What's new

Ngày 16/9 Mình Muốn đi giúp cụ. Các bạn vào đóng góp ý kiến

idvip9990

Phượt tử
Kết quả Chuyến đi 16/9 Ủng hộ cụ Trịnh Thị Nhượng ở THanh Hóa

Kết quả chuyến đi
7h khởi hành đến 12h chúng mình tới nơi. ăn uống xong đến nhà cụ là gần 1h. ở với cụ đến hơn 3h mình khởi hành về HN. 9h12 tất cả đã về HN
Ở đây thăm hỏi sức khỏe của cụ và trao số tiền là 3tr900k cho cụ.
sau đây là 1 số hình ảnh



Hành trình đường xá rất xa nên nhóm mình 7h khởi hành đến 12h đến nơi. ăn uống đến 1h bắt đầu vào nhà cụ. Chủ nhật thì rất đông người đến thăm cụ. Hiện nay cụ đã có được cuộc sống ổn định. Bà con xung quanh rất tốt bụng.
Còn số tiền thì hiện nay vẫn do đứa cháu 5 ĐỜI của cụ giữ. Bọn tớ đã nhờ 1 số anh chị cũng đến thăm lên xã giải quyết vấn đề này và làm 1 quỹ có nhiều người quản lí chứ ko giao cho 1 CÁ NHÂN nào cả. 2h30 bọn tớ lên xe về HN
Và kết thúc 8h10 tất cả có mặt ở BX mỹ đình. Cả chuyến đi ai cũng mệt mỏi.


Xót thương cụ già mù 87 tuổi vẫn xin ăn đầu đường xó chợ


Chiều tà cụ bà khiếm thị Trịnh Thị Nhượng, ở thôn 3 - xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa héo hắt lết lê trên con đường.



"Tôi bị mù bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ, số phận trớ trêu lắm, bố mẹ tôi sinh được 7 người con thì đều mất sớm chỉ còn lại tôi là con út nhưng xấu số. Gia đình tôi được xếp vào dạng dưới đáy. Tôi thì thế, mẹ tôi thì ốm đau luôn. Tất cả mọi việc đều đổ dồn lên vai bố tôi.

Lớn hơn, tôi chủ động xin chị hàng xóm dẫn tôi đi mò con ốc, con trai. Dần dần nó trở thành một công việc hàng ngày của tôi. Vì mỗi ngày như thế, tôi có thể phụ bố mỗi buổi được hai bơ gạo. Nhưng rồi, ông cụ cũng mất vì kiệt sức và để lại tôi với người mẹ ốm đau. Lúc đó tôi 17 tuổi. Không lâu sau, mẹ cũng mất để lại tôi vò võ một mình.







Bà còng khiếm thị một đời sống đơn thân trong bóng tối....

Tôi sống lay lắt đến giờ. Hàng ngày tôi cứ tha thẩn, lọ mọ đi xin ăn, không dám xin tiền vì xin tiền thì mù lòa biết đường nào mà nhìn, trước tôi cũng xin tiền lẻ để nhờ bà con mua giúp bát cơm bát gạo, nhưng có lần bị người xấu trả vờ cho tôi tiền rồi lấy đi hết các tờ tiền to. Từ đó về sau, tôi chỉ dám xin ăn, cơm thừa, cơm vãi ở các quán ăn. Bữa được bữa không, vì người ta cho mãi cũng chán. Cũng có những hôm cứ thấy tôi là người ta xua. Cũng phải thôi, vì mình đi xin ăn mà.

Tôi cũng chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trên đường đi xin ăn. Tôi còng lại còn mù lòa nữa. Bị người ta đi xe đâm gãy chân, bị trượt chân ngã những ngày mưa, bị ngã xuống ao,… nói rồi cụ kéo ống quần lên… chí chít các vết sẹo lớn nhỏ.. hằn lại những nỗi đau phải trải qua trong bao năm tháng.

Mỗi năm tôi lại già hơn. Đi lại để xin ăn từng bữa tôi cảm thấy mệt lắm. Trước tôi cứ mò đi một mạch là đến chợ, giờ phải ngồi nghỉ mãi. Có bữa không xin được gì, ngày hôm đó tôi phải nhịn đói.

Tôi cũng có một người thân duy nhất là thằng cháu. Nhưng nhà nó nghèo nên không nuôi được tôi. Hơn nữa, nó nói nhà tôi đang ở không có sổ đỏ, là nhà của nhà nước dựng tạm nên nó không nuôi. Vì nuôi khi tôi chết đi rồi chả được gì.





Chiều buông bà Nhượng lại ngồi ngóng người đi đường để tìm chút niềm vui...

Quen với đôi bàn chân đất


Bà kể, bữa rồi có cô bán thịt lợn ghé chơi thấy nhà tôi không có gì ăn, cô ấy cho tôi ít thịt mỡ để rán lấy mỡ mà nấu, lấy tóp mỡ mà rang ăn với cơm. Vừa hì hụi rán xong, tôi trượt chân ngã đổ hết. Tôi tiếc lắm, mò dưới đất lại được mấy miếng tóp. Còn bị bỏng nữa, nói rồi bà Nhượng dở áo ra, vết bỏng loang lổ chuẩn bị đang lột da.

Dám ước mơ gì nữa đâu

Ông Bùi Thanh Hải – Phó chủ tịch xã Định Liên cho biết: “Hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Nhượng vô cùng đặc biệt tại địa phương. Già cả, neo đơn, khổ cực từ thể xác lẫn tinh thần. Nếu như ở cái tuổi này, người già tại địa phương được sống sung túc, vui vầy cùng con cháu thì bà Nhượng phải cứ phải lang thang đi xin ăn ngoài chợ. Dù bà được hưởng chút trợ cấp nhưng không đủ tiền mua gạo ăn nên bà vẫn phải sống đời hành khất như thế".
Ngày mẹ tôi mất đi, đã nhiều lần tôi muốn đi theo mẹ. Vì tôi mù lòa sống trên đời cũng chẳng có ý nghĩa gì? Nhưng rồi tôi lại được bà con hàng xóm cứu. Rồi mọi người khuyên bảo, xin lấy đứa con mà nuôi. Sau này nó đỡ đần cho, nhưng thân tôi chưa nuôi được lấy gì mà nuôi con. Nhưng thực lòng lúc đó tôi cũng khao khát có một tiếng nói ê a trong nhà. Để bớt đi cái lạnh, cái cô đơn, cái buồn,...

Sau đó, tôi đã có bầu và đã đẻ được một cháu trai. Hàng xóm ai cũng vui. Mỗi người tranh thủ đến đỡ việc, cưu mang cho hai mẹ con tôi. Tôi vui lắm! Nhưng đến khi con trai tôi vừa tròn ba tuổi, cháu mất vì một cơn bạo bệnh để lại tôi trong nỗi đau, xót xa và ai oán cho đời mình.

Hôm rồi, tôi có lang thang đi xin lấy con chó nuôi để bầu bạn với mình. Nhưng nhà thì chật chội quá, hàng xóm ai cũng can, sợ không có gì cho nó ăn, đến mình còn phải đi xin ăn mà.

Đang dở câu chuyện, chợt có tiếng mèo kêu, bà Nhượng nựng nựng chú mèo: “Ngoan nào ! Để bà cho con ăn nhé !”. Bà kể: đây là con mèo được chú hàng xóm mang cho tôi nuôi để bắt chuột. Có nó tôi đỡ buồn hẳn cô ạ. Ngày ngày tôi đều đến các hàng ăn, mò những mẩu xương vụn dưới chân khách, mang về cho “người bạn” nhỏ này.


"Mà cô này, dạo này tự dưng tôi hay bị giật rồi ngã lăn đùng ra sàn nhà. Cũng may có hàng xóm đưa đi trạm xá cấp cứu. Nhưng bệnh của tôi, bác sĩ nói phải xuống bệnh viện huyện để điều trị cơ. Nhưng tôi nghĩ, thân mình cũng nhiều tuổi rồi. Đi chỉ phiền hàng xóm, xã phường thôi nên tôi từ chối. Kệ, sống được ngày nào hay ngày đấy cô ạ”. Chả biết đến lúc tôi chết có được chôn không nữa, chỉ mong được mảnh chiếu là tốt lắm rồi.

"Thế bây giờ, bệnh tật thế này, bà không chữa thì lấy sức đâu mà sống?" - chúng tôi hỏi, bà Nhượng cười buồn: "Không sao đâu cô ạ, sống chết có số cả mà. Lúc nào nước rút thì tôi lại mò mẫm ra chợ đi xin ăn được. Còn khi nào tôi không đi được nữa. Chắc là đói và sẽ chết"
.


Cả đời tôi khổ, đói khát, bệnh tật... Thậm chí một manh áo đẹp tôi chưa bao giờ có, một bữa cơm có thịt, có cá tôi cũng chưa bao giờ được ăn đầy đủ.... thì có dám ước mơ gì nữa cô?".

“Trời đang mưa lũ. Nước thì ngập khắp nơi thế này thì Bà đi xin ăn thế nào được ?” – Đành chịu thôi cô ạ. Có lẽ tôi sẽ chết trong đợt lũ này, tôi sống lâu quá rồi phải không cô? À mà tẹo nữa cô về thì cô làm ơn cho tôi 2 nghìn được không. Tôi nhờ chú hàng xóm mua hộ gói mì về cho mèo ăn, mèo con nó đói quá cô ạ. Tôi thì chịu đói quen rồi, 2 hôm nay mèo nó cứ kêu đói mà tôi chẳng còn gì cho nó ăn nữa. Nó mà bỏ tôi đi thì tôi buồn lắm….
!


Chân thành cảm ơn tấm lòng cao cả của các bạn !

Mọi sự đóng góp ( nhận cả tiền mặt để mua đồ sinh hoạt và thực phẩm cho cụ, nhận quần áo ấm, bánh, gạo, bột ngũ cốc, mắm, muối........) xin gửi về địa chỉ sau:

Cụ Trịnh Thị Nhượng, ở thôn 3 - xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Bạn nào muốn ủng hộ cho cụ mà ở xa thì Liên Hệ:


Hiện nay nhóm tiếp tục kêu gọi mọi người ủng hộ cụ.

Dự kiến Chủ Nhật ngày 21/10/2012 nhóm sẽ quay lại về thăm cụ

Tài khoản ngân hàng Vietcombank: 0011 004 056 997 - Sở giao dịch Hà Nội

Chủ tk: Nguyễn Văn Thắng

Thắng ( trưởng đoàn ) :01634.276.013 hoặc 0199.306.2663
 
Last edited:
giúp đỡ cụ già 87 tuổi mù lòa sống rất khổ sở

Đây là bài báo mà mình đã đọc nhé:


Xót thương cụ già mù 87 tuổi vẫn xin ăn đầu đường xó chợ


Chiều tà cụ bà khiếm thị Trịnh Thị Nhượng, ở thôn 3 - xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa héo hắt lết lê trên con đường.


"Tôi bị mù bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ, số phận trớ trêu lắm, bố mẹ tôi sinh được 7 người con thì đều mất sớm chỉ còn lại tôi là con út nhưng xấu số. Gia đình tôi được xếp vào dạng dưới đáy. Tôi thì thế, mẹ tôi thì ốm đau luôn. Tất cả mọi việc đều đổ dồn lên vai bố tôi.

Lớn hơn, tôi chủ động xin chị hàng xóm dẫn tôi đi mò con ốc, con trai. Dần dần nó trở thành một công việc hàng ngày của tôi. Vì mỗi ngày như thế, tôi có thể phụ bố mỗi buổi được hai bơ gạo. Nhưng rồi, ông cụ cũng mất vì kiệt sức và để lại tôi với người mẹ ốm đau. Lúc đó tôi 17 tuổi. Không lâu sau, mẹ cũng mất để lại tôi vò võ một mình.






Bà còng khiếm thị một đời sống đơn thân trong bóng tối....

Tôi sống lay lắt đến giờ. Hàng ngày tôi cứ tha thẩn, lọ mọ đi xin ăn, không dám xin tiền vì xin tiền thì mù lòa biết đường nào mà nhìn, trước tôi cũng xin tiền lẻ để nhờ bà con mua giúp bát cơm bát gạo, nhưng có lần bị người xấu trả vờ cho tôi tiền rồi lấy đi hết các tờ tiền to. Từ đó về sau, tôi chỉ dám xin ăn, cơm thừa, cơm vãi ở các quán ăn. Bữa được bữa không, vì người ta cho mãi cũng chán. Cũng có những hôm cứ thấy tôi là người ta xua. Cũng phải thôi, vì mình đi xin ăn mà.

Tôi cũng chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trên đường đi xin ăn. Tôi còng lại còn mù lòa nữa. Bị người ta đi xe đâm gãy chân, bị trượt chân ngã những ngày mưa, bị ngã xuống ao,… nói rồi cụ kéo ống quần lên… chí chít các vết sẹo lớn nhỏ.. hằn lại những nỗi đau phải trải qua trong bao năm tháng.

Mỗi năm tôi lại già hơn. Đi lại để xin ăn từng bữa tôi cảm thấy mệt lắm. Trước tôi cứ mò đi một mạch là đến chợ, giờ phải ngồi nghỉ mãi. Có bữa không xin được gì, ngày hôm đó tôi phải nhịn đói.

Tôi cũng có một người thân duy nhất là thằng cháu. Nhưng nhà nó nghèo nên không nuôi được tôi. Hơn nữa, nó nói nhà tôi đang ở không có sổ đỏ, là nhà của nhà nước dựng tạm nên nó không nuôi. Vì nuôi khi tôi chết đi rồi chả được gì.





Chiều buông bà Nhượng lại ngồi ngóng người đi đường để tìm chút niềm vui...

Quen với đôi bàn chân đất

Tôi chả có cái gì đâu, ngoài tấm thân già, mù lòa này. Tất cả mọi thứ là do bà con hàng xóm, nhà nước cho hết đấy cô ạ. Mấy lần tôi đi xin ăn trượt chân ngã từ trên đê xuống, ngã sóng soài ra đường, bà con thương tình mua cho đôi dép mà đi cho khỏi ngã. Cơ mà tôi không dám đi vì không quen sợ ngã .Mà đi chân đất tôi dễ cảm nhận, mon men đường sá nó dễ hơn", bà cụ hom hem cười.

Bà kể, bữa rồi có cô bán thịt lợn ghé chơi thấy nhà tôi không có gì ăn, cô ấy cho tôi ít thịt mỡ để rán lấy mỡ mà nấu, lấy tóp mỡ mà rang ăn với cơm. Vừa hì hụi rán xong, tôi trượt chân ngã đổ hết. Tôi tiếc lắm, mò dưới đất lại được mấy miếng tóp. Còn bị bỏng nữa, nói rồi bà Nhượng dở áo ra, vết bỏng loang lổ chuẩn bị đang lột da.

Dám ước mơ gì nữa đâu

Ông Bùi Thanh Hải – Phó chủ tịch xã Định Liên cho biết: “Hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Nhượng vô cùng đặc biệt tại địa phương. Già cả, neo đơn, khổ cực từ thể xác lẫn tinh thần. Nếu như ở cái tuổi này, người già tại địa phương được sống sung túc, vui vầy cùng con cháu thì bà Nhượng phải cứ phải lang thang đi xin ăn ngoài chợ. Dù bà được hưởng chút trợ cấp nhưng không đủ tiền mua gạo ăn nên bà vẫn phải sống đời hành khất như thế".
Ngày mẹ tôi mất đi, đã nhiều lần tôi muốn đi theo mẹ. Vì tôi mù lòa sống trên đời cũng chẳng có ý nghĩa gì? Nhưng rồi tôi lại được bà con hàng xóm cứu. Rồi mọi người khuyên bảo, xin lấy đứa con mà nuôi. Sau này nó đỡ đần cho, nhưng thân tôi chưa nuôi được lấy gì mà nuôi con. Nhưng thực lòng lúc đó tôi cũng khao khát có một tiếng nói ê a trong nhà. Để bớt đi cái lạnh, cái cô đơn, cái buồn,...

Sau đó, tôi đã có bầu và đã đẻ được một cháu trai. Hàng xóm ai cũng vui. Mỗi người tranh thủ đến đỡ việc, cưu mang cho hai mẹ con tôi. Tôi vui lắm! Nhưng đến khi con trai tôi vừa tròn ba tuổi, cháu mất vì một cơn bạo bệnh để lại tôi trong nỗi đau, xót xa và ai oán cho đời mình.

Hôm rồi, tôi có lang thang đi xin lấy con chó nuôi để bầu bạn với mình. Nhưng nhà thì chật chội quá, hàng xóm ai cũng can, sợ không có gì cho nó ăn, đến mình còn phải đi xin ăn mà.

Đang dở câu chuyện, chợt có tiếng mèo kêu, bà Nhượng nựng nựng chú mèo: “Ngoan nào ! Để bà cho con ăn nhé !”. Bà kể: đây là con mèo được chú hàng xóm mang cho tôi nuôi để bắt chuột. Có nó tôi đỡ buồn hẳn cô ạ. Ngày ngày tôi đều đến các hàng ăn, mò những mẩu xương vụn dưới chân khách, mang về cho “người bạn” nhỏ này.


"Mà cô này, dạo này tự dưng tôi hay bị giật rồi ngã lăn đùng ra sàn nhà. Cũng may có hàng xóm đưa đi trạm xá cấp cứu. Nhưng bệnh của tôi, bác sĩ nói phải xuống bệnh viện huyện để điều trị cơ. Nhưng tôi nghĩ, thân mình cũng nhiều tuổi rồi. Đi chỉ phiền hàng xóm, xã phường thôi nên tôi từ chối. Kệ, sống được ngày nào hay ngày đấy cô ạ”. Chả biết đến lúc tôi chết có được chôn không nữa, chỉ mong được mảnh chiếu là tốt lắm rồi.


"Thế bây giờ, bệnh tật thế này, bà không chữa thì lấy sức đâu mà sống?" - chúng tôi hỏi, bà Nhượng cười buồn: "Không sao đâu cô ạ, sống chết có số cả mà. Lúc nào nước rút thì tôi lại mò mẫm ra chợ đi xin ăn được. Còn khi nào tôi không đi được nữa. Chắc là đói và sẽ chết".

Cả đời tôi khổ, đói khát, bệnh tật... Thậm chí một manh áo đẹp tôi chưa bao giờ có, một bữa cơm có thịt, có cá tôi cũng chưa bao giờ được ăn đầy đủ.... thì có dám ước mơ gì nữa cô?".

“Trời đang mưa lũ. Nước thì ngập khắp nơi thế này thì Bà đi xin ăn thế nào được ?” – Đành chịu thôi cô ạ. Có lẽ tôi sẽ chết trong đợt lũ này, tôi sống lâu quá rồi phải không cô? À mà tẹo nữa cô về thì cô làm ơn cho tôi 2 nghìn được không. Tôi nhờ chú hàng xóm mua hộ gói mì về cho mèo ăn, mèo con nó đói quá cô ạ. Tôi thì chịu đói quen rồi, 2 hôm nay mèo nó cứ kêu đói mà tôi chẳng còn gì cho nó ăn nữa. Nó mà bỏ tôi đi thì tôi buồn lắm….

PV-Ngày 8-9 Do mưa lớn kéo dài, các tình miền trung bao gồm cả nơi cụ Nhượng sống đang bị ngập lụt kéo dài.

Ở Yên ĐỊnh- Thanh Hóa giờ đang lũ lụt… cụ không thể xin ăn được… ngay bây giờ cụ đang cần sự giúp đỡ nhất của mọi người.. Bạn không có khả năng giúp cụ… thì xin bạn hãy share bài viết này đến nhiều người khác. !

Chân thành cảm ơn tấm lòng cao cả của các bạn !
Tập Trung Chủ Nhật,Ngày 16-9 ,Bắt Đầu Khởi Hành Đến Yên Định-Thanh Hóa
Hiện tại đã có 6 bạn tham gia: Một số bạn khuyên số người nên vừa đủ để góp nhiều kinh phí hơn cho cụ
Nguyễn Văn Thắng- Văn Quán- Hà Đông
Nguyễn Viết Tuấn – Hàng Bài- HN
Trịnh Kim Anh – Ngọc Hồi
Đặng Đình Dũng – Gia Lâm
Lê Văn Sơn – Hà Đông
Trần Mai Loan – Cầu Giấy
Tiền đi xe khách là 80.000/2 lượt cả đi cả về ( người tham gia tự lo nhé )
Lịch trình như sau :
6h30 tập trung có mặt tại bến xe Mỹ Đình
7h Bắt đầu lên xe khởi hành
9h dự kiến sẽ đến bến xe Huyện Yên định. Nghỉ ngơi 30p ăn uống…v..
9h30p Đi xe bus về Ủy ban xã Yên Định rồi đi bộ vào thôn 3 nhà cụ Nhượng
10h Đến nhà cụ Nhượng hỏi thăm sức khỏe, trao quà, ủng hộ, giúp đỡ cụ sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng cần thiết.
Đến 15h30p tập chung đi xe bus đến bến xe Yên Định bắt xe về Hà Nội
18h30p Về đến bến xe Mỹ Đình điểm quân xem có ai bị lạc ko =))

Mọi sự đóng góp ( nhận cả tiền mặt để mua đồ sinh hoạt và thực phẩm cho cụ, nhận quần áo ấm, bánh, gạo, bột ngũ cốc, mắm, muối........) xin gửi về địa chỉ sau:
Cụ Trịnh Thị Nhượng, ở thôn 3 - xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại:
Bạn nào muốn ủng hộ cho cụ mà ở xa thì Liên Hệ:
Mình xin nhận tất cả Vật Dụng Cần Thiết cho cuộc sống, quần áo cũ, chăn màn, bát đũa…v…vv

Thắng ( trưởng đoàn ) :01634.276.013 hoặc 0199.306.2663
Văn Quán –Hà Đông - Hà Nội
Tài khoản ngân hàng Vietcombank: 0011 004 056 997 - Sở giao dịch Hà Nội
Chủ tk: Nguyễn Văn Thắng

Tớ xin cám ơn những thành viên đã quan tâm tới topic này, cảm ơn những anh chị đã có lòng muốn ủng hộ quà bánh và tiền cho bà cụ, danh sách cụ thể mình xin update hàng ngày ạ
Tổng số tiền hiện tại đã quyên góp được: 2 triệu 600 ngàn và nhiều thực phẩm
1.Bạn Tamtre86: 100k
2. Bạn chanmytu: 200k
3. Bạn cường- Nam ĐỊnh -200k
4. Em Mai Trang- ĐH Hà Nội 200k
5.Bạn Miss Crab: 100k
6. Bạn Cây Ngô Còi: 100k
7. Bạn Tuấn- Đền Lừ: 150k
8.Chị Dương- Phố Huế: 200k +áo
9.Bạn Giamaham2005-83 Lý Tường Kệt : 100k
10.Một bạn nữ rất xinh nhưng mình quên ko hỏi tên: 2 gói bột ngũ cốc
11. Hương- Hoàng Quốc Việt: 250K+ ruốc cá
12. Bạn BINHNN9990L 100k
13. EM gái chủ top: 300k
14. Mẹ chủ top: muối vừng, ruốc lơn, đường, sữa
15. Bạn tuânnh_8688: 200k
16. Anh Vinh member vietyo : 500k
17. Người giấu tên : 200k
18. Một bạn ở diễn đàn thapsanguocmo.net 100k
 
Last edited:
Re: giúp đỡ cụ già 87 tuổi mù lòa sống rất khổ sở

Thương cụ quá ! chủ nhật thu xếp được thời gian thì cho mình đi với .sẽ pm sớm nhất tới chủ top !
 
Re: giúp đỡ cụ già 87 tuổi mù lòa sống rất khổ sở

anh em nào đi rồi update thông tin để mọi người cùng đi thăm cụ,mình ở sg đọc mà thấy xót quá,có thông tin chính xác mình sẽ bay ra thăm cụ ngay....mong chờ người chỉ đường
 
Re: giúp đỡ cụ già 87 tuổi mù lòa sống rất khổ sở

cảm ơn các bạn rất nhiều.......................................................................
 
Re: giúp đỡ cụ già 87 tuổi mù lòa sống rất khổ sở

Thắng ( trưởng đoàn ) :01634.276.013 hoặc 0199.306.2663
Văn Quán –Hà Đông - Hà Nội
Tài khoản ngân hàng Vietcombank: 0011 004 056 997 - Sở giao dịch Hà Nội
Chủ tk: Nguyễn Văn Thắng
Tớ xin cám ơn những thành viên đã quan tâm tới topic này....

Sao bạn chủ lại edit địa chỉ cá nhân từ Đại Mỗ thành Văn Quán - Hà Đông ???? Mình vừa nhắn kêu gọi từ hội bạn mình ở Đại Mỗ, giờ biết nói sao??
 
Sao bạn chủ lại edit địa chỉ cá nhân từ Đại Mỗ thành Văn Quán - Hà Đông ???? Mình vừa nhắn kêu gọi từ hội bạn mình ở Đại Mỗ, giờ biết nói sao??
mình mới chuyển chỗ thuê nhà sang văn quán bạn ah. nhà mình thuê trước ở trong xóm đình, nóng quá không ở được đành chuyển. bạn có thể nói với các bạn liên hệ với mình. Mình sẽ quay lại Đại Mỗ để tập trung mọi người !

kéo lên trên cùng nào các bạn ơi.... tập trung giúp đỡ cụ nào.. thứ 7 điểm danh tổng kết rồi
 
Last edited by a moderator:
Mình vừa nhờ người xác minh hoàn cảnh của cụ này. Quả đúng là hết sức éo le! Nhóm mình tại Thanh Hóa quyết định, sẽ cùng các bạn lên thăm và giúp đỡ cho cụ. Cũng mong thông qua nguồn tin này, trương trình sẽ còn nhận được sự giúp đỡ khác của mọi thành viên dành cho Cụ.

Mình đã có mặt tại Thôn 3 Xã Định Liên Huyện Yên Định tại ngôi nhà của cụ bà 87 tuổi Trịnh Thị Nhượng.
Nhìn gia cảnh của cụ chắc mọi người không bao giờ nghĩ rằng tại sao nước mắt mình lại rơi phải không. Một người phụ nữ đầy bản lĩnh và nghị lực ở thời bình này cụ Nhường bị mù bẩm sinh sống một mình không người thân , không nơi nương tựa tất cả được gói gọn trong cái gọi là Nhà Tình Nghĩa mà Xã Định Liên đã dựng lên rồi lại xóa chữ Nhà Tình Nghĩa đi tại sao lại thế.?
Một con người không có giấy tùy thân , không một cái gì gọi là của riêng mình
DSC09792.jpg
DSC09787.jpg
 
Last edited:



Hành trình đường xá rất xa nên nhóm mình 7h khởi hành đến 12h đến nơi. ăn uống đến 1h bắt đầu vào nhà cụ. Chủ nhật thì rất đông người đến thăm cụ. Hiện nay cụ đã có được cuộc sống ổn định. Bà con xung quanh rất tốt bụng.
Còn số tiền thì hiện nay vẫn do đứa cháu 5 ĐỜI của cụ giữ. Bọn tớ đã nhờ 1 số anh chị cũng đến thăm lên xã giải quyết vấn đề này và làm 1 quỹ có nhiều người quản lí chứ ko giao cho 1 CÁ NHÂN nào cả. 2h30 bọn tớ lên xe về HN
Và kết thúc 8h10 tất cả có mặt ở BX mỹ đình. Cả chuyến đi ai cũng mệt mỏi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,198
Bài viết
1,174,283
Members
191,992
Latest member
DuckyHandmade
Back
Top