What's new
Khách sạn-nhà hàng trên đường mòn Hồ Chí Minh - Các điểm du lịch gần đường mòn Hồ Chí Minh
Đường mòn Hồ Chí Minh nằm về phía Tây Việt Nam, vùng đất còn hoang sơ khá nhiều so với QL1. Nhưng hoang sơ, lạc hậu cũng kích thích tính tò mò của biết bao người, ở đây cũng lắm địa danh du lịch hấp dẫn. Đã rất nhiều người (và còn nhiều nữa) muốn trải nghiệm khám phá những nét mới của đất Việt dọc theo con đường này.
Xin phép Diễn đàn mộtphần nhỏ để có thể chuyển tải một số thông tin về các điểm du lịch, các địa chỉ ăn, nghỉ dọc đường Hồ Chí Minh địa phận Thanh Hoá- Nghệ An- Hà Tĩnh- Quảng Bình qua những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân.
A. Các khách sạn nhà hàng trên đường mòn Hồ Chí Minh
1. Tỉnh Thanh Hoá
- Khách sạn- nhà hàng Đại Lâm Hotel http://dailamhotel.com (Như Xuân- Thanh Hoá) nằm sát đường HCM. Phòng nghỉ khá đồng đều, bố trí 2 giường. Nhà hàng, quầy bar , sân bãi khá rộng.
- Nhà hàng Bảo Nguyên ( TT Cẩm Thuỷ- Thanh Hoá) gần đường HCM.
- Nhà hàng Vân Hà- Nhà hàng Thu Hà ( TT Cẩm Thuỷ- Thanh Hoá) gần đường HCM đoạn giao QL 217.
- Nhà hàng Dũng Hoa ( Ngọc Lặc- TH)
- Nhà Hàng Hà Bình ( Như Xuân – TH)
- Quán Hương Bé ( Khe Hạ- TH)
2. Tỉnh Nghệ An
- Khách sạn- nhà hàng Đại Phú Gia Hotel (Đường HCM- Thị trấn Tân Kỳ- Nghệ An).
ĐT: 0383971112 – 0913272609 – http://daiphugiahotel.com
Khách sạn Đại Phú Gia có 36 phòng nghỉ (mỗi phòng 2-3 giường khổ lớn), tiện nghi đầy đủ, giá 180-250.000đ/p/ngày. Nhà hàng lớn rộng đủ 360 chỗ ngồi,03 phòng ăn nhỏ hơn có gắn máy lạnh. Mức ăn từ 60.000đ/suất trở lên. Khuôn viên rộng, sân vườn nhiều cây xanh bóng mát. Bãi đậu xe lớn.
- Vonga hotel ( TT Tân Kỳ- Nghệ An) sát đường HCM. Có 12 phòng nghỉ, bố trí chủ yếu 1 giường. Không có nhà ăn, nơi đỗ xe hẹp trong nhà.
- Nhà hàng Phố núi( TT Tân Kỳ- Nghệ An) sát đường HCM, đối diện Đại Phú Gia hotel.
- Nhà hàng Đức Viêm( TT Tân Kỳ- Nghệ An) sát đường HCM.
3. Tỉnh Hà Tĩnh
- Khách sạn Bạch Đại Dũng ( TT Phố Châu- Hà Tĩnh) nằm trong thị trấn, hơi xa đường HCM.
Khách sạn có 16 phòng nghỉ, bố trí chủ yếu 1-2 giường. Không có nhà ăn.
- Khách sạn Vũ Quang ( Vũ Quang- Hà Tĩnh) nằm hơi xa đường HCM. Địa điểm này khá vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Có nhà ăn nhưng ăn uống phải đặt trước vì xa chợ, nhất là buổi chiều.
- Khách sạn Đức Tài 1- ( TT Hương Khê- Hà Tĩnh) nằm trong Thị trấn Hương Khê, hơi xa đường HCM. Có nhà hàng ăn, sân bãi rộng. Đang mở thêm Đức Tài 2 sát đường HCM.
4. Tỉnh Quảng Bình
- Khách sạn Phong Nha Farmstay ĐT: (052) 3675 135 ( Cự Nẫm - huyện Bố Trạch)
Số phòng: 10, hoạt động theo kiểu làng du lịch.
B. Các địa danh du lịch gần đường mòn Hồ Chí Minh
1. Tỉnh Thanh Hoá

- Suối Cá thần Mó Ngọc (Cẩm Lương- Cẩm Thuỷ) là suối nổi tiếng và dễ tham quan nhất. Từ đường HCM rẽ vào khoảng 12km. Chú ý khoảng cuối phải đi bộ gần 3km. Đây là điểm nhiều người tham quan nhất. Ngoài ra còn có Mó Đóng (Cẩm Liên- Cẩm Thuỷ) bên kia bờ sông Mã, cách đường HCM 15km hay Suối cá Chiềng Ban( Bá Thước- TH) nhưng xa và đi lại khó khăn hơn nhiều.
- Thành Nhà Hồ ( Vĩnh Lộc- TH).
Là kinh đô của nước Đại Ngu (tên nước ta thời nhà Hồ 1400-1407) được xây dưng 1397-1400. Đây là toà thành mặt ngời toàn bằng đá phiến khối, có những khối nặng trên 2 tấn được xây hoàn toàn bằng sức người, có thể nói là độc đáo nhất vùng Đông Nam Á. Hiện chỉ còn 3 cổng thành và khu tế Nam giao gần như nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 6 thế kỉ.
- Vườn Quốc Gia Bến En ( Bình Lương, Như Xuân, Thanh Hóa. Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En có địa hình nhiều đồi núi, có nhiều sông, suối và hồ Mực trên núi có diện tích 3000 ha có 21 đảo nổi giữa.
2. Tỉnh Nghệ An
- Hang Bua Xứ Nghệ (Quỳ Hợp- Nghệ An) cách đường HCM gần 40 km đi theo QL 48.
Hang Bua(Xã Châu Tiến-Quỳ Châu- Nghệ An) là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An. Lòng hang rất rộng, có nhiều măng đá, nhũ đá tạo nên những hình thù vô cùng sống động và có thể chứa được hàng trăm du khách. Điều đặc biệt là khi đến đây, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong với những hình thù kỳ lạ, những hòn đá được kiến tạo một cách tự nhiên thành hình ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá được đánh bóng, ruộng bậc thang... và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm...
Thời nhà Nguyễn, Bảo Đại đến đây thấy hang quá đẹp, đàn bà quanh vùng cũng rất đẹp, nên đã tổ chức Hội thi Người đẹp tại hang Bua trong 2 ngày 18 và 19 tháng Giêng. Từ truyền thống đó, những năm gần đây cứ ngày 18 và 19 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Hang Bua với rất nhiều nét truyền thống văn hoá thể thao đặc săc của vùng Tây Xứ Nghệ, đặc biệt tiết mục thi nét đẹp phụ nữ miền sơn cước rất độc đáo và lạ mắt.
- Hang Thẳm Ồm ( Châu Thuận-Quỳ Châu- Nghệ An) cách đường HCM gần 40 km theo QL 48.
Thẳm Ồm theo tiếng Thái (dân tộc bản địa) có nghĩa là “Hang Lớn”. Trong cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh, Lê Lợi đã nhiều lần đưa quân về đây lấy Thẳm Ồm cùng Thẳm Chạng (ở gần đó) là nơi tập kết, đồn trú quân.
Hang Thẳm Ồm là di tích khảo cổ quan trọng bậc nhất ở Việt Nam, một thắng cảnh thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu khoa học. Hang cao ráo, thông khí, thoáng đãng. Càng vào sâu, hang càng rộng, chia làm nhiều ngách, nhánh tạo ra một mê cung. Trần hang là vô vàn thạch nhũ, xung quanh là những lớp trầm tính màu đỏ, màu vàng xếp lớp tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo. Đi vào sâu, có khá nhiều dòng suối ngầm, lộ thiên chảy qua, tạo nên những trảng cát phẳng mịn.
- Suối Khe Thần ( Tân Kỳ- Nghệ An) cách đường HCM 3km.
Dòng suối dài hơn 3 km, nước trong văn vắt và mát lạnh, nước rất ngọt và chưa bao giờ cạn cho dù trời xứ Nghệ có khô hạn đến đâu. Đây là con suối đẹp có hướng chảy khác biệt ngược dòng với tất cả mọi khe suối quanh vùng. Điểm đặc biệt nhất của suối là có rất nhiều truyền thuyết li kì nhưng gắn liền với sự tồn vong của cư dân quanh suối trong nhiều thế kỉ qua.Nếu có thời gian, bạn có thể được nghe những câu chuyện khá dài như trong lúc nạn đói đã mang đi rất nhiều người trong vùng thì một sáng kia bỗng đâu có đàn cá lớn ngược dòng đến để giúp dân Khe Thần qua khỏi sự diệt vong; Hay chuyện dòng suối ngăn không cho hổ về làng- mà vùng này ngày xưa là núi Bồ Bồ và rừng Ba Xanh hiểm trở, hổ nhiều vô kể.v.v..
- Cột mốc số 0 lịch sử của Đường Trường Sơn ( km0- Tân Kì- NA) nằm cạnh đường HCM.
- Đền Quả Sơn ( Đô Lương- NA) cách đường HCM 16km theo QL 15.
Nằm ở vị trí thứ hai trong 4 ngôi đền mà dân gian xứ Nghệ vẫn truyền tụng “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”, đền Quả Sơn nổi tiếng linh thiêng và là điểm đến của rất nhiều khách hành hương đầu năm để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Ai từng đến đền Quả Sơn thì đều tâm đắc: “Đền thiêng lắm, nhất là đến đó mà xin về đường học hành thì linh nghiệm nhất!”.
- Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) Cách đường HCM khoảng 30km theo QL7.
Vườn có diện tích 91.113 ha, là khu vực có diện tích rừng tự nhiên rộng nhất miền Bắc Việt Nam.
3. Tỉnh Hà Tĩnh
- Chùa Tượng Sơn và khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( Hương Sơn - Hà Tĩnh) gần sát đường HCM
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được xem là người đặt nền móng cho nền y học VN, là ông tổ của đông y Việt Nam. Ông là người đề cao y thuật Việt Nam, nhắc đến ông là người đời nhớ ngay đến câu nói “dùng nam dược trị nam nhân” (tức dùng thuốc nam trị bệnh cho người nam).Ông đã sưu tầm và phát hiện thêm 300 vị thuốc nam, góp phần làm phong phú thêm kho thuốc quý của dân tộc và tổng hợp thêm 2.854 phương thuốc chữa bệnh phổ biến cho nhân dân.
- Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) là di tích lịch sử tưởng niệm TNXP gắn liền với sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Ngày đánh Mĩ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải qua ngã ba Đồng Lộc, được coi cổ họng của giao thông Bắc Nam.
- Suối nước nóng Sơn Kim (Hương Sơn- HT) cách đường HCM hơn 40km theo QL8.
Suối có nhiệt độ nước trên 80 độ, trong nước nhiều khoáng chất, nhất là lưu huỳnh. Có khách sạn, nhà hàng kiểu của HTQT QK4 kinh doanh phục vụ ở đây.
4. Tỉnh Quảng Bình
- Di sản Phong Nha –Kẻ Bàng( Bố Trạch- QB).
Phong Nha –Kẻ Bàng quá nổi tiếng, được mệnh danh là Nam Thiên Đệ nhất động, nên không phải nói thêm gì nữa!
 
Last edited:
Tiếp đi bạn ơi, Mình đang định đi cung Hải Phòng - Đà Nẵng theo đường HCM vào cuối tháng 8. Thông tin của bạn rất là hữu ích đối với mình. Cám ơn
 
Du lịch theo đường mòn hồ Chí Minh​
( Tiếp)

Do quy định bài đang không quá 1000 chữ, nên phải chắp vá kiểu như thế này, mong mọi người cảm thông

4. Tỉnh Quảng Bình
- Di sản Phong Nha –Kẻ Bàng( Bố Trạch- QB).
Phong Nha –Kẻ Bàng quá nổi tiếng, được mệnh danh là Nam Thiên Đệ nhất động, nên không phải nói thêm gì nữa!
- Tuyến du lịch sinh thái suối Nước Moọc
Nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tuyến du lịch sinh thái Suối nước Moọc là một chuyến du lịch đầy ấn tượng vào vùng mới được khai phá trong Vườn quốc gia. Tuyến du lịch sinh thái này đi qua một khu rừng đá vôi rậm rạp, dọc theo những con suối nhỏ róc rách của Suối nước Moọc và dòng sông Chày. Ngoài cơ hội tìm hiểu về Vườn quốc gia và sự đa dạng sinh học của vùng này, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của một số loài chim, màu sắc sặc sỡ của các loài bướm, chuồn chuồn và sự đa dạng của một quần thể thực vật (bao gồm cả các loài hoa phong lan nổi tiếng), thư giản và tận hưởng những giây phút thoải mái khi đắm mình trong dòng nước mát tuyệt vời, nơi hợp lưu giữa Suối nước Moọc và dòng Sông Chày.
- Hang Tám Cô
Địa danh ''hang Tám cô'' linh thiêng gần Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và vùng nước khoáng nóng suối Bang ở Quảng Bình, trên tuyến đường 20 . Ngày 14.11.1972, bom Mỹ đã vùi lấp miệng cửa hang nơi có 8 thanh niên xung phong đang ẩn nấp. Cho dù đã hết sức giải cứu, đào đá nhưng không thành, họ đã ra đi ở lứa tuổi 20. Hang Tám Cô là một trong những di tích lịch sử quan trọng và đầy ý nghĩa trên con đường huyền thoại và là điểm nhấn trong hành trình du lịch lịch sử đường Hồ Chí Minh thu hút rất nhiều du khách thập phương, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người đã đi qua cuộc chiến tranh
5. Tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là mảnh đất người ít, cây ít mà bom đạn lại nhiều nên ….
-Khe Hó, điểm khởi đầu đường 559 ( Trên đường HCM)
Địa điểm Khe Hó nằm dưới chân núi Động Nóc, gần thượng nguồn sông Rào Thanh, nằm ở phía Tây nam huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng TrịĐây là địa điểm mà “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (Đoàn 559) đã chọn làm nơi tập kết hàng hoá, đạn dược, khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Địa điểm Khe Hó được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia
- Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương (Trên QL1, gần đường HCM)
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương bao gồm: cầu Hiền Lương, đồn Công an Hiền Lương, cột cờ Hiền Lương. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải năm 1952, từng chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước, tình cảm phân cách giữa 2 miền Nam - Bắc. Năm 1967, cầu bị bom Mỹ đánh sập. Để phục vụ chiến trường miền Nam, năm 1974, ta xây lại cầu mới bằng bêtông cốt thép, mang ý nghĩa cây cầu thống nhất non sông. Năm 1996 đã xây dựng cây cầu mới dài 230m, rộng 11,5m nằm ở phía Tây cầu cũ. Tại chân cầu cũ ta phục chế nguyên dạng cây cầu giai đoạn năm 1952-1967, làm điểm đến tham quan của du khách tuyến DMZ (Vùng phi quân sự).
-Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia (NTLSQG) Trường Sơn ( Trên đường HCM)
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh- QT. Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ- địa chỉ tâm linh thiêng liêng, là điểm đến trong chương trình du lịch hoài niệm.
Văn bia trên Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn khắc đậm dòng chữ: "Năm tháng sẽ trôi qua, những đóng góp của bộ đội đường Hồ Chí Minh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến vào cuộc chi viện cho các chiến trường sẽ mãi mãi được ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một thiên anh hùng ca bất tử..."
-Khu quân sự Cồn Tiên- Dọc Miếu (Trên QL1, gần đường HCM)
Để ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, địch bố trí trên phòng tuyến nhiều căn cứ quân sự mạnh nối từ bờ biển xã Gio Hải lên đến Bến Ngự, Dốc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên, kéo qua căn cứ Bải Sơn, Động Tròn đến Tân Lâm, Đầu Mầu cùng phòng tuyến bảo vệ Đường 9 lên tận biên giới Việt- Lào.Trên phòng tuyến đó, Mỹ ngụy xây dựng hệ thống hàng rào điện tử Mc Namara , gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3 m, trên mặt hàng rào có cài mìn tự động, phía dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét, xây dựng hệ thống hầm nhà vòm, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông và trận địa pháo mặt đất hướng bắn ra bờ Bắc sông Bến Hải.
- Địa đạo Vịnh Mốc ( Vĩnh Thạnh- Vĩnh Linh- cách đường HCM 20km)
Địa đạo Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh- Vịnh Mốc chứ không phải Vĩnh Mốc) nằm trong một quả đồi đất đỏ ba gian trên bờ biển, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây.
Làng hầm Vịnh Mốc như một toà lâu đài cổ nằm trong lòng quả đồi đất đỏ, có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo Cồn Cỏ. Khoét dọc hai bên đường hầm là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại… đặc biệt có nhà hộ sinh. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972), việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn, không một người nào bị thương .
-Thành cổ Quảng Trị ( Cạnh QL1, gần đường HCM)
Thành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn chừng 200m về phía Nam. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị ,nhất là những hi sinh trong cuộc chiến đấu anh dũng 81 ngày đếm (từ 28/6 đến 16/9/1972) bảo vệ Thành Cổ .
Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.
- Sông Đakrông- Cầu treo Đakrông
Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn.Sông Đakrông có truyền thuyết về nguồn gốc đượm chất sử thi và nhân văn.
Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972-1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt .
-Suối nước nóng Klu
Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm.
-Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu)
Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,308
Bài viết
1,175,018
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top