What's new

[Chia sẻ] Có ai đi Cực Đông mà không biết đến ngôi nhà này ?

Chào mọi người !

Hẹn mãi mới có dịp viết về một đôi vợ chồng Robinson ở Cực Đông. Vợ chồng anh Ba người đã giúp đỡ nhiệt tình các thành viên nhà Phượt của chúng ta đển với Cực Đông. Chắc chắn ai đến đây một lần cũng đểu quí trọng một người dẫn đường vui vẻ, nhiệt tình và tốt bụng này

http://sgtt.vn/Khoa-giao/157170/Tra-no-rung-xanh.html

Cám ơn mọi người đã đọc bài viết
 
Last edited:
CÓ MỘT GIA ĐÌNH ROBINSON Ở CỰC ĐÔNG.

“Với vợ chồng tôi dù khó khăn vất vả đến mấy chúng tôi cũng cố gắng chịu đựng sống một mình nơi đây để mưu sinh và lo cho con cái học hành. Để cho chúng không phải cơ cực như cha mẹ chúng và thiệt thòi với bạn bè. Cũng mong con cái hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ mà nên người có ích cho gia đình và xã hội…” Đó là những tâm sự chân thành, mộc mạc và là ước mơ ngày đêm của cặp vợ chồng Robinson ở vùng đất cực đông của tổ quốc.

Khi những tia nắng bình mình bắt đầu thức giấc chiếu vào đất liên Việt Nam và những cơn sóng biển đầu tiên vô bờ ca hát ở vùng cực đông của đất nước. Có một đôi vợ chồng già người Việt đầu tiên được đón nhận hơi ấm và những làn gió mát từ biển cả và lắng nghe tiếng sóng rì rào cất lên bài ca gần như bất tận của biển khơi. Họ lặng lẽ cảm nhận một ngày mới trong nỗi nhọc nhằn, cô đơn và trống vắng tiếng ồn ào của đô thị, tiếng phát thanh viên truyền hình và màu ánh sáng rực rỡ của bóng đèn cao áp nơi thị thành. Một ngày mới bắt đầu với bao lo toan vất vả như một định mệnh và sự trả giá cho những lỗi lầm năm tháng mưu sinh bằng cách tàn phá những cánh rừng bạt ngàn nơi đây. Để rồi một ngày họ chợt nhận ra rằng nếu tiếp tục tàn phá những cánh rừng thì ngay cả cuộc sống vốn rất khó khăn vất vả thường ngày của gia đình họ cũng không thể tồn tại.

Câu chuyện của 20 năm về trước
Sau khi anh Ba cưới vợ và được mẹ cha cho 3 xào ruộng cấy đôi vợ chồng trẻ chăm lo chí thú làm ăn và tần tảo cho cuộc sống. Ở vùng đất nắng như Rang, gió như Phang thì dù rất chăm chỉ nhưng ông trời cũng không thấu hiểu nỗi nhọc nhắn của họ. Những vạt lúa dù tốt đến mấy cũng chỉ đủ ăn là may mắn, hàng đêm người chồng trẻ lại vác chiếc lưới cũ mèm ra những vùng nước nông ven biển để kiếm cái ăn cho gia đình. Nhìn những con tàu lớn ra khơi xa đánh cá và mang về những mẽ lưới đầy cá tôm, tiền bạc. Lòng anh như thắt lại nghĩ cảnh nghéo ước mơ một con thuyển nhỏ đem lại đời sống khấm khá có của ăn, của để cho con cái sau này. Nhưng ước mơ chỉ là ước mơ còn sự thật đổi đời có lẽ không bao giờ đến được với mình, với ba xào ruộng thì mơ ước càng xa vời. Lần lượt đôi vợ chồng trẻ đón nhận những đứa con ra đời, niêm vui, niềm hân hoan rạng ngời trên ánh mắt họ nhưng nó cũng tan biến rất nhanh khi nghĩ về những ngày dài nuôi mưu sinh nuôi đàn con khôn lớn. Nhiều đêm trằn trọc trong giấc ngủ không yên nhưng anh luôn tin vào sức khoẻ và đôi bàn tay rắn chắc, anh tin vào người vợ tảo tần cùng chung sức vượt qua khó khăn và đứa con thân yêu là nguồn động viên lớn lao dù khó khăn còn đầy phía trước.
Thời đó do khó khăn về chất đốt nên than củi là nguồn cung cấp rất lớn cho các thành phố và phong trào phá rừng ngoài lấy gỗ còn lại những cây nhỏ dùng để đốt than. Anh ba cũng chẳng ngại ngần dồn những đồng tiền ít ỏi có trong nhà và vay mượn mua rìu, cưa máy … cùng mọi người phá rừng lấy gỗ đốt than bán kiếm tiền. Công việc này tuy có cực khổ nhưng bù lại là những đồng tiền kiếm được trang trải cho gia đình cũng tạm ổn và thế là những cánh rừng ven biển quanh khu vực Cực đông xanh rì bị đốn hạ không thương tiếc, những súc gỗ lớn được xe tải chở ra đường bán và những lò than nghi ngút khói bốc lên. Anh ba nhớ lại “ Chỉ vài năm cánh rừng bị tàn sát bởi bàn tay chúng tôi xơ xác, hàng ngàn lò than khói bốc âm ỉ ngày đêm nhìn thật chẳng khác nào như những trận bom oanh tạc. hàng ngàn cây cổ thụ bị đốn hạ, tiếng cưa máy, tiếng rìu chặt cây, tiếng xe tải kéo gổ ầm ầm làm kinh động cả một vùng rừng bình yên ven biển. Ban đêm tiếng súng của thợ săn nổ vang như một cuộc chiến tranh - chim, thú bị tàn sát không thương sót và tận diệt”
Mọi của cải không bao giờ bất tận vì sẽ có ngày khai thác cạn kiệt và các cánh rừng ở đây cũng vậy, chỉ chưa đầy khoảng thời gian 3 năm hầu hết rừng thường xanh ven biển nơi đây chỉ con là những mỏm núi trơ trụi và gần như không còn nhìn thấy bóng chim, thú. Các dòng suối ở đây vốn đã ít nước, từ khi rừng bị tàn phá trở nên khô kiệt, mùa mưa dòng chảy đục ngàu, cuồn cuộn mang lớp đất mặt màu mỡ ra biển càng làm cho mặt đất trơ trọi, ngày càng trơ trọi hơn và chìa ra những tảng đá mẹ khổng lồ …
“Cái gì của rừng lại phải trả cho rừng, gần như là một qui luật và khi rừng biến mất thì số của cải gia đình tôi kiếm được từ rừng cũng trôi theo như những lớp đất mặt của tầng rừng đầy phù sa ra biển. Cái nghèo lại hoàn nghèo và ngày càng trở nên khó khăn hơn vì mất rừng” Anh Ba ngồi trên tảng đá đăm đăm đôi mắt buồn ngước nhìn những cánh rừng mới phục hồi dãi bày về một quá khứ đầy chiến tích phá rừng của anh cũng như người dân nơi đây.

Trả nợ rừng xanh.
Hiện nay vợ chồng anh được nhà nước giao khoán cho một khu đất, rừng đang phục hồi khá rộng. Anh ba ngày đêm chăm sóc bảo vệ khu rừng này và nhận được một khoản tiền ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên niềm vui đã trờ lại trên khuôn mặt anh một người đã có một thời ra tay tàn sát những cánh rừng nơi đây và anh nhận ra rằng những cánh rừng trơ trọi này rất cần bàn tay anh chăm sóc và bảo vệ để xanh mãi một màu xanh. Đó là một phần còn lại của cuộc đời anh phải trả nợ cho những năm tháng tàn phá thiên nhiên.
Ban ngày anh tuần tra bảo vệ rừng, phát quang, chăm sóc và phòng chống cháy. Ban đêm lại cùng chiếc thuyền thúng ra biển một mình dăng lưới, câu mực mấy năm trở lại đây khi các cánh rừng đây dần dần phục hồi, nước ngọn bắt đầu chảy trên các con suối nhỏ quanh năm và một vài loài chim, thú hoang trở về thì cũng là lúc biển nhiều tôm cá. Có nhiều đêm may mắn anh câu được chục kg mực về nhà lúc 2 giờ sáng và vợ chồng anh lại phải lặn lội vận chuyển ngay số mực này trong đêm trên quãng đường đi bộ gần 10km để kịp ra chợ bán. Các con anh ba cũng đã khôn lớn chúng được học hành ở những ngôi trường cách xa nơi anh chị sống bằng những tảo tần, mưu sinh nơi biển cả và hai cháu lớn đã có công ăn việc làm ổn định trên phố huyện. Thỉnh thoảng cuối tuần chúng lại rủ bạn bè đi bộ vượt qua nhiều km đồi cát về thăm cha mẹ “Robinson” và ngôi nhà đơn sơ ven biển nơi cực đông của tổ quốc.

0fdadb4a40a3b551084315dca1553b10.jpg

Căn nhà anh Ba - Cực Đông - Ảnh Trần Kỳ Tú

Những khó khăn về vật chất, tinh thần cũng có thể vượt qua nhưng điều đáng sợ nhất đối với đôi vợ chồng già khi mỗi lần có bão tràn về. Mặt biền sôi sùng sục những cơn gió giật liên hồi sức gió càng mạnh hơn khi không được cây rừng che chắn. Lúc đó cả gia đình phải kéo nhau chạy trốn vào mấy hang núi đá hẹp cách đó gần 3 km họ mặc cho gió biển gáo thét xé toang ngôi nhà đơn sơ thành những mảnh vụn và sau khi gió lặng, biển êm anh, chị lại quay về dựng lại căn nhà đó tiếp tục cuộc mưu sinh
Khi được hỏi về lý do tại sao anh đã an nhàn với tuổi già mà không trở về làng củng ba con dòng họ. Ngồi lặng lẽ hướng mắt ra biển nhìn những con sóng bạc đầu vỗ bờ anh Ba cho biết “Tôi không thể xa rời những con sóng ồn ào ngoài biển khơi để thay bằng tiềng nổ của động cơ xe ồn ào phố thị, tôi không thể xa tiếng chim hót gọi bầy mỗi sáng mai trên cánh rừng phục hồi đang ngày càng tươi tốt của vùng cực đông của tổ quốc. Có lẽ biển và rừng nơi đây đã là một phần máu thịt của vợ chồng chúng tôi”
Anh ba cho biết thêm là dạo này có rất nhiều bạn trẻ đến du lịch vùng cực Đông nên ngày thứ bảy, chủ nhật anh lại có thêm công việc dẫn tour cho họ đi tìm hiểu, khám phá vùng đất này và do thuộc lòng đường vùng núi này nên các bạn trẻ rất tin tưởng nhờ anh giúp đỡ, đổi lại anh cũng nhận được một phần chi phí. Nhưng với anh niềm vui nhất là các cánh rừng nơi đây đã trở lại màu xanh và anh có dịp giới thiệu với khách du lịch, nhất là các bạn trẻ về vùng đất xinh đẹp nơi một phần cuộc đời gia đình anh đã gắn bó.

d3fa93ac500a918ab6da6460cdbcae6f.jpg

Anh Ba dẫn đường - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Chia tay với đôi vợ chồng già “Robinson” ở nơi cực đông tổ quốc khi ánh chiều đang rực hồng chút nắng cuối ngày nơi dãy núi góc biển. Âm thanh rì rào tiếng những con sóng từ khơi xa ngoài biển đông vẫn ngày đêm cất lên bài ca muôn thuở. Bóng chị ba thấp thoáng ngoài mép nước đang tần tảo chuẩn bị lưới, thúng, dàn câu, đèn … cho một chuyến mưu sinh gian khó một mình trên biển đêm của chồng. Sát gần bờ nước là căn nhà nhỏ bé, xiêu vẹo với chút ánh sáng mờ ảo, leo lói hắt ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất nơi đây trong một mái ấm của hai con người cô đơn giữa vùng rừng, biển vắng. Xa xa từng đàn chim gọi nhau trở về từ biển sau một ngày kiếm ăn no nê và chúng tụ tập lại làm tổ, ngủ qua đêm trên những đám cây đang xanh của ku rừng phục hồi trên dãy núi. Ngước nhìn bầy chim trở về bằng đôi mắt đầy những nếp nhăn cùng năm tháng và dõi theo bầy chim đang bay. Anh ba nở một nụ cười mãn nguyện và dường như với anh nơi đây chưa có quá khứ của những năm tháng tàn phá rừng trong ký ức.
 
Last edited:
Cảm ơn bác Phùng Mỹ Trung về những thông tin trong bài viết. Em sẽ sắp xếp một chuyến ra đây với con người quả cảm này.
 
Cám ơn PmyTrung nói hộ tình cảm của rất nhiều ng. Với mình, trong 4 cực thì cực đông là cực để lại nhiều ấn tượng nhất, đặc biệt bởi sự tốt bụng, nhiệt tình của gia đình chú Ba. Lúc đi lo lắng bao nhiêu vì chỉ có 2 nữ chinh phục cực đông, lúc về happy bấy nhiêu vì sự tận tình của cô chú.
 
Siêu thế. Đi cực đông mà chỉ hai bạn nữ với nhau thôi sao? Ngưỡng mộ các bạn đấy.
Mình cũng có tấm hình chụp chung với anh Ba nhưng lúc đó còn đi giày thể thao màu trắng chứ chưa chơi giày công sở màu đen như đi với PMT.
sao lại không có bộ tam chứ ;) nghỉ chân ở trại tiền trạm
attachment.php
 
Last edited:
Chị có thể cho em nick yh để trao đổi kinh nghiêm chinh phục cực Đông k? đợt nay em cũng dự định có 2 nữ là em và 1 bạn nữa, vào để chinh phục Mũi Đôi, em chân thành cảm ơm chị :) đay là nick yh của em : goute_orion
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,119
Members
192,496
Latest member
buylinkedInaccounts412
Back
Top