What's new

80 giờ trên đất Thụy Sĩ

Thụy Sĩ vừa vào Schengen. Điều đó có nghĩa là từ UK sẽ không còn tự do (cho An-nam-mit) sang chơi nữa, còn các bạn bên EU thì lại tự do. (Khỉ thật, sao thế giới này lại lắm rào cản đến như vậy). Tớ tranh thủ đặt sỏi cái topic này. Các bạn cùng góp vui cho thành đống đá nhé. Nếu không có đá, may ra cũng mua vui một chút trên cõi phuot thật thật ảo ảo này…

Chuyến đi 4 ngày từ tháng 3/2008. Làm hàng một tý.

Hồ tại Interlaken, Thụy sĩ có hai thể loại cảnh rất đặc trưng: một là những hồ nước lớn nằm giữa các dãy núi xen lẫn các đô thị nhỏ nhắn xinh đẹp, hai là những núi tuyết - rừng thông của dãy Alpe hùng vĩ của châu Âu.

honuoc.jpg


_MG_7194.jpg




Chiếc cầu gỗ nổi tiếng thế giới này có tuổi thọ trên 600 năm, là biểu tượng của thành phố cổ tuyệt đẹp Lucern

cau.jpg




Đây là thị trấn Grindelwald, chân của những ngọn núiTop of Europe, nơi bắt đầu của tuyến xe ray cao nhất châu Âu Jungfrau.

_MG_6936.jpg
 
báo cáo để bác thêm GATO, các bạn bên EU (trước hay sau khi TS vào schengen) đều ra vào TS tự do hết. Giờ chỉ có dân UK, Mỹ, Canada là thiệt thoai ;)

TS vào Schengen chả ảnh hưởng mấy tới đời em, mỗi cái Swiss Card cũ thì trông xấu xấu bẩn bẩn nhân dịp này muốn thay nhưng nó bắt phải hết hạn mới cho thay thẻ đẹp (NO)
 
Last edited:
Nghe nói trước chiến tranh thế giới 2, Thụy sĩ chỉ nổi tiếng (với mấy thứ đồ tạp nham như) dao gấp và đồng hồ, cả bò sữa và củi gỗ thông nữa. Nhưng chính thái độ trung lập nên được các bên dù đang đánh nhau vẫn yên tâm đổ tiền vào đây, ngân hành và thương mại tài chính lại phát triển. Bây giờ ngoài mấy thứ vớ vẩn kể trên, bán rất đắt và rất hấp dẫn, Thụy Sĩ còn rất nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch nữa. Dịch vụ và thông tin của họ rất tốt. Bất kì nhà ga nào cũng có phòng thông tin (information) cung cấp cho khách bản đồ, sác vở, hướng dẫn cặn kẽ cách đi lại. Và họ sẽ lấy tiền mình ở việc mình chơi tại TS.

Người dân Thụy Sỹ cởi mở và tốt bụng đáng ngạc nhiên. Ở rất nhiều địa điểm, thấy chúng tớ ba lô trên vai, mắt ngơ ngác tìm đường, mọi người đều hỏi: tôi có thể giúp gì bạn. Và hỏi bất kỳ ai, họ cũng trả lời nhiệt tình, thậm chí giúp đỡ đưa đến tận nơi, giúp mở cửa xe, giúp bê hộ đồ, giúp nhắc về giờ giấc. Họ thực sự thân thiện và văn minh. Tuy nhiên nghe nói nếu vi phạm pháp luật ở đây thì việc phạt sẽ hết sức nghiêm khắc.

Một trong những thuận lợi của việc đi lại trong Thụy Sĩ là hệ thống giao thông công cộng CỰC KỲ hoàn hảo. Cái bọn tư bản trì trệ này hiện vẫn dùng rất phổ biến hệ thống xe điện chạy trên ray và xe điện bánh lốp, điều mà đất nước VN chúng ta đã loại bỏ từ năm 1989, nên trên bầu trời thành phố nhằng nhịt dây điện. Rất đa dạng với xe điện (Tram), xe bus, tàu hỏa (train hình như cũng chạy điện), tàu và thuyền (Thụy sĩ có nhiều sông hồ nên giao thông đường thủy khá nhiều), cáp treo... và chúng đúng giờ chính xác như một cái đồng hồ Thụy Sĩ. Đấy là lý do chúng tớ có thể lập một lịch trình đi lại rất khít khao vì hoàn toàn yên tâm ở tính chính xác của phương tiện. ĐIều này thì cả Châu Âu phải nể chứ chả phải mình tớ. Tuy nhiên cái giá cho việc đi lại thì cũng khá là xắt ra miếng.

Để cho rẻ hơn và thuận tiện, chúng tớ mua Swiss Pass, là mmột kiểu vé đi lại có thời hạn, có thể dùng được cho mọi phương tiện công cộng trừ những tuyến du lịch đặc biệt (lên đỉnh Top of Europe chẳng hạn sẽ phải trả tiền riêng). Có Swiss pass sẽ được giảm giá một ít cho các tuyến du lịch, và được miễn phí vào cửa cho khoảng 450 bảo tàng trên cả nước.

Ăn: có 1 hôm chúng tớ đi ăn hoành tráng ở Bern, một hôm hoành tráng ở (chết quên rồi) còn các bữa khác thì hoặc là Macdonal, hoặc rẽ qua cửa hàng đồ ăn nhanh vừa đi vừa ăn, hoặc mua mấy cái bánh, hộp thịt, về Hostel tự nấu lấy cho rẻ.

Ngủ toàn là các Hostel, theo giới thiệu của Swiss Backpacker. Giá khoảng 35-38 CHF một người một tối, phòng có lúc được phòng đôi, có lúc phòng chung 6 giường, wc chung, có bếp chung và phòng ăn công cộng. Hôm trả 42 CHF/ng thì có bữa sáng.

Và đây là những địa điểm chúng tớ đã đi theo thứ tự:

Bản đồ Thụy Sĩ:

map.jpg



Basel: thăm thành phố.

Lucerne: thăm thành phố, bắt tàu thủy đi chơi hồ, mua vé lên núi Rigi.

Grindelwald, gần Interlecken, chân của những đỉnh núi cao nhất châu Âu, mua vé lên đỉnh Jungfaujoch.

Interlecklen: thăm thị trấn.

Bern: thành phố xếp hạng di sản thế giới.

Zurich: thành phố sạch sẽ nhất châu Âu. Bắt tầu thủy đi chơi thị trấn Kusnacht.

Về Basel, bay trở lại London.

Rất tiếc là không đi được Geneva và Montreux. Vẫn là mùa lạnh nên nhiều tuyến tàu thủy chưa họat động. Nếu có dịp và có thời gian, tớ mong được đi sang phía nam dãy Alps, đến với St. Morits, địa danh mà tớ mới chỉ được xem trên chương trình Discovery vài năm trước. Có lẽ lòng yêu những rừng thông, núi tuyết, hồ và những thị trấn thanh bình bên triền nước của đất nước Thụy sĩ như bắt đầu từ đó.
 
Lan man thêm tí. Thụy Sĩ giờ vào Schengen rồi. Liệu có phải đây là sự khởi đầu của việc từ bỏ lập trường trung lập? Lập trường giúp cho một đất nước nhỏ bé, cực thưa dân, đất đai không mầu mỡ, khí hậu không thuận lợi, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhưng vẫn chiếm thứ hạng cao trong bản đồ kinh tế thế giới.

Lập trường trung lập giúp Thụy Sĩ tránh được tất cả các cuộc chiến tranh trong vòng 200 năm qua và ...

(sorry các bác hôm nay em ngứa phím, tán chuyện dông dài không mấy liên quan tới du lịch. Chắc cũng không sao vì theo quan sát của em, có hơn 50% số bài trên Phuot chẳng liên quan gì đến du lịch cả.)
 
Last edited:
Thụy Sỹ không đời nào từ bỏ lập trường trung lập vì đây là chìa khóa hái ra tiền của nước này. Họ chơi kiểu: cho chúng mày đánh nhau chán đi, cần hòa giải ký kết gì thì tao đứng ra làm trung gian, 2 bên cùng xì tiền ra, tao tổ chức hòa giải :D

Việc tham gia Schengen Thụy Sỹ đã phải cắn bút nhiều lần mới hạ tay ký đấy ạ. Thực tế trên giấy tờ là gia nhập Schengen nhưng vẫn border control (random) vì... "tao éo tin bố con thằng nào hết" (NO)

Bản thân em chứng kiến từ khi gia nhập Schengen dân di gan ở đâu tràn ngập đường phố. Mỗi khi dừng đèn đỏ phải có đến 4-5 con mụ di gan bâu lấy đòi lau kính xe rồi xin đểu (bị em chửi cho té tát). Nói chung cảnh sát là hơi bị vất vả khoản dẹp loạn ăn mày ăn xin của dân di gan từ khối Schengen tràn vào.

Theo thiển ý của em TS sẽ không bao giờ dùng đồng tiền chung châu Âu, nó sẽ làm khủng hoảng ngành Tài Chính Ngân hàng của nước này. Again, đây cũng là 1 ngành KT mũi nhọn hái ra tiền của Thụy Sỹ.

Thụy Sỹ sẽ không đời nào và không bao giờ từ bỏ vị thế trung lập :)
 
Last edited:
Cái bọn tư bản trì trệ này hiện vẫn dùng rất phổ biến hệ thống xe điện chạy trên ray và xe điện bánh lốp, điều mà đất nước VN chúng ta đã loại bỏ từ năm 1989, nên trên bầu trời thành phố nhằng nhịt dây điện. Rất đa dạng với xe điện (Tram), xe bus, tàu hỏa (train hình như cũng chạy điện), tàu và thuyền (Thụy sĩ có nhiều sông hồ nên giao thông đường thủy khá nhiều), cáp treo... và chúng đúng giờ chính xác như một cái đồng hồ Thụy Sĩ

Mình ko nghĩ là trì trệ :) Xe điện la phương tiện công cộng nhiều thành phố dùng, xe điện it hại cho môi trường hơn xe chạy xăng dầu. Tuy nhiên có lẽ thích hợp và thường thấy với thành phố nhỏ vì tốc độ chậm hơn và lượng người chuyên chở được ít hơn tàu ngầm. Hình như Paris gần đây cũng mở lại tuyến xe điện với mục địch du lịch là chính. Xe điện là 1 nét riêng của 1 thành phố với khách du lịch và với chính người dân thành phố. Tớ đồ là ko bạn nào đến San Francisco mà ko thích thú chụp ảnh cable car hay xe điện.

Nhớ lần đâu tiên đến Geneva, thông tin đầu tiên tớ hỏi xin ở quầy thông tin sân bay là "Bạn có bản đồ metro tp ko, mình xin 1 bản" :D Ko rõ tp nào ở TS có metro ? Có thể do địa hình hồ và đồi núi nhiều trong 1 thành phố mà người ta ko xây metro ? Nhưng TS lại có hệ thống đường hầm cho tàu xe xuyên núi rộng khắp cả nước.

Vụ tàu chạy chính xác thì khỏi phải tranh cãi rồi.
 
Hì, bạn Birddy bình tĩnh. không dùng thì từ chối. Những người lau kính xe luôn phải phơi dưới mưa và nắng, luôn tìm những chỗ bụi bặm lầy lội, luồn lách tại các giao lộ đông đúc nguy hiểm… cũng chỉ vì miếng cơm manh áo thôi mà. Có phải ai cũng được ngồi trong xe, đêm lạnh có một mái nhà và không phải lo lắng bữa chiều ăn gì đâu.

Tán về Thụy sĩ tiếp :p

Để dự đoán tương lai, hãy nhìn lại quá khứ một chút. Không thể chối cãi được, quan hệ giữa các quốc gia luôn luôn “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”, và những kẻ yếu phải luồn lách trong kẽ hở của các “ông lớn” để tồn tại. Phần Lan, một quốc gia rất nhỏ bé (dù họ là chủ của thương hiệu Nokia, cả nước đến nay cũng chỉ tầm 5 triệu dân), trong quá khứ dài dặc luôn luôn chịu sự đô hộ lần lượt của hai hàng xóm cơ bắp: Nga và người Viking. Tương tự, Cambodia cũng là mảnh đất phải chịu sự giành giật của một bên là các triều đại phong kiến An Nam, bên kia là người Thái.

Trong trong thế kỉ 20, trật tự thế giới được sắp đặt lại bằng 2 cuộc chiến tranh thế giới, nhiều cuộc chiến tranh nhỏ và những phong trào này nọ (dù nhiều cái rất ngơ ngơ như phong trào không liên kết!!!). Vì thế giới xuất hiện những trật tự mới, việc “thôn tính” nước khác không còn dễ dàng như thời cổ đại nên một quốc gia có thể được tôn trọng chủ quyền hơn. Đi kèm với sự tôn trọng chủ quyền, việc phát triển những hoạt động dịch vụ, tài chính song song với việc toàn cầu hóa về giao thông và thông tin giúp cho nhiều nền kinh tế gặp thuận lợi và trở nên giàu có. Lách được vào một khe hẹp như vậy, Thụy Sĩ trở nên một điển hình khi họ không có nền móng công nông nghiệp, không có thực lực quân sự hay bề dày văn hóa nhưng vẫn là một quốc gia phát triển. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào sự phát triển mạnh hoạt động du lịch và các dịch vụ tài chính như ngân hàng – những hoạt động kinh tế có mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với nông nghiệp, khai thác, sản xuất công nghiệp…

Thật là may mắn, nhưng liệu may mắn sẽ kéo dài đến vô cùng?
 
Hì, bạn Birddy bình tĩnh. không dùng thì từ chối.

úi. em đã cực kỳ bìn tĩn lắc đầu, xua tay, mồm chu lại hình chữ NO, nghĩa là đủ các ký hiệu body language trên đời này để ra hiệu TỪ CHỐI khi thấy họ từ xa tiến lại gần. Thế nhưng mà họ bất chấp, xông vào quệt bọt đầy kính rồi chìa tay xin tiền. Thử hỏi có khác gì bị hiếp dâm giữa đường không cơ chứ X( Mình vẫn móc túi cho tiền nhưng cái kiểu cưỡng ép thế rất khó chịu :T
 
Những lợi thế đó mới chỉ có trong vòng 100 năm trở lại, trong khi quy luật cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh sẽ tồn tại luôn luôn đúng từ nhiều nghìn năm. Bởi vậy các nước phải tìm cách trở nên mạnh hơn, sánh vai các cường quốc năm châu. Tiếc thay, vì toàn cầu hóa, thế giới ngày nay không còn nhiều những kẻ mạnh độc lập nữa. Không một cường quốc nào dám vỗ ngực tuyên bố I am the one (như Lý Liên Kiệt ). Còn những nước nhỏ, họ phải dựa vào nhau, liên kết với nhau để trở nên mạnh hơn. Các nước có cùng “chí hướng” sẽ tự động xích lại gần nhau, cùng hoạt động dựa trên quyền lợi chung. Nếu đứng lẻ loi, không một nước nào có thể đảm bảo mình đủ mạnh để tồn tại, chưa nói đến phải cạnh tranh.

Một quốc gia trung lập, cũng có nghĩa là bị cô lập. Một quốc gia muốn làm bạn với tất cả các nước cũng có nghĩa là chẳng có một người bạn thực sự nào. Việt Nam đã phải trả giá đắt cho việc khăng khăng một mình một kiểu và bị cô lập, điều mà Cu ba, Bắc Hàn vẫn chưa tự nhận ra.

Một điều quan trọng, thế giới không phải là phẳng vô hướng, nó phân cực, nó có những quyền lợi đối đầu nhau, cạnh tranh nhau, thậm chí hủy diệt nhau. Sự sụp đổ của Merrill Lynch là do những yếu kém về kinh tế, nhưng nếu không có sự “đánh” hội đồng của những ngân hàng đàn anh khác, liệu nó có chết thảm như vậy? Giả dụ chuyện “hội đồng” đó xảy ra với Thụy Sĩ, Thụy Sĩ sẽ chịu được bao lâu? Khi buộc phải lựa chọn hướng đi, cuối cùng chỉ là cân nhắc : lợi và thiệt, bên nào nặng hơn?

Trong cơn khủng hoảng tài chính, những nước mà kinh tế dựa vào dịch vụ ngân hàng sẽ có nhiều ảnh hưởng. Giống một con cá voi trong bão tìm đến một chiếc tầu để cùng dựa vào chống lại sóng dữ, phải chăng Thụy Sĩ nhận ra vị trí của mình và đang trên con đường thay đổi?

Tán gẫu tí chơi. Hình như ở Phuot ít có phong trào tranh luận :p
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top