What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Đúng rồi, khứ hồi tầm khoảng đó. Nhưng thời gian một ngày cho cung này. Nếu muốn đi vòng vèo, có thể từ Búng Bình Thiên trở về thị trấn An Phú qua cầu Vĩnh Trường chạy trên đường làng của cù lao này rồi hỏi đò về Tân Châu. Qua đò đi tiếp lòng vòng đường làng, hỏi thăm đường đến Núi Nổi - một dạng núi sót của An Giang vì nằm giữa đồng và xa các ngọn núi khác. Trước đây, Núi Nổi rất đẹp bởi nước ngập hết đồng, núi chỉ còn một chóp nhỏ bên trên. Nay có đê bao rồi. Núi Nổi trở về thị xã Tân Châu có thể ghé chỗ nhuộm mặc nưa làm lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng. Tuy nhiên, người ta chỉ phơi lụa vào buổi sáng.

Thế nên có thể đảo tour lại một chút: Châu Đốc qua đò Châu Giang ghé thánh đường Mubarak và các thánh đường khác rồi đến Tân Châu (18Km), chụp hình đầu nguồn sông Tiền (ở bờ kè) rồi đi theo đường Vĩnh Xương ghé cơ sở dệt lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng xem khung dệt và ra chỗ phơi lụa. Sau đó đi tiếp Núi Nổi rồi sang Vĩnh Trường, đến An Phú đi Búng Bình Thiên và 5 làng Chăm trên Búng... Tân Châu - Búng Bình Thiên khoảng 40-50km, qua một đò. Xong trở về Hà Bao ghé làng Chăm rồi qua cầu Cồn Tiên về Châu Đốc.

Cung này hay quá mà đợt rồi mình chỉ đi được 1/3 do thiếu thời gian (do sự cố lúc xuất phát bay vào nên chuyến đi bị rút mất 1 ngày). Nhưng 1,5 ngày cũng đủ cho mình có những cảm nhận đầu tiên rất ấn tượng về An Giang mùa nước nổi.

Đầu tiên là chuyến xe đò từ Hà Tiên sang Châu Đốc ko đi thẳng đường dọc biên giới như mình nghĩ mà vòng vèo qua Kiên Lương rồi qua Tri Tôn - Nhà Bàng - Châu Đốc. Thời gian dài hơn gần gấp đôi nhưng nhờ đó lại được đi qua và ngắm nhìn (từ trên xe :)) toàn bộ những địa danh có tiếng cũng như phong cảnh đặc trưng của khu vực này. Nhớ nhất là ngôi chùa Xà Tón, dãy núi Cấm và những hàng thốt nốt thẳng tắp xen giữa những đồng lúa xanh mướt mát dọc đường từ Tri Tôn về. Quan trọng hơn cả là bài học địa lý, lần tới có tự đi xe máy sẽ không phải hỏi đường nữa :p

Khu núi Sam: chân núi đông đúc dù không phải mùa lễ. Ấn tượng với Miếu Bà chúa xứ. Nhưng ấn tượng hơn với cuốc xe lên đỉnh núi, tầm mắt được trải rộng với mênh mang nước ngập trắng đồng phía Cam, bên mình chỉ mở cửa cống cho ngập vài khu thôi, còn lại lúa vẫn xanh ngời ;)

Đoạn chạy xe dọc kênh Vĩnh Tế lúc trời chiều cũng rất thú vị. Ráng chiều rơi rớt loang loáng qua những rặng cây ngập nước. Đợt mình đi gặp mưa nhiều, chứ ko thì hoàng hôn trên miền đồng lũ chắc đẹp lắm...

Trà Sư mùa này tuyệt đẹp. Khó mà tả được cảm giác lúc sáng sớm chạy xe vào rừng, lên đài quan sát ngắm chim bay cò bay trong ánh bình minh... (cũng phải mở ngoặc hơi tiếc nuối là bình minh xen mây và mưa nên chụp ảnh ko được như ý, nhưng ấn tượng về không gian vẫn rất tuyệt). Sau đó đi thuyền len lỏi vào vườn cò, lướt trên thảm bèo tấm mướt mắt, nghe thật đã và ngửa cố ngắm cũng thật đã.

Còn lại nửa buổi chiều nên mình chọn Tân Châu (gần hơn Búng Bình Thiên). Ghé thánh đường Mubarak đúng giờ làm lễ chiều của người Chăm đạo Hồi. Cảm thấy thật may mắn vì được trò truyện với đúng ông chủ lễ (mình gọi nôm na như vậy sau khi quan sát vai trò của ông trong buổi lễ), rồi dự lễ. Đường đến Tân Châu cũng chạy dọc kênh, qua những ngôi nhà sàn (nhà dựng trên cọc) đặc trưng vùng lũ, có vài ngôi nhà bằng gỗ với kiểu kiến trúc trang trí truyền thống khá đẹp mắt.

Đến Tân Châu, ngoài ngắm dòng Mê kông cuồn cuộn khi đổ vào đất Việt (đầu nguồn sông Tiền), tụi mình chỉ biết đi tìm món bánh bò (được bạn chủ nhà trọ ở Trà Sư giới thiệu lúc sáng). Mình cứ nghĩ nếu là món đặc sản địa phương thì hẳn là sẽ phải bán nhan nhản khắp nơi (như cá lóc nướng - ở Tân Châu mùa này nhiều lắm), ai dè chả thấy đâu, bèn túm bừa lấy dân để hỏi, hỏi cái ra ngay nơi làm và bán (gần chợ mới Tân Châu) nhưng tiếc là đến hơi muộn nên hết mất rùi. Hic hic, đi mấy chục cây số đường đến nơi mà cuối cùng cũng chẳng biết bánh bò ra sao, vì người dân họ bảo chỉ nơi ấy làm mới ngon, cũng có nơi khác làm nhưng không ngon (nên ko biết, hoặc biết mà ko chỉ :)).

À nhắc đến ăn uống, các món ăn miền tây mùa nước nổi quả là ngon: cá lóc nướng trui (ăn cuốn kèm với búp lá sen ngon bá cháy), canh cá linh bông súng bông điên điển, cá trê kho tộ, cá trạch 1 nắng chiên, ếch đồng xào lăn... Phải cảm ơn bàn tay nấu nướng khéo léo của bạn chủ nhà trọ ở Trà Sư nữa. Còn món bún cá với bông điên điển ăn ở Châu Đốc (gần chợ Châu Đốc) thì mình thấy không hợp khẩu vị lắm, dù lạ miệng (lúc nhìn đĩa rau trên quầy, thấy cụm bông điên điển vàng tươi có bu đầy con gì đó như con ong, chị bán hàng giải thích là bông điên điển ngọt nên ong đậu hút mật, chắc ong hút hết mật rồi nên lúc mình ăn thấy chan chát chứ chả thấy vị ngọt đâu :) - chú thích thêm là bông điên điển rắc lên trên bát bún như kiểu rau sống ăn kèm, còn bông điên điển nấu canh với cá linh thì lại rất ngon, giòn, ngọt!

Hẹn mùa nước nổi năm sau, sẽ đi trọn vẹn hơn cung đường bác NNQ đã chỉ dẫn ở trên :)
 
Mình ở hà nội cũng vừa mới làm chuyến đi An Giang - kiên giang cuối tháng trước có vài ảnh chia sẻ :

Bún cá ở Thị xã châu đốc
283055_246334622053487_100000308528695_827875_6303594_n.jpg


gánh chè - thốt nốt - rong biển
IMG_3362.jpg


Chùa hang - thị xã châu đốc
IMG_3453.jpg


Phật di lạc núi cấm
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3594.jpg

CHÂU ĐỐC PHẢI NÓI LÀ ĐẸP QUÁ, NÚI CẤM THÌ QUÁ ĐẸP, HẸN 1 NGÀY QUAY LẠI, NƯỚC MÍA SAO MẮC QUÁ, 7K 1 LY LẬN, CÒN CÁC MÓN KHÁC THÌ RẺ QUÁ, ĐỒ ĐẠC THÌ NẾU BIẾT CHỌN MUA ĐC ĐỒ THÁI CHẤT LƯỢNG CAO GIÁ PHẢI CHĂNG, CON NGƯỜI THÌ HIỀN HÒA, BÁN VÉ SỐ NHIỀU QUÁ, ĂN XIN CŨNG ĐẦY, NHƯNG ĐẶC BIỆT ĐỒNG BÀO CÓ TÍNH THƯƠNG NGƯỜI VÀ THƯỜNG MUA VÉ SỐ Ế ỦNG HỘ, ..., THƠM NGON MÙI BÁNH BÒ THỐT NỐT, DỊU NGỌT NƯỚC THỐT NỐT, NỒNG NÀN MẮM CÁ LINH, LÓC,..., BÁNH MÌ THỊT 5K 1 Ổ, NGON LÀNH, RẺ HƠN LY NƯỚC MÍA, ĐỒ SECOND HAND XỊN TỪ CAMBODIA TUYỂN QUA, BÔNG ĐIÊN ĐIỂN, XE KÉO MIỀN TÂY CÒN NHÌU Ở ĐÂY, XOÀI THANH CA, XOÀI NÚI, ..., TÈ LE HỘT ME... XE ÔM RẺ NHƯ BÈO, CHẠY 68 KM CHO 2 LƯỢT TỪ CHÂU ĐỐC TỚI NÚI CẤM RÙI QUAY VỀ + ĐỢI MẤY TIẾNG ĐỒNG HỒ MÀ LẤY CÓ 150K, XE ÔM CHUYÊN NGHIỆP LEO NÚI (PHẢI THAY NHÔNG VÀ DĨA) ĐƯỜNG TẮT, NGUY HIỂM, 100K/ LÊN + XUỐNG + ĐỢI KHÁCH THAM QUAN..., CHẠY LÊN XUỐNG THUI LÀ MẤT 60 PHÚT RÙI...LÊN NÚI ĂN BÁNH XÈO 25K/2 CÁI, RAU RỪNG ĂN NGON VÀ THOẢI MÁI MIỄN PHÍ, CÓ LOẠI RAU GÌ NGON LÉM, CÓ MÙI LÁ CÓC + TÍA TÔ, CÓ VỊ THUỐC, TUYỆT, BỮA NÀO XUỐNG NỮA LẤY GIỐNG VỀ TRỒNG, VÀ NHÌU NHÌU NỮA...
 
Mình đi An Giang đầu tháng 11, đúng mùa nước nổi, chỗ nào cũng đẹp tuyệt vời. Bạn nào đi Búng Bình Thiên mà có nhu cầu thuê thuyền đi trên hồ có thể gọi chị Trẻ số 01299990938 để thuê, chồng chị chở, có áo phao rất cẩn thận.
Hôm ấy nhóm mình đã ngồi chơi ở quán chị và đi trên Búng cả ngày, chị mời ăn đu đủ vườn chị trồng ngọt lim, về còn tặng thêm mấy trái.
 
....
Mình cứ nghĩ nếu là món đặc sản địa phương thì hẳn là sẽ phải bán nhan nhản khắp nơi (như cá lóc nướng - ở Tân Châu mùa này nhiều lắm), ai dè chả thấy đâu, bèn túm bừa lấy dân để hỏi, hỏi cái ra ngay nơi làm và bán (gần chợ mới Tân Châu) nhưng tiếc là đến hơi muộn nên hết mất rùi. Hic hic, đi mấy chục cây số đường đến nơi mà cuối cùng cũng chẳng biết bánh bò ra sao, vì người dân họ bảo chỉ nơi ấy làm mới ngon, cũng có nơi khác làm nhưng không ngon (nên ko biết, hoặc biết mà ko chỉ :)).

Bánh bò Tân Châu đúng là rất chảnh. Phải đặt bánh trước. Hiếm hoi lắm mới mua được bánh vừa ra lò mà không cần đặt. Vì hằng ngày, bánh phải đi khắp nơi - người ta mua chuyển lên Saigon, đi các tỉnh miền Tây. Gặp những hôm người ta mùa đi Mỹ, Úc thì khách nội địa chịu nhịn. Bánh khá ngon, làm từ đường thốt nốt. Đặc biệt là nước cốt dừa béo ngậy.
Kinh nghiệm lần sau vừa đến Tân Châu là phải đặt bánh liền nhé!
 
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?
 
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?

Chào bạn. Nhà mình tại Thị Trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang. Hiện là SV TPHCM.
Tuy thị trấn nay đã đổi tên thành thị trấn Óc Eo, nhưng núi vẫn tên là núi Ba Thê như tên địa danh cũ trước đây. Mình xin sơ lượt ngắn gọn về Núi Ba Thê cho bạn rõ haz. Bạn theo dõi trên ảnh nhé :)

1040682622_535957992_574_574.jpg


- Khi bạn đến với TTOE, tức bạn đang trên Tỉnh Lộ 943 (1)
- Khi đó chỉ cần tiếp tục đi thẳng, đến (2) Trường THCS Nguyễn Công Trứ. Tại đây gia đình bạn có thể gửi lại hoặc để lại bác tài xế " :( " với chiếc xe ở dưới chân núi vì dốc núi khá cao, à không, dốc rất cao.
- Từ (2) đến (3) là các nơi gửi xe, các nhà nghỉ, hay các quán ăn mà bạn có thể vào đó sử dụng dịch vụ :)
- Từ (3) trở đi. Gia đình có thể ven theo lối đường bê tông đi lên 2 bên đỉnh núi rất dễ dàng. (Đường này ông ngoại tớ làm đêý hô hô hô ) :3
- Sở dĩ có hai chấm đỏ.
+ Chấm thứ nhất: Nơi mua vé tham quan. Thật tình là người địa phương nên (1 phần là không cần mua vé - 1 phần là mình toàn đi đường rừng, đu cây leo lên thôi nên cũng không biết giá vé :( - Hy vọng không quá cao.)
+ Chấm thứ hai: Ngả ba - Nơi chia hai hướng đi.

NẾU BẠN RẼ TRÁI - BẠN SẼ ĐẾN ĐỊA ĐIỂM CÓ HÌNH NGÔI SAO TRÊN BẢN ĐỒ
NẾU BẠN RẼ PHẢI - BẠN SẼ ĐẾN CHÙA SƠN TIÊN VÀ BẢN TÀNG NÚI BA THÊ VÀ ... (hình chữ A trên bản đồ)


Khoảng cách từ NHẢ BA đến hai bên đỉnh là tương đối ngang nhau. Và từ hai đỉnh cũng có thể đi về phía nhau.
TUY NHIÊN thì đối với người lớn tuổi thì đoạn đường tắt này khá khó chịu. Mình khuyên thật sự là nếu gia đình có người cao tuổi thì nên thuê xe dọc trên các trạm nghỉ chân nếu muốn chinh phục cả hai đỉnh núi ;) Vì đoạn đường tắt này nếu đi từ dưới lên thì có khi phải bò đấy, nắm cây mà leo lên nữa.
Còn đi từ trên xuống (tức là từ (ngôi sao) xuống (chữ A) thì có khi phải nhảy khỏi cục đá - hoặc lết trên cục đá đi xuống. :D

ĐƯỜNG LÊN SƠN TIÊN
Đường bê tông được xây dựng có nhiều vạch kẻ giúp cho xe máy và người đi bộ có thể đi tốt ngay cả trời mưa. Tuy nhiên có nhiều đoạn có nhiều cát trên đường thì cũng nên tránh vì rất có thể bạn sẽ bị trượt ngả, mà trượt ngả thì có nhiều đoạn dốc rất nguy hiểm, sẽ chảng có gì cho bạn víu lại, trượt đến chân dốc ý @@. Kinh nhờ, thôi bỏ qua bỏ qua ...

Cứ khoảng vài trăm mét là có các trạm nghỉ chân hay các anh chị người đồng bào Khơ-me bán CỦ SẮN, NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI, KHĂN ƯỚT, CÁC LOẠI HOA QUẢ,.Theo mình được biết thì các loại ấy đều là hoa quả do họ tự trồng, tự bán nhỏ lẻ trên núi thế thôi. Giá có thể đắt hơn dưới chân núi 2 - 5K/món. Tùy.

HANG ÔNG HỔ (Rất tiếc vì không có hình nhưng trên đường đi bạn sẽ thấy). Cái hang này nổi tiếng với các lần người ta lên đây "cầu cơ - xin số (đề)" rồi "bị-ông-hổ-nhập". Nếu mình ngồi trên bàn phím này và suy diễn ra một câu truyện khác thì hoàn toàn không khó. Nhưng hy vọng bạn sẽ tìm thấy gì đó ở hang này. Hang này cao khoảng 1m8, rộng khoảng 20m2, sâu khoảng 5 mét.

HANG GIÓ. Thì nó kiểu như những viên đá to to kết hợp lại với nhau, có một khe nhỏ khoảng 1 2 người đứng, gió len qua đó rất mạnh trong khi xung quanh đứng gió. Tuy nhiên theo thời gian thì từ người bản địa (đa số) nó hộc mùi CH3 nồng nặc - khó kiểm soát.

CHÙA SƠN TIÊN Cứ chạy bộ lên là mình xin ăn cơm ké. Cũng OK hết. Ha ha ha. Nếu có lòng thành thì mọi người cũng nên cúng dường hay giường gì đó Whatever! "Nhưng cũng không nên cúng quá nhiều, chủ yếu là mng cố gắng sống tốt cuộc sống của mình" -Chủ trì nói luôn á. Mình cực thích, vì rất nhiều chùa kinh doanh. Giờ không biết ai trụ trì rồi.

Tại chùa có BÀN CHÂN TIÊN. Bạn có thể đưa chân mình so với ông - hay bà tiên xem chân mình to nhỏ thế nào. Mình khẳng định là bàn chân này không phải nhân tạo. Hoặc là do nước, hoặc là gió, gì đó. Nói chung tụi mình biết trước đây từ khi chùa còn là một cái miếu nhỏ xíu.

HẦM BỘ ĐỘI VÀ SÂN BAY. Người ta nói đó là HẦM BỘ ĐỘI. Nhưng theo ông ngoại mình nói lại, lúc ông làm Biệt Kích từ Hà Nam vào đánh quân "diệt chủng Bon Bốt" thì tại khu vực này không có binh chủng nào cả. Có thể đó là cái hầm do người dân ở miếu thờ cũ, hoặc có người làm để tránh bom đạn, chiến tranh.
Bạn có thể cầm theo đèn pin vào LEO xuống. Bậc thang là từng cái thanh sắt người ta đóng vào tường, tay phải nắm thanh phía trên, chân mới bước xuống đc, phía dưới hoàng toàn không có trũng nước hay có ... MA. Nhưng để an toàn và xem trong hầm bạn có thể cầm theo đèn pin.
Từ hầm có một đường đi ra SÂN BAY và BẢO TÀNG BA THÊ. BẢO TÀNG BA THÊ mình xin không nói đến nhiều vì những cổ vật bên trong mình chả biết lịch sử của nó. SÂN BAY thì cũng giống như HẦM BỘ ĐỘI ấy. Mình nghĩ do con người tự nghĩ ra, để làm du lịch, để nâng cao đời sống tinh thần, whatever, bạn cũng có thể kể cho gia đình "sự thật" đó. Chả có gì sai cả, chỉ có mình là nghĩ nó hư cấu như vậy, và mình không thích nghĩ như vậy

TỪ A bạn có thể trở lại NGÔI SAO theo đường tắt mình đã nói. Hoặc quay trở lại ngã ba và đi tiếp. :) Đừng nản. Đoạn bên này mát, xanh ươm và có chút ẩm, có chút vách đá, không gian thoáng đãng lắm

NGÔI SAO. Từ đường lên cho đến đỉnh bên này bạn có thể nhìn thấy toàn bộ ruộng đất của cả vùng Ba Thê, Vọng Thê, Vọng Đông, vào mùa nhìn nó xanh ươm thích lắm, vào mùa đốt rơm nhìn còn thích hơn, cứ như mỗi đống rơm là một ngọn núi lửa thu nhỏ vậy.

Trên đỉnh có THẠCH ĐẠI ĐAO - Đá hình cây đao. Cao khoảng 3m, cũng khá to, và một vài hình thù kì lạ khác mà nước và gió đã tạo nên. Cũng có một vài vị thần trên này. Trông ngài có vẻ khắc khổ đấy. Đừng tiếc chào ngài hộ tớ nhé

Điểm dừng chân trên này thì có bán các loại đồ ăn thức uống như bình thường thôi. MÌnh không nhớ giá thế nào.

À. Đoạn bên đây còn có một cái miếu nhỏ nằm dưới viên đá nữa. Nhìn sợ lắm. Chả hiểu sao đá chưa lúng xuống nữa . Từ THẠCH ĐẠI ĐAO có rất nhiều lối mòn linh tinh khác. Hy vọng bạn sẽ thích NÚI BA THÊ của quê huơng mình

CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH THƯỢNG LỘ BÌNH AN - CÓ NHIỀU CHUYẾN DU NGOẠN THÚ VỤ HƠN NHÉ

P.s: À. Ngoài đường bê tông thì trên đường đi bạn có thể nhìn thấy những đoạn đường tắt khá thử thách. Bọn mình thường đi xuống núi bằng đường này vì nó nhanh và TRƯỢT KHÁ THÍCH. Chúc bạn vui

1040691442_1349478383_574_574.jpg
 
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?

Mình vừa tìm thấy vài hình ảnh từ bạn Dương Seven bên topic "Đạp xe leo núi..."

1463613_391269454338723_908664455_n.jpg


1459296_391269627672039_2087487328_n.jpg


1461009_391270621005273_1146097354_n.jpg


1003906_391269914338677_992033093_n.jpg


602296_391270254338643_386021898_n.jpg


1450324_391270964338572_869965946_n.jpg


1477625_391270874338581_2073988271_n.jpg


1422447_391270037671998_1442750867_n.jpg


CHÚC BẠN VUI
 
Bạn prince1919 ơi,

Đầu tiên là cám ơn nhiều nhiều bài trả lời của bạn
Nếu đi bộ (theo đường bê tông í) lên chùa Sơn Tiên và Bảo Tàng rồi đi bộ xuống (kg qua Thạch Đao) thì mất chừng bao lâu bạn nhỉ? Đi bộ tốc độ vừa chừng thôi, vì mẹ mình có bệnh tim mạch, ngồi xe ôm lạ đường núi này chắc thót tim mất. Mình hỏi nhiều vì chỉ định ghé qua Ba Thê tham quan tí chút thôi, rồi đi luôn qua Tri Tôn và Hà Tiên.
 
Bạn prince1919 ơi,

Đầu tiên là cám ơn nhiều nhiều bài trả lời của bạn
Nếu đi bộ (theo đường bê tông í) lên chùa Sơn Tiên và Bảo Tàng rồi đi bộ xuống (kg qua Thạch Đao) thì mất chừng bao lâu bạn nhỉ? Đi bộ tốc độ vừa chừng thôi, vì mẹ mình có bệnh tim mạch, ngồi xe ôm lạ đường núi này chắc thót tim mất. Mình hỏi nhiều vì chỉ định ghé qua Ba Thê tham quan tí chút thôi, rồi đi luôn qua Tri Tôn và Hà Tiên.

Mình cũng không biết các lái xe thế nào :p Mà bạn cứ hỏi, mình rất vui vì được bạn hỏi thêm một câu nữa ý ;)
Thật khó để nói chính xác thời gian lên và xuống chính xác. Quảng đường dài chừng 2 cây số.
Từ chân núi đến NGÃ BA (1km) và từ NGÃ BA đến mỗi đỉnh (~1km)
XE MÁY chạy thì khoảng 15 phút là đến một đỉnh và cũng khoảng 10 phút là từ đỉnh A sang đỉnh Ngôi Sao trở lại.
ĐI BỘ : Mình thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi đi bộ thể dục thường là từ 45 - 60 phút là tới một đỉnh. Với việc thuòng xuyên nghỉ chân vì mỏi chân thì có thể từ 75 - 80 phút tùy từng đoàn :D Cứ thế chia ra thời gian đi từ đỉnh này sang đỉnh kia :)

LỜI KHUYÊN:
- Thanh Niên: Nên đi lên đỉnh Ngôi Sao trước - Sau đó đi đường tắt qua đỉnh A
- Người lớn tuổi hơn: Thì qua đỉnh A có chùa Sơn Tiên trước. Vì lúc đi xuống NGÃ BA họ thường quyết định lần 2 là "Thôi về luôn đi" Hi hi . . .
CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH CÓ NHỮNG CHUYẾN ĐI VUI VẺ ^_^ THẬT TIẾC VÌ KHÔNG Ở QUÊ DẪN CẢ ĐOÀN ĐI XEM
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,969
Latest member
kingfunplay
Back
Top