What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Re: ấn độ - đại lục tinh thần

Cũng giống như đi các nước khác, việc đầu tiên là phải xin visa. Nghe nói HC Vietnam mình được mấy chục nước miễn Visa, nhưng chắc toàn những nước ở đâu đó. Chứ trong list những quốc gia phải đi của tôi thì chưa nước nào được miễn visa cả.
Nhưng visa Ấn độ không khó nếu không muốn nói là quá dễ vấn đề là mất thời gian và tiền thôi. Thậm chí họ còn cấp visa Arrival. Chúng tôi thiếu dek gì thời gian nên xin cấp trước cho an toàn. Sợ tới nơi vì một lý do gì đó nó lại ko cấp visa arrival thì bỏ mẹ.
Có 02 loại visa, visa điện tử cho phép nhập cảnh 1 lần và thời hạn 6 tháng và visa truyền thống cho phép nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn 1 năm. Các bạn tôi chọn cách apply visa điện tử, còn riêng tôi chọn visa truyền thống với suy nghĩ “Biết dek đâu được, mình phải quay lại Ấn độ thì sao”
Đi bất kỳ quốc gia nào cũng có nguy cơ không an toàn, ngay cả châu Âu văn minh thế nhưng gần đây cũng bị bọn Hồi giáo cực đoan đánh bom, khủng bố liên mien. Ấn độ thì về độ an toàn đương nhiên là kém châu Âu và nguy cơ: cướp, hiếp, giết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chúng tôi toàn những thằng đi theo kiểu backpacking khá nhiều nên cũng đủ kỹ năng và kiến thức để có thể tránh được những nguy cơ đó. Nhưng cái chúng tôi sợ nhất ở đây là đồ ăn Ấn độ. Đọc đến đây, các bạn có thể cười vì bảo backpacking dell gì mà các ông sợ đồ ăn. Thật sự là bọn backpackers chúng tôi có thể ăn và ngủ bất kỳ chỗ nào. Nhưng đồ ăn Ấn độ thì chúng tôi đã thử và kết luận là không thể ăn được do người Ấn dùng quá nhiều cà ri cộng với cách ướp thức ăn của họ có mùi rất hắc nên ăn cực kỳ khó chịu.
Thế là kế hoạch mang mỳ tôm, ruốc, mắm muối đi để khi đến nơi buổi chiều nếu có thời gian thì tranh thủ đi chợ về nấu nướng theo kiểu VN mình. Hơn nữa người Ấn họ ăn bằng 10 ngón nên chúng tôi mang dao, dĩa, thìa đi nhằm đảm bảo cho vệ sinh sạch sẽ.


https://flic.kr/p/WDsVtu
 
Đang hóng - chảy nước miếng theo bước chân của bác! Tiếp theo là cho cái lịch trình để những người ở nhà dễ hình dung bác nhỉ. Cám ơn bác đã chia sẽ!
 
Đây là itinerary của chúng tôi trước khi khởi hành và sau này thực tế chúng tôic ũng bám sát itinerary này. Có thay đổi một chút không đáng kể

Day 1 (24 Jul): 16h05 Flight (9W 4303) from Hanoi to Bangkok and connect flight (9W 63) at 20h10’ to Delhi

Day 2 (25 Jul): 9h40’ flight ( 9W 609) From Delhi to Leh. Visit Leh market. Stay in Leh

Day 3 (26 Jul): Visit Shey monastery, Thiksey monastery, and Hemis monastery. Stay in Leh

Day 4 (27 Jul): Go to Nubra valley, ride motor pass to Khardung La. Visit Diskit monastery, Hunder village. Stay in Hunder village

Day 5 (28 Jul): Visit Sumur village, Panamik monastery. Come back to Leh. Stay in Leh

Day 6 (29 Jul): Visit Lamayuru monastery, Alchi village, Alchi monastery. Stay in Leh

Day 7 (30 Jul): Visit Pangong Tso lake. Stay in Pangong Tso

Day 8 (31 Jul): Visit Chemday, come back to Leh. Stay in Leh

Day 9 (1 August): Visit Leh Palace, Sakar monastery. Stay in Leh

Day 10 (2 August): 11h55’ Flight (9W 610) to New Delhi. Check in Stops Hostel Delhi (4/23-B, Asaf Ali Road, Daryaganj, Chandni Chowk, New Delhi, 110002)
Afternoon: Visit Jama Masjid mosque, Red fort, Indian gate

Day 11 ( 3 August): Go to Agra and Visit to Taj Mahal (Full day) Stay at Stops Hostel Delhi

Day 12 (4 August): Visit Humayun’s Tomb, Gurudwara Bangla Sahib. Stay at Stops Hostel Delhi

Day 13 (5 August): Sunrise in Qutb Minar Complex, Visit Mehrauli Archaeological Park, Afternoon visit market.... Stay at Stops Hostel Delhi

Day 14 (6 August): Check out Hostel and come back to Airport. 01h05’ flight (9W 78) to Hongkong and connect to Hanoi at 16h10’ (9W 4814)
 
Vì chuyến này bọn em đi kết hợp chạy motor nên đồ đạc chuẩn bị cũng khá lỉnh kỉnh. Mất nguyên 1 balo 75l chỉ để đồ: giáp, mũ, găng tay, quần áo chạy xe. Nói gì thì nói mình đi chơi thì phải an toàn phải trước hết phải không các bác. Những bài học đắt giá về chủ quan nhiều rồi, cuộc chơi còn dài, chơi sao cho đúng sức mình là được. Chứ lấy mấy cái tốc độ làm thước đo, lấy độ phê là tiêu chí thì có lẽ bọn em quá tuối.
Ấy nhưng chuẩn bị dù có kỹ càng đến mấy thì vẫn thiếu, và chính cái thiếu đó mà sau này bọn em đến khổ khi ở nước bạn


Đồ đạc đã chuẩn bị xong






 
Xác định luôn là sang Ấn độ đói cmnr nên trước khi ra sân bay anh em chúng tôi ra nhà hàng Hải sản bơm năng lượng cho những ngày sắp tới sang Ấn độ.


 
Cơm no rượu say xong mấy thằng phi lên sân bay và quá trình khổ hạnh bắt đầu.
Chúng tôi mua vé chặng Hanoi - Bangkok của Vietnam Airline và nối chuyến bay từ Bangkok - New Delhi của hãng Jet Airways lúc về bay New Delhi - Hongkong cũng của Jet Airways và nối chuyến về Hanoi với hãng Hongkong Airline. Tổng thiệt hại cho vụ vé MB này mất gần 15 củ/ người
Chúng tôi có 30kg hành lý ký gửi và mỗi người được 2 kiện. Cô bé làm thủ tục nhận hành lý cho chúng tôi khá lúng túng trong việc chuyển thẳng hành lý đến New Delhi làm chúng tôi cứ lo, hành lý nó mà ở lại Bangkok mà người thì đi New Delhi thì bỏ mẹ





Bốn thằng lang thang và hành trình khổ hạnh bắt đầu


 
Làm thủ tục xong mấy thằng ra quán cafe ngồi chém gió chưa và qua an ninh vội các bác ạ. Cho nó rẻ vì cafe cùng ở Nội bài nếu bên ngoài (chưa làm thủ tục xuất cảnh) thì giá đâu có 30-40 K/ ly còn đã trót qua cửa xuất cảnh thì giá nó lên tới 5 USD/ ly. Thế nên tội gì vào trong đó uống cafe nó đắt. Chúng tôi ngồi ngoài này đến sát giờ mới vào.
Nhìn xung quanh thấy người nọ người kia có người nhà đi tiễn, giâtj mình 4 thằng chúng tôi chẳng có ai đi tiễn cả cũng tủi thân lắm. Nhưng thôi mình quen lang thang độc hành rồi, tiễn tiếc làm gì cho tốn nước mắt :))


 
Hôm đó là một ngày không may mắn cho chúng tôi. Lúc chuẩn bị đi lấy cái thẻ tín dunjg ra scan vào uber xong rồi tôi quên mất nó ở nhà. Ra đến sân bay hãng hanfg không Sorry Airline lại thông báo delay mất 1h vì lý do gì đó nghe quen lắm. Trong khi chúng tôi chỉ có 2h nối chuyến ở Bangkok vậy là xác cmn định luôn là vừa sang vừa chạy.
Ngồi một chỗ mà cũng sốt ruột, hết đi vào phòng hút thuốc ra lại vào chỉ sợ nó lại delay thêm 1h nữa thì xác định là ở lại Bangkok chờ đến hôm sau luôn. Ơn trời cúối cùng cũng đến giờ boarding






 
Bay Hanoi - Bangkok chúng tôi bay bằng máy bay Airbus 321. Chỗ ngồi cũng khá chật chội và đệm thì khá mỏng. Hơn thế nữa chúng tôi lại được "ưu tiên" ngồi cuối máy bay. Nhưng chẳng sao, có gần 2h bay thôi chẳng nhằm nhò gì.
Nhưng đến Bangkok máy bay cứ bay trên trời mãi không có lệnh xuống, chúng tôi lại sốt ruột. Ngồi hàng ghế trước chúng tôi là một bạn nam người Ấn độ. Bạn này cũng bay nối chuyến về New Delhi như chúng tôi, cứ tưởng ông này đi lại Hanoi - New Delhi nhiều nên sành sỏi, hóa ra cũng gà. Lúc xuống sân bay Bangkok ông ấy còn chạy theo và hỏi chúng tôi :D


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,122
Members
192,340
Latest member
routermikrotik
Back
Top