What's new

Campuchia những trải nghiệm thật thú vị.

Mỗi lần vào đọc các topic trong phần hồi tưởng lại chuyến đi nó luôn gợi cho tôi nhớ đến những chuyến đi của chính mình. Khi ấy lại muốn ghi lại 1 chút gì đấy để chia sẻ với mọi người và cũng để nhớ lại những trải nghiệm thú vị trong cuộc hành trình của mình. Kí ức về Campuchia tôi cũng không còn nhớ cho lắm chỉ nhớ là lúc nhỏ khoảng giữa những năm 80 tôi cũng được đi Cam bằng đường bộ vài lần. Đọng lại trong tôi về Cam là những cung đường lầy lội, khi đi tôi phải có người cõng, những đêm ngủ trên thuyền sóng đánh từ mạn thuyền bên này bị trượt thẳng qua mạn thuyền bên kia. Đôi khi giữa đường còn bị tàn dư của Pôn Pốt chặn xin đểu. Vài năm gần đây du lịch Cam đã rất phát triển thế là nhân dịp tết âm lịch năm 2008 tôi và vợ sắp cưới làm 1 chuyến phượt sang Cam. Thông tin cho chuyến đi tôi chỉ tìm trên mạng khi ấy không biết đến diễn đàn phượt để có thể tìm bạn đồng hành. Thế nhưng cũng thật là trùng hợp khi đi mua vé xe Mai Linh chúng tôi gặp được 2 người bạn Anh - Anh cũng đi Cam vào dịp đấy thế là cùng hẹn nhau ngày lên đường. Vé xe Mai Linh khi ấy là 19 usd cho 2 chặng HCM-Phnom Penh & Phnom Penh-Siem Reap cộng thêm 1 bữa sáng sau khi vừa qua cửa khẩu. Ngày xuất phát trên xe Mai Linh đi thẳng ra cửa khẩu Mộc Bài 4 người chúng tôi lại làm quen và bắt chuyện với 2 bạn Long & Tiến nữa cũng đi Cam thế là không hẹn mà gặp chúng tôi họp thành nhóm cùng hỗ trợ nhau trong cuộc hành trình này. Trò chuyện 1 hồi mới biết Long đã có thời gian làm nhân viên phòng vé máy bay tại Cam 2 năm, tình cờ nhóm đã có thổ địa cho chuyến đi thú vị này.
(Trong bài viết có sử dụng hình ảnh của bạn đồng hành.)

Khoảng 9 h sáng mùng 3 tết chúng tôi đã đến cửa Khẩu Mộc Bài, nhân viên Mai Linh gom passport của chúng tôi lại để xin Visa (hiện tại không còn nữa). Nếu tự mình trước khi đi lên Đại Sứ Quán xin thì chỉ mất 20 USD còn muốn cho tiện thì để nhân viên Mai Linh làm luôn khi này là 25 USD/ 1 người. Thủ tục xong xuôi thế là nhóm chúng tôi đã có mặt trên đất bạn, mọi người cùng ăn sáng, uống cà phê sau đó tiếp tục đi Phnôm Pênh.


Kiểm tra hành lý tại cửa khẩu.

picture.php



Casino hoành tráng bên cửa khẩu.

picture.php
 
Last edited:
Viết tiếp nha bác. Càng chi tiết về việc ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi (tất cả kèm theo chi phí càng tốt :help) để người đi sau có thêm chút ít kinh nghiệm (hoặc giả dụ ko đc đi thì mường tượng cũng thấy khoái roài bác ợ.)
Bác đừng quên mấy cái pic để chứng minh ví dụ trên nha(NT).
Bác đi bao nhiêu ngày và đi được những đâu?:help
 
Viết tiếp nha bác. Càng chi tiết về việc ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi (tất cả kèm theo chi phí càng tốt :help) để người đi sau có thêm chút ít kinh nghiệm (hoặc giả dụ ko đc đi thì mường tượng cũng thấy khoái roài bác ợ.)
Bác đừng quên mấy cái pic để chứng minh ví dụ trên nha(NT).
Bác đi bao nhiêu ngày và đi được những đâu?:help

Mình cũng đi gần 2 năm rồi nên nhớ được phần nào thì mình sẽ viết lại hết.
Chuyến đi của mình 4 ngày 3 đêm còn đi được những đâu thì bác chịu khó theo dõi topic nhé :D.
 
Đoạn đường đến Phnom Pênh cũng có những đoạn rất xấu, nhìn qua lớp kiếng xe tôi thấy bụi đường dầy đặc nghe bác tài nói mùa mưa mà đi đoạn này thì còn thê thảm hơn nữa, nhưng bây giờ đường xá chắc đã tốt hơn rồi. Năm ấy xe của Mai Linh đi Siem Reap chia làm 2 chặng, chặng 1 từ HCM-Phnom Penh xe nhỏ 15 chỗ nên đi qua mấy đoạn đường xấu ngồi khá bị sốc. Chặng 2 từ Phnom Penh – Siem Reap đi xe lớn 50 chỗ nên rất êm. Thời điểm ấy cũng có xe 50 chỗ của SAPACO đi thẳng từ HCM—Siem Reap nhưng khi ấy tôi chỉ biết mỗi Mai Linh thế là đi Mai Linh luôn. Bây giờ thì Mai Linh cũng có xe lớn 50 chỗ đi thẳng HCM-Siem Reap rồi. Nếu như đi thằng luôn thì sẽ đỡ mất thời gian và khỏe hơn.

Tình cờ trò chuyện với bác ngồi kế bên được biết bác là người Việt và có nhà máy sản xuất dầu tại Cam nên hàng tháng đi qua lại kiểm tra vài lần, tiện thể tôi hỏi nhanh bác tiếng Cam nói cám ơn thì nói như thế nào? “Ô kul” bác trả lời, sau đó bác còn chỉ cho chúng tôi biết cách xài tiền Ria.
1 USD = 4.000 Ria và 1.000 Ria = 4.000 VND.
Lòng thầm nghĩ đất nước mình phát triển hơn họ vậy mà đồng tiền mình lại bị mất giá hơn đúng là…

Ngồi trên xe nói chuyện 1 hồi chúng tôi đã đến bến phà Neakloeung. Nhìn xung quanh tôi thấy tượng bộ đội 2 nước Việt Nam và Campuchia sát cánh bên nhau đây cũng là 1 minh chứng cho sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam đối với đất nước bạn trong cuộc chiến chống lại tội ác diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt. Quang cảnh nơi đây tấp nập người mua kẻ bán, mấy chị bán hàng rong cứ mời chào chúng tôi miết nào là tôm luộc, dế, nhền nhện...tôm thì mấy chị đánh bắt trên sông cứ thế bỏ vô luộc xong là đem bán. Người dân Camuchia họ rất thích ăn côn trùng lí do là vì thời Pôn Pốt cai trị tàn độc dẫn đến nạn đói lan tràn khắp nơi, người dân phải ăn cả rể cây và côn trùng để sống, côn trùng bắt được cứ hơ qua lửa sơ sơ thế là ăn vì vậy sau này đất nước đã hòa bình nhưng họ vẫn cứ nhớ đến món ăn ấy, có thể nói đây là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân Campuchia. Tại bến phà bạn có thể sử dụng tiền Việt, tiền Ria hay USD để mua đồ đều được nhưng khi tới Phnom Penh thì chỉ sử dụng tiền Ria hay USD thôi.

Tượng bộ đội Việt Nam và Campuchia.

B%20%282%29.JPG



Côn trùng chiên.

IMG_3855.JPG



Thông tin phà Neakloeung.

B%20%285%29.JPG




Nhìn cảnh xe đò tại bến phà làm tôi cứ nhớ đến cảnh tượng ở VN vào cuối những năm 80, trong xe thì nhét kín mít và người ngồi tràn cả lên mui xe. Trên mui xe được dập thành những khoảng móp nhỏ vừa cho người có thể ngồi được. Bữa chúng tôi đi còn thấy mấy bác ngồi trên mui xe đang nhậu nữa chứ thiết là bó tay!

Xe đò tại bến phà.

B%20%284%29.JPG



Trên đường tới Phnom Penh.

IMG_3886.JPG



Khoảng 12h30 trưa chúng tôi đã đến Phnom Penh, nghỉ ngơi tại trạm dừng của Mai Linh khoảng 2h mọi người đổi xe đi Siem Reap. Gần trạm dừng có vài quán ăn trong đó có 1 quán ăn người Hàn và 1 quán phở người Việt. Sau khi thảo luận chúng tôi quyết đinh ăn ở quán ăn Hàn Quốc. Một điều thú vị là trong quán có một album ảnh của gia đình chủ quán chụp với các nghệ sĩ nổi tiếng Hàn Quốc, những người đã từng du lich Campuchia. Tôi thì không biết tên các nghệ sĩ ấy nhưng nhìn mặt thì tôi biết vì thời điểm ấy họ xuất hiện hà rầm trên tivi.

Dùng bữa trưa tại quán ăn Hàn Quốc.

IMG_3872.JPG



Trạm dừng Mai Linh kế bên sân vận động.

IMG_3868.JPG
 
Last edited:
Đúng 2h trưa chúng tôi xuât phát đi Siem Reap cách Phnom Penh 317 km về hướng Bắc. Bác tài lái chuyến này là người Cam nhưng nói được tiếng Việt khi thấy chúng tôi bác liền hỏi:
“Các anh có phải người Việt Nam hay không?”
Tôi hỏi sao bác biết, bác trả lời:
“Nhìn hình dáng, khuôn mặt là biết người Việt ngay ”

Bên đường từng hàng cây thốt nốt trải dài trên đường chúng tôi đi, có thể nói cây thốt nốt là biểu tượng của đất nước và nó gắn liền với đời sống kinh tế của người dân Campuchia. Nước thốt nốt có thể làm được bia, rượu, giấm và đường. Ví dụ để làm đường thốt nốt thì người dân lấy khoảng 8 lít nước sau đó đun sôi cho rút lại còn khoảng 4 lít tiếp theo họ khuấy đều lên cho chất lỏng đó kẹo lại và cuối cùng là tách thành khối nhỏ tròn tròn để khô thì sẽ thành đường thốt nốt.


Hàng cây thốt nốt bên đường.

IMG_3887.JPG



Cây đường thốt nốt.

cay%20duong.jpg



Mỗi cây đường thốt nốt có 10 viên đường như thế này.

Duong.jpg




Đi khoảng đến 4h trưa thì xe dừng lại cho chúng tôi nghỉ ngơi tại 1 điểm dừng bên đường, tại đây cũng có bán đồ ăn để lót dạ. Nhưng vệ sinh nhìn thấy không bảo đảm cho lắm.

Ba ba hấp.

IMG_3892.JPG



Bàn thờ với nét độc đáo riêng cùa người Campuchia.

B%20%2811%29.JPG



Hoàng hôn buông xuống tại điểm dừng chân.

B%20%2814%29.JPG



Trên quãng đường những câu chuyện xoay quanh về đất nước Campuchia với bác tài càng làm chúng tôi tò mò và muốn nhanh chóng đến được Siem Reap để có thể thật sự bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Đến khoảng 8h tối chúng tôi đã đến được Siem Reap. Theo như lịch sử tên gọi này được hình thành từ cuộc chiến của người Khơme chống lại thế lực người Xiêm (Thái Lan bây giờ) muốn thôn tính người Khơme lần đầu tiên vào năm 1411. Khi ấy lực lượng người Khơme đã đánh bật người Xiêm ra khỏi Angkor Wat và tại địa điểm có tên là Siem Reab bây giờ thì toàn bộ lực lượng người Xiêm đã bị tiêu diệt. Theo tiếng Khơme Siem có nghĩa là người Xiêm, còn Reap có nghĩa là nằm rạp vì vậy mà từ đó cái tên Siem Reap đã được ra đời.

Khi đến nhà xe Mai Linh, nhân viên tại đây đã giới thiệu cho chúng tôi các anh chạy xe tuk tuk mà họ quen. Đầu tiên chúng tôi đi tìm nhà nghỉ khi này vai trò của thổ địa Long được phát huy hết mức thế nhưng không ngờ cả gần nửa tiếng đồng hồ chúng tôi cũng không tìm ra được khách sạn nào hết vì tất cả đều đã hết phòng. Lí giải cho tình trạng trên anh chạy xe tuktuk nói vì Việt Nam và Trung Quốc ăn tết âm lịch giống nhau nên hàng năm lượng khách Trung Quốc, Việt Nam bên cạnh đó cũng có người Hàn Quốc và khách phương Tây kéo đến Campuchia vào dịp này rất đông nên tình trạng khan hiếm phòng như trên là chuyện bình thường.

Mệt mỏi và đói bụng thế là chúng tôi tìm chỗ giải quyết cho cái bụng đói trước.

IMG_3894.JPG


Khi dùng bữa tối xong chúng tôi tiếp tục đi tìm khách sạn, đã có lúc tôi bàn với mọi người nếu không có khách sạn thì thôi hỏi anh chạy xe coi về nhà anh ngủ luôn được không? Khi chạy ra đường quốc lộ 6 (National Road No.6) cuối cùng chúng tôi cũng tìm được phòng. Guest House Sim Po cách chợ cũ 15 phút đi bộ với giá phòng lạnh là 20 usd/1 ngày và phòng quạt là 15 usd. Phòng ốc khá ok, nếu vào dịp thường giá sẽ rẻ hơn.

Khi này tôi cũng hơi lo lắng vì quãng đường chúng tôi đi cũng khá xa cộng với việc lái xe phải chờ chúng tôi ăn uống nên tôi nghĩ không biết tiền xe các anh sẽ lấy như thế nào đây? Thế nhưng cũng thật bất ngờ các anh lấy mỗi xe 3usd cho gần cả 1 tiếng rưỡi đồng hồ giúp tìm phòng và chờ chúng tôi ăn uống(chúng tôi 6 người đi 2 xe). Thấy được nên chúng tôi hẹn các anh sáng mai tới sớm đón chúng tôi đi thăm Angkor Wat luôn. Thế là ngày đầu tiên của chúng tôi đã trải qua như thế đấy. Lúc này cũng đồng hồ đã chỉ 10h đêm, nhận phòng xong mọi người tranh thủ đi ngủ sớm để chuẩn bị cho cuộc tham quan đền Angkor huyền bí vào sáng ngày hôm sau.

Xin có 1 ít kinh nghiệm cho ngày 1 như sau.
1. Phải đặt phòng trước, có thể tìm hotel hay guest house qua link sau
http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/
Ở Siem Reap nên chọn geust house gần Old Market vì gần khu ăn uống, có đầy đủ dịch vụ cho dân du lich bụi.
2. Chọn xe đi thẳng từ HCM -- Siem Riep luôn, khi tới Siem Riep là cỡ 5h chiều để còn có time đi chơi tối.
3. Tới bến xe cứ nhờ nhân viên ở đó giới thiệu tuk tuk vì các bác tài tuk tuk mà họ giới thiệu chạy bảo đảm hơn.
4. Dân Cam họ xài tiền đô như tiền Ria, cứ chuẩn bị nhiều đô lẻ đi là OK.
 
Last edited:
4h 30 sáng ngày thứ 2 chúng tôi thức dậy chuẩn bị cho 1 ngày đi thăm quần thể Angkor huyền bí. Đúng 5h sáng xe tuk tuk đến đón chúng tôi. Tuk tuk trọn gói cho 1 ngày đi thăm Angkor là 15 usd, 1 xe có thể đi 3 người. Khu đền Angkor mở cửa cho tham quan vào lúc 5h30 sáng. Giá vé tham quan 20 usd/1 ngày, 40 usd/2 ngày, 60 usd/ 7 ngày. Ở đây tổ chức du lịch rất là Pro. Người dân Campuchia được tham quan Angkor miễn phí. Khách du lịch khi mua vé họ sẽ chụp hình lên trên vé luôn để tránh tình trạng đi lậu, vé phải giữ lại vì đi đến những ngôi đền có bảo vệ họ sẽ kiểm vé. Vì đi sớm nên chúng tôi đã đón được bình minh tại đền Angkor Wat.

Vé có chụp hình du khách.

DSC02296.JPG



Bình minh tại Angkor Wat.

B%20%2828%29.JPG




Lội ngược dòng lịch sử thì ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ 11 (1113-1150) dưới thời vua Suryavarman II để thờ thần linh theo Hindu giáo, mất 37 năm xây dựng và 200 năm để hoàn tất việc điêu khắc cho toàn bộ công trình này. Cấu trúc 5 tòa tháp, tháp trung tâm cao 65m có 4 tháp bao quanh với chiều cao mỗi tháp khỏang hơn 40 mét hướng lên trời cao biểu tượng cho 5 ngọn núi ở dãy Hi Mã Lạp Sơn và ngọn tháp cao nhất tượng trưng cho ngọn núi Meru xưa và là đỉnh Everest ngày nay. Sau cuộc chiến 1411 như đã đề cập ở trên, đất nước Khơme rơi cuộc vào nội chiến về tôn giáo và ngôi vị nhân cơ hội đó người Xiêm lại đưa quân tổng tiến công Angkor Wat 1 lần nữa vào năm 1431 và đã chiếm được Angkor Wat. Lực lượng người Xiêm tiếp tục tấn công người Khơme lui dần về phía Nam. Nhân cơ hội này quân Miến Điện đưa quân đánh thẳng vào Xiêm. Lực lượng dàn trải trên 2 mặt trận nên quân Xiêm yếu dần. Khi này lực lượng Khơme tổng phản công lại và chiếm lại được Angkor Wat. Thế nhưng Angkor không còn được như xưa nữa vì đã bị chiến tranh tàn phá 1 phần, phần vì người Xiêm vơ vét hết vàng bạc, đá quý, tượng thần tại đền nên vua khơme không dùng Angkor Wat như là thủ đô xưa nữa và từ đó Angkor bị bỏ rơi trong rừng cây rậm rạp trong hơn 400 năm. Năm 1860 nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã phát hiện ra và từ đó Angkor Wat đã được giới thiệu ra thế giới bên ngoài .

Những bức tường thành trải dài bao quanh Angkor.

B%20%2848%29.JPG




Khi bước chân vào tới Angkor Wat tôi không khỏi ngạc nhiên đến choáng ngợp trước vẻ đẹp huyền bí và kì vĩ của nó. Tôi nghĩ chắc ai cũng như tôi sẽ tự hỏi sao vào thế kỉ ấy mà con người có thể xây dựng nên được kì quan như thế. Tuy đã bị chiến tranh tàn phá 1 phần và 1 phần tàn lụi theo thời gian nhưng Angkor Wat vẫn giữ được dáng vẻ hùng vĩ của nó.Quả thật đây là thời kì vàng son đối với người Khơme. Bạn có thể bắt gặp các tượng những vị thần linh, rắn thần Naga 7 đầu, điêu khắc về vũ công Apsara, tượng nữ thần Devata, tuớng khỉ Hanuman… và những truyền thuyết theo Hindu giáo trên các bức phù điêu, hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên từng cm của công trình này. Đúng là không thể tin vào mắt mình được. Có khoảng 1850 chạm khắc vũ công Apsara và một điều thú vị là trên ngực của tất cả vũ công Apsara đều nhẵn bóng lí do là vì du khách khi thăm viếng ai cũng chạm tay vào hết vì họ tin rằng sẽ gặp được những điều tốt lành.

Vũ công Apsara.

B%20%2841%29.JPG



B%20%2856%29.JPG



B%20%2870%29.JPG



B%20%2876%29.JPG
 
Last edited:
Người Pháp đã trùng tu 1 phần như cột chóng, đà ngang và ngưởi Đức trùng tu các điêu khắc vũ công Apsara. Vào thời điểm chúng tôi đi trên đỉnh tháp ở tầng 3 của Angkor Wat cũng được rào lại không cho khách du lich leo lên để tiến hành trùng tu. Nghe đâu việc trùng tu này là do phía Nhật đảm trách.

Điêu khắc tàn lụi theo thời gian.

B%20%2893%29.JPG



B%20%28113%29.JPG



Điêu khắc đã được phục chế.

B%20%2899%29.JPG



IMG_3939.JPG



Đỉnh tháp đang được trùng tu.

B%20%28108%29.JPG




Sẽ có lúc bạn tự hỏi đền được xây dựng để thờ các vị thần linh theo Hindu giáo nhưng sao lại thấy rất nhiều tượng Phật được thờ tại đây. Lí do là vì vào thế kỉ thứ 16 một trong những vị vua thuộc dòng họ Ông Đuông theo đạo Phật đã cho mang hàng ngàn tượng Phật vào đền để thờ phượng vì vậy mà du khách có thể bắt gặp rất nhiều tượng Phật cổ tại đây.

Tượng Phật cổ.

B%20%2874%29.JPG



Rắn thần Naga 7 đầu.

IMG_3947.JPG


Quả thật nếu thăm quần thể Angkor trong vòng 1 ngày thì giống như là cuỡi ngựa xem hoa vậy, chỉ ở được ở Angkor Wat khoảng 2 tiếng thế là chúng tôi lại phải tranh thủ trở ra để thăm những ngôi đền khác cũng không kém phần hấp dẫn và huyền bí. Tôi cứ tiếc mãi vì thời gian tham quan Angkor Wat quá ít và mình cũng biết quá ít về lịch sử vàng son cũng như ý nghĩa của những họa tiết trong ngôi đền này. Tự hứa với lòng sẽ có 1 ngày nào đó mình sẽ trở lại thăm Angkor Wat thêm lần nữa để có thể tìm hiểu hiểu sâu hơn về ngôi đền này.
 
Last edited:
Điểm kế tiếp mà chúng tôi ghé thăm đó chính là quần thể Angkor Thom. Quần thể này bao gồm nhiều phế tích chẳng hạn như đền Bayon, Baphuon, cung điện vua Phimeanakas, Elephant Terrance, Ta Prohm… nằm rải rác trong phạm vi khá rộng lớn vì vậy du khách thường chọn xe ôm hay tuk tuk nếu như đi ít người, còn đi theo đoàn thì sẽ đi bằng xe du lịch. Bên cạnh đó nếu muốn tự khám phá thì có thể thuê xe đạp hay xe đạp điện để tham quan.

Dòng người đổ về Angkor Thom.

B%20%28131%29.JPG



IMG_3966.JPG



Cổng vào Angkor Thom.

IMG_3964.JPG



Tượng voi phía sau cổng vào Angkor Thom.

B%20%28146%29.JPG



B%20%28147%29.JPG




Theo như lịch sử dưới sự phát triển về quân số cũng như dân số của đế chế Khmer, Angkor Thom đã được xây dựng 80 năm sau khi đã có Angkor Wat. Khu đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, cách cổng thành khoảng 1,5 km. Đền được vua Jayavarvan VII xây dựng vào cuối thế kỉ thứ XII và đầu thế kỉ thứ XIII, vị vua theo Phật giáo đã cho xây dựng đền Bayon dựa trên tinh thần Phật giáo. Sau khi Jayavarman VII chết, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Hindu giáo đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình. Vì vậy đâu đó du khách có thể thấy được sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc của Hindu giáo và Phật giáo. Đối với du khách ngôi đền này cũng hết sức huyền bí không thua kém gì Angkor Wat.
Đặc biệt ở đền Bayon là sự trội hẳn của ảnh hưởng Phật giáo. Số 9 là con số linh thiêng đối với Phật giáo vì vậy ngay cây cầu đá dẫn vào Angkor Thom mỗi bên đã được xây dựng một dãy 54 vị thần thiện và ác, tổng cộng 108 vị đang ôm mình rắn thần Naga bảy đầu. Nếu phân tích 1 chút thì:
Mỗi bên 54 vị thần, tổng 2 số này là 9.
2 bên 108 vị thần, tổng của 3 con số này cũng là 9.
Bên trong đền Bayon với 54 tháp 4 mặt đầu người, tổng cộng là 216 gương mặt đá nếu cộng 3 số này lại cũng là 9.Và bốn mặt người ở mỗi tháp tượng trưng cho Từ Bi Hỷ Xả, bốn đức tính cao đẹp trong thuyết nhà Phật. Một chi tiết khác đó là 54 ngọn tháp cũng tượng trưng cho 54 tỉnh mà người Khmer cai quản thời bấy giờ.
Ngoài ra bên trong đền có các bức phù điêu tạc trên đá mô tả rất sống động đời sống văn hóa lúc bấy giờ cũng như các cuộc thủy chiến, bộ chiến của quân đội Khmer với quân Chăm Pa.

Tượng các vị thần ôm mình rắn thần Naga.

angkorsouthgatebd6.jpg



Toàn cảnh đền Bayon.

IMG_3989.JPG
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,000
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top