What's new

Nhớ hương Sapa - Fansipan

Một chút ký ức về hành trình HCM-Hà Nội-Sapa-Fansipan
(Tình hình là em đã leo Fansipan về HCM lúc 10:30PM ngày thứ Tư 11/03/2009. Và hồi ấy cũng đã post bài trên Y!360)

4:20PM ngày 6/3/2009 đến sân bay Nội Bài, bắt xe buýt Jetstar 25k/vé về 204 Trần Quang Khải, Hà Nội. Hẹn gặp bạn chị Vân Anh lấy vé tàu hỏa. Rồi qua Fivimart gần đó mua ít nước và lương thực cho ngày leo Fan. Bây giờ thì đứa nào cũng phải xách 2 túi, tha thẩn cuốc bộ đi đến nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hát được chiếu sáng khá ấn tượng, nổi bật, trông thích hơn nhà hát lớn TP.HCM. Có cả một màn ảnh rộng nhưng để quảng cáo (hok biết lúc khác có chiếu gì khác không?) Rồi 2 đứa action chụp vài pô.
3348385864_74b7d5aec4.jpg


Quẹo vào con đường trước nhà hát lớn là phố Tràng Tiền, ghé vào số 35 thưởng thức món kem nổi tiếng Hà Nội. Tạt qua ngã tư bờ Hồ Hoàn Kiếm nhờ anh xích lô chở rag a. Nhìn 2 đứa chen chúc cùng 1 đống đồ trên xe mà thương bác xích lô. Đến ga Trần Quý Cáp ghé vào làm 2 tô phở Hà Nội nóng hổi. Phở HN không rau, nước lạt nhưng béo và ngậy mùi hơn.

8:30PM vào ga, ngồi co ro ở bậc thềm thưởng thức tí gió HN. Rét lắm rồi. tàu ơi tới nhanh!!! Dù vậy, vẫn xí xọn làm vài pô trong sân ga rồi mới lên tàu.

3354234750_4c5dcb455b.jpg

6:12 AM 7/3/2009 tàu tới Lào Cai. Xí xọn them vài pô nữa rồi lên xe khách đi sapa.
3354236132_48026305dc.jpg


Thị xã Lào Cai có nhiều ngôi nhà chóp giống như ở Hà Nội. Có nhiều nhà chóp nhọn hoắt lên, chẳng để làm gì, trông rất ngộ. Từ Lào Cai lên Sapa khoảng 38km thì có tới 27km đi đường đèo. Đẹp cực, tuy không bằng đèo ngoạn mục Đà Lạt nhưng càng lên cao càng tuyệt, càng vào trong sương. Đúng là đường vào phố trên mây….

Xuống khỏi xe là 2 đứa nhào vào ngay KS Đông Á, đối diện KS Bình Minh 2 (nơi đặt tour leo Fan). Phòng có cửa sổ nhìn ra hồ Sapa nhưng tầm nhìn hạn chế. Sauk hi tự sướng, tự chụp hình, 2 đứa bắt đầu cuộc hành trình dạo phố Sapa.
3354248090_1176dd6995.jpg

Bác Thể- bạn đồng hành
 
NGÀY 1: SAPA

Sáng 7/3/2009, trời Sapa đầy sương mù, mưa phùn lất phất. Tôi nhớ lại cảnh về quê Nam Định tết năm 3 đại học, mưa phùn làm trời lạnh hơn và cảm giác khác biệt giữa khí hậu miền Nam - miền Bắc trở nên rõ rệt. Cảm giác thích thú khi được thưởng thức khí hậu mùa đông tôi không thể quên. Dường như nó có một mùi riêng biệt, khiến mỗi khi gặp nó tôi chỉ còn biết đơ người hít hít, ngửi ngửi cho căng lồng ngực. Sapa cũng có cái mùi như thế, lại thêm vẻ đẹp mượt mà mộc mạc khiến toàn thân tôi bất động và phóng tầm mắt thu tất cả khung cảnh để mà nhớ, để thưởng thức. Lần đầu bao giờ cũng để lại ấn tượng cực cool….!

3348868434_fa0fc30d2e.jpg


9AM, sau khi nhận khách sạn và sắp xếp đồ đạc, Thể cùng tôi xuống trung tâm Sapa ăn sáng. Ghé qua tiệm mua dù để bác Thể có thể tung tăng chụp hình mà không sợ hư lens. Trong lúc đang chọn dù, một đám nhóc người Mông chạy lại “chị ơi, em tặng chị cái dây này”, giọng chúng nó dễ thương không thể chịu nổi, tôi cũng không thể từ chối (dù biết chắc là phải trả tiền chứ làm gì có dzụ “tặng”. Chúng nó khéo thế không biết ??). Vừa chọn được 2 dây đeo tay thì một đám nhóc khoảng 5-6 đứa lại bu đen bu đỏ và mời tôi mua đồ. Hoảng quá, tôi la lên hết tiền và kiếm đường chuồn.

Đi một quãng ngắn, nhà thờ Sapa mờ sương đập vào mắt tôi.

3348032155_c8afeb5816.jpg

3348033665_392ee2bc8a.jpg

Thế này mới là sapa chứ!! Nhưng mà “có thực mới vực được đạo”, phải ăn no bụng mới có sức mà lân la hết sapa. Dọc con đường gần quảng trường có vài quán nướng ven đường, khói quyện mùi thơm bốc lên làm 2 đứa không thể không dừng chân. Gọi ngay 2 xiên chim sẻ nướng (10k/xiên), trứng gà nướng (3k/quả), thịt lợn bản nướng (5-10k/xiên), thịt bò cuộn rau cải nướng (10k/xiên), khoai lang nướng (4k/củ). Món nào cũng thơm và ngậy mùi, nóng hổi vừa thổi vừa xơi trong thời tiết này thì không chê vào đâu được. Đặc biệt món chim sẻ ăn được nguyên con, xương giòn tan trong miệng. Vẫn chưa no, chúng tôi gọi thêm 2 xâu chim sẻ. Kể ra cũng tội nghiệp lũ chim, bắt sâu giữ gìn mùa màng mà không ngờ bây giờ lại trụi lủi lông thành món chim quay lửa hồng.
3348077011_8cda8e0fa7.jpg

Món ăn phố nướng
Ăn no say, 2 đứa thuê 2 anh xe ôm kiêm guide cực xinh giai xuống bản Tả Phìn, cách trung tâm Sapa khoảng 12km.

3353324945_f1911fb6ce.jpg

Anh Thành và anh Luân
 
Ngồi trên xe mà răng cứ đánh lôtô, khiếp, sao mà rét thế!! Được dịp cứ ôm thoải mái (cái này là không phải mê giai đâu nhá!!. Chỉ vì đường đèo cứ uốn lượn oằn tà là ngoằn, theo như lực quán tính, không ôm chặt thì rớt xuống vực mất). Trên đường vào bản đi ngang qua tu viện cổ sapa được người Pháp xây, sau bị Trung Quốc phá, giờ chỉ còn lại tường bao.

3348872128_ecdf3b2601.jpg


3354162604_5b9a5be49a.jpg


3348877848_b701f21926.jpg


3348035245_a8feb62c79.jpg
3348036169_7c850fc29e.jpg


Có bảng tên và thời gian thành lập tu viện, nhưng mà khả năng tiếng Pháp của tôi thì pó tay (nhưng cứ post lên để mọi người dịch). Vật liệu đá qua thời gian rêu phong trông cổ kính và trầm mặc lạ lùng, càng tăng thêm vẻ cô tịch cho khung cảnh.
Bản Tả Phìn nổi tiếng với nghề làm thổ cẩm truyền thống. Nhưng điều khiến tôi quan tâm hơn là hang động Tả Phìn. Nằm ngay trong núi đá, hang Tả Phìn càng đi sâu vào càng hẹp và tối, có những nơi chỉ có một người chui lọt, và nhiều lối đi chỉ có trẻ em mới vào được. Hướng dẫn đường là 3 nhóc người Dao, một nữ, 2 nam. Mỗi người cầm một đèn pin (riêng cái đèn pin tôi mang từ nhà đi thì ánh sáng còn thua ở quán café đèn mờ nên thuê đèn pin của một bé gái người Dao, giá cực mềm 5k. Cũng may tụi này đi vào hang chỉ khoảng 20’, chứ hok thì xài hết pin của nhỏ, nhỏ lỗ vốn mất). Vừa đi vừa phải khom người hết mức, tụi nhỏ dẫn đường liên tục nhắc nhở “chị cúi đầu xuống nhé” mà lâu lâu vẫn bị đụng đầu. Ngạc nhiên một điều, đá hang động này không phải đá vôi như ở Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, mà là loại đá cứng nhưng vẫn nhiễu xuống như thạch nhũ, nhiều hình thù kì dị, ấn tượng.

3348880360_3ff1b834ab.jpg


Thế nhưng cứ vác balo khom lưng mà đi trong đường bé tí tẹo này thì cũng mất sức thiệt. Hỏi ra mới biết là hang này đi 2h vẫn chưa hết. Thôi, quay đầu là bờ. Ra đến cửa hang gặp mấy chị người Dao trò chuyện và mời mua đồ thổ cẩm. Lại còn được bonus cho mấy nhành hoa (không nhớ nổi tên), nghe giới thiệu loại hoa này mà nấu với cơm thì cơm thơm và ngon hết sảy. Giờ thì vẫn còn nhành hoa khô mang về, nhưng mà chả dám đem nấu với cơm, hehehe. Con gái Dao đẹp cực. Nước da đẹp, quần áo đẹp, giọng nói đẹp, ngay cả cách nói chuyện cũng đẹp nốt. Về mức độ mời hàng khách thì người Dao không thua gì người Kinh mình nhá, có khi còn hơn một tẹo (vì tôi nói không lại người ta mà). Quay trở ra bản, vào thăm câu lạc bộ làm thổ cẩm. Chu choa, đồ gì mà mắc thế. Đẹp thì đẹp thật, nhưng mà đành window shopping thui. Những cô gái trong bản xinh xực, biết tô son, đánh phấn đàng hoàng nhé, lại trông cực xìtin với chiếc điện thoại trong tay. Mấy anh nam nhi lên đây thì cứ phải ngẩn tò te mà ngước nhìn. Ở đây và cả sapa, người dân tộc, đặc biệt là trẻ em, nói tiếng anh líu lo, nói như gió (tự thấy xấu hổ bản thân, học AV cả chục năm trời mà không hót được bằng tụi nhỏ…hehehe).

Trưa về tới ks, rét và đuối, 2 đứa chui vào một giường, lôi cả 2 cái chăn đắp lên, ngủ một giấc tới chiều. Nhớ cái rét mướt của căn phòng không có lò sưởi đó quá, hichichic, bàn chân mà đặt xuống đất là như đạp phải đá, gai hết cả người.Lại nhằm cái phòng to vật vã (nếu mà ở Hồ Chí Minh thì thik lắm đấy, nhưng ở đây thì phí…..hơi ấm quá!!!).
 
5PM, sau một giấc ngủ no say dưỡng sức tối đi chơi và mai leo Fan, 2 đứa bụng đói meo. Ăn vội bánh mì Sanwich và xúc xích………..lấy sức xuống phố ăn tiếp. Lại mò đến quán lúc sáng ăn chim sẻ nướng, thịt lợn bản nướng, mía nướng, hạt dẻ nướng, cơm lam nướng (hết muối mè, mất cả vị), nhâm nhi thêm rượu táo mèo cho ấm bụng.

7PM, vào nhà thờ sapa đi lễ. Ngôi nhà thờ nhỏ và ấm cúng. Đa số là người dân tộc, người Kinh đi lễ chủ yếu là du khách. Ngay cả ca đoàn giáo xứ và người đọc sách thánh cũng là người dân tộc. Hình như là người Dao, người Mông. Lần đầu đi lễ được nghe thánh ca hát bằng tiếng dân tộc, được ngồi chung với người dân tộc, nghe họ hát, đọc thánh kinh, quên mất cả Chúa, chỉ nghe âm thanh ấm áp nhẹ nhàng từ những con người ấy. Thik thế không biết. Dường như mọi sinh hoạt đạo chẳng có gì khác miền xuôi, lại có phần trang nghiêm hơn, mộc mạc hơn.

3348074949_11376909ba.jpg


Ra khỏi nhà thờ lại sà ngay vào phố nướng dọc con đường bên hông nhà thờ. Món ăn bây giờ còn nhiều hơn hồi sáng. Choáng 5s. 2 đứa làm một cặp chân gà, cánh gà, hột vịt lộn, tất cả đều nướng. Thêm 2 ống cơm Lam xém với món nước chấm cực ngon (hỗn hợp gồm bột nêm, bột tê, tiêu, ớt, chanhà ăn một lần là nhớ mãi). Rượu táo mèo chỗ này ngon hơn, thơm hơn và nguyên chất hơn. Ngồi bên bếp than, vừa ăn vừa ngắm phố Sapa trong màn đêm. Người Tây cũng đi ngắm phố nướng, nhưng thấy ít ghé vào. Hỏi ra mới biết khách Tây rất ít người dám ăn hột gà nướng (chắc sợ H5N1), lâu lắm với có 1 người dám thử món hột vịt lộn (thằng nào can đảm nhất cũng chỉ dám thử một miếng, cứ bóc quả trứng ra thấy chú vịt con đỏ đỏ, lông đen đen là tụi nó ớn hàng); đặc biệt món chim sẻ mà bán cho tụi Tây thì ế dài dài (cũng có thể tụi nó thấy bọn Nam Việt mình rừng rú, chim già, chim trẻ gì quất ráo, vừa ăn vừa ra vẻ thích thú làm tụi nó lắc đầu nguầy nguậy). Trẻ em ở đây giỏi thật, chỉ mặc độc bộ quần áo, chân trần đi dép, vậy mà vẫn đi nườm nượp trên các con đường mời khách du lịch mua đồ lưu niệm. Đâu đó vang lên tiếng khèn réo rắt, tiếng cười đùa, bàn tán xôn xao của khách du lịch.

3348078549_5ae5134db6.jpg


Đối diện nhà thờ đá là quảng trường để họp chợ tình. Nhưng chợ tình nay khác xưa nhiều, tính chất thương mại đè bẹp cả cái hồn chợ “tình” xưa. Trước đây, chợ tình dành cho những đôi trai gái hẹn hò. Anh Lanh (porter leo Fan, sẽ nhắc đến khúc sau) kể lại rằng:”vào mỗi lần họp chợ tình, người con trai Mông thích người con gái nào sẽ bắt người con gái đó về nhà nhốt trong buồng 3 ngày (nếu người đó không đủ sức bắt thì rủ thêm mấy người bạn bắt về hộ). Trong 3 ngày đó, người mẹ và chị em gái của người con trai sẽ vào khuyên nhủ người con gái để đồng ý lấy. Sau 3 ngày, nếu người con gái không đồng ý thì uống chén rượu với người con trai, rồi đường ai nấy đi như không có chuyện gì. Còn nếu đồng ý thì nên vợ chồng, không cần uống rượu. Những cặp tình nhân cũ cũng hay ra chợ tình để gặp lại nhau. Ra chợ, họ hát, thổi kèn vì thích chứ không để kiếm tiền như bây giờ.”

3353424349_93b11f80af.jpg


3348080307_dbf9ec6573.jpg

Buôn bán tại chợ tình

Cảnh bát nháo, buôn bán, ngã giá……làm xót xa cho những ai mong giữ gìn được chợ truyền thống. Cũng phải nói thêm rằng, người Kinh mình làm buôn bán nhiều nhất. Người dân tộc chỉ một số ít vác gùi mang thổ cẩm ngồi dọc vỉa hè, chờ khách ghé hàng mình. Một vài cô gái dân tộc đứng tạo dáng để khách du lịch chụp hình rồi ai cho bao nhiêu thì cho. Các anh thanh niên dân tộc vừa thổi khèn, vừa nhảy, bao quanh là vòng người du khách hiếu kì.

Trước khi lên đây, tôi cũng có ý nghĩ người dân tộc hay xài mấy chiêu bùa ngải, cũng thấy ghê ghê, hơn nữa họ có nhiều tập tục mình không hiểu, mình mà vớ va vớ vẩn là dễ chết với họ như chơi. Nhưng đi rồi mới thấy, người ở đó hiền lành, thân thiện và có vẻ trầm lặng. Tôi cứ có cảm giác họ sợ người Kinh, chỉ khi nào mình hỏi chuyện họ mới trả lời, bonus một nụ cười thật tươi và bẽn lẽn. Mặc cả với họ cũng dễ dàng và nhẹ nhàng.

Đi chợ tình nên tôi chẳng mua gì, chỉ mang tình mình, mong có người bắt, mà cũng chẳng có ma nào bắt. Đúng là tình ế…………

Hơn 10PM về lại khách sạn, chuẩn bị đồ đạc, sáng mai leo Fansipan. Nơi đó có một khát khao đang chờ…..
 
NGÀY 2: FANSIPAN

Cả đoàn hẹn nhau 9AM ngày 8/3/2009 có mặt tại KS Bình Minh 2 để lên bus đến Trạm Tôn leo Fan. Dù trời lạnh, 2 đứa chưa tới 7AM đã thức dậy dọn dẹp đồ, rồi lo đi ăn sáng. Đi gần đến bến xe Sapa, ghé vào quán ăn tô miến gà, tạt qua cửa hàng mua mũ len, cờ đỏ sao vàng cho nhóm. Mua xong vừa kịp lúc đón đoàn Chimco Group từ Hà Nội lên. Như vậy cả đoàn gồm 15 thành viên +7 anh porter người Mông Đen (anh Lanh làm trưởng đoàn)+ 1 guide và 2 nhân viên KS cùng đi. Trên sapa có 4 dân tộc Mông, mỗi Mông một vẻ. Làm mình nhớ đến câu thơ của bác nào đó trong box du lịch:

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới Mông trắng như mây”

“Mông xanh , mông trắng rồi lại vàng mông….”

Anh guide kể rằng: đàn ông Mông rất sướng, không phải đi làm nương, suốt ngày chỉ cần ở nhà uống rượu thôi. Uống rượu say thì có vợ cõng về. Vợ cõng không được thì bế chồng bỏ lên lưng ngựa rồi thồ về. Làm mấy anh trong đoàn cũng thèm lấy vợ Mông.

Trên đường đến trạm, đi ngang qua thác Bạc, nhưng mùa này ít nước, trông không ấn tượng. Đi độ khoảng 45’ là tới Trạm Tôn, ở độ cao 2047m (nghe anh guide nói thế). Dưới sapa mù sương nhưng lên tới trên này thì nắng ráo, gió phần phật, thời tiết khá tốt để leo Fan. Cả đoàn xuất phát để đến lán 2400m.

3351235232_83f44ef666.jpg

Cổng Trạm Tôn
3351234452_75c34eb19a.jpg

Bản đồ lộ trình leo Fan theo 3 đường
3350409907_540bdbf3a3.jpg


Đoạn đường này dễ đi, dốc không cao lắm. Thế mà đi khoảng nửa tiếng đã thấy mệt. Vác cái balo khoảng 5kg mà người toát cả mồ hôi, áo cứ lột ra từ từ. Mỗi lần lên được một con dốc là lại phải dừng lại thở dồn rồi hít hà đi tiếp. Anh guide thì cứ động viên “Gần tới chỗ ăn trưa rồi, đi hết con dốc này là đến…………con dốc khác”. Vậy mà thấy mấy anh porter vác gùi 20kg mà cứ đi phăm phăm, chân đi độc đôi dép tổ ong, chả thấy sao cả, mặt vẫn tươi roi rói. Phục các bác porter.

3350373013_c1fecc3998.jpg

Lúc mới lên đường, ai cũng hăng hái như thế này
3350373615_5ba16f5271.jpg

3350404091_349602b38a.jpg
 
3350374135_71622b8a3d.jpg

Đi khoảng 2h30’ tới lán- độ cao 2400m

Cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa do các anh porter nấu. Đến 14:15PM tiếp tục leo lên độ cao 2800m. Đoạn này khó đi hơn nhiều. Thế là mọi người gởi bớt đồ lại, đồ cần thiết lắm thì gửi qua cho mấy anh porter cho nhẹ balo. Quả là quyết định đúng đắn, chứ cứ cái kiểu ham mang đồ như đoạn đầu chắc lên tới lán đuối chuột mất. 15’ đầu người cảm thấy mệt kinh khủng (vừa mới ăn no mà lại), nhưng khi đã bắt được nhịp thì cũng đi phăm phăm. Các chị em phụ nữ cũng xung ra phết, toàn đi đầu đoàn, chốt đoàn lúc nào cũng là bác Hải, bác Long vì vừa đi vừa ngắm cảnh và vác máy ảnh bắn phá liên tục. Đoạn này thì bác Thể còn đi chung cùng mình, nhưng tới hôm sau thì bác Thể cũng nhập đoàn cùng bác Hải và bác Long, tung hoành chộp ảnh dữ dội. Dù đường đi khó hơn và gió thổi mạnh hơn, nhưng bù lại cảnh đẹp hơn và có nhiều loài hoa: hoa bảo xuân, hoa đỗ quyên đỏ, hoa mận…nở nhiều hơn.

MỘT SỐ LOÀI HOA VÀ THỰC VẬT TRÊN ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH
3350374621_5ee5946c3a.jpg


3350376049_1e34f11fa4.jpg


3351216664_33d0d5127f.jpg

Hoa Bảo Xuân

3350378207_7a12280738.jpg


3350378687_7306f02094.jpg

Hoa Đỗ Quyên đỏ
 
3351202770_8d2327b294.jpg

Dốc đá cheo leo

Có 5 đoạn cầu thang tay vịn, bên kia là vách núi cheo leo. Cứ đi hết ngọn đồi này, lại leo tiếp ngọn đồi khác. Lúc nhìn lại chỉ thấy con đường bé tí xíu, lúc ẩn lúc hiện dưới tán cây rừng. Nhớ lại cảnh đi rừng hồi tham gia MHX ở Gia Lai, cũng đi qua rừng, chèo đèo lội suối, len cây mà đi. Có những đoạn đường chỉ toàn bậc đá, ngó phía trước không thấy ai, ngó phía sau cũng không ai thấy mình. Vậy là lại hú lên thật to…cũng giống vượn gọi bầy ra phết!!!

Trên đường đi cũng gặp một số đoàn khác, nhưng về mức độ hoành tráng thì vẫn thua chimco Group. Đến 5:15PM, tới lán. Mọi người sẽ nghỉ ở độ cao này để sáng mai leo lên đỉnh. Dù khuất ở thung lũng nhưng gió thổi vù vù, lạnh phải biết. Mấy anh porter chuẩn bị bữa tối. Thông thường thì bữa tối là bữa ngon nhất, nên cũng phải chuẩn bị đồ ăn nhiều nhất. Có thịt gà, thịt lợn bản, thịt bò, rau cải, xu hào.

3350379961_6616604697.jpg


Lán 2800m



3351206494_75c3ef9ed6.jpg

Anh Lanh chuẩn bị bữa tối

Tới lúc này thì ai cũng đã thấm mệt. Cả đám bu quanh bếp lửa hơ tay cho ấm.Chờ ăn tối rồi ngủ khì. Có 2 người làm siêng, đi tắm nước suối, lạnh co vòi luôn. Dự định đêm nay sẽ đốt lửa trại sinh hoạt nhóm tới khuya mới đi ngủ, nhưng bể kế hoạch. Chỉ riêng việc sắp xếp chỗ ngủ cũng mất khối thời gian. Việc như thế này: chỉ có 1 lán nhưng có tới 3 đoàn ngủ. Đoàn mình đông nên nằm một bên, nhưng sắp xếp mãi vẫn không đủ chỗ. Đành phải nằm co chân, nghiêng người 45 độ, 3 người nằm chốt dọc bên ngoài. Nhưng không ai có thể ngủ ngon giấc. Sàn lán bằng tre, cách mặt đất khoảng 50cm, đêm gió lùa mát rười rượi, lại thêm đoàn bên kia có người kéo gỗ suốt đêm, kêu như máy phát điện, đố ai mà ngủ được. Đến ngay cả bác Hải là quán quân ngáy bên mình mà đêm đó cũng im re, chịu thua nữa là. Ấy, vậy mà sáng ra bên kia bảo đêm không ngủ được mới đau đầu chứ. Ma kéo gỗ chắc…Lắc đầu luôn!!!! Việc WC thì cứ len vào rừng mà đi, khi đi thêm một người đồng hành canh chừng, còn đi một mình thì cứ phải cất tiếng hát vang vọng núi rừng để anh chị em biết đường mà tránh. Vui phải biết.

8/3 phụ nữ vùng lên, nhưng vùng tới độ cao này cũng đuối. Mai lại vùng tiếp tới đỉnh, nên đêm đó cũng ráng nằm im nghỉ ngơi. Nghe Puka bảo đêm đó nhiệt kế chỉ 5 độ C. Tiếng gió và tiếng kéo gỗ trong đêm vắng cứ thay nhau khủng bố pàkon………
 
(wait) Chúc mừng những người dũng cảm.
Cái lán 2800m này hình như mới được dựng hả bác? Có thể ở được bao nhiêu người thế?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,080
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top