What's new

32 thành viên và cuộc trường chinh Núi Chúa

Cuối cùng, sao bao ngày háo hức, chờ mong, 31 anh em chúng tôi đã cùng nhau chinh phục Núi Chúa, đoàn đã đến, đã chinh phục thành công mỹ mãn và đã trở về bình an và mang theo những ký ức đẹp đẽ khó quên về thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp, về con người nơi đây và nhất là về ý chí và tình đồng đội trong gian khó.

Với 31 con người, khâu chuẩn bị và tổ chức để đảm bảo đầy đủ về hậu cần và an toàn trong suốt chuyến đi không phải là dễ. Dù vẫn còn một số hạt sạn, nhưng chúng tôi đã thành công và đây sẽ là những kinh nghiệm quí báu trong việc tổ chức những đoàn phượt với số lượng thành viên tham gia đông sau này.

Chuyến đi đã thành công trọn vẹn, tôi xin cảm ơn các bạn thành viên, các bạn đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn, cùng san sẻ những giọt nước cuối cùng , cảm ơn 2 anh Kiểm Lâm đã luôn theo sát để đảm bảo an toàn cho cả đoàn, cảm ơn anh Khoa Danh đã tận tình chuẩn bị thực phẩm và đã chu đáo đón đoàn ngày xuống núi, cảm ơn anh Công chủ tàu Vĩnh Tiến đã đến đón đoàn và tạo điều kiện để anh em toàn đoàn có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa. Đặc biệt, xin cảm ơn "ông Trời", nhờ Ông thương tình nên suốt 2 ngày chinh phục, cả một vùng mệnh danh khô hạn bậc nhất Việt Nam này bỗng trở nên mát mẻ lạ thường. Xin cảm ơn tất cả. Hẹn gặp lại tất cả các bạn trong buổi ofline sắp tới (sẽ thông báo sớm vì đang chọn địa điểm) trong tuần này để cùng ôn lại những kỷ niệm và chia sẻ hình ảnh.

Mình xin tạm dừng ở đây, nhường cho những chuyên gia viết hồi ký và kể chuyện bằng hình ảnh tiếp lời. :L
 
Last edited:
Đi leo Chúa Anh

Tết, đi trực, không đi núi, cũng chẳng đi đâu.

Hết Tết, tranh thủ đi bù. :D

Leo núi có gì vui?

Hai ngày ăn uống kham khổ. Hai ngày không được tắm rửa. Hai ngày có những lúc chỉ ước ao 1 ly trà đá, vậy mà đó cũng đã là 1 điều rất, rất xa xỉ rồi.

Ban ngày đi dưới cái nắng chói chang, đi xuyên rừng, đi qua núi...Đêm thì dừng chân và nằm chơi vơi trên đá, đối mặt với sương đêm, với cái lạnh buốt cả chỏm mũi. Cơm nhai trệu trạo, nửa sống, nửa khê, may may thì "lượm" được 1 chút cơm vừa chín tới. Thực phẩm và nước mang theo không hiểu vì lý do gì mà bị "bốc hơi" biến mất...

Vậy thì có gì mà vui? Như vậy thì có gì mà người ta lại rủ nhau đi?

Liệu có phải chăng vì đôi khi người ta chán ngán cảnh đủ đầy, ngày ngày uống cà phê sữa đá, sting dâu, pepsi.... Người ta không thích nữa cái cảnh tối ngủ giường đệm, điều hòa mát rượi...? Hay là người ta chán cơm nóng, thèm cơm khê?.... Hay là do cái máu thích chinh phục, thích phiêu lưu, thích làm cái gì đó đối mặt với khó khăn, thử thách để chứng tỏ bản thân mình?

Không biết là vì cái gì mà cuối tuần qua người ta rủ nhau bỏ phố đi leo núi Chúa Anh!!! :))
 
Cảm ơn, cảm ơn

Trước hết là cảm ơn chủ thớt: anh Long, đã tạo điều kiện cho 31 người bỏ phố đi leo núi. :D
Kế đó là cảm ơn anh Khoa Danh, đã âm thầm lặng lẽ với công tác hậu cần, mặc dù không tham gia được do có việc đột xuất.
Sau nữa, cảm ơn anh kiểm lâm Lon, người đã phải chạy lên, chạy xuống theo từng tốp để dẫn đường, người đã rất nhiệt tình và tận tụy với công việc của mình, (trong khi đó, vừa phải "xử lý" porter ;)) Mặc dù có thể anh ấy không đọc được những lời cảm ơn ở đây, nhưng vẫn muốn gửi lời cảm ơn đến với ảnh. :D
Hì, sau nữa, là cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia cuộc bỏ trốn này, để từ đó, đoàn chúng ta đã lập được 2 kỉ lục trên Phượt ở Núi Chúa:

1. Đoàn leo núi Chúa đông nhất, và tất cả đều lên đỉnh. :D
2. Đoàn có số lượng porter đông đúc nhất. :)
 
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Cái khát khao có được 1 ly trà đá để rồi chuyển thành 1 hỗn hợp lủ khủ các thể loại sinh tố có thể khắc họa được cái khô khan thuộc vào loại bậc nhất nước.

Núi Chúa - Phan Rang, 1 địa danh khơi gợi những háo hức, những khát khao và cả quyết tâm của dân phượt.

DSC00725-PS.jpg


Nghe nói rất nhiều về các chuyến phượt. Có người nói muốn đi phải có SỨC, muốn đến phải có QUYẾT TÂM, thậm chí là cả yếu tố ÔNG TRỜI (trời thương đi nhiều, trời không thương thì vừa khóc vừa tiếc nhiều!:) ). Nhưng với tôi, lần đầu tiên cùng anh em trên Phượt, tôi lại nghĩ chính sự ĐOÀN KẾT đã tạo nên sự kỳ diệu của chuyến đi.

Chưa leo Fan nên không biết porter ở đó thế nào, nhưng nghe những "phượt kỳ cựu" so sánh, porter ở Núi Chúa "phải mời leo núi như kiểu người ta mời Mr.Đàm về hát".

Hãy hình dung thế này: 12g trưa, con suối, cả đoàn đói và khát ngồi nhìn nhau. Cũng con suối đó, porter đang nấu ăn. Sẽ là rất bình thường, chỉ khác 1 chỗ là porter ở độ cao khoảng 300m còn cao độ anh em phượt là hơn 400m :(

May sao, chi Yingho mang toàn bộ đồ ăn của mình và Sếp chị ra chia cho tất cả mọi người. May sao Sếp chị Ying là 1 dân phượt "cụ" bên Trung Hoa Anh Hùng nên tính tình rất vui và thoáng, chứ nếu ông nhăn mặt thì chắc hơi khó à nha. 1 thoáng ái ngại, 1 lời mời chân tình, mọi người "ăn cái gì cũng ngon". Ăn xong khát nước (ăn bánh mì không khát mới lạ), mọi người tính theo bác Sơn Dualcpu "tu" nước suối. Vẫn lăn tăn cái khoản 1 hồi leo núi nhưng lại phải "cài số de" để chui vào bụi rậm giải quyết. May sao (lại may, may gì may hoài thế!), anh chị em lôi hết lượng nước mang theo ra uống cầm cự. Qua được con đói và khát ngay trong bữa trưa đầu tiên.

TÌNH NGƯỜI là 2 chữ thú vị nhất đọng lại trong tâm trí tôi!

(hy vọng sẽ viết tiếp - buồn ngủ quá!)
 
Last edited:
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Một số điểm mình nghĩ là cần lưu ý đối với những anh chị em có dự tính đi Núi Chúa sau này, anh chị em có thể chỉnh sửa thêm:
An toàn:
dành cho đoàn:
Trước ngày đi phải họp đoàn, thống nhất toàn bộ chương trình dự kiến, bắt buộc toàn bộ thành viên phải mang theo check-list tối thiểu.
Đoàn đông bắt buộc phải chia nhóm, chọn nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của thành viên trong nhóm.
tại từng chặng, khi các nhóm tập hợp đầy đủ thì nhóm trưởng phải kiểm tra quân số nhóm mình và báo trưởng đoàn.
Việc thuê bộ đàm là điều kiện tiên quyết đối với đoàn đông. Ít nhất 3 cái: 1 cho Kiểm Lâm dẫn đoàn, 1 cho Kiểm Lâm chốt hậu, 1 cho trưởng đoàn, nếu có điều kiện thì thêm nữa càng tốt, vì đoàn đông, việc tách thành 2,3 thậm chí 4 nhóm là điều chắc chắn.
Sạc pin thật đầy đủ và chỉ sử dụng bộ đàm trong trường hợp thật sự cần thiết mà thôi.
Để tránh lạc đoàn, việc sử dụng bình sơn xịt là không cần thiết, chỉ cần ngắt vài lá cọ hoặc lá cây tươi làm dấu ở những ngả rẽ là đủ.
Khi các nhóm dần tách rời nhau thì việc "hú" cầm chừng để biết hướng là cần thiết.
dành cho cá nhân:
trước khi đi phải đảm bảo chắc chắn rằng đôi giày mình mang phải thật vừa chân, ko quá rộng, quá chật.
không nên mặc quần short khi đi rừng.
không nên chỉ mặc độc áo thun ngắn tay mà nên có thêm áo tay dài để tránh bị đâm, cào xước do cây gai khá nhiều ở NC
đã có trường hợp do không chuẩn bị kỹ những điều này, giày quá chật, dẫn đến việc phải mang dép đi suốt cả hành trình, hoặc mặc quần ngắn bị gai đâm, xước...giữa rừng hoang sơ ko ai biết trước được điều gì, việc này có thể sẽ hưởng nghiêm trọng đến an nguy của cá nhân và lịch trình của toàn đoàn nếu lỡ bị rắn, nhện, côn trùng cắn, chích...

Khu vực cắm trại: hơn 1/2 quân số của đoàn đã phải ngủ dưới trời mà hoàn toàn không có bạt hoặc thứ gì để che, số còn lại phải ngủ võng rải rác, do đó không nên đi với quân số đông vào mùa mưa và cắm trại tại ngay khu vực này. nếu quân số đông và đi vào mùa mưa và cắm trại tại khu vực này thì phải đem theo 3 lều tập thể (10 người/lều).
Porter: lực lượng porter ở NC lười nhưng lại muốn có tiền tip !!
Xe Quê Hương: nên thương lượng và báo trước về việc đoàn đi leo núi chứ ko phải đi du lịch, có khả năng sẽ về trễ hơn dự kiến.
Ăn uống: nước 2L/người/ngày không đủ ! nhưng ko cần thiết phải mang nhiều hơn vì có thể dùng nước suối để nấu.
Còn tiếp....
 
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Có 1 số hình trong giai đoạn đầu còn cực kỳ sung mãn về thể lực
Chỉ cần lên độ cao khoảng 50m, hình ảnh hùng vĩ của dãy núi Chúa càng hiện ra rõ nét.
Cảnh sắc trời mây non nước tạo nên mùi hương thiên nhiên say nồng quyến rũ...
DSC00737-PS.jpg


Dạt dào và khắc khoải
DSC00738-PS.jpg


Sức mạnh của con người giữa sự hùng vĩ của núi rừng
DSC00735-PS.jpg
 
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Một số điểm mình nghĩ là cần lưu ý đối với những anh chị em có dự tính đi Núi Chúa sau này, anh chị em có thể chỉnh sửa thêm:
An toàn:
dành cho đoàn:
Trước ngày đi phải họp đoàn, thống nhất toàn bộ chương trình dự kiến, bắt buộc toàn bộ thành viên phải mang theo check-list tối thiểu.
Đoàn đông bắt buộc phải chia nhóm, chọn nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của thành viên trong nhóm.
tại từng chặng, khi các nhóm tập hợp đầy đủ thì nhóm trưởng phải kiểm tra quân số nhóm mình và báo trưởng đoàn.
Việc thuê bộ đàm là điều kiện tiên quyết đối với đoàn đông. Ít nhất 3 cái: 1 cho Kiểm Lâm dẫn đoàn, 1 cho Kiểm Lâm chốt hậu, 1 cho trưởng đoàn, nếu có điều kiện thì thêm nữa càng tốt, vì đoàn đông, việc tách thành 2,3 thậm chí 4 nhóm là điều chắc chắn.
Sạc pin thật đầy đủ và chỉ sử dụng bộ đàm trong trường hợp thật sự cần thiết mà thôi.
Để tránh lạc đoàn, việc sử dụng bình sơn xịt là không cần thiết, chỉ cần ngắt vài lá cọ hoặc lá cây tươi làm dấu ở những ngả rẽ là đủ.
Khi các nhóm dần tách rời nhau thì việc "hú" cầm chừng để biết hướng là cần thiết.

Còn tiếp....

Bác ơi, riêng gì phải leo núi, đi đâu cũng thế thôi, đông thì việc chia nhóm, phân công người đi đầu, khoá sổ là phải có để đảm bảo cả đoàn đi đến nơi về đến chốn.
còn việc để dấu khi đi rừng thì không đơn giản đâu, phải quy ước trước để dấu như thế nào, chớ "ngắt vài lá cọ hoặc lá cây tươi" không khả thi đâu. Mình thấy là khắc lên thân cây, không thì chặt mấy cành con nghe có vẻ khả dĩ hơn ấy.
 
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Chúc mừng các bạn có chuyến leo Núi Chúa thành công! Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục nghiền leo núi!!
V/v đánh dấu: đường rừng có cây chúng ta có thể dùng dao hoặc rựa lưu dấu trên thân cây miễn đừng quá sâu và diện tích quá lớn, ảnh hưởng đến sự sống của cây. Nếu cần đánh dấu hướng khi không thể theo dấu trên thân cây kế tiếp, có thể chặt cành phụ hoặc cây thân gỗ nhỏ cho đổ về hướng đi (lưu ý: chặt 1/2 thân đủ để thân cây ngã về hướng đi, tỉa bớt cành xum xuê, cây vẫn sống lưu dấu được lâu). Có thể dùng hệ thống qui ước của Hướng Đạo Sinh (Scout) để đánh dấu, thông tin đường đi bằng vật liệu sẵn có như đá, cành cây khô...
 
Last edited:
Re: VQG Núi Chúa 26-27/2/2011

Mình đã đọc rồi. Xin lỗi bạn.

Mình comment ko có ý j đâu. Chỉ là ủng hộ cách nào ko làm tổn hại đến rừng nhất.

Ví như đợt này, bọn mình lần theo dấu những mũi tên chỉ đường sơn xanh hoặc đỏ, thấy rất hữu ích cho đến khi lên đến đỉnh.

Hay như khắc trên thân cây, nghĩ cũng ổn, cho đến khi thấy 1 cái cây bị băm nát.

Người ta hay nói:" Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân". Ngẫm lại cũng khó phân định. Những dấu chân ấy, ngày qua ngày, rồi cũng sẽ thành đường mòn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,982
Members
192,030
Latest member
DelightHealthy
Back
Top