Mèo Bay
Bay là nhanh nhất!
Thông thường khi đã đi phượt thì gần như là đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn an tâm về sức khoẻ của mình, nếu yếu thì chả ai dám ra gió cả Trước khi đi, khi xếp hành lý ai cũng có mang một cơ số thuốc phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân, trên diễn đàn cũng đã có topic chia sẻ các kinh nghiệm về việc chuẩn bị thuốc dự phòng rồi. Ở đây Mèo muốn nói đến tình huống đau ốm nghiêm trọng xảy ra trên đường phượt, nhất là khi ở xứ lạ quê người.
Tuần rồi Mèo đi Cam, chỉ là đi tự túc chứ không phải đi phượt vì cho ông cụ nhà Mèo đi chơi dối già nên cho cụ ở KS xịn cho cụ thoải mái. Cụ đã ngoài 70, có bệnh huyết áp, vậy mà cụ khoẻ như voi còn Mèo thì phát bệnh. Mới đêm thứ 2, đang ở Siemriep thì gần nửa đêm Mèo đột nhiên thấy đi tiểu rất khó và rất đau, sau đó tiểu ra toàn máu Cứ như thế cho đến gần 2g sáng. Mèo cũng đủ hiểu biết để nhận thức rằng tiểu ra máu tươi là một vấn đề nghiêm trọng nhưng 2g sáng, lại ở Siemriep thì làm thế nào bây giờ?
Mèo bèn gọi điện cho Receptionist, bảo tôi có một vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, ở Siemriep có cái international hospital hay clinic nào không? Cậu Receptionist bảo là có nhưng không biết cụ thể ở đâu, xin đợi tí để cậu ta check đã. Sau đó cậu ta gọi lại bảo là có đấy, trên đường ra sân bay ấy nhưng chỗ đó giá đắt lắm, bà có mang đủ tiền không? Mèo bảo đi du lịch ai mà mang cả bó tiền theo được, cậu hỏi họ có nhận thẻ tín dụng không? Cậu nhỏ lại lóc cóc gọi điện hỏi rồi gọi lại bảo máy đọc thẻ Visa và Master của BV bị hỏng rồi, họ chỉ còn máy đọc thẻ American Express thôi Mèo bảo tôi chỉ có thẻ Visa chứ làm gì có hai thứ thẻ đó. Cậu nhỏ có vẻ lo lắng cứ hỏi đi hỏi lại là bà có chịu được không? Nếu bà thấy không ổn cứ bảo, bây giờ không kiếm được tuktuk hay xe taxi đâu, tôi sẽ lấy xe gắn máy chở bà đi local hospital.
Hic hic, local hospital ở tỉnh nhỏ của Cam! Mèo bèn nghiến răng uống luôn nửa viên Lexomil (một loại thuốc an thần có tính chất làm dãn cơ) dù liều thường dùng chỉ có 1/4 viên. Để đến sáng rồi sẽ tìm cách về Phnompenh hoặc về TP.HCM luôn. Mèo ngủ được một giấc ngắn, đến gần 6g sáng tỉnh lại, có lẽ nhờ tác dụng dãn cơ của thuốc an thần nên đã đi tiểu được dễ hơn và trong nước tiểu cũng không thấy đỏ nữa. Vậy nên Mèo đã bỏ dở chuyến đi quay về Phnompenh và hôm sau thì về đến TP.HCM và vào BV khám ngay. Ơn trời, chỉ là nhiễm trùng đường tiểu nặng thôi chứ không phải là những chứng nguy hiểm khác về thận.
Hic hic, nghĩ lại vẫn thương ông cụ thân sinh của Mèo; lẽ ra cụ phải được một chuyến du hí sung sướng thì lại phải ngồi lần chuỗi cầu nguyện cả đêm trong khi Mèo ngủ cong queo do tác dụng của thuốc an thần
Qua câu chuyện này Mèo rút được mấy bài học:
-Đi du lịch nước ngoài nhất thiết phải mua bảo hiểm. Tất cả những lần đi trước Mèo đều mua bảo hiểm ở mức cao. Lần này hơi chủ quan, nghĩ là đi gần, lại đi đường bộ mà đường bộ bên Cam lại là đường bằng nên không mua bảo hiểm. Đúng một lần duy nhất không mua bảo hiểm là có chuyện ngay. Có bảo hiểm lỡ có vào bệnh viện đắt tiền về vẫn có thể claim tiền bảo hiểm được.
-Phải có vốn từ tiếng Anh tốt chút về cơ thể và các tình trạng bệnh tật để có thể khai bệnh chính xác với BS để họ không nhầm nhọt mà đón đầu bằng vô số xét nghiệm hoặc thuốc thang không cần thiết.
-Phải suy nghĩ về món tiền mặt tối thiểu mang theo vì đem nhiều thì nguy hiểm, mà đem ít thì gặp mấy cái BV không nhận thẻ tín dụng, hoặc chỉ nhận tiền bản tệ chứ không nhận ngoại tệ thì biết làm thế nào?
-Nếu lỡ ở mấy xứ không có mấy người biết tiếng Anh như Tung Của, cũng không dễ tìm được người biết tiếng Việt như ở Cam hay Lào thì vào BV mình khai bệnh như thế nào đây?
Mèo rất mong được các bạn chia sẻ những kinh nghiệm quí giá của các bạn để chúng ta an toàn hơn trên đường phượt.
Tuần rồi Mèo đi Cam, chỉ là đi tự túc chứ không phải đi phượt vì cho ông cụ nhà Mèo đi chơi dối già nên cho cụ ở KS xịn cho cụ thoải mái. Cụ đã ngoài 70, có bệnh huyết áp, vậy mà cụ khoẻ như voi còn Mèo thì phát bệnh. Mới đêm thứ 2, đang ở Siemriep thì gần nửa đêm Mèo đột nhiên thấy đi tiểu rất khó và rất đau, sau đó tiểu ra toàn máu Cứ như thế cho đến gần 2g sáng. Mèo cũng đủ hiểu biết để nhận thức rằng tiểu ra máu tươi là một vấn đề nghiêm trọng nhưng 2g sáng, lại ở Siemriep thì làm thế nào bây giờ?
Mèo bèn gọi điện cho Receptionist, bảo tôi có một vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, ở Siemriep có cái international hospital hay clinic nào không? Cậu Receptionist bảo là có nhưng không biết cụ thể ở đâu, xin đợi tí để cậu ta check đã. Sau đó cậu ta gọi lại bảo là có đấy, trên đường ra sân bay ấy nhưng chỗ đó giá đắt lắm, bà có mang đủ tiền không? Mèo bảo đi du lịch ai mà mang cả bó tiền theo được, cậu hỏi họ có nhận thẻ tín dụng không? Cậu nhỏ lại lóc cóc gọi điện hỏi rồi gọi lại bảo máy đọc thẻ Visa và Master của BV bị hỏng rồi, họ chỉ còn máy đọc thẻ American Express thôi Mèo bảo tôi chỉ có thẻ Visa chứ làm gì có hai thứ thẻ đó. Cậu nhỏ có vẻ lo lắng cứ hỏi đi hỏi lại là bà có chịu được không? Nếu bà thấy không ổn cứ bảo, bây giờ không kiếm được tuktuk hay xe taxi đâu, tôi sẽ lấy xe gắn máy chở bà đi local hospital.
Hic hic, local hospital ở tỉnh nhỏ của Cam! Mèo bèn nghiến răng uống luôn nửa viên Lexomil (một loại thuốc an thần có tính chất làm dãn cơ) dù liều thường dùng chỉ có 1/4 viên. Để đến sáng rồi sẽ tìm cách về Phnompenh hoặc về TP.HCM luôn. Mèo ngủ được một giấc ngắn, đến gần 6g sáng tỉnh lại, có lẽ nhờ tác dụng dãn cơ của thuốc an thần nên đã đi tiểu được dễ hơn và trong nước tiểu cũng không thấy đỏ nữa. Vậy nên Mèo đã bỏ dở chuyến đi quay về Phnompenh và hôm sau thì về đến TP.HCM và vào BV khám ngay. Ơn trời, chỉ là nhiễm trùng đường tiểu nặng thôi chứ không phải là những chứng nguy hiểm khác về thận.
Hic hic, nghĩ lại vẫn thương ông cụ thân sinh của Mèo; lẽ ra cụ phải được một chuyến du hí sung sướng thì lại phải ngồi lần chuỗi cầu nguyện cả đêm trong khi Mèo ngủ cong queo do tác dụng của thuốc an thần
Qua câu chuyện này Mèo rút được mấy bài học:
-Đi du lịch nước ngoài nhất thiết phải mua bảo hiểm. Tất cả những lần đi trước Mèo đều mua bảo hiểm ở mức cao. Lần này hơi chủ quan, nghĩ là đi gần, lại đi đường bộ mà đường bộ bên Cam lại là đường bằng nên không mua bảo hiểm. Đúng một lần duy nhất không mua bảo hiểm là có chuyện ngay. Có bảo hiểm lỡ có vào bệnh viện đắt tiền về vẫn có thể claim tiền bảo hiểm được.
-Phải có vốn từ tiếng Anh tốt chút về cơ thể và các tình trạng bệnh tật để có thể khai bệnh chính xác với BS để họ không nhầm nhọt mà đón đầu bằng vô số xét nghiệm hoặc thuốc thang không cần thiết.
-Phải suy nghĩ về món tiền mặt tối thiểu mang theo vì đem nhiều thì nguy hiểm, mà đem ít thì gặp mấy cái BV không nhận thẻ tín dụng, hoặc chỉ nhận tiền bản tệ chứ không nhận ngoại tệ thì biết làm thế nào?
-Nếu lỡ ở mấy xứ không có mấy người biết tiếng Anh như Tung Của, cũng không dễ tìm được người biết tiếng Việt như ở Cam hay Lào thì vào BV mình khai bệnh như thế nào đây?
Mèo rất mong được các bạn chia sẻ những kinh nghiệm quí giá của các bạn để chúng ta an toàn hơn trên đường phượt.