Nguyễn Duy Hưng
Giá mà cho các cậu ấm cô chiêu ở Hà Nội đi du lịch Bangkok thì chắc chúng nó sẽ tự xấu hổ mà từ bỏ hết ý định đua xe máy trên đường phố, vì biết rằng những "con xe đẹp" mà chúng nó hay đua thì ở đây họ chỉ dùng làm xe ôm hoặc lắp thêm một cái thùng vào làm xe bán bắp rang bơ mà thôi.
Lần đầu tiên khi biết mình sắp được ra nước ngoài, cảm giác của tôi thật lâng lâng khó tả. Tôi không biết với những người khác thế nào, chắc là đêm hôm trước khi bay không thể ngủ được, hôm sau thì dậy sớm để chuẩn bị đồ đạc. Còn tôi, để chiến thắng sự xúc động, tối hôm trước đã phải rủ mấy ông bạn đi uống rượu cho đến tận 2h sáng mới bò về nhà, rồi nằm vật vã ngủ cho đến tận 8h sáng các cụ lên đánh thức mới choàng dậy, lật đật cho quần áo vào cặp, hộc tốc ra sân bay. Đến sân bay mới chợt nhớ là cần liên lạc để lấy số điện thoại của mấy ông chiến hữu ở Bangkok thì đã muộn. Máy bay cất cánh lúc 1h30 đến 3h15 thì hạ cánh xuống phi trường Donmương, Thái Lan.
Cảm giác lúc ban đầu là họ khác ta quá. Từ trên cao nhìn xuống đã thấy nhấp nhô nhà cao tầng, khi máy bay hạ cánh thì một mầu xanh cây cỏ đập vào mắt, phải nói khác thật sự.
Bangkok ban ngày
Bangkok đúng là thành phố của bụi bậm và tắc đường. Từ sân bay về khách sạn Mercury nơi chúng tôi sẽ ở chỉ có 30 km mà ô tô đi mất 3h45', cứ 100m lại phải dừng 5'.
Buổi chiều trong khi mọi người còn mệt sau một chặng đi dài, do hiếu kỳ tôi cùng một ông em la cà ra ngoài phố. Chúng tôi cố ngắm nghía xem một con rồng Châu á mày ngang mũi dọc ra làm sao. Càng đi thì cảm giác tự ti dân tộc cứ trào dâng trong tôi. Thành phố nhà ngang dãy dọc cao ngất trời, đèn quảng cáo nhấp nhô như sao sa, cầu vượt đường tầng đan chéo chi chít, thể hiện rõ là một trung tâm thương mại, chính trị lớn. Còn ô tô thì ôi thôi nhiều như khoai tây, đủ các loại Mercedes Benz, Toyota, Volvo... toàn xe xịn, thỉnh thoảng lắm mới thấy bóng các xe của Hàn Quốc. Người Bangkok ai cũng có vẻ vội, nhưng rất trật tự, không hề thấy một ai đi xuống lòng đường, không thấy trường hợp nào vượt đèn đỏ.
Đi vào những khu chợ buôn bán mới thấy khung cảnh sôi động và xô bồ chẳng khác gì Sài Gòn, đủ các loại hàng Âu với tạp nham và các đồ điện tử, đồng hồ... chen lấn san sát cả vỉa hè, nhưng hàng hoá ở đây phong phú và rẻ hơn ở ta nhiều. Vì cũng muốn mua một vật kỷ niệm ngày đầu ở Thái Lan tôi chọn một cái đồng hồ Casio. Thương nhân Bangkok nói thách như chợ giời Hà Nội. Sau một hồi mặc cả, tôi đã mua được với giá 60 USD, ông em đi cùng ghé tai nói nhỏ "Cái này ở Hà Nội phải một tờ rưỡi ông anh ạ". Lòng khấp khởi, sướng hơn nữa là khi cả đoàn xúm lại hỏi giá và ai cũng trầm trồ: "Ông Hưng này tài thật, lạ nước lạ cái mà mua được cái đồng hồ xịn rẻ ghê". Đang mừng thầm thì hỡi ôi khi đi tắm cái đồng hồ xịn của tôi ngấm đầy nước và biến mất phần số, giở giấy bảo hành ra nó toàn in bằng chữ Thái Lan ủn à ủn ỉn, bố ai mà đọc được. Bài học đầu tiên cho tính hiếu kỳ là bọn bán đồng hồ ở đâu cũng đểu như nhau. Thôi thế là đành phải giấu nhanh vụ này đi, có ai hỏi thì bảo là cất đi mang về nhà làm quà không thì bọn chúng cười cho thối mũi.
Đi vào khu các trung tâm thương mại lớn thì cả một thế giới hàng hoá mở ra trước mắt, thượng vàng hạ cám cái gì cũng có, từ ô tô đến quần áo lót, cái gì cũng đẹp, đủ các hãng Anh, Pháp, Mỹ, Thái, Trung Quốc... và chúng được phân biệt rõ ràng đồ xịn, đồ rẻ tiền, đồ hạ giá, tôi có một ý nghĩ rằng nếu mà chị em phòng vé của tôi vào khu siêu thị ở đây thì chắc là chúng nó phải mang theo cả xe cảitiến để mua đồ mất.
ở Bangkok phương tiện đi lại rất đa dạng, từ xe buýt, taxi đến xe ôm và xe truyền thống của Thái Lan là xe Tuk-tuk. Nếu như bạn muốn đi lại nhanh chóng và rẻ tiền thì nên dùng xe Tuk-tuk, nếu muốn luồn lách giữa các dòng xe xuôi ngược thì nên dùng xe ôm. Xe ôm ở đây đẹp tuyệt, toàn những Suzuki, Kawasaki, Yamaha đua... mà lại toàn xe to mới thích chứ. Tôi nhìn mà buồn cho cái "Cung Quăng" của mình ở nhà. Trong đầu tôi nảy ra một ý nghĩ, giá mà cho các cậu ấm cô chiêu ở Hà Nội đi du lịch Bangkok thì chắc chúng nó sẽ tự xấu hổ mà từ bỏ hết ý định đua xe máy, vì biết rằng những "con xe đẹp" mà chúng nó hay đua thì ở đây họ chỉ dùng làm xe ôm hoặc lắp thêm một cái thùng vào làm xe bán bắp rang bơ mà thôi.
Môi trường sinh thái ở Bangkok là điều mà người ta tốn không ít giấy mực để nói về nó. Có một lần cô giáo dạy tiếng Anh của tôi nói: "Tao không bao giờ thích Bangkok vì nó bẩn và bụi hơn Hà Nội của chúng mày rất nhiều". Điều này thực sự đúng. 100% cảnh sát giao thông ở Bangkok phải đeo khẩu trang, trông cứ như là công nhân Cty Đô thị Môi trường ở mình. Có lẽ khi xây dựng chính sách phát triển thành phố, ông Thị trưởng Bangkok đã quên phần đánh giá tác động môi trường. Thế mới biết anh Trương Xuân Tùng thật có tầm nhìn xa trông rộng.
Nếu như Hà Nội buổi sáng tràn ngập không khí trong lành và cuộc sống thành phố được bắt đầu bởi sự chạy thể dục của thanh thiếu niên, ông già bà cả, thì từ sáng sớm Bangkok thức dậy bởi tiếng tiếng còi ô tô. Từng dãy xe nối đuôi nhau và thành phố bắt đầu trùm một tấm áo toàn khói mù như quán bún chả Sinh Từ. Sự bắt đầu ồn ã và kéo dài phải đến 12h đêm thành phố mới thực sự đi vào giấc ngủ.
Giá mà cho các cậu ấm cô chiêu ở Hà Nội đi du lịch Bangkok thì chắc chúng nó sẽ tự xấu hổ mà từ bỏ hết ý định đua xe máy trên đường phố, vì biết rằng những "con xe đẹp" mà chúng nó hay đua thì ở đây họ chỉ dùng làm xe ôm hoặc lắp thêm một cái thùng vào làm xe bán bắp rang bơ mà thôi.
Lần đầu tiên khi biết mình sắp được ra nước ngoài, cảm giác của tôi thật lâng lâng khó tả. Tôi không biết với những người khác thế nào, chắc là đêm hôm trước khi bay không thể ngủ được, hôm sau thì dậy sớm để chuẩn bị đồ đạc. Còn tôi, để chiến thắng sự xúc động, tối hôm trước đã phải rủ mấy ông bạn đi uống rượu cho đến tận 2h sáng mới bò về nhà, rồi nằm vật vã ngủ cho đến tận 8h sáng các cụ lên đánh thức mới choàng dậy, lật đật cho quần áo vào cặp, hộc tốc ra sân bay. Đến sân bay mới chợt nhớ là cần liên lạc để lấy số điện thoại của mấy ông chiến hữu ở Bangkok thì đã muộn. Máy bay cất cánh lúc 1h30 đến 3h15 thì hạ cánh xuống phi trường Donmương, Thái Lan.
Cảm giác lúc ban đầu là họ khác ta quá. Từ trên cao nhìn xuống đã thấy nhấp nhô nhà cao tầng, khi máy bay hạ cánh thì một mầu xanh cây cỏ đập vào mắt, phải nói khác thật sự.
Bangkok ban ngày
Bangkok đúng là thành phố của bụi bậm và tắc đường. Từ sân bay về khách sạn Mercury nơi chúng tôi sẽ ở chỉ có 30 km mà ô tô đi mất 3h45', cứ 100m lại phải dừng 5'.
Buổi chiều trong khi mọi người còn mệt sau một chặng đi dài, do hiếu kỳ tôi cùng một ông em la cà ra ngoài phố. Chúng tôi cố ngắm nghía xem một con rồng Châu á mày ngang mũi dọc ra làm sao. Càng đi thì cảm giác tự ti dân tộc cứ trào dâng trong tôi. Thành phố nhà ngang dãy dọc cao ngất trời, đèn quảng cáo nhấp nhô như sao sa, cầu vượt đường tầng đan chéo chi chít, thể hiện rõ là một trung tâm thương mại, chính trị lớn. Còn ô tô thì ôi thôi nhiều như khoai tây, đủ các loại Mercedes Benz, Toyota, Volvo... toàn xe xịn, thỉnh thoảng lắm mới thấy bóng các xe của Hàn Quốc. Người Bangkok ai cũng có vẻ vội, nhưng rất trật tự, không hề thấy một ai đi xuống lòng đường, không thấy trường hợp nào vượt đèn đỏ.
Đi vào những khu chợ buôn bán mới thấy khung cảnh sôi động và xô bồ chẳng khác gì Sài Gòn, đủ các loại hàng Âu với tạp nham và các đồ điện tử, đồng hồ... chen lấn san sát cả vỉa hè, nhưng hàng hoá ở đây phong phú và rẻ hơn ở ta nhiều. Vì cũng muốn mua một vật kỷ niệm ngày đầu ở Thái Lan tôi chọn một cái đồng hồ Casio. Thương nhân Bangkok nói thách như chợ giời Hà Nội. Sau một hồi mặc cả, tôi đã mua được với giá 60 USD, ông em đi cùng ghé tai nói nhỏ "Cái này ở Hà Nội phải một tờ rưỡi ông anh ạ". Lòng khấp khởi, sướng hơn nữa là khi cả đoàn xúm lại hỏi giá và ai cũng trầm trồ: "Ông Hưng này tài thật, lạ nước lạ cái mà mua được cái đồng hồ xịn rẻ ghê". Đang mừng thầm thì hỡi ôi khi đi tắm cái đồng hồ xịn của tôi ngấm đầy nước và biến mất phần số, giở giấy bảo hành ra nó toàn in bằng chữ Thái Lan ủn à ủn ỉn, bố ai mà đọc được. Bài học đầu tiên cho tính hiếu kỳ là bọn bán đồng hồ ở đâu cũng đểu như nhau. Thôi thế là đành phải giấu nhanh vụ này đi, có ai hỏi thì bảo là cất đi mang về nhà làm quà không thì bọn chúng cười cho thối mũi.
Đi vào khu các trung tâm thương mại lớn thì cả một thế giới hàng hoá mở ra trước mắt, thượng vàng hạ cám cái gì cũng có, từ ô tô đến quần áo lót, cái gì cũng đẹp, đủ các hãng Anh, Pháp, Mỹ, Thái, Trung Quốc... và chúng được phân biệt rõ ràng đồ xịn, đồ rẻ tiền, đồ hạ giá, tôi có một ý nghĩ rằng nếu mà chị em phòng vé của tôi vào khu siêu thị ở đây thì chắc là chúng nó phải mang theo cả xe cảitiến để mua đồ mất.
ở Bangkok phương tiện đi lại rất đa dạng, từ xe buýt, taxi đến xe ôm và xe truyền thống của Thái Lan là xe Tuk-tuk. Nếu như bạn muốn đi lại nhanh chóng và rẻ tiền thì nên dùng xe Tuk-tuk, nếu muốn luồn lách giữa các dòng xe xuôi ngược thì nên dùng xe ôm. Xe ôm ở đây đẹp tuyệt, toàn những Suzuki, Kawasaki, Yamaha đua... mà lại toàn xe to mới thích chứ. Tôi nhìn mà buồn cho cái "Cung Quăng" của mình ở nhà. Trong đầu tôi nảy ra một ý nghĩ, giá mà cho các cậu ấm cô chiêu ở Hà Nội đi du lịch Bangkok thì chắc chúng nó sẽ tự xấu hổ mà từ bỏ hết ý định đua xe máy, vì biết rằng những "con xe đẹp" mà chúng nó hay đua thì ở đây họ chỉ dùng làm xe ôm hoặc lắp thêm một cái thùng vào làm xe bán bắp rang bơ mà thôi.
Môi trường sinh thái ở Bangkok là điều mà người ta tốn không ít giấy mực để nói về nó. Có một lần cô giáo dạy tiếng Anh của tôi nói: "Tao không bao giờ thích Bangkok vì nó bẩn và bụi hơn Hà Nội của chúng mày rất nhiều". Điều này thực sự đúng. 100% cảnh sát giao thông ở Bangkok phải đeo khẩu trang, trông cứ như là công nhân Cty Đô thị Môi trường ở mình. Có lẽ khi xây dựng chính sách phát triển thành phố, ông Thị trưởng Bangkok đã quên phần đánh giá tác động môi trường. Thế mới biết anh Trương Xuân Tùng thật có tầm nhìn xa trông rộng.
Nếu như Hà Nội buổi sáng tràn ngập không khí trong lành và cuộc sống thành phố được bắt đầu bởi sự chạy thể dục của thanh thiếu niên, ông già bà cả, thì từ sáng sớm Bangkok thức dậy bởi tiếng tiếng còi ô tô. Từng dãy xe nối đuôi nhau và thành phố bắt đầu trùm một tấm áo toàn khói mù như quán bún chả Sinh Từ. Sự bắt đầu ồn ã và kéo dài phải đến 12h đêm thành phố mới thực sự đi vào giấc ngủ.