Mọi thông tin cũ, các bạn có thể xem lại tại
[Tổng hợp] Thông tin du lịch Indonesia.
Xin lỗi vì sự bất tiện này
Trân trọng!
Những điều bạn nên biết trước khi đi
1 - Hộ chiếu: còn hiệu lực hơn 6 tháng, và ít nhất một trang trống.
2 - Thị thực visa: phượt tử mang hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực visa khi nhập cảnh vào Indonesia tối đa 30 ngày.
3 - Bảo hiểm du lịch: nhiều phượt tử quên điều này nhưng thực tế "ngày dài lắm chuyện phong ba, sa chân nhỡ bước. . ."
4 - Tiền tệ: đồng nội tệ của Indonesia là đồng Rupiah. Bạn nên đổi trước khi đi (Hà Nội có phố Hà Trung, Sài Gòn thì có Bến Thành - An Đông), còn nếu thấy khó quá thì bạn có thể đổi tại sân bay lúc đến Indonesia.
Lưu ý khi đổi tại Indonesia, bạn nên yêu cầu họ đổi ra mệnh giá lớn loại 50,000 và 100,000 IDR cho dễ kiểm soát lượng tiền. Không biết vì nguy do căn cơ ở đâu mà họ hay "đếm thiếu" lắm đấy, chắc tại học toán dở
Nhưng nếu bạn là tay đếm tiền cừ khôi siêu hơn cả máy thì chắc không là vấn đề gì lắm nếu muốn đổi tiền mệnh giá nhỏ
)
5 - Hành lý: khi di chuyển bằng đường hàng không hành lý cần được bảo quản chặt chẽ, tư trang quý giá như laptop, điện thoại di động, trang sức có giá trị, máy ảnh, tablet, đồng hồ, ví/bóp có chứa tiền, các vật dụng có giá trị khác luôn mang theo mình dưới dạng hành lý xách tay; tuyệt đối không nên để trong hành lý ký gửi
[1]. Chúng ta có khá nhiều nhà ảo thuật gia làm trong ngành hàng không ở hầu hết các quốc gia đấy (NT)
6 - Di chuyển: hầu hết và tiện lợi nhất để đi từ Việt Nam sang Indonesia là bằng đường hàng không. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đi bằng đường biển từ Singapore và Mã Lai (Malaysia) sang Indonesia.
***Phút giây cảnh giác***
Hiện đang có một số phượt tử báo cáo về tình hình đi đến Makassar bị Hải quan Indonesia gây khó dễ bằng văn bản tiếng Indonesia không có tiếng Anh để tham khảo với nhiều lý do và đòi hỏi phải có $2,000 đô-la Mỹ (USD) tiền mặt để kiểm tra. Theo những gì Mod điều tra thì $2,000 USD trên là số tiền tương đương với 25,000,000 Rupiah dành để phạt du khách ở lại quá hạn cho phép mà thôi. Do đó, đối với trường hợp trên, các bạn nên có chút kỹ năng tiếng Anh hoặc tiếng Bahasa Indonesia giao tiếp để mạnh dạn yêu cầu họ làm việc lại về vấn đề trên hoặc yêu cầu gặp ĐSQ Việt Nam để xử lý như nhóm phượt đã làm.
Thông tin thêm là tình trạng tham nhũng tại Indonesia tương đối cao và phức tạp, nên việc nhũng nhiễu du khách cũng không phải là trường hợp hiếm
[2]. Các bạn cũng nên để ý hơn khi du lịch tại đây.
Bài viết: Togean island xanh hư ảo - Muốn đi là phải thật...MÁU
Chú thích:
[1] Khách đi chuyên cơ cũng mất hành lý (nguồn Vnexpress)
[http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su...y-3235962.html]
[1] A Reminder to Never pack your valuables in checked baggage
[http://www.cntraveler.com/stories/2015-04-16/why-you-never-pack-your-valuables-in-checked-baggage]
[2] Xếp hạng của Indonesia theo Tổ chức minh bạch
[http://www.transparency.org/country/#IDN]
[2] Tham nhũng tại Indonesia theo The Economist
[http://www.economist.com/news/asia/...-task-cleaning-up-government-damnable-scourge]