Trong giới câu cá chúng tôi lâu nay khi trà dư tửu hậu thường kháo nhau một câu nói rằng “ Phi Bông Lau bất thành cần thủ”, câu nói đó hàm ý rằng câu bông lau đã trở thành nghệ thuật và để có một chuyến đi câu thành công (dính nhiều cá to) chỉ dành cho những cần thủ đầu tư công sức và kinh nghiệm. Thế nhưng đó là chuyện của vài năm trước, bây giờ những thằng trời hành chúng tôi lại muốn vượt lên chính mình, muốn vươn ra biển lớn, để câu những con Thu, Mú, Bè Trang…khủng long, nặng hàng chục ký trở lên. Nhưng tiếc thay dọc bờ biển Việt Nam, từ Hòn Dáu (Hải Phòng) Hòn Chảo ( Đà Nẵng) Cù Lao Chàm ( Quảng Nam), Nha Trang, Vũng Tàu cho tới tận Hà Tiên, Cà Mau, việc câu được cá biển bất kể loại gì có trọng lượng vài kg đến 10kg hầu như là chuyện không tưởng.
Tôi đã từng lang thang dọc bờ biển từ Huế vào đến Hà Tiên, Cà Mau nhưng chưa bao giờ một lần giáp mặt “khủng Long” như mơ ước. Nơi nào cũng vậy, chất nổ, lưới cào, lưới cản, xuyệc điện vv..vv.. đã tàn phá hết môi trường, tàn phá các sinh vật thủy sinh. Cá tôm không còn cơ hội phát triển do không còn nơi trú ẩn, không còn thức ăn và có đi chẵng nữa thì cũng không sao sống sót trước hàng trăm cách đánh bắt của ngư dân Việt Nam .
CÔN ĐẢO, NGƯ TRƯỜNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ
Vậy nơi nào còn “Khủng Long” để chúng tôi có thể thõa cái đam mê câu kéo, đam mê chinh phục chính mình cũng như chinh phục những khủng long thật sự. Côn Đảo là lực chọn duy nhất. Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor ( nguồn Wikipedia). Gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích là 72km vuông. Côn Đảo được thực dân Pháp sử dụng làm nhà tù để giam giữ những người tù chính trị và nhiều tù nhân khác trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân cũa dân tộc Việt Nam . Trên đảo còn tồn tại rất nhiều di tích và địa danh gắn liền với các biến cố đau thương của những người tù năm xưa như “Chuồng Cọp”, cầu tàu 914, mũi cá Mập vv..vv...
Với kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh Vũng tàu và tổng cục Du Lịch, những năm gần đây Côn Đảo thay da đổi thịt, những dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan được triển khai. Dân trên đảo cũng nắm bắt thời cơ, xây nhà nghỉ, khách sạn phục vu cho nhu cầu gia tăng của thị trường. Saigontourist cũng nhanh chân xây dựng một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao nằm ngay vị trí đẹp nhất của đảo chính với tên gọi SaiGon – Con Dao.
Để ra Côn Đảo, hiện nay có hai tuyến đường chính là đường Hàng Không do công ty bay dịch vụ SASCO khai thác, giá vé là 1.650.000 khứ hồi, mỗi ngày hai chuyến lúc 9h30 và 13h30 bay bằng máy bay ATR. Ngoài ra có thể đến Côn Đảo bằng đường thủy bằng tàu ConDao 9 và ConDao 10 xuất phát vào 17h00 hàng ngày tại cảng Cát lở Vũng Tàu, giá vé khư hồi từ 300.000 đến 500.000 tùy vào hạng ghế bạn chọn (ghế mềm, giường nằm, máy lạnh…) hành trình 12 tiếng.
Chúng tôi gồm 5 người 2 già, 3 trẻ (tạm xếp hạng U 40 là trẻ và O40 là già chứ thật sự chúng tôi còn trẻ chán) sau bao lần đổi kế hoạch và xếp lịch với ghe câu mới đặt được chuyến đi vào tháng 6.
Từ trái sang Anh Trí-Mai Linh, Anh Đức-Huế, Anh Cường VP2, Thế Hùng và Anh Lộc- Cần Thơ
Chúng tôi đáp chuyến bay 9h30 tại Tân Sơn Nhất với lỉnh kỉnh súng ống và đạn dược, nhiều hành khách nhìn chúng tôi tò mò cứ ngỡ là đòan khảo sát địa chất hay gì gì đó chứ không biết rằng đó là 5 kẻ trời đày đang đi câu.
Khoảng 10h30 Côn Đảo trong lành và sạch đẹp đã hiện ra dưới cánh máy bay, khi hạ độ cao, chúng tôi thấy rõ những thuyền câu, thuyền đánh cá, thuyền hải quân..vv.vv… mặt nước biển trong xanh, sáng lên như dát bạc dưới ánh nắng vàng và bấu trời xanh hứa hẹn một chuyến câu …không say sóng.
Sau khi làm thủ tục và sắp xếp hành lý lên xe đoàn thẳng tiến về chợ Côn Đảo để mua lương thực cho chuyến câu 4 ngày không lên bờ. 5kg thịt ba rọi, 6kg xương, 20 bó rau muống, 10 trái khóm, 5 nải chuối già hương và khỏang 7kg gia vị hành tiêu ớt tởi, nước mắm, đường bột ngọt vv..vv.. được chúng tôi cho vào thùng chứa đó là tất cả lương thực mà chúng tôi sẽ được ăn trong 4 ngày lênh đênh trên biển.
Từ chợ Côn Đảo, chúng tôi tiến thẳng đến bến tàu, vì một số lý do, chúng tôi không lên tàu tại bến Đầm mà phải lên tại một bãi biển vắng người cực kì đẹp vì nét hoang sơ và nước biển xanh trong vắt.
Vì bãi biển cạn và trải dài ra khơi hơn 200m, thuyền lớn không vào được nên chúng tôi phải chuyển đồ, lội nước hoặc đi ghe tăng bo ra tàu.
Bụng đói cồn cào sau hơn 4 tiếng ăn sáng vội vã với bánh mì và nước lọc, các “Bạn” (những anh em phụ ghe dân biển gọi là Bạn) đã chuẩn bị cho chúng tôi món đặc sản đón chào khách Côn Đảo; Mì Mực hoặc Mực Mì tùy vào số lượng của Mì hoặc Mực.
Thuyền trưởng Khánh thật chu đáo, đêm hôm trước anh và các Bạn đã đánh lưới mành cả đêm để chuẩn bị cho chúng tôi một kiệt (khoang kín trong thuyền, đáy được đục những lỗ thủng nhỏ thông với biển để lưu chuyển nước có thể giữ cá sống, mực sống) với đầy mực sống. Thế là những kẻ trời đày chúng tôi có thể buông câu ngay mà không phải tốn thời gian “ làm mồi” (câu mực sống hoặc cá sống để dùng làm mồi câu cá).
(to be Continued)
Tôi đã từng lang thang dọc bờ biển từ Huế vào đến Hà Tiên, Cà Mau nhưng chưa bao giờ một lần giáp mặt “khủng Long” như mơ ước. Nơi nào cũng vậy, chất nổ, lưới cào, lưới cản, xuyệc điện vv..vv.. đã tàn phá hết môi trường, tàn phá các sinh vật thủy sinh. Cá tôm không còn cơ hội phát triển do không còn nơi trú ẩn, không còn thức ăn và có đi chẵng nữa thì cũng không sao sống sót trước hàng trăm cách đánh bắt của ngư dân Việt Nam .
CÔN ĐẢO, NGƯ TRƯỜNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ
Vậy nơi nào còn “Khủng Long” để chúng tôi có thể thõa cái đam mê câu kéo, đam mê chinh phục chính mình cũng như chinh phục những khủng long thật sự. Côn Đảo là lực chọn duy nhất. Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor ( nguồn Wikipedia). Gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích là 72km vuông. Côn Đảo được thực dân Pháp sử dụng làm nhà tù để giam giữ những người tù chính trị và nhiều tù nhân khác trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân cũa dân tộc Việt Nam . Trên đảo còn tồn tại rất nhiều di tích và địa danh gắn liền với các biến cố đau thương của những người tù năm xưa như “Chuồng Cọp”, cầu tàu 914, mũi cá Mập vv..vv...
Với kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh Vũng tàu và tổng cục Du Lịch, những năm gần đây Côn Đảo thay da đổi thịt, những dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan được triển khai. Dân trên đảo cũng nắm bắt thời cơ, xây nhà nghỉ, khách sạn phục vu cho nhu cầu gia tăng của thị trường. Saigontourist cũng nhanh chân xây dựng một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao nằm ngay vị trí đẹp nhất của đảo chính với tên gọi SaiGon – Con Dao.
Để ra Côn Đảo, hiện nay có hai tuyến đường chính là đường Hàng Không do công ty bay dịch vụ SASCO khai thác, giá vé là 1.650.000 khứ hồi, mỗi ngày hai chuyến lúc 9h30 và 13h30 bay bằng máy bay ATR. Ngoài ra có thể đến Côn Đảo bằng đường thủy bằng tàu ConDao 9 và ConDao 10 xuất phát vào 17h00 hàng ngày tại cảng Cát lở Vũng Tàu, giá vé khư hồi từ 300.000 đến 500.000 tùy vào hạng ghế bạn chọn (ghế mềm, giường nằm, máy lạnh…) hành trình 12 tiếng.
Chúng tôi gồm 5 người 2 già, 3 trẻ (tạm xếp hạng U 40 là trẻ và O40 là già chứ thật sự chúng tôi còn trẻ chán) sau bao lần đổi kế hoạch và xếp lịch với ghe câu mới đặt được chuyến đi vào tháng 6.
Từ trái sang Anh Trí-Mai Linh, Anh Đức-Huế, Anh Cường VP2, Thế Hùng và Anh Lộc- Cần Thơ
Chúng tôi đáp chuyến bay 9h30 tại Tân Sơn Nhất với lỉnh kỉnh súng ống và đạn dược, nhiều hành khách nhìn chúng tôi tò mò cứ ngỡ là đòan khảo sát địa chất hay gì gì đó chứ không biết rằng đó là 5 kẻ trời đày đang đi câu.
Khoảng 10h30 Côn Đảo trong lành và sạch đẹp đã hiện ra dưới cánh máy bay, khi hạ độ cao, chúng tôi thấy rõ những thuyền câu, thuyền đánh cá, thuyền hải quân..vv.vv… mặt nước biển trong xanh, sáng lên như dát bạc dưới ánh nắng vàng và bấu trời xanh hứa hẹn một chuyến câu …không say sóng.
Sau khi làm thủ tục và sắp xếp hành lý lên xe đoàn thẳng tiến về chợ Côn Đảo để mua lương thực cho chuyến câu 4 ngày không lên bờ. 5kg thịt ba rọi, 6kg xương, 20 bó rau muống, 10 trái khóm, 5 nải chuối già hương và khỏang 7kg gia vị hành tiêu ớt tởi, nước mắm, đường bột ngọt vv..vv.. được chúng tôi cho vào thùng chứa đó là tất cả lương thực mà chúng tôi sẽ được ăn trong 4 ngày lênh đênh trên biển.
Từ chợ Côn Đảo, chúng tôi tiến thẳng đến bến tàu, vì một số lý do, chúng tôi không lên tàu tại bến Đầm mà phải lên tại một bãi biển vắng người cực kì đẹp vì nét hoang sơ và nước biển xanh trong vắt.
Vì bãi biển cạn và trải dài ra khơi hơn 200m, thuyền lớn không vào được nên chúng tôi phải chuyển đồ, lội nước hoặc đi ghe tăng bo ra tàu.
Bụng đói cồn cào sau hơn 4 tiếng ăn sáng vội vã với bánh mì và nước lọc, các “Bạn” (những anh em phụ ghe dân biển gọi là Bạn) đã chuẩn bị cho chúng tôi món đặc sản đón chào khách Côn Đảo; Mì Mực hoặc Mực Mì tùy vào số lượng của Mì hoặc Mực.
Thuyền trưởng Khánh thật chu đáo, đêm hôm trước anh và các Bạn đã đánh lưới mành cả đêm để chuẩn bị cho chúng tôi một kiệt (khoang kín trong thuyền, đáy được đục những lỗ thủng nhỏ thông với biển để lưu chuyển nước có thể giữ cá sống, mực sống) với đầy mực sống. Thế là những kẻ trời đày chúng tôi có thể buông câu ngay mà không phải tốn thời gian “ làm mồi” (câu mực sống hoặc cá sống để dùng làm mồi câu cá).
(to be Continued)
Last edited: