ThanhThien
Phượt thủ
Mình chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trong việc tổ chức hành trình (chuyến đi) cho đoàn, gồm 3 phần:
I. Trước chuyến đi và Hậu cần
II. Di chuyển bằng xe máy
III. Đi bộ và trekk.
I. Trước chuyến đi và Hậu cần
1. Thông báo và tuyển lựa: Có thông báo rõ về thời gian dự kiến của chuyến đi và thời gian dự trù (giả sử có sự cố thì hoãn hay dời sang ngày nào?), địa điểm, mục tiêu chuyến đi, lịch trình (không bắt buộc hoặc chỉ cần tóm tắt), số điện thoại liên hệ, có thể thêm ảnh về địa điểm sẽ đến. Có thể tạo thêm event hoặc group chat trên face dành riêng để thông báo các nội dung về chuyến đi.
Trong hướng dẫn thành viên đăng ký cho chuyến đi, phải yêu cầu thành viên nêu rõ:
- Có thể đi được trong khoảng thời gian nào (nếu có vài khoảng thời gian dự kiến, nếu thời gian đã ấn định thì bỏ qua phần này).
- Tên, tuổi, nơi ở hiện tại và sdt liên lạc. Hoặc để đảm bảo tính riêng tư, có thể yêu cầu thành viên comment đăng ký, trả lời các câu hỏi khác rồi dùng sdt nhắn tin tên, tuổi, địa chỉ... đến sdt của người tổ chức.
- Nếu là nam, có xe máy hay không? Trường hợp đường khó đi, cần hỏi rõ là loại xe gì, mua bao lâu? (Bỏ qua câu hỏi này nếu đoàn đi ô tô). Nếu là nữ, có thể chuẩn bị hậu cần hay không (nêu rõ món gì)?
- Muốn đăng ký đi cùng ai hay để BTC sắp xếp? Chú ý, BTC sẽ chỉ sắp xếp bạn đi cùng ai đó nếu có lời đề nghị từ cả hai phía, lời đề nghị từ một phía có thể sẽ không được chấp thuận.
Bằng nhiều cách xác minh độ tin cậy, kinh nghiệm và những yếu tố khác của các ứng viên để lấy căn cứ xét duyệt thành viên cho chuyến đi. Kinh nghiệm trong vụ này thì xin lỗi mình không đăng lên được, bởi lộ bài thì sau này tổ chức, sợ rằng sẽ có một số thành phần bất hảo tìm cách đối phó, gây rối cho chuyến đi.
Chốt danh sách và phân công xế- ôm trước buổi offline chuẩn bị cho chuyến đi. Trong tình huống đặc biệt, ví dụ nhiều người mới, rất khó xác minh độ nghiêm túc của những người này, chuyến đi lại quan trọng, có thể offline trước rồi mới xếp xế- ôm. Danh sách đoàn nên chốt trước chuyến đi 01 tuần, trường hợp toàn người quen biết thì có thể linh hoạt hơn.
Xế nào ở gần ôm nào thì cho đón ôm đó, nhưng ngoài ra cũng phải tuân thủ nhiều yếu tố khác:
- Ôm cứng và/hoặc nghiêm khắc nên cho đi kèm xế mới để sẵn sàng chấn chỉnh xế, xế cứng nên cho đi kèm ôm mới để ôm có cảm giác yên tâm.
- Trường hợp xếp cho người lạ đi cùng nhau, ôm (người nữ) nên lớn tuổi hơn xế, để ôm nói xế còn nghe và để xế tập trung lái xe thay vì tán tỉnh linh tinh.
- Các yếu tố khác liên quan đến tôn giáo, văn hóa, sắc tộc... nếu có.
Khi đã phân công xế- ôm, sẽ gửi sdt của xế cho ôm và yêu cầu ôm phải gọi liên lạc, đồng thời gửi sdt và địa chỉ của ôm cho xế (gửi riêng thông tin các xe cho nhau chứ không đăng công khai). Nhắc nhở, ôm và xế chỉ tin tưởng liên lạc với sdt này, xế chỉ đón ôm tại địa chỉ đã nêu... nếu có thay đổi nào từ cả hai bên như đổi sdt, đổi điểm hẹn... phải được BTC chấp thuận.
2. Offline: Cần offline, tập hợp các thành viên ít nhất 02 ngày trước khi đi. Tập hợp được sớm hơn càng tốt, phụ thuộc vào độ khó của khâu chuẩn bị hậu cần, hậu cần cần 03 ngày chuẩn bị (đã dự trù rủi ro) thì ít nhất phải offline 03 ngày trước khi đi.
3. Tiền tạm ứng: Trong buổi offline, các thành viên cần đóng tiền tạm ứng cho chuyến đi (là số tiền đủ để chuẩn bị hậu cần). Phần tiền tạm ứng, sau buổi offline, ai hủy cung sẽ không trả lại bởi đoàn đã tốn chi phí để lo hậu cần cho bạn đó.
4. Tiền trách nhiệm: Đối với thành viên mới, có thể yêu cầu đóng thêm tiền “trách nhiệm” để đảm bảo trong chuyến đi không xảy ra chuyện bỏ đoàn, tự ý tách đoàn hoặc có hành vi gây hại nghiêm trọng đến mục tiêu của cả đoàn (cần thống nhất trước những hành vi nào được coi là vi phạm và chú ý, phải là vi phạm nghiêm trọng và chắc chắn nó chỉ đến duy nhất từ phía thành viên kia, không phải nguyên nhân đến từ phía trưởng đoàn hoặc ban tổ chức), khi chuyến đi hoàn thành sẽ trả lại tiền, còn vi phạm thì căn cứ thỏa thuận ban đầu để thu tiền trách nhiệm, tiền này dùng để đoàn khắc phục hậu quả nếu thành viên mới có hành vi gây hại.
5. Phổ biến kĩ về lịch trình: In bản đồ lịch trình gửi các thành viên. In tờ hướng dẫn hiệu lệnh khi đi đường, các luật cơ bản khi di chuyển theo đoàn đến các thành viên (yêu cầu phải giữ đến ngày đi, ai làm mất chịu phạt). Thời gian và địa điểm đoàn tập kết, xuất phát. Thống nhất trước các nội dung:
- Khi các xe đã tham gia vào đoàn và cả đoàn cùng xuất phát, đó mới là thời điểm cả đoàn là một khối. Trước thời điểm đó, nếu một xe chưa tham gia vào đoàn, phải tự chịu trách nhiệm cho việc di chuyển trên đường của mình, cũng giống như hàng ngày bạn lái xe trên đường, bạn phải có trách nhiệm với bản thân, nếu xảy ra tai nạn thì tự giải quyết. Đoàn có thể cho xe hỗ trợ trước khi người nhà của xe tai nạn đến, nếu xe tai nạn ở gần trong phạm vi 5km (ví dụ). Tất nhiên nội dung này áp dụng khi đoàn không thể hoãn giờ xuất phát, hoặc không thể vì một người ảnh hưởng đến nhiều người... nếu đoàn gồm anh em bạn bè thân thiết thì cách ứng xử ra sao tùy ở mỗi người.
- Rời đoàn khi:
* Xế chẳng may bị thương ở tay, không cầm nắm được vật nặng khoảng 10kg và không xoay sở tự nhiên được theo các chiều khi không cầm vật nặng, nếu đi đường offroad thì yêu cầu xế phải cầm nắm được vật nặng 15kg và cầm 5kg vẫn xoay sở tự nhiên được theo các chiều (nếu đường quá khó thì yêu cầu càng phải cao, không được phép trật khớp tay/chân, không được tổn thương sụn, không được bong gân, không có vết thương sâu từ 1 hoặc 2mm trở lên...); bàn tay bị thương không thể bóp phanh được tự nhiên.
* Xế bị thương ở chân, không dẫm được phanh linh hoạt, không chuyển được số (chuyển số thì cho phép chậm, miễn phải chuyển được) thì rời đoàn.
* Các quy tắc khác về sức khỏe áp dụng với thành viên nếu chuyến đi có yêu cầu thể lực (như trekk). Các quy tắc cần có tính kĩ thuật, kiểm tra được, đo đạc được... tránh trường hợp cãi nhau vì người không đủ điều kiện sức khỏe nhưng cứ ích kỉ đòi đi, làm ảnh hưởng cả đoàn.
Các trường hợp rời đoàn, kể cả vì lý do tai nạn nhưng xảy ra trước khi gia nhập đoàn, đoàn sẽ không trả lại tiền tạm ứng (nguyên tắc về mặt kỹ thuật là thế, còn ứng xử sao tùy các bạn). Đoàn có thể gửi lại suất hậu cần mà đoàn đã chuẩn bị cho thành viên ấy.
- Nếu đến muộn bao nhiêu phút tính từ thời điểm nào (thời điểm tập kết hoặc xuất phát) thì phạt bao nhiêu tiền? Nếu đến muộn quá bao lâu thì loại khỏi đoàn, đoàn sẽ xuất phát mà không chờ đợi thêm?
6. Hậu cần: Gồm 02 loại, đồ do đoàn chuẩn bị và hành trang của mỗi cá nhân. Trong buổi offline cần thống nhất:
- Đoàn đã có những trang thiết bị chung nào, ai phụ trách đem đi
- Những thiết bị đoàn chưa có, nêu ra, ai có và xung phong đem theo? Ghi vào.
- Hành trang của mỗi cá nhân yêu cầu những gì, những món đồ nào bắt buộc phải có, những món đồ nào khuyến nghị, những món không được phép đem theo, có giới hạn trọng lượng với balo hay không...?
Ở đây mình không nêu tên những hành trang vì có rất nhiều thứ liên quan tùy loại chuyến đi, mục đích bài này là chia sẻ kinh nghiệm tổ chức. Lúc nào rảnh mình có thể viết một bài về các loại đồ sau.
Tất cả, đều phải có văn bản hướng dẫn.
7. Thường xuyên thông tin: Trong event hoặc group chat trên face phải thường xuyên đưa ra những thông báo quan trọng liên quan đến chuyến đi, tag những thành viên liên quan. Ví dụ: các vấn đề đã thống nhất trong buổi offline, ai nhận chuẩn bị cái gì, đã chuẩn bị đến đâu... những trao đổi và thông tin quan trọng khác.
8. Đến ngày đi: Kiểm tra các xe và các thành viên đã đạt đủ yêu cầu hay chưa, tìm cách khắc phục nếu có thiếu sót. Phổ biến lại một lần nữa luật đi đường cho các xe, đặc biệt là luật phải đúng thứ tự, cấm vượt. Xế và ôm đều có trách nhiệm tuân thủ các luật, nếu xế làm sai mà ôm không nhắc nhở hoặc không báo cáo với trưởng đoàn (trong trường hợp yêu cầu phải báo cáo) thì chịu trách nhiệm như nhau.
I. Trước chuyến đi và Hậu cần
II. Di chuyển bằng xe máy
III. Đi bộ và trekk.
I. Trước chuyến đi và Hậu cần
1. Thông báo và tuyển lựa: Có thông báo rõ về thời gian dự kiến của chuyến đi và thời gian dự trù (giả sử có sự cố thì hoãn hay dời sang ngày nào?), địa điểm, mục tiêu chuyến đi, lịch trình (không bắt buộc hoặc chỉ cần tóm tắt), số điện thoại liên hệ, có thể thêm ảnh về địa điểm sẽ đến. Có thể tạo thêm event hoặc group chat trên face dành riêng để thông báo các nội dung về chuyến đi.
Trong hướng dẫn thành viên đăng ký cho chuyến đi, phải yêu cầu thành viên nêu rõ:
- Có thể đi được trong khoảng thời gian nào (nếu có vài khoảng thời gian dự kiến, nếu thời gian đã ấn định thì bỏ qua phần này).
- Tên, tuổi, nơi ở hiện tại và sdt liên lạc. Hoặc để đảm bảo tính riêng tư, có thể yêu cầu thành viên comment đăng ký, trả lời các câu hỏi khác rồi dùng sdt nhắn tin tên, tuổi, địa chỉ... đến sdt của người tổ chức.
- Nếu là nam, có xe máy hay không? Trường hợp đường khó đi, cần hỏi rõ là loại xe gì, mua bao lâu? (Bỏ qua câu hỏi này nếu đoàn đi ô tô). Nếu là nữ, có thể chuẩn bị hậu cần hay không (nêu rõ món gì)?
- Muốn đăng ký đi cùng ai hay để BTC sắp xếp? Chú ý, BTC sẽ chỉ sắp xếp bạn đi cùng ai đó nếu có lời đề nghị từ cả hai phía, lời đề nghị từ một phía có thể sẽ không được chấp thuận.
Bằng nhiều cách xác minh độ tin cậy, kinh nghiệm và những yếu tố khác của các ứng viên để lấy căn cứ xét duyệt thành viên cho chuyến đi. Kinh nghiệm trong vụ này thì xin lỗi mình không đăng lên được, bởi lộ bài thì sau này tổ chức, sợ rằng sẽ có một số thành phần bất hảo tìm cách đối phó, gây rối cho chuyến đi.
Chốt danh sách và phân công xế- ôm trước buổi offline chuẩn bị cho chuyến đi. Trong tình huống đặc biệt, ví dụ nhiều người mới, rất khó xác minh độ nghiêm túc của những người này, chuyến đi lại quan trọng, có thể offline trước rồi mới xếp xế- ôm. Danh sách đoàn nên chốt trước chuyến đi 01 tuần, trường hợp toàn người quen biết thì có thể linh hoạt hơn.
Xế nào ở gần ôm nào thì cho đón ôm đó, nhưng ngoài ra cũng phải tuân thủ nhiều yếu tố khác:
- Ôm cứng và/hoặc nghiêm khắc nên cho đi kèm xế mới để sẵn sàng chấn chỉnh xế, xế cứng nên cho đi kèm ôm mới để ôm có cảm giác yên tâm.
- Trường hợp xếp cho người lạ đi cùng nhau, ôm (người nữ) nên lớn tuổi hơn xế, để ôm nói xế còn nghe và để xế tập trung lái xe thay vì tán tỉnh linh tinh.
- Các yếu tố khác liên quan đến tôn giáo, văn hóa, sắc tộc... nếu có.
Khi đã phân công xế- ôm, sẽ gửi sdt của xế cho ôm và yêu cầu ôm phải gọi liên lạc, đồng thời gửi sdt và địa chỉ của ôm cho xế (gửi riêng thông tin các xe cho nhau chứ không đăng công khai). Nhắc nhở, ôm và xế chỉ tin tưởng liên lạc với sdt này, xế chỉ đón ôm tại địa chỉ đã nêu... nếu có thay đổi nào từ cả hai bên như đổi sdt, đổi điểm hẹn... phải được BTC chấp thuận.
2. Offline: Cần offline, tập hợp các thành viên ít nhất 02 ngày trước khi đi. Tập hợp được sớm hơn càng tốt, phụ thuộc vào độ khó của khâu chuẩn bị hậu cần, hậu cần cần 03 ngày chuẩn bị (đã dự trù rủi ro) thì ít nhất phải offline 03 ngày trước khi đi.
3. Tiền tạm ứng: Trong buổi offline, các thành viên cần đóng tiền tạm ứng cho chuyến đi (là số tiền đủ để chuẩn bị hậu cần). Phần tiền tạm ứng, sau buổi offline, ai hủy cung sẽ không trả lại bởi đoàn đã tốn chi phí để lo hậu cần cho bạn đó.
4. Tiền trách nhiệm: Đối với thành viên mới, có thể yêu cầu đóng thêm tiền “trách nhiệm” để đảm bảo trong chuyến đi không xảy ra chuyện bỏ đoàn, tự ý tách đoàn hoặc có hành vi gây hại nghiêm trọng đến mục tiêu của cả đoàn (cần thống nhất trước những hành vi nào được coi là vi phạm và chú ý, phải là vi phạm nghiêm trọng và chắc chắn nó chỉ đến duy nhất từ phía thành viên kia, không phải nguyên nhân đến từ phía trưởng đoàn hoặc ban tổ chức), khi chuyến đi hoàn thành sẽ trả lại tiền, còn vi phạm thì căn cứ thỏa thuận ban đầu để thu tiền trách nhiệm, tiền này dùng để đoàn khắc phục hậu quả nếu thành viên mới có hành vi gây hại.
5. Phổ biến kĩ về lịch trình: In bản đồ lịch trình gửi các thành viên. In tờ hướng dẫn hiệu lệnh khi đi đường, các luật cơ bản khi di chuyển theo đoàn đến các thành viên (yêu cầu phải giữ đến ngày đi, ai làm mất chịu phạt). Thời gian và địa điểm đoàn tập kết, xuất phát. Thống nhất trước các nội dung:
- Khi các xe đã tham gia vào đoàn và cả đoàn cùng xuất phát, đó mới là thời điểm cả đoàn là một khối. Trước thời điểm đó, nếu một xe chưa tham gia vào đoàn, phải tự chịu trách nhiệm cho việc di chuyển trên đường của mình, cũng giống như hàng ngày bạn lái xe trên đường, bạn phải có trách nhiệm với bản thân, nếu xảy ra tai nạn thì tự giải quyết. Đoàn có thể cho xe hỗ trợ trước khi người nhà của xe tai nạn đến, nếu xe tai nạn ở gần trong phạm vi 5km (ví dụ). Tất nhiên nội dung này áp dụng khi đoàn không thể hoãn giờ xuất phát, hoặc không thể vì một người ảnh hưởng đến nhiều người... nếu đoàn gồm anh em bạn bè thân thiết thì cách ứng xử ra sao tùy ở mỗi người.
- Rời đoàn khi:
* Xế chẳng may bị thương ở tay, không cầm nắm được vật nặng khoảng 10kg và không xoay sở tự nhiên được theo các chiều khi không cầm vật nặng, nếu đi đường offroad thì yêu cầu xế phải cầm nắm được vật nặng 15kg và cầm 5kg vẫn xoay sở tự nhiên được theo các chiều (nếu đường quá khó thì yêu cầu càng phải cao, không được phép trật khớp tay/chân, không được tổn thương sụn, không được bong gân, không có vết thương sâu từ 1 hoặc 2mm trở lên...); bàn tay bị thương không thể bóp phanh được tự nhiên.
* Xế bị thương ở chân, không dẫm được phanh linh hoạt, không chuyển được số (chuyển số thì cho phép chậm, miễn phải chuyển được) thì rời đoàn.
* Các quy tắc khác về sức khỏe áp dụng với thành viên nếu chuyến đi có yêu cầu thể lực (như trekk). Các quy tắc cần có tính kĩ thuật, kiểm tra được, đo đạc được... tránh trường hợp cãi nhau vì người không đủ điều kiện sức khỏe nhưng cứ ích kỉ đòi đi, làm ảnh hưởng cả đoàn.
Các trường hợp rời đoàn, kể cả vì lý do tai nạn nhưng xảy ra trước khi gia nhập đoàn, đoàn sẽ không trả lại tiền tạm ứng (nguyên tắc về mặt kỹ thuật là thế, còn ứng xử sao tùy các bạn). Đoàn có thể gửi lại suất hậu cần mà đoàn đã chuẩn bị cho thành viên ấy.
- Nếu đến muộn bao nhiêu phút tính từ thời điểm nào (thời điểm tập kết hoặc xuất phát) thì phạt bao nhiêu tiền? Nếu đến muộn quá bao lâu thì loại khỏi đoàn, đoàn sẽ xuất phát mà không chờ đợi thêm?
6. Hậu cần: Gồm 02 loại, đồ do đoàn chuẩn bị và hành trang của mỗi cá nhân. Trong buổi offline cần thống nhất:
- Đoàn đã có những trang thiết bị chung nào, ai phụ trách đem đi
- Những thiết bị đoàn chưa có, nêu ra, ai có và xung phong đem theo? Ghi vào.
- Hành trang của mỗi cá nhân yêu cầu những gì, những món đồ nào bắt buộc phải có, những món đồ nào khuyến nghị, những món không được phép đem theo, có giới hạn trọng lượng với balo hay không...?
Ở đây mình không nêu tên những hành trang vì có rất nhiều thứ liên quan tùy loại chuyến đi, mục đích bài này là chia sẻ kinh nghiệm tổ chức. Lúc nào rảnh mình có thể viết một bài về các loại đồ sau.
Tất cả, đều phải có văn bản hướng dẫn.
7. Thường xuyên thông tin: Trong event hoặc group chat trên face phải thường xuyên đưa ra những thông báo quan trọng liên quan đến chuyến đi, tag những thành viên liên quan. Ví dụ: các vấn đề đã thống nhất trong buổi offline, ai nhận chuẩn bị cái gì, đã chuẩn bị đến đâu... những trao đổi và thông tin quan trọng khác.
8. Đến ngày đi: Kiểm tra các xe và các thành viên đã đạt đủ yêu cầu hay chưa, tìm cách khắc phục nếu có thiếu sót. Phổ biến lại một lần nữa luật đi đường cho các xe, đặc biệt là luật phải đúng thứ tự, cấm vượt. Xế và ôm đều có trách nhiệm tuân thủ các luật, nếu xế làm sai mà ôm không nhắc nhở hoặc không báo cáo với trưởng đoàn (trong trường hợp yêu cầu phải báo cáo) thì chịu trách nhiệm như nhau.