What's new

Bùa yêu Cambodia

Có quá nhiều topic viết về Campuchia, nhưng hôm nay cũng mạn phép viết thêm một chút về đất nước sát sườn biên giới với mình. Hy vọng chia sẻ được một chút cảm xúc rất... Campuchia với tất cả mọi người. Bài viết không theo thứ tự hành trình, mà chủ yếu là theo những câu chuyện và hồi ức sau khi đến thăm đất nước của kỳ quan.

--------------

Từ nhỏ tôi đã từng nghe những câu đố vui khá dí dỏm:
- Nước nào lùn nhất? - Là Mông Cổ chứ còn gì, vì chỉ có cái Mông và cái Cổ :))
- Nước nào nhỏ nhất? - Úc, vì là con út mà...
- Vậy nước nào nghèo nhất? - Nước Áo hả, vì chỉ có cái Áo?
- Không, nghèo nhất là Cam-pu-chia, vì chỉ có một trái cam mà phải bu lại để chia (c)

Người Việt ta thường chọn Campuchia là điểm đến đầu tiên khi muốn đi du lịch nước ngoài, nhưng tôi có cái thói sính hai-tếch (high technology) nên lại đi Singapore trước đó và vạch sẵn một wishlist cho những nơi "hoành văn tráng" tiếp theo. Chẳng hiểu sao một ngày Sài Gòn mưa tầm tã, tâm trạng cũng điên có tổ chức, chân lại cuồng, tôi quyết định đi Campuchia. Đọc thông tin, xem hình ảnh trên mạng không chưa đủ, tôi muốn đến tận nơi để có thể tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan của thế giới, được tận tay chạm vào những đường nét điêu khắc sắc sảo trên những tảng đá của Angkor. Và hơn hết là... đi để gặp gỡ những con người mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới.

Có lẽ sẽ mở đầu về Campuchia không quá hùng vĩ như Angkor Wat, không quá ma mị như Ta Prohm, cũng không quá rực rỡ như The Royal Palace và Silver Pagoda, mà tôi muốn mở đầu bằng Tonle Sap tức Biển Hồ.

Trích lời giới thiệu trên cuống vé:
"Cambodia's Great Lake, the Tonle Sap, is the most prominent feature on the map of Cambodia. In the wet season, the Tonle Sap Lake is one of the largest freshwater lakes in Asia"

(Biển Hồ của Campuchia, Tonle Sap, là đặc trưng nổi bật nhất trên bản đồ của Campuchia. Vào mùa mưa, Biển hồ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á)

SAM_1633.jpg
 
Người Việt trên Biển hồ

Đến Biển Hồ vào buổi trưa nắng nóng bức, bước lên thuyền dạo một vòng mới thấy cuộc sống đầy khó nhọc của người Việt Nam trên cái hồ nước ngọt lớn nhất Châu Á này. Gom góp tiền bạc mua 20 thùng mì gói, gom cả bàn chải đánh răng và xà bông ở hotel, chúng tôi đến cho các em nhỏ ở trường học nhằm động viên những em không đi học phải đến trường để được quà. Rất nhiều cảnh tượng bà mẹ ôm đứa con đỏ hỏn bám víu lên thuyền, hay những đứa trẻ thất học ôm con trăn xin 1.000 Riel để mua gạo. Nhưng nếu cho họ thì sẽ thành thói quen, và cho 1 người thì cả ngàn người sẽ xúm lấy.

Hãy lắng lòng lại một chút và suy nghĩ: một gói mì, một cái bàn chải hay một bánh xà phòng có đáng là bao, thế mà bọn trẻ ở đây mừng như bắt được vàng vậy. Nếu đến Biển hồ gặp một đứa trẻ Việt Nam và hỏi "Con tên gì?" thì đứa bé cóa thể trả lời được, nhưng nếu hỏi "Họ của con là gì?" thì câu trả lời thường là "Con không biết".

Họ là ai trên Biển hồ mênh mông không thấy bờ này?

"Họ là những lưu dân tay trắng mê đời tự do lang bạt chạy lánh chiến tranh, trốn tránh nợ nần nên đã ngược dòng MeKong tìm qua đây sinh sống. Biển Hồ đối với họ là cá mú, là ký ức đẫm máu, và bây giờ đang là cuộc hồi sinh trong gian khổ..."

Đây là video bọn trẻ ở trường hát vang bài hát Bốn phương trời, vừa hát vừa tranh nhau xin mì gói...

[video=youtube;gYzlB5W8SCg]http://www.youtube.com/watch?v=gYzlB5W8SCg[/video]​

Mình còn hơn rất nhiều người lắm...
 
Người Việt trên Biển hồ

attachment.php

Biển Hồ có chiều dài 80km và chiều rộng 40km lấy nước từ một "cánh tay" của sông Mê Kông. Biển Hồ trải dài qua 5 tỉnh của Campuchia, mùa lũ diện tích mặt nước lên tới 10.000km2 nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 3.000km2. Có khoảng hơn 3 triệu dân sống xung quanh Biển Hồ, trong đó có khoảng 200.000 người Việt.

attachment.php


Dọc theo Biển hồ, không khó nhận ra những chiếc thuyền và cũng là những ngôi nhà của người Việt. Dấu hiệu để nhận biết chính là những bộ đồ được giặt và phơi bên ngoài thuyền. Người miền Tây họ rất hay bận đồ bộ mà... Cuộc đời họ gắn liền với chiếc thuyền trôi dạt trên Biển hồ, 6 tháng đánh cá đổi tiền, 6 tháng lại ở không vì khi phù sa, tôm cá từ sông Mê Kông đổ vào hồ thì chính quyền cấm đánh bắt cá để bảo vệ nguồn thủy sản. Thời gian đó mất ba bốn tháng thì người dân bữa đói, bữa no. Đã đói khổ, nhưng bình quân mỗi gia đình có tới 5 - 6 đứa con. Họ cứ sinh đẻ, còn sống chết hay nuôi nấng ra sao thì có "trời lo".

Cộng đồng người Việt ở đây sống tách biệt với người Cam, họ không biết nói cũng như không biết nghe tiếng Cam, vì vậy họ ở Cam nhưng vẫn không được nhập tịch nên không được hưởng một chế độ nào. Ngoài săn bắt cá thì nghề phụ nhưng là thu nhập chính của một bộ phận người Việt là ăn xin. Khi những chiếc tàu du lịch đi vào vùng Biển Hồ và được các "trinh sát" xác định đó là tàu của du khách Việt Nam thì một cuộc "tập kích" bắt đầu. Khi những chiếc tàu lớn đang xé nước thì bỗng hai bên mạn tàu xuất hiện 5 - 7 chiếc xuồng máy đuôi tôm bám theo. Trên đó là những đứa trẻ khoảng 7 - 13 tuổi đang đứng ở tư thế chuẩn bị nhảy.

Khi những chiếc xuồng nhỏ bám theo đạt cùng tốc độ cùng với tàu lớn thì những đứa trẻ tội nghiệp kia nhảy qua tàu như những tay "cướp biển" lão luyện. Chúng bám trên thành tàu chìa tay xin tiền du khách. Có đứa mang theo được một ít nước ngọt, nước lọc vào tàu bán cho có lệ, có đứa quấn trên cổ một con trăn đang ngo ngoe, bám vào thành tàu để khách chụp ảnh và kiếm cớ xin tiền. Những bà mẹ ôm đứa con cũng bám vào thành tàu để xin chúng tôi 1.000 Riel mua gạo.

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Người Việt trên Biển hồ

Chính vì đói khổ như thế nên trẻ em vùng Biển hồ không thích đi học, đa phần chúng thích đi xin bên ngoài để kiếm tiền hơn. Một người Cam gốc Việt đã bảo với chúng tôi rằng khách du lịch đến đây - mà nhất là người Việt Nam thì ít nhiều cũng mang những gói mì, gói kẹo để tặng cho những đứa bé đi học trong trường. Rồi những đứa đi học cầm mì gói về gặp những đứa thất học được hỏi "Quà ở đâu mày có?" thì tụi nhỏ trả lời "Quà của khách du lịch cho tao". Chính vì thế đó là lý do chúng tôi chỉ phát mì gói cho những đứa trẻ trong trường.

Một điểm sáng trên mênh mông Biển Hồ chính là ngôi trường mang tên: Trường học Việt Nam. Trường học là ngôi nhà trên chiếc bè nổi, được xây dựng từ năm 1997 do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Siem Reap và các mạnh thường quân tặng. Trường học này không thuộc hệ thống giáo dục Campuchia mà do những người hảo tâm cùng với Hội người Việt ở Biển Hồ tài trợ hoạt động. Lớp học dạy theo sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Nói là trường nhưng chỉ có 1 lớp học dạy từ lớp 1 - 4, mỗi ca khoảng 40 học sinh. Hằng năm, bình quân học sinh bỏ học khoảng 20%. Chính vì thế, biết đọc và viết tiếng Việt đối với những đứa trẻ ở vùng này đã là một kỳ tích.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php

Hiện nay, quân khu 7 đã cho xây dựng thêm 2 ngôi trường trên Biển hồ nữa, mục đích cũng là để phổ cập giáo dục cho các em biết đọc biết viết.
 
Người Việt trên Biển hồ

Hehe, em viết chút chơi thôi chứ văn vẻ em cà tàng thế này gửi báo chắc bị cười :D

------------------------
Nhìn cảnh nheo nhóc của những đứa trẻ trên hồ, không khỏi chạnh lòng. Biển Hồ đục ngầu màu bùn đỏ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt, đều diễn ra trên đây, có những chiếc xuồng máy chở nước ngọt cũng là để bán cho cư dân dùng để nấu nướng và ăn uống.

Chúng tôi tắp thuyền vào trường học Việt Nam, hãy xem ánh mắt của những đứa trẻ này nhìn chúng tôi thống thiết, thật khó diễn tả cái cảm xúc này phải không? Dù lúc này máy chụp hình của tôi đã hết pin nhưng tôi vẫn cố ghi lại những hình ảnh trẻ em trên Biển hồ bằng điện thoại.

attachment.php

Tự nhiên thấy lòng chùng xuống, dẫu là những đứa trẻ được cho đi học thì nhà có điều kiện những đứa thất học, nhưng nhìn chúng thế này, ai mà tin được đây là những đứa "có điều kiện" hơn??? Hãy nhìn ánh mắt của 3 cậu bé đang hướng về tôi xem...

attachment.php

Còn cậu bé này thì đang ngậm một chiếc kẹo của du khách vừa cho

attachment.php

Cậu bé này biết làm dáng Victory khi tôi chụp hình, làm dáng thế nhưng khuôn mặt em vẫn hiện lên nỗi khắc khổ như đang trông mong một điều gì đó. Giá mà cuộc đời của những người lênh đênh trên sông nước này được tốt đẹp hơn...

attachment.php
 
Người Việt trên Biển hồ

Cứ một đứa trẻ chúng tôi phát cho hai gói mì, có đứa còn nài nỉ xin thêm. Ngẫm lại, ở Việt Nam mình người ta thường diễn tả sự nghèo khó bằng việc ca thán "tháng này tao toàn phải ăn mì gói". Thế mà ở đây, một hai gói mì đã trở nên quý báu như vậy, ai mà không khỏi xót xa cho hoàn cảnh của chính đồng bào mình đang sống cuộc đời trôi dạt tha hương. Những chiếc bàn chải đánh răng hay bánh xà phòng giá trị không quá 10.000 VNĐ nhưng cũng trở thành những món quà giúp đỡ các cư dân nơi đây.

Phát hết những gói mì, bắt nhịp hát chung bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" và "Bốn phương trời", tôi cảm nhận được sự vui mừng khi nhận được quà từ những tâm hồn bé nhỏ ấy. Quay đầu bước trở lại thuyền, những đứa trẻ rối rít ra đứng ngay cửa tiễn chúng tôi, tay vẫy chào tạm biệt rất lưu luyến.

attachment.php

Thuyền vẫn xé nước, bám theo chúng tôi vẫn là những bà mẹ ôm con trẻ xin tiền với chất giọng miền Tây đặc sệt "Cô chú cho xin 1.000 mua gạo cho con ăn đi cô chú". Vài người chúng tôi không cầm lòng được cũng nhét vào tay họ 1.000 - 2.000 Riel. Những đứa trẻ ngồi trên xuồng máy, cổ quấn con trăn cũng lao lên bám vào thuyền để xin xỏ, có đứa ngồi vào cái thau chèo thoăn thoắt, mượn một hình ảnh trên mạng để diễn tả rõ hình ảnh của những đứa bé này.

attachment.php

Tôi hỏi một bé gái chừng 6 tuổi "Con ôm trăn thế không thấy sợ sao?", con bé trả lời "nó hiền lắm". Những đứa trẻ ôm trăn này là đối tượng kiếm được nhiều tiền nhất ở đây, có lẽ vì sự bạo dạn của chúng làm do du khách thấy thương cảm. Vì thế mà chúng chẳng bao giờ thích đi học.
 
Người Việt trên Biển hồ

Hai chú bé người Cam da đen tóc vàng do cháy nắng nhanh nhẹn cho thuyền quay lại điểm xuất phát. Trẻ con ở đây đã phải lao động từ rất sớm mới có được miếng ăn kể cả việc đi xin tiền. Thuyền cứ trôi, mỗi người một tâm trạng, không ai nói ai câu nào, cảm thấy mình quá may mắn so với cảnh tượng những người khốn khổ nơi đây. Trên mặt hồ đục màu phù sa đỏ, từng mảng lục bình cứ trôi mãi, trôi mãi, giống như số phận của cư dân. Trên không là những đám mây bàng bạc mang nặng hơi nước nhưng chưa thể chuyển thành mưa được. Có lẽ ông trời cũng thấy xót thương...

attachment.php


attachment.php


attachment.php

Thắt ruột với hai tiếng "đồng bào"...

-----------------------

Nói sơ một chút về Biển Hồ

Tonle Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ. Hồ này cũng là nơi điều tiết lượng nước quan trọng cho vùng hạ lưu sông Mekong. Nhờ Hồ Tonle Sap, lượng nước sông Mekong ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều tiết vào mùa mưa (hạn chế lũ lụt) và mùa khô (cấp bổ sung nước) hợp lý. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của tiểu lục địa Ấn Độ với châu Á. Ngư dân sinh sống trên Biển Hồ hiện nay cũng là một nét đặc biệt vì đa số là người Việt Nam, di cư đến đây khoảng từ nửa đầu thế kỷ 20, hầu hết có cuộc sống vất vả và thất học. Cuộc sống lênh đênh trên sông nước, chỉ trông chờ vào đánh bắt thủy sản với công cụ thô sơ chỉ đủ để nuôi sống họ một cách tạm bợ.
 
Bùa yêu

Nhắc đến Campuchia, ngoài Angkor là "nồi cơm" để nuôi sống đất nước, thông thường người ta sẽ nói đến bùa và bài. Lý do tôi đặt tên topic là "Bùa yêu Cambodia" cũng xuất phát từ một lời quảng cáo của người bạn Cam gốc Việt rằng: ở Cam có một loại bùa gọi là "bùa yêu", chỉ cần mang hình ảnh, cung cấp ngày tháng năm sinh của mình và người mà mình muốn "ếm xì bùa", trả phí 50 USD là ông thầy bà thầy sẽ làm phép và đưa cho mình một lọ giống như dầu. Mỗi lần xoa dầu và gọi tên người bị ếm thì họ sẽ đến ngay tức khắc.

Tôi chưa thử, nên cũng không biết thực hư thế nào, nhưng sau chuyến đi tôi thấy rằng Cambodia không cần phải ếm bùa yêu cho bất kỳ du khách nào thì họ cũng rất yêu quý đất nước này rồi. Tôi có hỏi đùa "Nếu yêu nhiều quá giờ muốn gỡ bùa thì sao?" - Câu trả lời là "Tốn 100 USD để gỡ bùa" (đối với người đi ếm người khác) và người bị ếm nếu muốn thoát bùa thì phải ăn một con nhện đen còn sống! Xem ra câu trả lời có lý ấy nhỉ, ăn nhện đen để giải bùa yêu :D

attachment.php
 
Sòng bài ở Cambodia

Campuchia cũng nổi tiếng với bài bạc. Do đó, khi tôi rủ rê một bà chị bạn đi Cam chơi thì nhận được câu hỏi "Qua đó chi em, có gì đâu mà chơi, đi quánh bài à?" - Cũng cùng một câu hỏi đó khi tôi bảo tôi muốn đi Macau. Chèn, có lẽ Cam và Cau (viết tắt) đã trở thành thương hiệu cho dân Việt Nam qua thử vận may, mà thường may đâu không thấy, chỉ thấy các sòng bài ngày một phát triển hoành tráng thì cũng đủ hiểu đã có bao nhiêu người Việt Nam qua Cam góp phần xây dựng...

Sòng bạc ở cửa khẩu Bavet

attachment.php


attachment.php

Các sòng bạc trên đất Campuchia thực sự như những cục nam châm khổng lồ, hút không biết bao kim tiền của “bác thằng bần” bên ta. Không có tiền - họ sẵn sàng cho mượn tiền để chơi và sau này trả lại. Còn nếu không có cả tiền trả thì bị giữ tại casino, bọn chủ đòi khi nào có người mang tiền sang chuộc thì mới được tha về. Hậu quả của việc đam mê cờ bạc bây giờ không chỉ là “bắc thằng Bần” nữa mà thực tế đã phát sinh bao vấn đề xã hội. Biết bao vụ án giết người, cướp của đau lòng đã xảy ra chỉ vì cờ bạc. Chắc hẳn mọi người cũng biết vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ sát hại cũng ít nhiều liên quan đến đỏ đen...

Nagaworld nhìn từ sông 4 mặt - sòng bạc lớn ở Phnom Penh, sòng bạc ở Cam nhưng ngôn ngữ được đưa lên hàng đầu lại là tiếng Việt, sau đó mới là tiếng Hoa và tiếng Anh. Bước chân vào Nagaworld sẽ thấy một khung cảnh trái ngược hoàn toàn với những gì trên Biển hồ...

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,677
Bài viết
1,135,087
Members
192,371
Latest member
bancadoithuongonl
Back
Top