What's new

[Chia sẻ] Indonesia 2018 - Phi xe máy trên những nẻo đường Java - Bali

Bài này chia sẻ câu chuyện và hình ảnh chuyến đi Indo 3 tuần hồi Tết của mình, những ai chưa đi có thể xem làm tư liệu tham khảo sau này đi, hoặc coi như du lịch bằng ảnh cũng được.

Hình ảnh chuyến đi được chụp bằng máy DSLR lẫn điện thoại cùi bắp nên đôi lúc chất lượng không đồng đều nhau...
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Mục lục
I/ Mở đầu

II/ Jakarta
a/ Sân bay : Trang 1
b/ Đường phố: Trang 1

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

I/Mở đầu
Indo lẽ ra mình đã đi lâu rồi, sau khi đã đi bằng motor qua hầu hết các nước Asean khác, nhưng mãi đến năm nay mới đi. Lý do là nếu muốn mang xe máy qua Indo thì thủ tục khá nhiêu khê, vận chuyển rắc rối...nên chần chừ mãi. Cuối cùng năm nay quyết định không mang xe qua mà qua đó thuê xe chạy. Vậy là chốt.

Indo là một quốc gia đông dân, tới 250 triệu người, và lãnh thổ rất rộng, trải dài lại còn bị ngắt quãng bởi biển cả, vì nước này có tới 18.000 hòn đảo, nên còn gọi là đất nước Vạn Đảo. Mình chỉ chọn đi 2 đảo lớn , du lịch phổ biến là Java và Bali, còn Sumatra, Kalimantan, Papua, Maluku… thì thôi để lại, sau này có thời gian thì đi, không thì đi nước khác.

Do mình không thích đi VNA, nên không đi chuyến bay thẳng qua Indo, mình mua vé của Air Asia transit ở Kuala Lumpur. Đưa ông Táo xong thì đi.

Sự cố đầu tiên
Chưa có chuyến nào khởi đầu và kết thúc hành trình gặp nhiều sự cố như chuyến này. Đầu tiên ra quầy vé được biết là mình không có đăng ký gửi hành lý, trong khi lúc book vé rõ ràng đã đánh dấu chọn đầy đủ các option, từ mua bảo hiểm đến chọn mua mang hành lý 20kg. Chả hiểu sao lại mất cái option này. Phải đi mua lại mất 120$ trong khi lẽ ra chỉ mất 25$ cho mỗi 1 cái tripod có hơn 1 kg ( tripod không được mang lên máy bay vì sợ uy hiếp hàng không) nhưng quan trọng là lại phải xách hành lý đi tìm quầy thủ tục xếp hàng đợi mua mất thêm 1 mớ thời gian nữa, vì mất thời gian ở đây mà mém tiêu ở vụ tiếp theo sau.

Đến lúc làm thủ tục xuất cảnh thì chú CB phụ trách sau khi hỏi mình đi đâu, làm gì… rồi nhìn mình lắc đầu nói” Em e rằng anh phải ở lại, không đi được rồi”, nhìn mặt mình ngớ ra, chú nói:” Hộ chiếu của anh không có giá trị!”.

Do để đề phòng trục trặc trong trường hợp mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu phải để thuê xe khi du lịch, mình đem theo hộ chiếu cũ hết hạn để đề phòng có thêm giấy tờ tùy thân, dù hộ chiếu hết hạn nhưng ít còn hơn không có gì, rồi thế quái nào khi làm thủ tục lấy vé lại đưa số hộ chiếu cũ, hộ chiếu này dĩ nhiên đã không còn giá trị.

Mình lấy hộ chiếu mới ra đưa chú nhưng chú CB vẫn lắc đầu:” Trường hợp của anh lúc nãy đã ghi nhận số hộ chiếu cũ, giờ ra đây dùng hộ chiếu khác, tức là hệ thống đã ghi nhận anh sử dụng 2 hộ chiếu, cá nhân em không thể giải quyết được, cái này anh phải làm việc với lãnh đạo thôi anh ạ”.

-Còn 10 phút nữa là tới giờ anh lên máy bay rồi, liệu có kịp không?

-Em có xem vé anh rồi, anh phải gặp lãnh đạo nhanh lê
n.

Rồi chú ngoắc tay gọi một chú CB đứng trực tới dẫn mình đi, căng rồi…

Sau khi nghe mình trình bày, chú lãnh đạo nói: “Thôi anh trở lại làm thủ tục đi, chúng tôi cố gắng tạo điều kiện cho anh đi kịp”.

Mừng quá chạy trở lại quầy, chú CB hồi nãy nói với mình: “Theo đúng nguyên tắc tụi em phải làm biên bản sự vụ, sau đó làm biên bản thu giữ hộ chiếu hết hạn. Nếu làm biên bản là anh trễ chuyến bay chắc luôn, sếp nói linh động giải quyết cho anh đó”.

Cảm ơn chú, hú hồn thật…
(Vậy là vẫn giữ được hội chiếu cũ làm kỷ niệm các chuyến đi trước)
 
II/ Jakarta
a/ Sân bay

Transit ở sân bay Kuala Lumpur lúc 3 giờ sáng. Mình đi Malaysia rồi, nhưng đi đường bộ nên chưa đến sân bay này lần nào. Cứ tưởng transit 1 đoạn ngắn nên không lấy xe đẩy, hậu quả là đeo balo máy ảnh nặng trĩu đi suốt cả sân bay từ đầu bên này đến đầu bên kia oải hết người. Ai sau này transit ở sân bay nhớ lấy xe đẩy hành lý đẩy đi nếu mang hành lý xách tay nặng

1/ Bên trong sân bay ở Kuala Lumpur, lối đi xuống qua khu transit

40126628015_a1c7051941_o.jpg


2/ Khu vực bán hoàng hóa giữa sân bay. Để bán được hàng thì nó phải nằm giữa lối đi của du khách đấy là lý do mình phải đi bộ quá xa
40978183202_a0389b13df_o.jpg


3/ Khu mỹ phẩm thắp hàng trăm đèn cao áp, sáng rực như ban ngày
40978181212_fa4e0ca139_o.jpg


4/ Gặp các em tiếp viên Air Asia đi ngược chiều. Hãng này được xem là hãng hàng không thứ dữ, vì có rất nhiều tiếp viên nữ thuộc dạng... cá sấu :D
41020380071_b550579c9b_o.jpg


Máy bay hạ cánh ở sân bay Jakarta lúc 8 giờ sáng, sân bay gần biển nên quang cảnh xung quanh khá hoang sơ.

5/ Khu đô thị phía Bắc Jakarta ngay bờ biển, sân bay cũng nằm ở đây
40310895694_8976f06b87_o.jpg


6/ Sao chỗ này đất hoang hóa trơ trọi?
40977975192_2559374909_o.jpg


7/ Một sân vận động nằm chơ vơ trên đồng nước
40977974472_bc17ba5d4e_o.jpg


8/ Trong sân bay Jakarta trồng mốt số bụi cây lớn, trang trí họa tiết cho đỡ nhàm chán với bối cảnh betone kính vuông vức xung quanh
40310893224_d6b9e03eab_o.jpg
 
Jakarta
b/ Đường phố

Sau khi hạ cánh việc đầu tiên là tìm mua sim để gọi xe Uber hay Grab. Cửa hàng tiện lợi tại sân bay không có bán ( thường ở Thái, Malaixia, Sing các cửa hàng tiện lợi hay bán luôn sim) mà tiệm bán trang phục kế bên lại bán. Hai em gái Hồi giáo xinh đẹp niềm nở giới thiệu với mình sim có 6gb data có giá 200.000RP ( tương đương 350.000đ), loại rẻ hơn không có nên thôi mua luôn, nghĩ xài không hết bỏ cũng được. Ai ngờ đâu chỉ 2 ngày sau là hết, vì 6Gb đó nhà mạng chia ra đủ thứ: 2Gb cho Video, 2 Gb cho Ứng dụng chat… phần flash data chỉ có mấy trăm Mb mà 2 ngày chỉ có xài Google map với check mấy trang web là hết sạch.

Tức nhất là giá trị thật của sim chỉ có… 33.000Rp thôi, giá gốc dán luôn trên bìa sim phía sau mãi sau này mới thấy, nhưng 2 em gái ấy bán cho mình gấp 6 lần, thậm chí không thèm gỡ giá gốc ra luôn. Sao 2 em theo đạo Hồi mà nỡ lòng nào lừa một người trai vô thần nước Việt dã man con ngan như vậy? Hai em đẹp thế liệu Thánh Allah có nỡ lòng bẻ cổ không? Chắc là… không, và chắc sẽ còn nhiều người nữa bị 2 em ấy chặt khúc chặt khúc chặt khúc…

Nói chung không nên đánh giá mức độ thân thiện hay thật thà của một đất nước, một dân tộc thông qua những người làm trong ngành du lịch, vì nhiều người trong ngành này đã quen với việc chỉ nhăm nhe móc túi du khách. Ngay cả một đất nước nổi tiếng thật thà thánh thiện như Myanmar, một số người làm du lịch vẫn tìm cách nói dối và định gạt mình lấy thêm tiền, (tội cái các bạn ấy không thành công do mình biết tỏng vì đã tìm hiểu trước rồi).

Jakarta không phải thành phố du lịch dù rất lớn, nó giống Sài Gòn, chủ yếu là nơi trung chuyển du khách đến vùng khác. Trước khi đi mình tìm chỗ cho thuê xe máy ở Jakarta thì search mãi chỉ ra được 4-5 chỗ, mà hầu hết trang web không còn hoạt động hoặc Facebook cả năm trời k0 có ai post bài hay reply. Cuối cùng tìm ra cách search từ khóa “sewa motor” ( tiếng Indo sewa là thuê) mới tìm ra được tầm hơn chục chỗ khác, nhưng mấy chỗ gửi email không ai trả lời, những chỗ còn lại không có email, chỉ có điện thoại nên đành đợi lúc qua liên lạc, vì đã k0 xài tiếng Anh có thể cũng không biết tiếng Anh mà nói chuyện.
Chỗ gần nhất cũng cách sân bay 16km. Mình gọi điện thì họ nói có xe, giá 80.000 rupi ( 135.000đ) một ngày, nếu thuê 1 tuần thì giá chỉ còn 60.000 rupi thôi. OK, để tao tới lấy xe nha mậy.
Gọi Grab, leo lên xe và bắt đầu ngắm thử đường phố Jakarta

9/ Đi ngang tòa nhà này, nhìn quá hoành tráng, cứ tưởng đại sứ quán hay tòa nhà chức năng nào đó của chính phủ. Lúc về check lại mới biết hóa ra nó chỉ là 1 trường đại học tư nhân, là đại học Tzu Chi ( Từ Tế), do một bà sư người Hoa sáng lập
40977973182_8c6a7ce5c2_o.jpg



10/ Tòa nhà này rất hoành tráng, qui mô, đáng ngạc nhiên khi nó được xây bằng tiền vận động của sư bà. Tzu Chi là 1 hội từ thiện lớn ở Đài Loan, có nhiều chi nhánh, ở VN cũng có, địa chỉ ở đường Phùng Hưng quận 5.
SBTC489a.jpg


11/ Đường phố đoạn này gần như nhà nào hai bên đường cũng chơi 1 cái tháp, kéo dài cả nửa cây số. Gợi nhớ Việt Nam hơn 20 năm trước cũng có mốt xây tháp kiểu này trên mấy nhà ống, đủ kiểu tháp từ Tây Tàu, phong cách Phật, Thiên Chúa, Hồi giáo… tè le.
40310891714_17f75d0f84_o.jpg


12/ Sau các dãy nhà hoành tráng, bắt đầu tới khu lụp xụp, rác rưởi
40977972272_a6044e95fc_o.jpg


Cuối cùng Grab đưa mình tới một khu dân cư, có cổng an ninh nên xe không vào được, mình xuống xe đi bộ vào tìm địa chỉ mãi không ra, hỏi người ta chỉ vào một tòa nhà siêu thị lớn, ra địa chỉ đó k0 phải ngôi nhà mà là kios, vào đó lại đi hỏi, mỗi người chỉ khác nhau, vật vã mãi mới đến được đúng địa chỉ lại là một kios đóng cửa, trống trơn, treo bảng cho thuê.
Lấy điện thoại ra gọi cho chỗ thuê xe
- Chỗ của mày ở đâu mà tao tìm mãi k0 thấy? Mày chỉ tao đến đi, tao đang ở kios số…
- Thôi, mày không cần đến chỗ tao đâu, xe tao cho thuê hết rồi, 2 ngày nữa mới có xe cho thuê
- Goát đờ Heo? Tao nói với mày tao đến thuê xe mà?
- Mày thông cảm, tao đâu chắc mày có tới hay không, bao giờ tới… ai đến thuê trước thì tao giao xe, vậy thôi, bye bye!!!!!

Nó nói cũng có lý của nó, xui là mình tới chậm thôi.
 
Jakarta
c/Thay đổikế hoạhc


Lấy điện thoại ra gọi các điểm thuê xe còn lại trong list thì không liên lạc được, hoặc báo sai số, mình đi vòng vòng quanh đó tìm xem có chỗ thuê xe hơi để hỏi thì họ cũng không cho thuê xe máy luôn. Thấy một nhóm xe ôm truyền thống đang tụ tập thấy mình vẫy tay mời khách nên mình lại hỏi thử. Cả nhóm không ai biết tiếng Anh, cuối cùng có một ông xe ôm già đi về nói được lõm bõm tiếng Anh, ông này nói:” Quên chuyện thuê xe máy tự lái đi, ở Jakarta, IDP (International Driving Permit - bằng lái xe quốc tế) không có giá trị ở đây” túm lại là nội dung tương tự như phát ngôn của trung úy Võ Thành Tâm - ngôi sao mới nổi trên đường thiên lý nhưng giọng điệu tất nhiên ôn hòa hơn nhiều ;)

Mình không tin ông này lắm, nếu cảnh sát Jakarta không cho người nước ngoài lái xe máy, thì đã không có các điểm cho thuê xe máy dùng tiếng Anh, thứ nữa đi cả chục km mình không thấy bóng CSGT nào trên đường phố, lấy gì họ kiểm tra giấy tờ của mấy triệu chiếc xe chạy trên đường phố Jakarta. Nhưng túm lại là không tìm được chỗ thuê xe máy hiện thời.

Vào một quán ăn nhanh trong siêu thị để vừa ăn vừa tiếp tục gọi điện nhưng vô ích, các điểm cho thuê xe máy mình có danh sách đều không liên lạc được hoặc không ai nghe máy. Không lẽ bọn này nghỉ làm ngày thứ Bảy luôn sao trời???

13/ Gọi dĩa cơm ăn tạm, dù đã biết trước bên Indo người ta ăn ớt rất dữ, nhưng cũng phát hoảng khi được mang ra, nhìn dĩa cơm đỏ loét không phải cà chua mà toàn là ớt hiểm, còn cay đậm hơn cả bên Thái hay mấy món Tứ Xuyên bên TQ. Mà đây là ít ớt lắm đó so với mấy bữa sau...
40126628215_81901a15b2_c.jpg

Cơm hơi nhạt, mình hỏi xin “saus” ( nước chấm), thằng nhóc choai choai nhoẻn miệng cười rồi biến mất tăm, 5 phút sau vẫn chưa thấy quay lại. Mình đoán nó chạy vào siêu thị mua, mà đúng thật, lúc sau nó quay ra đưa cho mình…1 chai tương ớt mới toanh giống chai Cholimex bên ta. Muốn ăn mặn hơn chút thì ăn thêm tương ớt, đơn giản vậy thôi ông khách lạ.

Nhìn đồng hồ đã 14h30, như vậy đã mất toi 6 tiếng rưỡi mà không thuê được xe, nếu cứ lằng nhằng coi như mất luôn 1 ngày ở Jakarta, trong khi quỹ thời gian có hạn. Mình quyết định phải đi khỏi Jakarta đến 1 thành phố du lịch khác mới thuê xe máy được.

Search thành phố Bandung – Đà Lạt của Indonesia, cách Jakarta 200km thấy có vài điểm cho thuê, nhưng gọi đến lại tiếp tục k0 liên lạc được, lý do tại sao thì không biết vì được thông báo bằng tiếng Indo. Sẽ rất mạo hiểm khi đến một thành phố du lịch nhỏ như vậy, nếu không thuê tiếp được xe, lại mất tiếp bao nhiêu thời gian nữa để mua vé di chuyển.

Mình quyết định đi thẳng đến Yogjakarta luôn. Đây là một tụ điểm du lịch quan trọng vì gần hai kỳ quan thế giới của Indo là Prambanan và Borobudur, rất nhiều khách du lịch về đây nên khả năng thuê được xe cao hơn nhiều.

Đi tàu thẳng đến Yorjakarta cũng có nghĩa sẽ bỏ qua các thành phố Bogor, Bandung, Purwokerto và rất nhiều điểm đẹp khác dọc trên đường hơn 500km mà mình đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu và lập lịch trình, nhưng không còn cách nào hơn.

14/ Đi ra gặp một tốp học sinh đi học về, không rõ sao tan học giờ này của ngày thứ 7
40126627585_6218ce6dc7_h.jpg


15/ Loại xe bus nhỏ, kiểu xe lam của mình trước đây, chạy theo tuyến ngắn
40310909974_1e89fa884a_h.jpg


Nhìn bản đồ thì có nhà ga cách chỗ mình khoảng 2km, đến đây để hỏi lịch tàu và ga chính.
Gọi Grab đi tiếp. Có xe nhận cuộc rồi…không thèm đi, xe cứ đậu 1 chỗ, tài xế bắt đầu nhắn tin cho mình bằng tiếng Indo, hỏi mình ở đâu, đi chỗ nào, mình trả lời bằng tiếng Indo ( copy & paste từ Google dịch) một hồi vẫn thấy xe đậu 1 chỗ:
“ Sao mày không đến đón tao?”
”Tao không đi nữa, mày hủy chuyến đi”
“Không, tao không hủy, mày k0 đi mày phải hủy chứ”
(nó thấy mình tên là người nước ngoài nên cố lấy khách rồi hỏi thấy đi không xa lại kêu mình hủy)
“Tao cũng không hủy”

Thật là có chí khí! Ừ, mày không hủy thì ôm show đi nhé cưng, khỏi đón khách lúc này, còn anh mày mở Uber ra gọi xe đây…

Lên Uber đi rồi mà thằng Grab kia vẫn chưa hủy, thấy nó chạy lòng vòng đâu đó lên trên, chắc đi tìm khách. Nó tính đấu xem ai cứng hơn, nó hy vọng mình sẽ phải hủy để gọi xe khác. Tới nhà ga tàu hỏi đã đời rồi đi một lúc mới thấy nó hủy chuyến. Vậy là gần 1 tiếng qua mày không có khách. Đáng đời quân gian ác =)). ( Sắp tới Grab thâu tóm Uber thành 1 rồi, nhưng anh có 2 số ĐT, anh sẽ đăng ký 2 tài khoản luôn đấy bọn gian ác).

Thì ra cái nhà ga mình đến tên là Rawa Buaya chỉ là ga nội đô của Jakarta thôi, muốn đi tỉnh khác phải ra nhà ga chính. Nhà ga chính của Jakarta là Pasar Senen, nằm ở phía Đông của Jakarta, cách nhà ga chỗ mình hỏi tầm 20km.

16/ Đây là tàu đi trong nội đô Jakarta
39238381430_706f05d8d5_h.jpg


17/ Xe ôm truyền thống
27175745238_a55e6892ae_h.jpg


Lên Grab đi tiếp. Tài xế lần này là một khứa lão tầm 55 tuổi rất vui tính. Khi đặt chân đến Jakarta nói riêng và Indonesia nói chung, mình nhận ra ngay một điều là không có ai ở đất nước này có thể chết đói cả, ai cũng có thể tìm được một công việc làm để kiếm sống qua ngày. Có một nghề cực dễ, không cần trình độ, không cần chuyên môn, lúc nào cũng kiếm được tiền, là nghề… đứng đường, hay gọi văn vẻ là phân luồng giao thông.

Ở tất cả các ngã tư không có đèn đỏ, bất cứ ai cũng có thể ra đấy để điều tiết xe cộ, dừng xe này, chặn xe kia, cho xe nọ đi tiếp, chỉ xe kia rẽ trái rẽ phải… để giao thông thuận lợi dễ dàng. Họ đứng nắng đứng nôi, chỉ dẫn rất hăng say. Trong rừng xe cộ kia, sẽ có chiếc xe oto nào đó chạy ngang mở hé cửa kính và một tờ giấy bạc chìa ra. Tờ giấy bạc mệnh giá nhỏ thôi, chỉ có 1 hoặc 2 rupi nhưng người chỉ đường sẽ vui vẻ nhận, vì tích tiểu thành đại, một buổi đứng chỉ đường thừa sức kiếm bữa ăn, có khi nuôi được người khác là bình thường. Thậm chí không cần đứng giữa giao lộ có vẻ nguy hiểm và bụi bặm, chỉ cần đứng trong bóng mát chỉ xe lùi vào vỉa hè của cửa hàng nào đó cũng có thể được nhận tiền. Khứa lão chở mình có vẻ hoạt ngôn, ông cho tiền những người chỉ đường và nói mấy câu vui vẻ gì đó, thậm chí ghé vào 1 cửa hàng tiện lợi mua bao thuốc ông cũng cho tiền người trông xe. Ông hào phóng hay đấy chỉ là một văn hóa rất bình thường của người lái xe Indo?
Có lẽ vì người Indo hào phóng với tiền lẻ, và vì luôn có thể kiếm được tiền độ nhật nếu ra "đứng đường", mà suốt chuyến đi mình chưa thấy một người ăn xin nào ở Indo, trừ 1 người điên và một bà già ngồi trong siêu thị với tờ giấy xin tiền

14/ Trên tay trái anh ấy cầm cả xấp tiền lẻ được cho. Có anh bỏ túi, có anh cầm rổ hay túi lưới để nhận cho dễ
39238375570_2a8c1be786_h.jpg


15/ Nắng thì cực, nên anh ấy phải mặc loại áo trùm đầu cho đỡ nắng
40154128695_e2cd7725a1_h.jpg

Mình hình dung ra ở Việt Nam, nếu một ông lái xe oto mà móc ra tờ 1.000đ hay 2.000đ hay 5.000đ để cho người chỉ đường hay trông xe quán nước... có khi sẽ nhận được sự từ chối, thậm chí có khi ăn chửi, kiểu “Súc sanh! Mày bố thí cho bố mày đấy à?;). Đi oto là giàu có, không cần biết anh cầm lái đó là xe của anh hay anh chỉ là một tài xế lái thuê, cứ phải móc ra vài chục ngàn mới sộp, không thôi thiên hạ nhìn anh bằng nửa con mắt. Phải chăng tính sĩ diện không muốn nhận tiền lẻ đã khiến sự hào phóng tự nhiên không còn, người ta không muốn móc tiền và nếu người ta móc tiền ra đấy như là miễn cưỡng?
 
Đọc xong thấy nhớ Jakarta quá phải ráng log in vô để nói vài lời :p

Thực ra, sân bay Soekarno-Hatta không phải nằm ở Jakarta, mà là Tangerang thuộc địa bàn tỉnh Banten, nhưng cũng nằm mé mé ở Cengkareng nên code IATA của nó là CGK đó. Trung tâm Tzu Chi kia cũng ở Tangerang luôn. Từ Tangerang đi mất 60p mới tới được nội ô Jakarta.

Có lần mình định đi thử cái commuter train kia từ Tangerang tới nhà ga Jakarta Kota ngay quảng trường Batavia, mà kẹt xe đi hoài không tới được nhà ga ở Tangerang nên bỏ cuộc. Công nhận kẹt xe ở Indo kinh hoàng thật. Mà cũng nhờ vậy nhiều người có kế mưu sinh,buônn bán hàng rong len lỏi giữa những dòng xe, vất vả thiệt chứ.

Mình thấy bạn mình và các bác taxi toàn đưa tiền xu 1-2k rupiah cho mấy thanh niên dẹp đường, ban đầu mình nghĩ sao cho ít vậy, nhưng đúng như bạn nói, tích tiểu thành đại, nhiều người cho sẽ thành một số tiền không nhỏ.

Chuyện Uber với Grab quăng cục lơ là mình bị hoài, nhưng cũng có khi do kẹt xe mà họ đi hoài không đến nơi để đón khách được. Ở VN quen đợi 5-7p sau khi kết nối là có xe tới nơi, ở Jakarta có hôm mình đợi hơn 30p mới thấy được xe, cũng chỉ là do kẹt xe thôi.
 
Đọc xong thấy nhớ Jakarta quá phải ráng log in vô để nói vài lời :p

Thực ra, sân bay Soekarno-Hatta không phải nằm ở Jakarta, mà là Tangerang thuộc địa bàn tỉnh Banten, nhưng cũng nằm mé mé ở Cengkareng nên code IATA của nó là CGK đó. Trung tâm Tzu Chi kia cũng ở Tangerang luôn. Từ Tangerang đi mất 60p mới tới được nội ô Jakarta.

Có lần mình định đi thử cái commuter train kia từ Tangerang tới nhà ga Jakarta Kota ngay quảng trường Batavia, mà kẹt xe đi hoài không tới được nhà ga ở Tangerang nên bỏ cuộc. Công nhận kẹt xe ở Indo kinh hoàng thật. Mà cũng nhờ vậy nhiều người có kế mưu sinh,buônn bán hàng rong len lỏi giữa những dòng xe, vất vả thiệt chứ.

Mình thấy bạn mình và các bác taxi toàn đưa tiền xu 1-2k rupiah cho mấy thanh niên dẹp đường, ban đầu mình nghĩ sao cho ít vậy, nhưng đúng như bạn nói, tích tiểu thành đại, nhiều người cho sẽ thành một số tiền không nhỏ.

Chuyện Uber với Grab quăng cục lơ là mình bị hoài, nhưng cũng có khi do kẹt xe mà họ đi hoài không đến nơi để đón khách được. Ở VN quen đợi 5-7p sau khi kết nối là có xe tới nơi, ở Jakarta có hôm mình đợi hơn 30p mới thấy được xe, cũng chỉ là do kẹt xe thôi.

Kể thêm chuyện Indo đi bạn, mình xem có gì mình chưa trải nghiệm qua :)
 
Jakarta
d/ Nhà ga

Đường từ chỗ mình qua ga chỉ có 20km nhưng Google map báo mất 2h15phút, vì Jakarta là thành phố kẹt xe kinh khủng hàng đầu thế giới. May thay, chính quyền Jakarta đã cho xây đường cao tốc để đi không bị kẹt xe. Đường cao tốc trong lòng thành phố, xuyên các khu vực chính yếu. Đường rất to, mua hai lần vé (quẹt thẻ tự động) hết 10.000rupi ( 17.000đ). Mặc dù có đường cao tốc đi phần lớn vậy mà cũng mất 1 tiếng 15 phút mới đi được quãng đường 20km. Do giá xe oto và xăng ở Indo rẻ nên cước Grab cũng rẻ, 20km đi hơn 1 tiếng chỉ tương đương 130.000đ (đã tính vé cao tốc)

20/ Cao tốc trong thủ đô rộng mênh mông, ít nhất cũng 16 làn xe. Vậy mà cũng có lúc kẹt xe do lượng xe quá nhiều.
40154131035_961b8fb741_h.jpg


21/ Đoạn cuối cao tốc
39238379430_1805a4f73a_h.jpg


22/ Dân Indo bán nước và báo chí ở giao lộ lúc chờ đèn đỏ, họ đứng cả trên cao tốc bán ở nhũng đoạn hay bị kẹt xe
39238378280_09da904a0a_h.jpg


23/ Mấy con lam này bên Indo còn nhiều, không biết mấy chuyên gia xe cổ ở Việt Nam như anh Dũng Vespa ( Vespa lang bạt) thấy có động lòng?
39238377730_cbce1bdb62_h.jpg


24/ Ở VN đã gần như tuyệt chủng dòng 3 bánh này, còn bên đây nó đông như quân Nguyên
40154125205_5ef2a0c1ad_h.jpg


25/ Có xe còn độ lắp kính để thấy máy bên trong thay vì lưới thép. Đẹp nhưng như vậy sẽ khó thoát nhiệt hơn
39238376380_4479e6821f_h.jpg


26/ Tháp của giáo đường Istiqlal, giáo đường lớn nhất Đông Nam Á và thứ 3 trên thế giới. Khi quay về Jakarta sẽ thăm giáo đường này
39255955870_a7a97c9629_h.jpg


27/ Xe oto bên Indo có nhiều model ít có hoặc không có ở VN
39255955760_67a236d3ba_h.jpg


28/ Tới nhà ga rồi, đây là chỗ cho bến xe bus đậu
39255955570_3cbfc87ed2_h.jpg
 
29/ Bên Indo đã chia thùng rác ra 3 loại: Màu xanh là loại rác phân hủy được, để làm phân bón như thức ăn thừa, rau củ, lá cây... Màu vàng là loại đem tái chế liền được như chai lọ thủy itnh, nhựa, kim loại... còn màu đỏ là loại phải phân loại tái chế phức tạp như mạch điện tử, bóng đèn... Trên mỗi thùng rác đều có vẽ hình minh họa để dễ hình dung. Haiz, nghĩ mà buồn, cũng là ao làng Đông Nam Á mà người ta đã phân biệt các loại rác khác nhau, trong khi xứ ta vẫn còn đang miệt mài học cách phân biệt thế nào là...thùng rác :D
39255955440_a6131c3687_h.jpg


30/ Một tài xế Grab bike đang tranh thủ lướt web khi đợi khách
40171547325_6ded922a64_h.jpg


31/ Người đàn ông bên chiếc Honda CBR150 đời mới đang chờ bạn ( hay vợ..) xuống tàu. Ở Indo đàn ông đi xe motor rất nhiều, giống như bên Thái hay Malaysia hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này khác hẳn với VN, nơi mà 95% đàn ông đi loại xe gắn máy được thiết kế phù hợp cho ...phụ nữ :)
40171547215_f3f7cf36a0_c.jpg


32/ Bà mẹ chở con đợi người thân đi tàu này có vẻ mệt mỏi vì khí hậu oi bức buổi chiều
26193974727_65f2e3293d_h.jpg


33/ Vé tàu bên Indo hầu hết mua qua mạng, sau khi đặt vé xong đến nhà ga họ mới đến máy bán vé tự động quét code đã mua trên ĐT để in vé ra, tiện lợi và tiết kiệm nhân sự rất nhiều
41064886331_77ad8e0c52_h.jpg


34/ Quầy bán vé "cổ điển" cũng có. Phục vụ cho quần chúng mù công nghệ hoặc du khách nước ngoài chưa quen mua vé qua mạng ở Indo hay bất ngờ thay đổi kế hoạch di chuyển như mình. 5 giờ chiều là cao điểm mà chỉ có mỗi 1 quầy hoạt động vì ít khách, cho thấy công nghệ mua vé qua mạng đã rất phổ biến ở đây
39255955310_c3ca08e3c9_h.jpg


Ở Indo quá trình thực dân hóa vẫn còn ghi dấu trên ngôn ngữ, ví dụ nhà ga họ gọi là stasiun, cảnh sát là polisi, loket là quầy bán vé . Họ cũng loại bỏ một vài chữ cái từ âm gốc, vi dụ như vé họ gọi là tiket, canh không gọi là soup mà là sop..

Hệ thống đường sắt ở Indo khá rắc rối, cách đặt lịch tàu cho các nhà ga cũng rất khác với VN nhiều, sau này sẽ kể chi tiết hơn.


Tàu đi Yogjakarta khởi hành lúc 7 giờ tối, như vậy xem như mất toi 1 ngày ở Jakarta không làm được gì đáng kể. 3 giờ sáng mai tàu sẽ đến Yogjakarta.
 
Yogjakarta
a/ Taman Sari - Lâu đài nước

Đang ngủ thì tàu tới Yogjakarta. 3 giờ sáng thật lỡ cỡ, ngủ tiếp cũng không được mà thức cũng oải. Cuối cùng quyết định ngồi ở ga đợi trời sáng đi tìm chỗ thuê xe.

35/ 3 giờ sáng, ga vắng ngắt, chỉ nhộn nhịp một lúc khi tàu đến
41067708002_b99528534c_h.jpg


Lúc đến sân bay Jakarta cũng ghé quầy thông tin du lịch hỏi xem chỗ nào cho thuê xe máy thì em gái phụ trách nói “Anh ghé khách sạn thuê phòng sẽ có thuê xe máy”. Em gái xinh nhưng nói chuyện đáng yêu cứ như….bố chó xồm
1f642.png
:) , không biết thì nói không biết, đâu phải khách sạn nào cũng có cho thuê xe máy. Ai không biết nghe lời em đi đến ks xong không có cho thuê xe lại lết xác đi đâu kiếm…
Ở Yogjakarta có ngay cái biển ghi Sewa motor với SDT ngay phía ngoài nhà ga. Đợi đến 7 giờ sáng gọi, tay chủ, dĩ nhiên, cóc biết câu tiếng Anh nào ngoài chữ OK. Thế là nhắn tin tiếng Indo cho ổng, nói cho địa chỉ của mày tao đến thuê xe thì trả lời “OK OK OK tao không có số nhà, mày ở đâu??”, Tao đang ở ngay nhà ga, tới gặp đi, “OK OK OK”.

36/ Ngồi chờ ông cho thuê xe tới , buổi sáng ở tỉnh lẻ thật yên tĩnh
39302389350_50c3efef17_h.jpg


36a/ Những người bán hàng rong đi từ rất sớm
41067707902_1abd68ab26_o.jpg


Đợi 30 phút, không thấy tăm hơi, cứ ai đi xe máy chạy gần đến lại mừng hụt, nhắn tin tiếp “ Sao mày chưa đến?” OK OK OK... 30 phút nữa vẫn không thấy. “Mày ở đâu? Đến nhà ga đi chứ” lại OK OK OK. Thêm 30 phút nữa vẫn bặt vô âm tín. Thôi kệ xác ông, tự đi tìm chỗ thuê xe khác. Đi bộ chừng 150m ngang qua con hẻm nhỏ xíu có cổng chào, một ông già đứng trước hẻm hỏi “Có thuê phòng không?” Định lắc đầu đi tiếp nhưng nghĩ sao lại nói”Không! Tôi cần thuê xe máy” Ông già gật đầu lia lịa “ Vô đây”. May quá.

Hóa ra con hẻm này là một khu phố chuyên phục vụ Tây balô, san sát nhau là homestay cho thuê, nó chỉ là 1 cái chân rết trong cả một con rết khổng lồ của khu phố Tây balô nằm ngay trước nhà ga còn vĩ đại gấp mấy lần khu Bùi Viện. Ông già dẫn tới một căn nhà chỉ vô rồi đi trở ra đường tiếp, chắc ông này làm công việc chào mời khách cho cả xóm
1f642.png
. Ban đầu mình cứ ngỡ đấy là nhà ổng, sau mới biết không phải. Ở xóm này nhà nào cho thuê xe máy thì không kinh doanh phòng nghỉ, nhà nào làm phòng nghỉ thì không cho thuê xe máy mặc dù rất nhiều khách thuê phòng nghỉ có nhu cầu thuê xe máy. Mình cũng quên không hỏi họ tại sao xóm này lại “chuyên môn hóa” cao độ như vậy…

37/ Xóm này nhiều tranh tường, dù vẽ không có đẹp lắm, chỉ ngộ nghĩnh
39302389630_c1ee489dbd_h.jpg



38/
39302389870_f025e879f8_o.jpg


39/
39302390090_611bbe37b7_h.jpg


Chú cho thuê xe nói ở đây xe giá 100.000 rupi một ngày, 1 tuần 600.000rupi. Mình nói thôi tao thuê ít nhất 2 tuần, 400.000rupi 1 tuần thôi, tao thích đi xe số, không lấy xe tay ga. Chú OK luôn, nhưng xe số tao không có hôm nay, mày đi xe tay ga đi rồi chiều về đổi.

Xong chú dắt chiếc Honda tay ga còn mới cáu ra đưa mình với mũ bảo hiểm. Hay thật, giao xe xịn cho thuê không cần giữ passport thế chân luôn. Chắc chú trông thấy mặt mũi mình đạo đức sáng ngời nên khắc yên tâm
1f642.png
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,047
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top