống nơi đây chắc chắn du khách không khỏi ao ước có một ngày mình trở thành “chúa đảo”. Sống một cuộc đời giản dị, không hẳn tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng rất riêng tư và bình yên, thanh thản giữa thiên nhiên trong lành.

Việc nghỉ đêm, đã có chủ nhà sắp xếp, tất nhiên là “ngủ bụi” nhưng sẽ rất vui. Bên bờ biển còn có rất nhiều võng mắc sẵn để du khách ngả lưng ngắm mặt trời dần buông xuống, hay thả hồn theo những làn gió biển mang hương vị mằn mặn mà rất trong lành.... "


BaLua.jpg
 
Last edited:
Nhóm mình thuê xe riêng, khởi hành từ tối thứ 6, sáng sớm thứ 7 đến gần ngã ba Hòn, ăn sáng tại quán cơm tấm bên đường, ngon & chỉ có 15k cho dĩa cơm hấp dẫn thế này
comtam.jpg


Đến ngã ba Hòn, rẽ phải là đi Hà Tiên. Chúng tôi rẽ trái đi tiếp đến cuối đường là đến chùa Hang, do còn sớm nên không phải mua vé cổng. Tranh thủ nghỉ ngơi chút, rồi cùng tay xách nách mang hành lý ra cầu tàu ngay bãi biển phía sau chùa Hang, nơi nhìn ra Hòn Phụ Tử. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi, ăn sáng tại các hàng quán ngay khu vực trước chùa Hang, tuy nhiên giá cả sẽ cao hơn & thức ăn thì không ngon như các quán bên ngoài (quán phục vụ cho khách du lịch muh).

Khi xuống bến tàu thì bạn chỉ cần gửi lại 1 danh sách đoàn, có lẻ để họ mua bảo hiểm & đăng ký lưu trú.
bentau.jpg


Trong số các đảo thuộc quần đảo Bà Lụa, chỉ có Hòn Heo là đông dân cư & thuận lợi để đến nhất, vì có tàu khách khởi hành hằng ngày tại cảng Ba Hòn. Hòn Heo cũng có đủ điện - đường - trường - trạm. Các hòn khác 1 số không người ở hoặc chỉ vài hộ dân sinh sống.
Lần này, đích đến của nhóm mình là Ba Hòn Đầm như bài báo trên đã đề cập. Do vậy, mình nhờ ông anh đặt thuyền riêng, thuyền đi các tuyến này khởi hành tại cầu tàu sau chùa Hang.
cautaudiBL.jpg


Mình thấy thông dụng đi các tuyến trong quần đảo Bà Lụa là 2 loại tàu: trọng tải 24 khách & 34 khách.
Tàu 24 khách thì thế này đây
tau24pax.jpg


Nhóm mình thì đi loại tàu lớn hơn, nên ngoài phần boong phía sau, có cả phần phía bên trong, và nhất là chỗ khoang lái, có thể nằm dài được 4 người, rất thoải mái...
tau34pax.jpg


7h45, thuyền bắt đầu xuất phát. Hòn Phụ Tử
honphutu.jpg


Phía xa bên tay phải, Hòn Trẹm resort - nơi mình đã trú bão trong tháng 7. Phòng ốc, dịch vụ, cảnh quan khá tốt, nhưng bãi biển thì ngay kè đá, tắm biển không thuận lợi lắm...
hontremtuxa.jpg
 
Ngoài giả thiết về cái tên Bà Lụa như bài báo phía trên nêu ra, chúng tôi còn được nghe 1 cách giải thích khác về địa danh này từ chú lái tàu: do nơi đây có rất nhiều sò lụa, và ở khu vực này có 1 người phụ nữ đứng ra thu mua sò lụa nên được gọi là quần đảo Bà Lụa (chứ bà này không phải tên Lụa). Thời gian đi tàu đến với Ba Hòn Đầm khoảng 1h30', nên bạn cẫn có thể thuê thuyền đi-về trong ngày.

Tour đi Bà Lụa thông dụng với khách nước ngoài nhiều hơn, du khách thì cũng có nhưng chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc ở các nhà máy xi măng trong khu vực... Tàu chạy khoảng 30', nhìn bên tay phải là khu nhà của các chuyên gia nhà máy xi măng Holcim
Holcim.jpg


Thuyền dần đi xa bờ, lô nhô các đảo nhỏ hiện ra như sự ví von "Hạ Long của miền Nam". Phía bên tay trái, 1 khu du lịch đang được xây dựng trên Hòn Rễ Nhỏ, theo chú lái tàu thì khoảng năm sau nó sẽ bắt đầu đón khách...
honrenho.jpg


Đền gần hơn 1 chút, cận cảnh cầu tàu để lên KDL ở Hòn Rễ Nhỏ
cautauhonRenho.jpg


Vừa qua Hòn Rễ Nhỏ là đến Hòn Rễ Lớn, với bãi cát trắng phía xa xa, cũng đã có những dự án du lịch sắp khởi công
honRelon.jpg


Tiếp đến là 1 dãy đá khá đẹp không có dân sinh sống, nhìn từ xa có vẻ chúng là 1 cụm nhưng càng đến gần thì đó là 2 hòn khác nhau với 1 khoảng không khá rộng, và thuyền chúng tôi đã đi băng qua 2 hòn đá này
2hon.jpg


Phần phía bên trái là Hòn Đá Lửa
hondalua.jpg


Bên phải là Hòn Yến, trước đây thì có chim yến làm tổ, nhưng nay thì không còn nữa
honYen.jpg
..
 
Thuyền tiếp tục đi ngang qua rất nhiều đảo lớn nhỏ, rồi cũng đến Hòn Heo, nơi dân cư sống đông đúc nhưng do ở phía xa nên mình không chụp hình lại ..... Có nhiều hòn rất nhỏ chỉ có vài hàng cây và xung quanh được bao bọc bởi dải cát trắng, chúng tôi ngắm nhìn & mơ ước ....

Sau 1h30' lênh đênh, chú lái tàu thông báo Ba Hòn Đầm đã ở phía trước mặt chúng tôi
3honDamtuxa.jpg


Cầu tàu = xi măng đã hoàn thành nhưng thuyền cặp vào cầu tàu gỗ ngay sát bên để chúng tôi lên bờ, có lẽ do mực nước không thuận lợi... Cận cảnh cầu tàu đề lên bờ.
3honDamcautau.jpg


Nhà lợp tre đó là 1 quán cà phê, chủ yếu bán nước cho các ngư dân địa phương đây
Trên đảo có gia đình anh Tài - người đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều để có chuyến đi thành công. Chúng tôi đã liên hệ với anh từ trước để có thêm thông tin & sự chuẩn bị cho chuyến đi này. Anh Tài là cán bộ địa chính xã Sơn Hải, hôm nay là cuối tuần nên anh ở nhà và chúng tôi đã vui chơi, sinh hoạt ngay phía trước nhà anh trong suốt thời gian ở Bà Lụa. Ngoài gia đình anh Tài cũng có thêm vài hộ gia đình nhỏ nữa trên đảo này nhưng hầu như đều là bà con.....

Thật sự là khi càng gần đến bờ, mỗi người chúng tôi đều cảm thấy 1 chút gì đó hụt hẫng, vì cảnh đẹp của Cù Lao Câu trong chuyến đi trước quá tuyệt vời, trong khi đến đây thì hoang sơ cũng không hẳn mà cảnh thì lại đẹp theo 1 kiểu khác (lúc đó phải tự an ủi bản thân như thế) nhưng càng về sau chúng tôi dần nhận ra mình đã không sai lầm khi đến đây.

Bạn đã từng từ đảo này băng qua đảo khác mà không cần bơi hoặc sử dụng bất cứ vật dụng hỗ trợ (phao, thuyền,….) lần nào chưa ?
Bạn đã từng đến 1 nơi mà cứ mò là thấy, cứ sờ là đụng…..nghêu, sò, ốc , hàu, … chưa?

Vậy thì còn chần chờ gì nữa, Ba Hòn Đầm đang chờ bạn đến để khám phá & cảm nhận…
(Bây h trải nghiệm rùi thì mình mới mạnh miệng thế, chứ lúc đó nghe bít vậy, chứ hok tin lém )

Chúng tôi đến đảo khá sớm nên xuống biển ngay & bắt đầu mò ốc mò sò để kiểm chứng lời quảng cáo của anh Trung, người phụ lái tàu rất dễ thương & nhiệt tình

3honDam.jpg

Bờ sỏi nơi tôi đứng chụp hình kéo dài qua hàng đước phía phải tấm hình là hòn đảo nơi gia đình anh Tài sinh sống, nhìn ra phía xa là 1 hòn khác, và phía tay trái là thêm 1 hòn nữa thuộc Ba Hòn Đầm … và chúng tôi đã đến những hòn đảo xa xa đó chỉ = cách đi bộ trong làn nước…
 
Last edited:
Biển đảo Kiên Giang đang làm em mê mẩn nên đọc topic này mình thích quá :D
Có lần mình xem trên HTV du lịch nói về quần đảo 3 hòn, có phải đấy là tên gọi khác của quần đảo Bà Lụa ko vậy bạn ?
 
Quần đảo Bà Lụa bao gồm rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, có một số hòn ghép 2 hoặc 3 hòn mang chung một tên gọi, điển hình như Hòn Giếng, Hòn Đước và Hòn Dương tên ghép là Ba Hòn Đầm, nơi mình đề cập trpng topic này. Chứ còn quần đảo Bà Lụa thì rộng lớn lém, chắc phải đến khám phá nhiều lần nữa ...
 
Từ bãi sỏi phía trước nhà anh Tài hay từ cầu tàu, nếu bạn băng thắng qua những hòn đảo kia sẽ có những đoạn sâu. Nên tốt nhất là đi dọc theo con đê nhỏ phía sau quán cà phê, dọc theo rừng đước.
rungduoc.jpg


Ở đây bạn sẽ thấy làn nước biển thật trong và phía dưới là nền cát mịn trắng phau (trong khi dọc bãi biển lại toàn là sỏi).
moso.jpg


Rồi cứ thế đi băng qua hòn đảo phía đối diện, nơi sâu nhất nước cũng chỉ cao tới eo thôi. Những chỗ có màu tối ở bức hình trên là chỗ chúng tôi kiếm ăn, những chú ốc, sò, hào,…. đang lẩn trốn trong lớp tảo biển này đây. Vừa đi, chúng tôi dùng bàn chân để sàng qua sàng lại, cứ thấy tình nghi là khuỵ người xuống & kéo lên….
moso-2.jpg


Lúc đầu thì mò được gì là lấy hết, càng về sau thì mò được những con lớn hơn nên lựa lại bỏ ra bớt…. Sò lụa nhỏ sẽ không có thịt, sò huyết nhỏ nhưng thịt nhiều, 1 vài chú sò dương, ốc mặt trăng, dòm xanh,… cũng không thoát khỏi bàn tay của chúng tôi.

Nhưng vui nhất là khi mò được chú sò mai đầu tiên (còi biên mai). Trong nhóm, có những người chưa từng nhìn thấy & biết đến loại sò này. Mình thì đã ăn 1 vài lần, nhưng chưa bao giờ nghĩ có 1 ngày tự bắt được nó cả….

Bắt được 1con, 2con, rồi 3con,..... nhưng mọi ngừoi thầm nghĩ vậy thì ai ăn ? ai nhịn đây? Thế là cả nhóm “thầm mong” bắt cho được mỗi người/con để tối nay khỏi phải oẳn tù xì giành ăn….. Vậy mà điều ước đã thành sự thật, chúng tôi còn bắt được nhiều hơn thế …

Ngoài sò mai, còn có con hào bao, dẹp lép-xấu xí mà chúng tôi đã “hok thèm nhìn tới”  sai lầm chết lun. Tự nhủ nhìn bên ngoài có như vầy, thì làm gì có thịt mà ăn…..

Một lần nữa phải cám ơn đến anh Trung, anh đã dắt cả đám ham vui đi bắt sò, chỉ chỗ nào có sò, làm sao bắt được con sò mai, cho chúng tôi bít cái con mà chúng tôi chê là xấu xí-dẹp lép lại đầy thịt bên trong,…. & ngâm nước cả 1 buổi cùng chúng tôi, những du khách quá “ham hố”…

Lúc này chúng tôi cũng đã tiến gần đến bờ của hòn đảo đối diện. Tấm hình này chụp ngược về hòn đảo nhà anh Tài & đoạn đường chúng tôi vừa đi qua
bientrongxanh.jpg


Và phút chốc, chỉ khoảng hơn 1 tiếng mò mò lặn lặn, cái chậu chúng tôi mang theo để đựng sò đã không còn nổi được trên mặt nước nữa. Thế là, về thôi…..tối nay được bữa no nê rồi.
thanhquaSo.jpg
 
Bãi biển ngay phía trước nhà anh Tài là nơi anh nuôi hải sản (cá, ốc,….) nên sẽ không được đánh bắt gì, ngoại trừ 1 thứ…đó là con nhum (con cầu gai).
batnhum.jpg


Vì nước rất trong nên nếu muốn ăn nhum, bạn cứ bước xuống nước cầm cái lưới thế này & 1 cái cây dài khều con nhum vào lưới, mang lên bờ thế là xong. Còn dễ hơn cả việc mò sò – bắt ốc. Bạn chỉ cần cẩn thận quan sát đừng để đạp vào chúng thôi. Trong đoàn, có 1 anh đạp phải nhum khi chúng tôi đi mò sò trong đám tảo biển, và anh đã bị sốt đến mấy ngày sau (mặc dù có chữa mẹo = cách đổ nước tiểu lên vết thương :D)…

Trong khi các chị em nữ “xếp hàng” dành tắm, các anh nam tắm “pig style”, tôi tranh thủ nghía ngang nghía dọc nơi mà chúng tôi gọi vui là Madam Silk resort với duy nhất 1 loại phòng tập thể - full seaview
BLresort.jpg


Trên đảo có nước giếng khoan, nên vấn đề nước ngọt không căng như ở Cù Lao Câu. Toilet sạch sẽ & kín đáo.
WC.jpg


Bếp trưởng (vợ anh Tài) đang trổ tài nấu nướng
kitchen.jpg


Sau khi tắm rửa sạch sẽ, chúng tôi ăn cơm tại seaside rét-xờ-tau-rần thế này. Bữa trưa này chúng tôi đã nhờ gia đình anh Tài chuẩn bị giúp, thực đơn là những món ăn từ cá bống mú trong bè cá của gia đình anh (> 2kg/con). Chẹp chẹp…..
antrua.jpg


Sau 1 bữa nhậu khởi động, 1 giấc ngủ vật vờ trên xe, 1 chuyến tàu 0 ngắn 0 dài, 1 cuộc mò lặn tàn sát dòng họ nhà sò & 1 bữa trưa ngon miệng ... Chúng tôi chìm vào giấc mơ trưa trong cái cảm giác thích thú khó tả …
nguvong.jpg
 
Lâu quá mình không đi biển mà lại dân dã như thế này thì tuyệt quá, đọc bài và xem hình mà thèm quá.
Bạn tiếp đi cho mình mong ước mãnh liệt hơn nữa nhé.

Thanks.
 
Các bạn đi mấy ngày thế ạ ? Lịch trình cụ thể thế nào ? Liên lạc thuê tàu ra sao? Ăn ngủ nghỉ trên đảo, chi phí .. Nếu tiện thì bạn chia sẻ thêm mấy thông tin đó nữa nhé !! :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top