What's new

[Chia sẻ] Nhà thờ La Mã Bến Tre - Hành trình về đất thiêng

Ai về xứ Bến Tre chơi, dù chỉ là một cuộc tạt ngang qua để thăm thú hay là khách hàng của những công ty du lịch cỡ lớn, đều thường ghé qua miệt Chợ Lách hay đi cồn, đi vườn trái cây chớ ít ai biết đến nhà thờ La Mã. Thú thiệt, dân Bến Tre chính gốc hỏi nhà thờ La Mã dám chắc có nhiều người ngớ người ra, chỉ có dân mộ đạo hay những người sống lâu năm ở địa phương thì mới rành rọt địa danh này. Cái thời mà những sự kiện hi hữu về Đức Mẹ nổi lừng nổi lẫy đã qua hơn nửa thế kỷ rồi tính từ cột mốc năm khung ảnh Đức Mẹ được tìm thấy là vào 1950.

Nói về sự kiện tìm thấy khung ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã, có nhiều giai thoại được dựng nên và nhiều thất bản thêu dệt quanh câu chuyện này. Có điều, việc bà Sáu Liễng đi xúc tép tìm thấy ảnh Đức Mẹ giữa nơi hoang sơ cùng cốc và sự linh thiêng của Đức Mẹ cho đến tận ngày nay là hoàn toàn có thật và chính xác. Người ta dựa vào yếu tố đó để mà dựng nên những kỳ bí chung quanh họ đạo La Mã tọa lạc ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.




1/. Vào ngày 02.02.1950, một vụ đụng độ giữa quân Pháp và lực lượng kháng chiến nổ ra trong vùng, giáo dân bỏ chạy tán loạn. Có người ráng mang theo bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn kính trong nhà thờ. Nhưng vì trận chiến quá ác liệt, nên người ấy đã liệng ảnh ấy xuống một con rạch.
2/. Bẵng đi khoảng ba tháng sau, ngày 05.05.1950, một chị phụ nữ, người đạo Cao Đài, lúc đi mò cua bắt ốc dưới rạch, đụng phải khung ảnh. Chị vớt lên, thấy khung ảnh chỉ toàn là màu xám của bùn ! Còn hình ảnh Mẹ biến đâu mất !(vì bị ngâm dưới nước sình lầy hơn ba tháng trời!). Chị đem cho anh Thành, một người Công Giáo. Và anh này thờ ơ đem về treo trên... mái hiên để che nắng, đỡ mưa?(Đâu còn thấy hình ảnh gì của Mẹ nữa đâu mà kính!). Tình cờ một hôm, ông Hạt (cha ruột anh Thành) ghé thăm con, khi biết được sự việc, liền mắng con một trận và đem khung ảnh về nhà mình, trân trọng đặt trên tủ thờ ở giữa nhà.
3/.Ngày 07.10.1950, một trận đụng độ ác liệt lại xảy ra, ông Hạt và cậu Trọng (con trai út) không kịp chạy ra vườn để tránh đạn, đành ẩn núp sau lưng tủ bàn thờ. Tiếng súng vừa êm, hai cha con chạy ra xem: Ôi đau lòng thay! Nhà cửa, vách mái đều bị đạn bắn tan nát. Nhưng lạ một điều: Chỉ có tủ thờ là không hề hấn gì! Và nhất là..., khi hai người nhìn lên khung ảnh : Lạ lùng thay! Ảnh Mẹ bồng Chúa Hài Đồng hiện ra rõ ràng, dịu hiền, sống động gần như nguyên vẹn? (Vì hai triều thiên trên đầu Mẹ và Chúa Hài Đồng chỉ lộ rõ sau này, vào ngày15.08.1951). Ông đã la lên : Phép lạ ! Phép lạ !, lối xóm nghe la, liền chạy chạy đến. Và họ đã chứng kiến sự lạ !...
-Và ngày nay...
Kể từ dạo ấy đến nay, sau khi bức ảnh được nghinh rước về Nhà Thờ La mã, Mẹ Maria không ngớt ban nhiều ơn lạ cho những ai đến kính viếng, cách riêng cho người lương dân có lòng tin nơi Mẹ.




Tuy nhiên, những chuyện chưa rõ thực hư đã thuộc về quá khứ và nên để cho lịch sử định đúng sai, còn khi dẹp bỏ những hư cấu qua một bên thì điểm làm cho dân mê xách ba lô đi bụi thích thú chính là ở cái hành trình ngoằn ngoèo và phong cảnh làng quê đẹp thanh bình ở vùng này. Cách đây hơn ba năm trở về trước, đường vào nhà thờ La Mã đi còn khó khăn lắm, thậm chí phải chèo xuồng mới vô được tận nơi vớt tượng Đức Mẹ thì nay đã đỡ hơn vài phần do được đầu tư làm lại đường. Đỡ vài phần thôi nhé, nhưng nhìn chung đường đi khá gian nan, bắt buộc phải đi bằng xe máy, còn đi xe du lịch coi như thua. Ai đi đến nơi đây khi về cũng thỏa lòng thỏa dạ và y như rằng ai cũng muốn trở lại, phần vì cảnh quê rất đẹp, phần vì Đức Mẹ linh thiêng nên người ta muốn trở lại nữa đế cúng viếng.

Từ thành phố Bến Tre, có ba cách để đi đến nhà thờ La Mã:

-Thứ nhất: trục đường lớn tỉnh lộ 885. Cách thành phố 24km. Từ đường Nguyễn Đình Chiểu đi thẳng qua cầu Chẹt Sậy là địa phận huyện Giồng Trôm, cứ đi thẳng hoài sẽ đến khu giáp ranh giữa huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri, tức Ngã ba Sơn Đốc, quẹo phải hỏi nhà thờ La Mã ai cũng biết. Nhà thờ cách ngã ba Sơn Đốc khoảng 5km và qua chừng… gần hai chục cái cua quẹo mới vô tới. Từ nhà thờ chính đi xuống nữa chừng 3km là nơi đã vớt được khung ảnh Đức Mẹ, có đặt nhà để thờ và cúng bái. Trục đường này có đi ngang qua khu tưởng niệm Bà Nguyễn Thị Định và có bán nhiều bánh phồng Sơn Đốc nhưng đi xa, xe chạy ẩu và hay bị bắn tốc độ.

-Thứ hai : trục đường lớn tỉnh lộ 887. Nói cho dễ hình dung là cứ chạy thẳng một hơi qua cầu Bến Tre 2 chừng 45 phút là tới ngã ba Sơn Đốc- nơi giao nhau giữa tỉnh lộ 885 và tỉnh lộ 887. Đường này có một đoạn chưa làm đường xong, đường đá đỏ dằn xóc dữ lắm, bụi bay mù mịt và đường đi càng ngày càng nhỏ dần. Tuy nhiên trục đường này ngắn hơn trục đường tỉnh lộ 885 và có đi ngang qua đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống.

-Thứ ba : cũng đi qua cầu Bến Tre 2 nhưng tới ngã ba ngay trường trung học Phú Nhuận thì quẹo phải men theo con đường bê tong đi đường vườn. Đoạn đường này đi cực kỳ đẹp, mát mẻ, nhiều cây xanh, có qua đò nhưng rất ngoằn ngoèo. Độ dài cung đường này là ngắn nhất, dọc đường đi có thể mua trái cây và thưởng ngoạn cảnh quê.

Hột é đã từng đi thử hết cả ba cung đường trên và mỗi cung đường đều có có cái hay, cái đẹp và thuận tiện của riêng nó. Tuy nhiên, é kiến nghị rằng bạn nên đi buổi chiều cho mát, tầm 3h và trở về lúc trời vừa tắt nắng là tốt nhất. Khi khởi hành thì nên đi cung đường thứ hai hoặc ba và trở về theo cung đường thứ nhất. Lần này hột é chọn cung đường theo tỉnh lộ 887 làm điểm xuất phát và trở về theo trục tỉnh lộ 885.


new00001994.jpg

Sau khi đã qua cầu Bến Tre 2


new00001995.jpg

Những cây cầu ván đặc trưng của miền Tây


new00001996.jpg

Đi ngang qua đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống– một người con của đất Bến Tre

new00001997.jpg

Đi qua khỏi đền thờ một đoạn là vào con đường này. Nếu gặp ngày mưa thì tốt nhất là nên chọn con đường khác vì sao chắc ai cũng hiểu


new00001998.jpg

Thêm chừng vài cây số nữa thì con đường ngày càng thu hẹp dần dẫn đến con lộ đá đỏ này.​

 
Last edited:
Men theo con lộ đá đỏ trên, 20 phút sau sẽ đến ngã ba Sơn Đốc, con đường đi vào nhà thờ La Mã đồng thời cũng là đường đi vào chợ Hưng Nhượng và UBND xã Hưng Nhượng luôn. Kinh nghiệm đi lần này của người viết cho thấy, nếu đi thẳng theo con đường trước mặt chợ Hưng Nhượng để đi vào nhà thờ thì sẽ gặp cảnh làm đường, đường đi vô cùng khó khăn và thiệt là gian nan hết sức, cát ùn quấn vào bánh xe nếu ai yếu tay lái cam chắc té liền…


duongvaolama01.jpg

Con đường trước khi làm đường


new00001999.jpg

Và bây giờ

…cho nên để tránh con đường này, thay vì gặp chợ Hưng Nhượng đi thẳng thì gặp chợ hãy quẹo trái liền,men theo con đường bê tong duy nhất này mà đi sẽ đến được nhà thờ.

new00002008.jpg
 
Nhà thờ chính chỉ là nơi thờ tự, còn nơi tìm thấy khung ảnh Đức Mẹ hiển linh cách nhà thờ hơn 3km. Rời khỏi nhà thờ chính, tiếp tục đi sâu xuống nữa đến tận cùng cuối con đường, đụng mé sông mới tới nơi. Khúc này có lẽ bạn phải nhờ mấy em nhỏ ở vòng vòng đó dẫn đường chớ kêu hột é chỉ đường chắc vô phương(cứ nhờ mấy em nhỏ đi, chúng nhiệt tình lắm), đi thì mình nhớ đường còn tả lại thì khó lắm vì con đường cong cong quẹo quẹo phải men theo bờ ruộng mà đi.

new00002004.jpg


new00002005.jpg


new00002006.jpg


new00002007.jpg


new00002009.jpg

Sắp đụng mé sông rồi nè​


Đoạn đường này đẹp, thanh bình, chắc sẽ làm hài lòng vị khách nào yêu cảnh đẹp miền Tây. Này là những sông nước, ruộng xanh, cây dừa, ụ rơm, gió lồng lộng, con đường đất đúng kiểu nhà quê xen lẫn những cây cầu đan cao nghệu… làm mát con mắt những người yêu quê hương miền sông nước đồng thời cũng thử thách luôn tay lái của những tay “cao bồi vườn” chưa phải là “thứ thiệt”… :D
 
Last edited:
Trước đây, vị trí nơi bà Sáu Liễng mò thấy ảnh Đức Mẹ nằm ở một cái bờ xa ngăn cách bởi mấy con mương rộng, muốn qua phải đi qua mấy cây cầu khỉ ốm nhom hoặc đi xuồng của một bác gái nhà ở ngay đó. Năm nay trở lại họ đã xây một cây cầu bê tong bắc qua con mương lớn nhất, lấp luôn mấy mương nhỏ và xây thêm cầu cây để đi qua cho dễ.

new00002010.jpg


new00002016.jpg

Trước đây phải đi bằng xuồng…

Ở ngay đấy có một nhà dân, bạn có thể hỏi đường rồi dựng đại xe ở mép mương và đi thẳng ra chỗ thờ Đức Mẹ. Đừng lo, chẳng mất xe đâu mà sợ! :)


new00002011.jpg

…bây giờ đi bộ


new00002012.jpg

Đường đi ra chỗ Đức Mẹ​
 
Có lẽ khi sắp ra về trời cũng đã xế chiều. Trở ra thôi!Tạm biệt mấy em nhỏ, tạm biệt bờ sông gió lồng lộng nhé…!

Khi đi về, dọc đường đi nhớ mua kẹo dừa và nhất là bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc nha các bạn!

new00002019.jpg

Nhớ mua cái này


new00002020.jpg

Khu lưu niệm Bà Định dọc đường về

new00002021.jpg

Hoàng hôn trên cầu Chẹt Sậy.​



Chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ lịm như lời chào chia tay một chuyến đi thật thú vị và đầy ý nghĩa tâm linh. Chuyến đi qua những cảnh đẹp và con người miền quê Bến Tre mới mộc mạc, dễ thương làm sao. Giống như một cuộc hành hương vể đất Mẹ, khi ra về trong đầu không chỉ phảng phất niềm thích thú, cái yên bình của làng quê mà còn đọng lại chút hơi hướm của những giá trị tinh thần sẽ mãi không chỉ hiện diện ở quá khứ.

Nhà thờ La Mã chào tạm biệt các bạn!



*Nguồn bài viết : lấy từ http://www.balonguoc.com/forum/
 
Last edited:
Mỗi lần đi ngang ngã 3 Sơn Đốc là nhớ miền HẠ "mù bụi đỏ". Mà đi Bến Tre cung giống như đang ở miền Hạ. CHỉ khác là nhiều dừa hơn:D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,050
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top