Nhưng cũng có những điều không kỳ diệu lắm
Nền văn hóa tự tử
Sức ép của cuộc sống khiến nhiều người Nhật phải tự tử.
Tại Nhật Bản, mỗi ngày có khoảng 100 người tìm đến cái chết. Phần lớn họ đều là đàn ông và làm điều này một cách âm thầm, đơn độc. Là người Nhật, họ không cho phép mình nói về những ưu tư của bản thân. Với họ, thể diện là tất cả và "mất mặt" là điều không thể chấp nhận được. Chính vì vậy họ đã chọn cái chết.
Năm 1970 , người Nhật Bản có phong trào tự sát theo gương của các võ sĩ Samurai dùng kiếm nhọn rạch bụng vì thất bại trong cuộc sống
Năm 1999 , tại Nhật Bản, một trong những xã hội văn minh và giàu có nhất thế giới, gần 32.000 người đã tự tử. Họ chết không phải vì dịch bệnh, cũng không phải vì thiên tai. Họ chết chỉ vì không thể tiếp tục chịu đựng cuộc sống, và vì đạo luật hà khắc của Nhật Bản không cho phép họ tìm kiếm sự giúp đỡ.
Con số thống kê của năm 2000 thấp hơn so với năm 1999 khoảng 1.100 người, nhưng tỷ lệ này vẫn là cao nhất so với các nước có trình độ kinh tế và công nghiệp tương đương. Mỹ có cùng lượng người tự tử như Nhật Bản nhưng dân số của Nhật Bản là 126 triệu, trong khi Mỹ có tới 275 triệu dân.
Trong mấy năm trở lại đây, mỗi năm có trên dưới 30.000 người Nhật Bản tự tìm đến cái chết. Theo một số chuyên gia tâm lý, tự tử là hậu quả của chứng trầm cảm, có thể liên quan đến đến những vấn đề về việc làm
Trong những năm gần đây, ở nước này còn xuất hiện trào lưu những người muốn chết lên mạng Internet tìm kiếm, liên lạc với nhau rồi tự sát tập thể
''Tự tử qua mạng" chỉ những trường hợp tự sát của một nhóm người gặp gỡ trên Internet. Họ có thể nhìn thấy nhau qua webcam hoặc hẹn tại một địa điểm nào đó để cùng kết liễu đời mình. Theo Yoshikuni Masuyama, một quan chức tại Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản , 91 người đã chết trong 34 vụ tử sát tập thể năm 2005 , trong khi năm 2004 là 19 trường hợp với 55 người qua đời. Đa số những người này là nam giới thuộc độ tuổi 20 - 30.
Nguy hiểm hơn, hiện nay, nhiều website được thiết kế để với giao diện tối tăm, quái gở cùng những chat room reo rắc suy nghĩ cực đoan về cuộc sống. Một số site còn đăng danh sách các vật liệu cần thiết để làm ngạt, nơi mua và giá bán
Nhật Bản chứng kiến số lượng người tự sát tăng vọt trong thời kỳ suy thoái kinh tế năm 1998, sau những vụ phá sản nghiêm trọng trong ngành tài chính một năm trước đó. Và kể từ sau thời điểm này, số ca tự tử ở Nhật Bản đều ở mức trên 30.000 mỗi năm.
Năm 2004 có 32.325 vụ tự sát ở Nhật Bản, tức là cứ 100.000 người thì có 25,3 người tìm đến cái chết. Trong số này, nam giới chiếm hai phần ba, và nguyên nhân chủ yếu nhất là do không chịu nổi các vấn đề về sức khỏe và khó khăn kinh tế.
Nhằm giải quyết tình trạng này, chính phủ Nhật Bản đã đề ra một kế hoạch toàn diện gồm các biện pháp nhằm đưa số ca tự sát xuống mức trước 1998 trong vòng 10 năm tới.
Trong số các biện pháp được đưa ra có việc đẩy mạnh dịch vụ tư vấn ở trường học, tăng cường nhận thức về sức khỏe tâm thần ở nơi làm việc. Giới chức cũng sẽ cho dựng thêm nhiều rào chắn ở đường tàu hỏa nhằm ngăn người có ý định tự sát lao vào tàu; xây dựng các phần mềm lọc miễn phí, giúp ngăn cản sự truy nhập vào các website khuyến khích tự sát.
Theo số liệu của WHO, tỷ lệ ca tự sát tính trên 100.000 người trong năm 2000 ở Nhật Bản là 24,1, của Nga là 39,4, trong khi ở Pháp là 18,4 và Mỹ là 10,4.
Tại Nhật Bản, tôn giáo không cấm đoán người ta tìm đến cái chết và tự sát từ lâu được coi là một trong các cách thoát trần hoặc để tránh cho thân nhân khỏi bị bẽ mặt.
Ở phía sau ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ , có một khu rừng kì lạ , mỗi năm khu rừng đó thu hút hàng nghìn người Nhật Bản vào đó để tự tử bằng cách rạch bụng hoặc treo cổ lên cành cây .
( Sưu tầm )