Doigiaymoi
Phượt gia
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang :Lang thang xem Đua Bò 7 núi.
Lễ Hội Đua Bò 7 Núi.
Đua bò là một trò chơi dân gian của dân tộc Khmer vùng Thất Sơn,An Giang,được tổ chức vào dịp Tết Đônta hằng năm,khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch,ban đầu được các Sư Cả trụ trì chùa tổ chức cho các phum sóc tranh đua,cũng là một trong những cách vui chơi trong ngày lễ lớn(người Khmer Nam bộ có 2 Tết trong năm : vào trung tuần tháng 3 là Têt chịu tuổi,Chon- chơ-năm-thơ-mây và tháng 8 là Tết Đônta hay còn gọi là Lễ cúng Ông Bà,thay vì đám giỗ như người Kinh ).
Mãi đến đầu những năm 90,thế kỷ trước,trò chơi này được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức,quy mô ngày càng phát triển và đã được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia,2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên,An Giang,thay phiên nhau tổ chức.Năm nay,Lễ Hội Đua Bò mở rộng,tranh cúp Truyền hình An Giang , được tổ chức ngày 5 tháng 10 tại sân thi đấu Chùa Tà Miệt,xã Lương Phi,Tri Tôn.Đây là lần thứ 19 cuộc chơi dân dã được nâng cấp thành Lễ hội,và qui mô đã được tăng lên đến 78 đôi bò(thay vì 38 đôi như trước đây)với những đôi bò đến từ các địa phương ngoài vùng Núi Cấm như Châu thành,Châu phú,Thoại Sơn,Hòn Đất(Kiên Giang) và cả quận Ki-ri-vong (Tỉnh Tà Keo,Vương quốc Campuchia).Vì số lượng đăng ký nhiều nên 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã phải tổ chức đấu loại trước cả tuần để lựa những đôi bò xuất sắc vào thi đấu chính thức.
Lễ hội đua bò 7 núi năm 2010 thu hút hơn 20.000 người đến xem,đặc biệt là dịp để giới nhiếp ảnh trổ tài,hàng trăm nhà nhiếp ảnh,chuyên hoặc không chuyên,phóng viên ảnh các báo,đài đã tụ hội nơi đây vừa săn ảnh vừa thưởng thức cái cuộc chơi văn hóa đầy nhân bản này.
Tôi chưa xem lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn.Nhưng qua những thông tin đọc được,thì Trâu chọi được chọn lựa và nuôi nấng rất chu đáo,tốn kém,Tôi nghĩ những ông chủ sau một thời gian nuôi nấng trâu,ít nhất cũng một năm,thường thì lâu hơn,chắc cũng có nhiều,thậm chí rất nhiều những kỹ niệm,những tình cảm với con vật mà mình hàng ngày chăm sóc,tôi luyện để trở thành những đấu sĩ của ngày hội.Và rồi đến ngày đó,sau một trận chiến dữ dội đầy máu đỏ,dù thắng hay thua trâu cũng sẽ bị giết thịt,chủ trâu chắc cũng ít nhiều đau xót trong lòng!Âu đó cũng chỉ là luật chơi đã có từ lâu đời!
Năm 2005,tôi đã tham dự Lế hội Voi,lần đầu tiên tổ chức ở Buôn Đôn,Dak Lak.Những hoạt động chính của Lễ hội đều liên quan đến Voi.Nhưng lồng vào đó,buổi tối có tổ chức lễ “Đâm trâu”,một tập tục độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên,thường thực hiện để đón mừng mùa màng bội thu,hay mừng một sự kiện nào đó quan trọng…mang đậm tính chất rất đặc trưng của núi rừng nhưng cũng rất dã man.Trâu hiến lễ bị cột chặt vào chiếc cọc giửa sân,sau những nghi lễ cúng kiến thần linh,các thanh niên vừa nhảy múa quanh trâu,vừa đâm,chém theo từng nhịp trống,chiêng dưới ánh lửa bập bùng ,Trâu chết dần mòn một cách tội nghiệp!Và đó cũng là tập tục đã có tự thuở nào,rất đặc trưng và không thể thiếu của các dân tộc Tây Nguyên.
Cho nên,khi đi xem đua bò,tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa,ta thấy lễ-hội-đua-bò-7-núi thật sự là một cuộc chơi văn hóa đầy nhân bản,phản ánh rõ nét nền văn minh lúa nước của dân bản địa.Bò thua cuộc sẽ được chủ đưa về chăm sóc tập luyện lại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau,bò thắng cuộc trở thành biểu tượng may mắn của phum sóc và là tài sản lớn của chủ nhân,vẫn sẽ được chăm sóc tập luyện để bảo vệ ngôi vô địch.
Sẽ không ngạc nhiên khi trong tương lai chúng ta chứng kiến sự thu hút mạnh mẽ của lễ hội đối với du khách,nhất là du khách nước ngoài.Nếu đầu tư hợp lý và tổ chức qui mô hơn,kết hợp với địa thế và cảnh quang đẹp vùng Thất Sơn,lễ-hội-đua-bò-7-núi có thể sẽ là một thương hiệu tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của An Giang.
Lễ Hội Đua Bò 7 Núi.
Đua bò là một trò chơi dân gian của dân tộc Khmer vùng Thất Sơn,An Giang,được tổ chức vào dịp Tết Đônta hằng năm,khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch,ban đầu được các Sư Cả trụ trì chùa tổ chức cho các phum sóc tranh đua,cũng là một trong những cách vui chơi trong ngày lễ lớn(người Khmer Nam bộ có 2 Tết trong năm : vào trung tuần tháng 3 là Têt chịu tuổi,Chon- chơ-năm-thơ-mây và tháng 8 là Tết Đônta hay còn gọi là Lễ cúng Ông Bà,thay vì đám giỗ như người Kinh ).
Mãi đến đầu những năm 90,thế kỷ trước,trò chơi này được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức,quy mô ngày càng phát triển và đã được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia,2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên,An Giang,thay phiên nhau tổ chức.Năm nay,Lễ Hội Đua Bò mở rộng,tranh cúp Truyền hình An Giang , được tổ chức ngày 5 tháng 10 tại sân thi đấu Chùa Tà Miệt,xã Lương Phi,Tri Tôn.Đây là lần thứ 19 cuộc chơi dân dã được nâng cấp thành Lễ hội,và qui mô đã được tăng lên đến 78 đôi bò(thay vì 38 đôi như trước đây)với những đôi bò đến từ các địa phương ngoài vùng Núi Cấm như Châu thành,Châu phú,Thoại Sơn,Hòn Đất(Kiên Giang) và cả quận Ki-ri-vong (Tỉnh Tà Keo,Vương quốc Campuchia).Vì số lượng đăng ký nhiều nên 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã phải tổ chức đấu loại trước cả tuần để lựa những đôi bò xuất sắc vào thi đấu chính thức.
Lễ hội đua bò 7 núi năm 2010 thu hút hơn 20.000 người đến xem,đặc biệt là dịp để giới nhiếp ảnh trổ tài,hàng trăm nhà nhiếp ảnh,chuyên hoặc không chuyên,phóng viên ảnh các báo,đài đã tụ hội nơi đây vừa săn ảnh vừa thưởng thức cái cuộc chơi văn hóa đầy nhân bản này.
Tôi chưa xem lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn.Nhưng qua những thông tin đọc được,thì Trâu chọi được chọn lựa và nuôi nấng rất chu đáo,tốn kém,Tôi nghĩ những ông chủ sau một thời gian nuôi nấng trâu,ít nhất cũng một năm,thường thì lâu hơn,chắc cũng có nhiều,thậm chí rất nhiều những kỹ niệm,những tình cảm với con vật mà mình hàng ngày chăm sóc,tôi luyện để trở thành những đấu sĩ của ngày hội.Và rồi đến ngày đó,sau một trận chiến dữ dội đầy máu đỏ,dù thắng hay thua trâu cũng sẽ bị giết thịt,chủ trâu chắc cũng ít nhiều đau xót trong lòng!Âu đó cũng chỉ là luật chơi đã có từ lâu đời!
Năm 2005,tôi đã tham dự Lế hội Voi,lần đầu tiên tổ chức ở Buôn Đôn,Dak Lak.Những hoạt động chính của Lễ hội đều liên quan đến Voi.Nhưng lồng vào đó,buổi tối có tổ chức lễ “Đâm trâu”,một tập tục độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên,thường thực hiện để đón mừng mùa màng bội thu,hay mừng một sự kiện nào đó quan trọng…mang đậm tính chất rất đặc trưng của núi rừng nhưng cũng rất dã man.Trâu hiến lễ bị cột chặt vào chiếc cọc giửa sân,sau những nghi lễ cúng kiến thần linh,các thanh niên vừa nhảy múa quanh trâu,vừa đâm,chém theo từng nhịp trống,chiêng dưới ánh lửa bập bùng ,Trâu chết dần mòn một cách tội nghiệp!Và đó cũng là tập tục đã có tự thuở nào,rất đặc trưng và không thể thiếu của các dân tộc Tây Nguyên.
Cho nên,khi đi xem đua bò,tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa,ta thấy lễ-hội-đua-bò-7-núi thật sự là một cuộc chơi văn hóa đầy nhân bản,phản ánh rõ nét nền văn minh lúa nước của dân bản địa.Bò thua cuộc sẽ được chủ đưa về chăm sóc tập luyện lại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau,bò thắng cuộc trở thành biểu tượng may mắn của phum sóc và là tài sản lớn của chủ nhân,vẫn sẽ được chăm sóc tập luyện để bảo vệ ngôi vô địch.
Sẽ không ngạc nhiên khi trong tương lai chúng ta chứng kiến sự thu hút mạnh mẽ của lễ hội đối với du khách,nhất là du khách nước ngoài.Nếu đầu tư hợp lý và tổ chức qui mô hơn,kết hợp với địa thế và cảnh quang đẹp vùng Thất Sơn,lễ-hội-đua-bò-7-núi có thể sẽ là một thương hiệu tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của An Giang.