What's new

Hai lần hành xác ở mũi Đôi

FBI cảnh báo: bài viết mang nặng tính thành tích, nên cân nhắc trước khi xem ;)

Đó là hai lần tôi đi tới mũi Đôi bằng cách nhảy đá men bờ biển và cũng là hai lần độc hành tới mũi Đôi. Lần thứ nhất vào tháng 3/2014 mất bốn ngày, lần thứ hai vào tháng 4/2017 mất hai ngày.

Để tới mũi Đôi, có nhiều cách đi; bạn có thể chọn cách đi tàu; có thể băng rừng, qua những đồi cát nắng cháy, luồn dưới rừng cây bụi đầy gai góc; hoặc có thể nhảy đá. Tôi thì chẳng chọn gì cả, đơn giản nó đến thì làm thôi (just do it). Con đường tôi đi đã được người trước đó gọi là đường ghềnh, tôi thấy chữ “ghềnh” ở đây có vẻ không đúng lắm nên tạm gọi là nhảy đá; có thể đi theo nhánh phía Bắc hoặc đi theo nhánh phía Nam. Nhánh phía Nam xuất phát từ bãi Na. Nhánh phía Bắc có thể xuất phát nhà chú Ba Thanh, dài hơn thì từ nhà chú Hai Châu, hoặc có thể dài hơn nữa.

Nhóm đầu tiên khai phá theo nhánh phía Bắc là nhóm fatjoe92 (Hoàng Minh Khôi) vào năm 2012, nhóm này đi nhảy đá và về bằng đường rừng. Sau đó, một số nhóm có khai phá theo nhánh phía Nam nhưng thông tin không công khai. Năm 2013, nhóm 7 người có nick facebook là Trung Pham, Chu Du (Nguyễn Tiến Hùng), Tuấn Lê, Rồng Ẩn Mình, Thích Ăn Chay (Tân Thanh Lê), Panda Panda (nữ duy nhất), Đỗ Lạ đã đi trọn hai nhánh trong ba ngày: đi nhánh Nam, về nhánh Bắc. Sự thành công của nhóm này đã khởi nguồn cho phong trào đi mũi Đôi toàn nhảy đá.

Mũi Đôi đến với tôi hoàn toàn tình cờ, khi tranduykts (Trần Duy) tạo topic “Cực Đông nhảy ghềnh, vờn sóng đêm trăng”; trước đó, tôi đã nghe qua về địa danh này nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Để luyện tập cho chuyến đi, Trần Duy đã khai phá ra cung leo Bà Đen mà bây giờ gọi là Đá Trắng. Trong chuyến luyện tập này, tôi vừa đi vừa ngủ do tối hôm trước phải làm việc đến gần 2 giờ sáng, sau đó chạy đi đón ôm rồi phi lên Tây Ninh, tới nơi là 5 giờ sáng, chỉ kịp chợp mắt chút. Vừa tự ái do bị Trần Duy nghi ngờ về sức khỏe, vừa để tranh thủ đi sớm để cuối tháng 4 tham gia chuyến leo Fansipan từ Lai Châu (chuyến này cuối cùng tôi không đi được) nên tôi quyết định nhảy đá một mình vào tháng 3/2014.

Tháng 9/2015, nhóm Tran Minh Tuyen (mrlonely909) mất một ngày để nhảy đá từ bãi Na ra mũi Đôi nhưng sau đó không đủ sức phải về bằng đường rừng. Nghe nói đầu năm 2016, nhóm Tran Minh Tuyen đi trọn 2 nhánh trong 15 giờ, xuất phát từ bãi Na, không rõ điểm kết thúc ở nhánh phía Bắc. Tin này đến khiến tim tôi lại rộn ràng, lại muốn thử sức một lần nữa. Nhưng cũng phải hơn một năm, tôi mới có thể thu xếp cho chuyến đi thứ hai này, tháng 4/2017.
 
Xuất phát từ TP.HCM, tôi đi xe khách đến chân đèo Cổ Mã, tại đây có lối rẽ đi Đầm Môn; có rất nhiều xe, tôi chọn Phương Trang. Từ bến xe Miền Đông, xe xuất bến khá đúng giờ, chạy mất khoảng 9 tiếng rưỡi để đến chân đèo Cổ Mã. Lần trước, tôi đi chuyến 20h nên tới 5h30 sáng thì xuống xe, bắt xe ôm vào Sơn Đừng ngay. Lần này, do không nhớ nên tôi đi chuyến 19h, hơn 4 giờ sáng, bị phụ xe đánh thức, tôi vẫn còn ngái ngủ ; 4 giờ 20 sáng, cách lối vào Đầm Môn khoảng 400m thấy hai bên hàng quán tối om nên xuống xe ngay gần quán hàng ăn sáng đèn.

Vào quán, chị chủ quán đang lui cui chuẩn bị hàng chợ, vẫn chưa có gì ăn; tôi đành ngồi ghế chờ. Một người đàn ông từ võng kế bên đi ra hỏi thăm, tôi chả rõ ai, cứ gọi đại là anh; mà nghe tiếng được tiếng không vì giọng vùng này tôi nghe không quen, họ phát âm “a” thành “e”. Đến khổ, tôi làm nghề dịch vụ lâu nên ai cũng gọi là anh, là chị được. Mà người đó cũng nói trỏng với tôi nên tôi không phân biệt được. Mãi về sau, khi ăn xong mới có dịp đối chiếu lại người này với chị chủ quán và một người, có lẽ là mẹ chị thì mới bổ ngửa ra. Chú ấy bảo tôi ra võng nằm nghỉ trong lúc chờ có đồ ăn sáng. Tôi ban đầu nghĩ chỉ có một võng thôi nên còn giữ ý, bảo thôi, anh cứ nằm đi, em ngồi ghế đợi được rồi. Ngó ra thì thấy có hai võng, nghĩ chả dại gì ngồi đợi, tranh thủ ngủ thêm chút nữa. Thế là, trùm hai ống tay chống nắng vào (cũng chống lạnh luôn), tôi ra võng nằm khoèo, không quên ôm theo hành lý.

Nằm được một lúc thì ông chú đánh thức tôi dậy, kêu ra ăn sáng. Hàng ăn chả biết có gì, thấy hai tô cháo ai đã ăn từ trước đó, tôi cũng kêu một tô cháo. Cháo lòng ăn cũng được, 10.000 đồng một tô. Vừa ăn vừa hỏi xem có ai chạy xe ôm không để vào Sơn Đừng. Ở đây, họ gọi xe ôm là xe thồ; từ này tôi đã nghe thấy ở M’Drak (Đắk lắk) nên không thấy lạ. Xe ôm đến, tôi lại gặp lại người quen; đó là chú Thanh, người đã chở tôi vào Sơn Đừng và từ Sơn Đừng ra trong chuyến đi ba năm trước. Ban đầu, tôi không nhận ra, khi chú mở lời thì tôi nhận ra luôn. Số điện thoại của chú, tôi vẫn lưu từ ba năm trước nhưng không gọi vì e lâu quá, chú không có chạy nữa. Thế là tôi đeo camera hành trình lên vai, đội nón bảo hiểm rồi hai chú cháu xuất phát vào Sơn Đừng.
 
Đường từ Cổ Mã vào Sơn Đừng trải nhựa đẹp. Tỉnh mới làm thêm một đường nữa trải bê tông xi măng từ ngoài Quốc lộ 1 vào, giao với đường trên. Từ Cổ Mã vào đến gần Đầm Môn, nồng mùi hải sản. Bên phải đường, những vuông nuôi tôm với cơ cấu trục gì đó, có lẽ là sục khí, đang liên tục quay. Mấy chiếc tàu gỗ nhỏ đang đậu gần bờ, vài người khuân vác, vận chuyển cá, vài người họp chợ. Đi sâu hơn nữa là một đoạn rừng ngập mặn nhưng không hiểu vì lý do gì mà thấy nhiều cây trơ gốc, cháy đen. Bên trái vẫn là những trảng cát chạy dài. Chú Thanh nói đường đang được mở rộng thêm nhiều làn xe để cho xe chạy vào trong cảng cá Đầm Môn. Phía ngoài Quốc lộ 1, cũng có một đoạn đường nữa đang làm, có lẽ phục vụ cho xe vào cảng cá Đầm Môn sau này hoặc để tránh khu dân cư. Đã bắt đầu xuất hiện vài quán nhậu hải sản và cà phê mà ba năm trước, tôi không thấy có. Chẳng mấy chốc, con đường làm xong, hai bên đường sẽ lại tấp nập hàng quán như bao khu vực phát triển khác. Ngã ba Đầm Môn – Sơn Đừng còn thấy cắm biển du lịch sinh thái, tôi không nhìn kỹ nên không rõ nội dung.

Vào sâu trong Sơn Đừng, không còn thấy nhà cửa gì nữa. Con đường ngút ngát với hai bên là những đồi cát, phi lao. Tuy nhiên, có vài chú bò nhởn nhơ hay những vệt cát trên đường có thể làm đo ván bất cứ tay lái lụa nào. Hãy cẩn thận.

Tới đầu đường mòn, tôi gửi lại chú Thanh camera hành trình vì tôi thấy nó không ổn định khi di chuyển. Trả tiền chú Thanh, tôi kiểm tra lại số điện thoại của chú đã lưu, vẫn số cũ. Số tiền vẫn như cũ, 80.000 đ cho khoảng 20 km từ Cổ Mã vào (lần trước có hơn, khoảng 28 km vì tôi vào sâu hơn, không đi theo đường mòn). Cảm giác mọi thứ ở đây chưa kịp thay đổi nhiều, vật giá khá rẻ.
 
6:30: xuất phát từ đường mòn

Để đến bãi Na, tôi đi theo đường mòn từ Sơn Đừng qua các đồi cát để đến nhà chú Hai Châu. Đi khoảng nửa đường thì có đường mòn ngoặt sang phải để đến bãi Na. Đường mòn ra bãi Na khá rõ; tuy nhiên, nếu không rành đường hoặc không có định vị thì tôi khuyên bạn hãy cẩn trọng trước khi đi vào. Chuyến đi này, đường mòn sang bãi Na được tôi tạm vạch ra trên máy định vị sau khi xem bản đồ vệ tinh trên Google Maps nhưng cũng thấy khá chính xác. Vùng đồi cát khô cằn không nhiều loài thực vật có thể tồn tại được. Thỉnh thoảng lại thấy vài chỗ cát nhô hẳn lên, nơi đây là chỗ có loài thực vật nào đó sống, làm chỗ bám cho cát; thực vật bám cát để tồn tại, cát bám thực vật để khỏi bị thổi bay, như một lẽ sinh tồn phải nương tựa nhau mà sống.

attachment.php


Bước chân nặng nhọc đi cao lên chút nữa, tôi có thể thấy biển phía vịnh Vân Phong. Thấy biển đem lại cho người ta cảm giác mát mẻ hơn khi phải dặm dài bước trên con đường gần như hoang mạc.

attachment.php


Trong chuyến đi lần trước, tôi chưa biết có đường mòn này nên đã cắt ngang các đồi cát từ cuối Sơn Đừng sang bãi Na. Cũng vẫn là cảnh tượng thực vật khô cằn nhưng tôi lại thấy đường dây điện và từ đây thấy vịnh Vân Phong rõ hơn. Theo lối cắt ngang này, tôi phải chui luồn qua các khóm cây bụi , bị kiến chui vào lưng, bị vướng mà phải bỏ ba lô ra rồi mới qua được.

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Phải có sức khỏe tốt lắm mới Sáng ra, Chiều về! Nhưng ngủ 1 đêm là tuyệt vời nhất!

Hiện tại, theo thông tin mình biết, với việc đi nhảy đá, về nhảy đá thì chưa có nhóm nào Sáng ra, Chiều về. Nhóm Tran Minh Tuyen đi 15 giờ cũng là đến bãi Na từ chiều tối hôm trước rồi hôm sau dậy đi từ sớm.
 
Tiếp đi bạn. Tôi cũng đã 1 mình đường nhảy đá từ bãi Na đầu tháng 1/2015 định đi toàn bộ đường nhưng chỉ được 1 chặng. Xuất phát bãi Na 2h30 chiều hôm trước thì đến mũi Đôi 2 giờ chiều hôm sau. Ngủ đêm dọc đường nằm trên 1 tảng đá gặp mưa lạnh, biển động không có chỗ dựng lều. Tôi tưởng mình khỏe nên vác ba lô nặng hơn 20 kg mang đồ ăn hoành tráng định 1 mình phè phỡn ở mũi Đôi. Ai dè đi mệt quá nên tôi không chụp được nhiều ảnh mặc dù đã tập luyện thể lực rất nhiều trước đó. Đến mũi Đôi bị kiệt sức, thiếu nước về đường rừng lên hết con dốc về đầu tiên còn bị chuột rút. Kỷ niệm không thể quên.
 
@Linhmoitote: cứ từ từ bạn ạ, mình mới về hôm thứ 7 mà. Với lại, phải nhớ lại cả hành trình 3 năm trước nữa nên không nhanh được.

Mang 20kg là quá nặng cho cung này vì sẽ làm chậm hành trình; chuyến đầu mình mang chỉ chừng 11kg, chuyến sau mình chỉ mang chừng 3kg, vậy mà vẫn thấy lặc lè.

Vấn đề lớn nhất của cung này là nước; có ít nhất 3 điểm lấy nước ngọt ở nhánh phía Bắc mà mình sẽ đề cập sau.
 
Càng tiến đến gần biển, các bụi cây càng có vẻ xanh tốt hơn. Đã lác đác thấy những bông hoa mà tôi không biết tên; kiểu hoa trông rất giống hoa phượng vỹ hay hoa ban, tất nhiên, màu sắc thì khác. Dù gì thì giữa một hoang mạc đầy cát với cây bụi thế này thì đây cũng xứng đáng là hoa hậu chứ nhỉ.

attachment.php


Nụ hoa e ấp cũng đẹp đó chứ.

attachment.php


Một cây thân gỗ hiếm hoi ở nơi này. Để thích nghi với điều kiện khô hạn, một số loài cây có lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước; một số loài cây dự trữ nước trong thân; phần lớn các loài cây có thân lùn nhưng với bộ rễ rất lớn và dài để có thể hút nước dưới sâu.

attachment.php


Vòm cổng tiến vào thiên đường :)

attachment.php


7:30: đến bãi Na, mất một giờ đồng hồ. Trong chuyến lần trước, tôi xuất phát từ cuối Sơn Đừng từ khoảng 7h30 và tới bãi Na lúc 9h30, mất khoảng hai giờ đồng hồ.

attachment.php
 
Xin phép bạn góp vài cái ảnh nhé, nó cũng phần nào cho thấy cung đường này gian khổ thế nào.
Đây là tracklog mình đi.
attachment.php

Đi một mình có lúc phải dùng dây thế này, trông gần thế này thôi chỗ này sâu khoảng hơn 2 mét, ở giữa lại có cái khe sâu thêm khoảng 3 mét. Nhảy xuống ngã cái là toi. Phải cho ba lô xuống trước rồi vòng chỗ khác mới nhảy được.
attachment.php

Hoàng hôn ngày thứ nhất
attachment.php

Chỗ ngủ đêm chụp buổi sáng thức dậy.
attachment.php

Bình minh
attachment.php

Khe nước không thể vượt qua nếu đi 1 mình vác ba lô nặng
attachment.php

attachment.php

Không qua được khe nước thì phải vượt cái vách đá khổng lồ cao như tòa nhà 3 tầng này.
attachment.php

Cả ngày trên đầu là mặt trời, dưới chân là đá nóng. Nghĩ lại nhớ món thịt bò nướng đá. Hiếm hoi lăm mới có chỗ nghỉ ngơi thế này.
attachment.php

Và đây là chỗ nghỉ chân gió thổi lồng lộng lúc 1 giờ 30 chiều ngày thứ hai, đói quá lôi đồ ra ăn, ngồi 1 lúc mới nhận ra mình đã đến gần mũi Đôi chừng nào. Mũi Đôi ngay trước mắt.
attachment.php

Giờ nghĩ lại vẫn nhớ những cú nhảy nguy hiểm ở đấy.
Kết luận: Đi 2 người sẽ an toàn hơn nhiều vì mình mang 3 lô nặng nhiều chỗ rất khó nhảy, nhảy xuống đã khó mà nhảy qua khe để bám vào 1 tảng đá cao hơn còn khó và nguy hiểm hơn. Một mình không nên thử sức cung đường này vì khi bạn bị ngã, không ai biết bạn ở đâu mà cứu (chỗ này sóng điện thoại phập phù, hầu như không có). Lúc đi chặng này nhiều lúc tiến không được mà lùi không xong. Lúc đấy mới thấy mình ngu. Ăn chơi nghỉ ngơi không muốn lại đi hành xác, lơ mơ còn mất xác.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,895
Members
192,576
Latest member
NathanBond
Back
Top