What's new

Leo Fansipan (Cung Sín chải - Trạm Tôn). 10/3 - 14/3 ..2011

Status
Not open for further replies.
(ĐÃ CHỐT ĐOÀN) Leo Fansipan (Cung Sín chải - Trạm Tôn). 10/3 - 14/3 ..2011

Cả nhà ơi sau khi tập luyện 1 chút thể lực tại Yên Tử thì mình có dự định làm chuyến leo Phan trong tháng 3 tới...các bạn nào muốn chinh phục cùng mình thì join cùng cho vui nhé...
Lịch trình thì mình cũng mới lên như sau,các bạn xem có gì góp ý rồi chúng ta cùng lên đường nhé..^^
Thời gian: Tối 10/03 đến sáng sớm 14/03/2011.

Lịch trình:
Ngày thứ 1:
Sáng 6h có mặt tại Ga Lào Cai. Xe đón đoàn về Sa Pa.
- Tắm giặt, nghỉ ngơi tại nhà nghỉ. Ăn sáng tại nhà nghỉ.
- Chuẩn bị trang bị leo Fan & gửi đồ tại nhà nghỉ.
- 8h: Xe ôtô đón tại nhà nghỉ đưa lên cửa rừng Sín Chải.
- Leo lên điểm Sín chải 2200m. Cắm trại, nghỉ đêm.
Ngày thứ 2 :
-Leo từ đỉnh 2200m lên đỉnh Fan, đây là quãng đường có cảnh đẹp nhất.
- Chinh phục đỉnh Fansipang, bật sâm panh ăn mừng.
- Về điểm 2700m - Cắm trại nghỉ đêm.

Ngày thứ 3:
Từ 2700m về Trạm Tôn. Xe đón tại Trạm Tôn trở về thị trấn Sa Pa.
- 11h xe đón đoàn tại Trạm tôn đưa về tắm giặt nghỉ ngơi. Ăn trưa.
- Buổi chiều, nghỉ ngơi, shopping tự do. Ăn tối tại Sapa.
- Xe đưa ra ga Lào cai.

Chi phí:Mình tính là 1.400.000VNĐ/người. chưa bao gồm tiền tàu hỏa Hà Nội - Lào Cai.
Bao gồm: mình cũng có tham khảo 1 chút nên đưa ra list sau :
- Ăn uống trọn gói trong lịch trình.
- Hướng dẫn viên và porter bản địa chuyện nghiệp, nhiệt tình.
- Ăn uống chất lượng, ngon, đầy đủ đặc trưng của Sa Pa.
- Túi ngủ loại dầy, ấm, êm & sạch sẽ.
- Xe đưa đón trong suốt lịch trình.
- Giấy phép tham quan (Bao gồm: bảo hiểm, vệ sinh, giám sát, vé, phí ngủ…)
- Phí tắm giặt, nghỉ ngơi ngắn, gửi đồ tại nhà nghỉ.
1. Bữa phụ:
+ Bánh mỳ
+ Thịt hộp
+ Mỳ tôm / phở gói.
+ Hoa quả tráng miệng
+ Nước uống Café hoặc lipton.
2. Bữa chính:
+ Cơm trắng
+ Thịt Bò xào thập cẩm
+ Thịt lợn rang
+ Thịt gà luộc
+ Rau Ngọn Su su luộc hoặc xào.
+ Rau bắp cải luộc hoặc xào.
+ Rượu trắng.
+ Gia vị.
+ Khoai lang (để nướng ở lửa trại lúc đêm).

Lịch offline trước chuyến đi:
sau buổi tập luyện thể lực cùng nhau dự kiến ngày 6 /3 /2011.thời gian địa điểm mình sẽ nhắn tin đến tất cả các bạn.

Liên hệ: Các bạn có thể liên hệ đăng kí với mình qua địa chỉ mail sau nhé ...
Vũ Ngọc Huy: 01688646962.
Mail: [email protected]
Rất vui khi được cùng chinh phục với các bạn...
 
Last edited:
Re: Fansipan biển mây, rừng hoa. (Cung Sín chải - Trạm Tôn).

Và thêm 1 chút kinh nghiệm khi leo Phan...mình copy từ bài người khác ạ...^^
A. Tập luyện trước khi đi.

Rất nhiều người, nhiều nhóm đưa ra những bài tập thể lực, gồm đi bộ, chạy bộ, đi núi Nùng, hoặc mệt hơn nữa là leo Ba Vì để cho quen đi. Rất tốt, nhưng với người lười thì xa xỉ quá. Ngược lại có người chả tập gì cả, cũng là không nên.

Dẫu sao cũng không thể chủ quan, và vì thế, có một cách tập đơn giản, tốn ít thời gian hơn, và cũng đỡ được khá nhiều cho đôi chân. Chỉ gồm có 2 động tác chính và phải tập 1 - 2 tuần trước khi đi:

1. Đứng lên ngồi xuống:

- Đeo trên vai balô nặng khoảng 4kg, bằng trọng lượng sẽ phải mang khi đi Fan, có đai thắt chặt quanh bụng, đứng lên ngồi xuống liên tục cho đến khi chân mỏi nhừ ra không làm được nữa. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày chỉ mất 10 - 15 phút cho bài tập này.

- Lưu ý: khi đứng lên đồng thời kiễng trên đầu mũi chân, hít vào; khi ngồi xuống hạ gót chân sát đất, thở ra. Để giữ thăng bằng có thể đặt tay lên một chỗ cao ngang bụng như bàn ăn, tủ tường, mắt nhìn lên một vị trí cao hơn đầu. Tuyệt đối không dùng tay trợ giúp cho chân.

- Bài tập này có tác dụng phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi, lên xuống cầu thang đều rất đau. Nhưng đảm bảo khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân. Bằng chứng là 4 ngày leo Fan, tớ thấy chân cẳng rất luôn bình thường, chẳng hề có cảm giác khác lạ.

- Lưu ý: phải tập sớm, trước ít nhất 10 ngày, để đến gần khi đi cơ chân đã hết đau, nếu tập muộn quá
cơ chân đau thì khó mà leo được.

2. Kiễng chân:

- Lấy một cuốn sách / tập sách, hay vật cứng gì đó cao khoảng 10cm, để cạnh tủ, bàn, kệ tivi. Đứng mũi chân lên đó, gót sát đất. Kiễng lên cao hết mức có thể, rồi hạ gót xuống gần sát đất, lại kiễng lên, liên tục cho đến khi mỏi không làm được nữa thì nghỉ một lúc rồi làm lại. Mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10 phút.

- Lưu ý: có thể để tay lên vị trí thuận tiện để giữ thăng bằng, khi kiễng lên hít vào, hạ xuống thở ra. Có thể thay đổi vị trí chân: song song với nhau, gót quay ra ngoài, gót quay vào trong.

- Bài tập này khiến cho cơ ở gan bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo lên, không bị chuột rút. Đồng thời việc xoay các tư thế chân giúp cho khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.


B. Hành trang mang theo

Cũng có quá nhiều bài viết, danh mục mà những nhóm đi đưa ra, rất chi tiết và đầy đủ, tuy vậy cũng viết lại ra đây, vì có đôi điều khác với mọi người, theo kinh nghiệm riêng tôi.

1. Balô.

Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.

2. Quần áo.

Do tôi là người rất ít mồ hôi, khi leo hầu như không bị ra mồ hôi bên trong, nên quần áo có lẽ rất thuận tiện. Để nhẹ và không phải nhờ porter mang hộ gì, tôi chỉ mặc 1 áo mayô bên trong cùng (cái này về sau rất có tác dụng trong việc dán miếng nhiệt), một áo đông xuân dài tay bên ngoài. Mang 1 áo khoác gió 1 lớp mỏng để khi đi đường mặc, tránh gió, đỡ nóng; một áo len có cổ để mặc buổi tối, khi cần thì gửi porter, đến tối mới lấy; một áo phao rất ấm và nhẹ, để mặc khi đứng lại bị rét. Áo phao tránh được nước thì tốt.
Quần thì mặc 1 đông xuân bên trong, do không bị mồ hôi nên cũng không cần thay. Bên ngoài mặc quần kaki rộng khi đi đường. Mang thêm 1 quần thể thao gió, chỉ mặc buổi tối, đi ngủ cho sạch sẽ.
Ngoài ra còn 1 bộ quần áo mưa, mặc khi bị mưa, hoặc đề phòng khi rét quá, mặc bộ quần áo mưa cũng không kém gì áo rét loại tốt.

3. Giầy tất găng

- Tốt nhất là giày chuyên dụng tránh được nước, giá khá đắt. Thông thường giày bộ đội là rất tốt rồi. Giày rộng hơn cỡ chân ít nhất 1 số. Tôi dùng loại giày bộ đội.
- Chuyến đi tôi chỉ dùng 4 đôi tất, cũng do chân không bị mồ hôi nên không thay tất. Tất gồm 1 đôi bình thường, 3 đôi loại dày tốt, cao cổ.
- Găng nên có 3 - 4 đôi loại bảo hộ có hạt nhựa, khá rẻ. Cần có một đôi găng nylon loại giống như để bốc thức ăn của hàng cơm.

4. Khăn mũ...

- 1 khăn loại nhẹ, quấn cổ khi đi nóng,
- 1 khăn len quấn cổ khi buổi tối lạnh.
- 1 mũ len có thể che tai
- 1 một mũ tai bèo thường xuyên đội khi đi trong rừng.
- ít nhất 1 đôi bó gót, 1 đôi bó gối.
- Giày nylon chống mưa cần có ít nhất 2 đôi.

Trong chuyến vừa rồi, tất chống vắt tôi không dùng, một số người khác dùng rất thường xuyên.

5. Đồ dùng khác

- 1 cốc nhựa nhỏ để pha cafe
- Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, kem chống nẻ.
- băng salonpas, nên dùng deep heat để xoa hơn là salonpas, vì deep heat nóng, còn salonpas thì lạnh;
- miếng dán tạo nhiệt của Nhật, lưu ý dán cách da một lớp vải, dùng khi đi đường cho ấm bụng, lưng.
- 1 chai nước. Vì ít mồ hôi, mất ít nước, nên tôi chỉ cần mang 1 chai nhựa đựng nước loại 0,5 lít, còn người khác thường phải 2 chai.
- 1 đèn pin sáng. Không cần đèn vàng, đèn sáng trắng cũng ok.
Ngoài ra nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ các đồ vào chống mưa ướt.

6. Đồ ăn mang theo

Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate 1 phong, bò cười 1 hộp, 2 thanh kẹo ngọt Alpeliber. Thêm đồ để uống: cafe tan, trà gừng.
Đường gluco, xách cho đoàn 1kg, nếu chỉ riêng mình thì 1/4 kg là đủ.
Kẹo caosu để dành thay
Hàng đống kẹo, lương khô khác mà đoàn mua, hoàn toàn không dùng đến.
 
Re: Fansipan biển mây, rừng hoa. (Cung Sín chải - Trạm Tôn).

C. Sắp xếp khi lên đường

1. Trong balô.

- 1 quần + áo mayô sạch
- Bộ quần áo mưa
- 1 chai nước 0,5 lít
- Tất, găng dự trữ, khăn len
- Chocolate, phomat, kẹo
- Đường gluco cho nhóm
- Cốc nhựa, khăn, bàn chải, thuốc chống vắt, kem chống nẻ
- Đèn pin nhỏ
Tất cả được cho vào 1 túi nylon rất to, đầu quấn vào sau chống mưa

2. Đồ gửi porter.

- 1 chiếc áo len
- Các bộ pin máy ảnh, pin đèn
Tất cả cho trong túi nylon bọc kín, rất nhỏ


3. Mặc trên người.

- Áo mayô bên trong, đông xuân dài tay ra ngoài
- Khoác áo gió mỏng ra ngoài
- Bên ngoài cùng là áo phao ấm. Đi 1 lúc nóng lên, sẽ cởi áo phao giắt vào quai balô, khi dừng lại lạnh sẽ lấy ra mặc luôn
- Quần đông xuân bên trong, quần kaki rộng thoáng bên ngoài.
- Quấn khăn mỏng quanh cổ
- Đội mũ len trùm tai, trên đội mũ tai bèo. Khi nóng bỏ mũ len vào trong balô
- Cổ đeo máy ảnh

4. Tay chân.

Chân rất quan trọng, phương thức đi tùy người. Dưới đây là cách tôi đi
- Trong cùng là bó gót, để giữ chân không bị bong gân
- Đi 1 đôi tất thường
- Đi tất nylon chống thấm nước
- Đi 1 đôi tất dầy ra ngoài tất nylon
- Đi giầy.

Lưu ý nếu đi tất không đủ khít thì không được đi tất nylon ra ngoài, vì sẽ rất trơn, khó đi. Một số người khác có nhiều cách đi khác:
- Tất - giày nylon - bó gót - tất
- Tất - tất chống vắt - tất nylon
- Tất - tất - tất nylon - bó gót

D. Hoạt động

1. Đi đường

Có người quen dùng gậy, tôi thì không dùng gậy. Khi chân mỏi thì tay đỡ rất nhiều, đặc biệt khi lên dốc, bám vào rễ cây vững và đỡ lực cho chân nhiều
Khi cảm thấy mệt, không nên dừng lại hoàn toàn, ngồi thụp xuống ngay. Khi mệt nên đứng lại một lúc, tựa vào vật có vị trí cao, cho chân duỗi thẳng, tựa balô lên phía sau để giảm nhẹ sức nặng, chứ không cởi hẳn ra, vì lúc đeo vào sẽ rất ngại.
Khi mệt, nên đi chậm lại, từng bước ngắn và chậm, chứ không dừng lại hoàn toàn. Mỗi bước đi là 1 bước nghỉ. Nếu lên dốc thì cố gắng tìm những chỗ đặt chân chênh lệch nhau càng ít càng tốt, đừng cố bước bước dài, bước cao, mệt gấp nhiều lần đi nhiều bước ngắn, nhỏ và thấp. Đừng bỏ lỡ bất cứ một dấu chân nào của người đi trước.

2. Ngủ đêm.

Ngủ trong lều trại, túi ngủ, khó ngủ nhất là bị lạnh lưng. Do đó nên trải tấm nylon (hoặc bộ áo mưa) xuống trước khi để túi ngủ, mặc áo len có cổ, áo phao thì trải xuống lưng. Chỉ nên đi 1 đôi tất cho thoáng chân. Đội mũ len trên đầu cho ấm, nếu khó chịu thì vén qua tai, không nên bỏ hẳn ra, vì đêm có thể chạm đầu vào thành lều trại, bị ướt sẽ không ngủ được.

3. Ăn uống.

Không thể cầu kì khi ăn uống. Buổi sáng, buổi trưa nên tranh thủ ăn càng sớm càng tốt, không nền lần chần chờ người khác. Ăn xong đi chuẩn bị đồ vẫn kịp.
 
em đk 1 suất bác nhé
em ở Thái Nguyên

Đề nghị bạn viết bài đúng chính tả nhé!
 
Last edited by a moderator:
Reg nick để đi leo núi đây. Cho tớ đăng ký 2 xuất nam nhé (có thể là 3). Tớ đã phone và mail cho Huy.
Góp ý là nên offline sớm hơn để có kế hoạch vì mua vé hình như cũng không dễ dàng lắm đâu.
 
Cả vé tàu nữa tầm 1tr8 bác nhỉ. Nghe có vẻ hợp lý đấy :D. Em đang định leo vào 30/4 nhưng đợt đấy đông ko biết có mua được vé tàu không. Có khi em rủ hội đi sớm hơn nhập hội cùng các bác luôn. Nhiều người nói là đi vào giữa tháng 3 là đẹp nhất.
Nếu đi em gửi tiền bác mua luôn vé tàu cho cả nhóm được không?

Mà bác trưởng đoàn lên lịch cho anh em đạp xe hay chạy bộ cùng nhau đi. Vừa tăng cường thể lực, vừa là để tăng cường hiểu biết giữa các thành viên trước chuyến đi. :D
 
@ uni : ok bạn..mình đã lưu bạn vào ds rồi..có thông tin gì mới mình sẽ update cho bạn nắm cụ thể hơn..
@ mede : ok bác , giờ mình cần ds để chốt đoàn đã rồi sẽ off anh em sớm để chúng ta có thêm thời gian làm quen , tìm hiểu để tạo cho chuyến đi thoải mái hơn..:D
 
Mình đăng ký thêm 2 suất nữa nhé. Huy tổng kết xem được bao nhiêu mạng rồi và lên kế hoạch cụ thể đi thôi.
 
Nếu ko có gì thay đổi thì chắc là cho mình xin 1 suất nha...!
bạn Huy có thể cho Yahoo chat đc ko? Mình muốn hỏi chi tiết nhưng hiện giờ mình ko có ở VN nên gọi điện thoại ko có đc.
yahoo: becucuatui
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,169
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top