Thứ bảy có hẹn với một người bạn đi biển để chạy trốn cái nóng bức bực bội của Sài Gòn bằng một chuyến vi vu đi Long Sơn - Vũng Tàu 2 ngày 1 đêm. Kế hoạch có chút thay đổi vì người bạn ấy không đi được, thế là ông bạn già chơi với nhau mười mấy năm lập tức xung phong chở đi... dù thừa hiểu Takeko đi ra đó chỉ để chụp cảnh không có chơi bời. Cám ơn ông già nhá!
Long Sơn cách Thị xã Bà Rịa chừng 35 km, nằm bên tay phải đường quốc lộ. Con đường tráng nhựa mới toanh nhưng cũng đã xuất hiện ổ gà lởm chởm. Bù lại, vừa cua vào ngã ba, hai hàng cây ven đường mát rượi đã xua tan cái mỏi mệt. Cây phượng, đặc biệt được trồng nhiều ven đường, sắc hoa đỏ nhức nhối.
Một và bức hình chụp ven đường và tại cầu Long Sơn:
Do mắc mưa nên không kịp chụp nhiều hình ở trên con đường này. Cứ đi thẳng qua cầu, rẽ phải đi chừng 4km sẽ tới Bè Hàu, bạn gửi xe, đón đò đi ra đảo nhỏ hoặc lên bè mần một chầu hải sản phủ phê với giá phải chăng. Người dân hiếu khách và rất chất phác
Còn nếu rẽ trái tại ngã ba này, đi chừng 3 km, là gặp Khu văn hóa vào Nhà ông Trần, một quần thể kiến trúc xưa được giữ gìn nguyên vẹn bởi những người dân trong vùng. Tại đây, giờ đi tham quan từ 7-11h, trưa từ 1h-5h là nghỉ. Còn trường hợp khách thập phương lỡ đường, có thể ghé tá túc tại các nhà lớn (hiện có 4 khu nhà, trong đó có 2 mới được sửa sang lại) bất kể giờ giấc, bạn đều được phép ở lại nghỉ ngơi trên những tấm phản kê sát nhau thành một dãy dài (có thể nằm được 50 người/dãy). Ngoài ra, bạn được tắm rửa và mời dùng cơm chay miễn phí
Khi đi tham quan khách phải bỏ dép đi chân không nhưng nhà rất sạch. Dù đi giấc trưa hơn 10h, chân bạn cũng sẽ chẳng bị nóng bỏng vì ở đây sân được lót gạch Tàu kiểu xưa rất mát. Người hướng dẫn sẽ hướng dẫn bạn cách đi tham quan. Ở đây vẫn giữ nếp phong kiến xưa, nghĩa là đàn bà, phụ nữ chỉ được đi bên hông, đằng sau nơi thờ ông Trần. Chỉ có đàn ông mới được vái lạy ông chính diện haizzz... Tự dưng thấy ấm ức gì đâu. Qui định nơi đây, phàm chỗ nào có thờ cúng thì không được chụp hình, đặc biệt là các cổ vật. Quả thật, những bộ bàn ghế chạm trỗ đẹp như mơ, những mâm tách, chén lên men theo thời gian, những khuôn chữ (không biết dùng từ gì cho đúng) được khắc họa tinh tế, lộng kiếng... đủ làm cho bất kỳ tay mê đồ cổ phải thèm thuồng. Ấy vậy mà, khuôn viên nhà ông Trần tịch không có một người bảo vệ. Có lẽ nơi này rất thiêng và con cháu không dám động đến những vật cổ của cha ông truyền lại. Có thể nói, nơi đây, bạn có thể để đồ đạc nơi nhà lớn rồi đi long nhong các khu nhà mà không sợ gì đến trộm cắp, khẳng định với bạn điều đó.
Buổi trưa, cơm chay được bưng bê phục vụ tại khu bếp, dành cho khách thập phương, ăn xong, sẽ có người dọn. Chợt thấy chạnh lòng khi một vài người khách để cơm rơi vãi lung tung, khiến các vị phục vụ phải vất vả lượm từng hạt cơm rơi rớt. Haizzzz. Cơm chay thật ngon, nhất là món kho gồm tàu hủ chiên (rất mỏng), cà tím, khổ qua, dưa leo - là nông sản cây nhà lá vườn. Ngoài ra, có thể ăn cơm nóng với tương hột hoặc chao cũng... thật ngon quá sức tưởng tượng. Ở đây, bạn có thể nghe tiếng thời gian khẽ đong đưa qua những mái nhà lợp ngói âm dương, qua tiếng lá lào xào bên khung cửa gỗ đã lên màu thời gian. Đây, chùm ảnh về khu nhà lớn:
Suýt quên, ấn tượng khó phai nhứt phải kể đến chầu ăn tối tại quán Cát Biển, TP Vũng Tàu, số 38 Quang Trung. Phong cách phục vụ hết sức ân cần, niềm nở. Khách order món thì luôn được hướng dẫn nên ăn món này, món kia, bổn quán sẽ làm vừa đủ cho 2 người ăn thôi và tuyệt đối CHẲNG CHO KHÁCH BIẾT GIÁ đâu. Thực đơn gồm 1 con cua, 4 con hàu (quán nói là làm 2 con lúc order đó), 2 con tôm (cũng chẳng nói giá, chẳng nói loại nào...haizzz), 1 cái lẩu nhỏ (nhưng thiệt ra là to chảng). Bi kịch xuất hiện khi kêu tính tiền. Tổng cộng cho 2 người ăn (ko bia bọt ráo trọi): 2.190.000 đồng. Con số làm cả hai choáng váng vì có đời nào ăn một bữa vượt quá 200 ngàn đâu. Híc...còn hên là có đem theo thẻ rút tiền, chứ không thì... ở lại rửa chén cả tháng quá.
BÀ KON CẢNH GIÁC KHI ĐI VŨNG TÀU NHÁ. QUÁN NÓ ĐÂY:
Long Sơn cách Thị xã Bà Rịa chừng 35 km, nằm bên tay phải đường quốc lộ. Con đường tráng nhựa mới toanh nhưng cũng đã xuất hiện ổ gà lởm chởm. Bù lại, vừa cua vào ngã ba, hai hàng cây ven đường mát rượi đã xua tan cái mỏi mệt. Cây phượng, đặc biệt được trồng nhiều ven đường, sắc hoa đỏ nhức nhối.
Một và bức hình chụp ven đường và tại cầu Long Sơn:
Do mắc mưa nên không kịp chụp nhiều hình ở trên con đường này. Cứ đi thẳng qua cầu, rẽ phải đi chừng 4km sẽ tới Bè Hàu, bạn gửi xe, đón đò đi ra đảo nhỏ hoặc lên bè mần một chầu hải sản phủ phê với giá phải chăng. Người dân hiếu khách và rất chất phác
Còn nếu rẽ trái tại ngã ba này, đi chừng 3 km, là gặp Khu văn hóa vào Nhà ông Trần, một quần thể kiến trúc xưa được giữ gìn nguyên vẹn bởi những người dân trong vùng. Tại đây, giờ đi tham quan từ 7-11h, trưa từ 1h-5h là nghỉ. Còn trường hợp khách thập phương lỡ đường, có thể ghé tá túc tại các nhà lớn (hiện có 4 khu nhà, trong đó có 2 mới được sửa sang lại) bất kể giờ giấc, bạn đều được phép ở lại nghỉ ngơi trên những tấm phản kê sát nhau thành một dãy dài (có thể nằm được 50 người/dãy). Ngoài ra, bạn được tắm rửa và mời dùng cơm chay miễn phí
Khi đi tham quan khách phải bỏ dép đi chân không nhưng nhà rất sạch. Dù đi giấc trưa hơn 10h, chân bạn cũng sẽ chẳng bị nóng bỏng vì ở đây sân được lót gạch Tàu kiểu xưa rất mát. Người hướng dẫn sẽ hướng dẫn bạn cách đi tham quan. Ở đây vẫn giữ nếp phong kiến xưa, nghĩa là đàn bà, phụ nữ chỉ được đi bên hông, đằng sau nơi thờ ông Trần. Chỉ có đàn ông mới được vái lạy ông chính diện haizzz... Tự dưng thấy ấm ức gì đâu. Qui định nơi đây, phàm chỗ nào có thờ cúng thì không được chụp hình, đặc biệt là các cổ vật. Quả thật, những bộ bàn ghế chạm trỗ đẹp như mơ, những mâm tách, chén lên men theo thời gian, những khuôn chữ (không biết dùng từ gì cho đúng) được khắc họa tinh tế, lộng kiếng... đủ làm cho bất kỳ tay mê đồ cổ phải thèm thuồng. Ấy vậy mà, khuôn viên nhà ông Trần tịch không có một người bảo vệ. Có lẽ nơi này rất thiêng và con cháu không dám động đến những vật cổ của cha ông truyền lại. Có thể nói, nơi đây, bạn có thể để đồ đạc nơi nhà lớn rồi đi long nhong các khu nhà mà không sợ gì đến trộm cắp, khẳng định với bạn điều đó.
Buổi trưa, cơm chay được bưng bê phục vụ tại khu bếp, dành cho khách thập phương, ăn xong, sẽ có người dọn. Chợt thấy chạnh lòng khi một vài người khách để cơm rơi vãi lung tung, khiến các vị phục vụ phải vất vả lượm từng hạt cơm rơi rớt. Haizzzz. Cơm chay thật ngon, nhất là món kho gồm tàu hủ chiên (rất mỏng), cà tím, khổ qua, dưa leo - là nông sản cây nhà lá vườn. Ngoài ra, có thể ăn cơm nóng với tương hột hoặc chao cũng... thật ngon quá sức tưởng tượng. Ở đây, bạn có thể nghe tiếng thời gian khẽ đong đưa qua những mái nhà lợp ngói âm dương, qua tiếng lá lào xào bên khung cửa gỗ đã lên màu thời gian. Đây, chùm ảnh về khu nhà lớn:
Suýt quên, ấn tượng khó phai nhứt phải kể đến chầu ăn tối tại quán Cát Biển, TP Vũng Tàu, số 38 Quang Trung. Phong cách phục vụ hết sức ân cần, niềm nở. Khách order món thì luôn được hướng dẫn nên ăn món này, món kia, bổn quán sẽ làm vừa đủ cho 2 người ăn thôi và tuyệt đối CHẲNG CHO KHÁCH BIẾT GIÁ đâu. Thực đơn gồm 1 con cua, 4 con hàu (quán nói là làm 2 con lúc order đó), 2 con tôm (cũng chẳng nói giá, chẳng nói loại nào...haizzz), 1 cái lẩu nhỏ (nhưng thiệt ra là to chảng). Bi kịch xuất hiện khi kêu tính tiền. Tổng cộng cho 2 người ăn (ko bia bọt ráo trọi): 2.190.000 đồng. Con số làm cả hai choáng váng vì có đời nào ăn một bữa vượt quá 200 ngàn đâu. Híc...còn hên là có đem theo thẻ rút tiền, chứ không thì... ở lại rửa chén cả tháng quá.
BÀ KON CẢNH GIÁC KHI ĐI VŨNG TÀU NHÁ. QUÁN NÓ ĐÂY:
Last edited by a moderator: