What's new

GPS - Hệ thống định vị tòan cầu

gps

Phượt thủ
Đây là những bài đã từng được post trên ttvnol.com : (chú ý, những bài này được bắt đầu từ năm 2002 nên có 1 số thông tin hơi cũ, nhưng đến những bài cuối thì rất update


Thời thượng cổ người ta định vị bằng cách đánh dấu lên thân cây, vách hang.
Thuongco.jpg

Sau đó, con người dựa vào vị trí các vì sao để định vị, đặc biệt là cho các chuyến đi trên biển.
Trungco.jpg

bằng các công cụ khá tinh xảo và các tính toán phức tạp
Phuctap1.png
Phuctap2.png

Bây giờ mình xài GPS chỉ để đi chơi. :)



Các bạn có biết máy bay, xe tăng, tàu chiến đều sử dụng GPS hoặc GLONASS để định vị và dẫn đường không ? Ngay cả Trung Quốc hay các nước EU cũng phải phụ thuộc vào hệ thông GPS của Mỹ. Gần đây, châu Âu đang theo đuổi dự án Gallileo hòng xây dựng cho mình một hệ thống định vị và dẫn đường độc lập nhưng bị phía Mỹ phản đối quyết liệt.
Trong chuyến đi vòng quanh thế giới của hải quân Trung Quốc gần đây, "thủy thủ đoàn không tiết lộ gì về các chi tiết kỹ thuật, kể cả công nghệ định hướng cho tàu. Có tin trong chuyến hải hành này, quân đội Trung Quốc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Chính phủ Mỹ, nghĩa là vẫn còn phụ thuộc ít nhiều vào công nghệ nước ngoài. Song các sĩ quan luôn phủ nhận điều đó."
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Tu-lieu/2002/09/3B9C0874/


Nguyên lý xác dịnh toạ độ của hệ thống GPS và Glonass dựa trên công thức quãng đường = vận tốc x thời gian. Vệ tinh phát ra các tín hiệu bao gồm vị trí của chúng, thời điểm phát tín hiệu. Máy thu tính toán được khoảng cách từ các vệ tinh, giao điểm của các mặt cầu có tâm là các vệ tinh, bán kính là thời gian tín hiệu đi từ vệ tinh đến máy thu x vận tốc sóng điện từ là toạ độ điểm cần định vị
 
Last edited:
Nói đến GPS, mọi người thường nghĩ đến máy thu GPS, thực ra, GPS là một hệ thống gồm 27 vệ tinh (kể cả 3 cái sơ cua) chuyển động trên các quí đạo chung quanh trái đất. Quân đội Mỹ phát triển hệ thống này với mục đích quân sự nhưng nay nó đã được mở rộng cho các mục đích dân sự.
Mỗi vệ tinh nặng khoảng 2 tấn, sử dụng năng lượng mặt trời, chuyển động cách mặt đất khoảng 19300km. Mỗi vệ tinh quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của các vệ tinh được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ thời điểm nào, cũng có thể “nhìn thấy” tối thiểu 4 vệ tinh.
orbits.gif

Công việc của một máy thu GPS là xác định vị trí của 4 vệ tinh hay hơn nữa, tính toán khoảng cách từ các vệ tinh và sử dụng các thông tin đó để xác định vị trí của chính nó. Quá trình này dựa trên một nguyên lý toán học đơn giản.
Giả sử bạn đang ở một nơi nào đó ở Vietnam, và bạn hoàn toàn không biết minh ở đâu, vì một lý do nào đó. Bạn gặp một người dân địa phương và hỏi một cách thân thiện: “làm ơn cho tôi biết tôi đang ở đâu ?” Anh ta trả lời: “bạn đang cách Vũng tàu 45 km”. Đây là một sự thật thú vị, nhưng chưa thật sự có ích. bạn có thể ở bất kỳ đâu trên vòng tròn có tâm là Vũng tàu, bán kính 45 km.
Bạn hỏi một người khác và cô ta cho biết bạn đang cách Biên Hoà 40 km. Bây giờ bạn đã khá hơn. Nếu bạn tổng hợp hai thông tin, bạn sẽ có hai vòng tròn giao nhau. Vị trí của bạn là một trong hai giao điểm của hai đường tròn.
Người thứ ba cho bạn biết vị trí của bạn cách Sài gòn 30 km. Bây giờ thì bạn đã biết mình đang ở đâu.
Áp dụng nguyên lý nay vào không gian 3 chiều, ta cũng có 3 mặt cầu thay vì 3 đường tròn, giao nhau tại một điểm. Về mặt nguyên lý thì không khác nhau nhiều lắm, nhưng khó tưởng tượng hoặc mô tả bằng hình vẽ hơn. Thay vì các đường tròn, bạn sẽ có các mặt cầu.
Nếu bạn biết rằng minh đang ở cách vệ tinh A 20 km, bạn có thể ở bất kỳ nơi nào trên một mặt cầu khổng lồ có bán kính 20 km. Nếu bạn biết thêm rằng bạn đang ở cách vệ tinh B 30 km, giao tuyến của hai mặt cầu này là một đường tròn V. Và nếu bạn biết thêm một khoảng cách nữa đến vệ tinh C, bạn sẽ có thêm một mặt cầu, mặt cầu này giao với đường tròn V tại hai điểm. Trái đất chính là mặt cầu thứ tư, một trong hai giao điểm sẽ nằm trên mặt đất, điểm thứ hai nằm lơ lửng đâu đó trong không gian và dễ dàng bị loại. Với việc giả sử trái đất là một mặt cầu, ta đã bỏ qua cao độ của bạn rồi. Do vậy để có cả tung độ, hoành độ và cao độ, bạn cần thêm một vệ tinh thứ tư nữa.
figure05.gif

Nói nghe thì dễ nhỉ, nhưng làm sao đo khoảng cách từ vệ tinh. Khi nào rảnh tớ sẽ nói tiếp
 
Thế cái máy đấy có đắt ko ạ, có phải trả thuê bao tháng ko?
Máy thì dao động từ 99$ đến 300$ (chỉ nói đến các máy cầm tay dân dụng)
Không phải trả thuê bao gì hết, chỉ tốn tiền thay pin thôi.
GPS có thể được xem là một thành tựu khoa học kỹ thuật đáng kinh ngạc và cũng hơi hơi tốn kém. Người Mỹ đã bỏ ra hàng tỷ đô la để nghiên cứu, phát triển và thực hiện dự án này. Mỗi vệ tinh được thiết kế để hoạt động trong vòng 10 năm. Việc bảo trì, phóng vệ tinh thay thế và chi phí cho các trạm kiểm soát mặt đất cũng chiếm một ngân quĩ không nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng lại không mất tiền (hay là tiền đóng thuế của dân Mỹ) :)

gps-8.jpg

Đây là Garmin GPS 72

ifinder_large.jpg

Đây là Lowrance iFinder, cái này tớ đang dùng.

mg315b.jpg


Đây là Magellan GPS 315, tớ cũng có một cái.
 
Như đã hứa, tranh thủ giờ nghỉ trưa, tớ xin nói tiếp làm sao để đo khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu.
Để thực hiện tính toán này, máy thu GPS phải biết hai thứ tối thiểu:
· Vị trí của ít nhất ba vệ tinh bên trên nó
· Khoảng cách giữa máy thu GPS đến từng vệ tinh nói trên

Bằng cách phân tích sóng điện từ tần số cao, công suất cực thấp từ các vệ tinh, máy thu GPS tính toán ra được hai thứ trên. Máy thu loại xịn có thể thu nhận tín hiệu của nhiều vệ tinh đồng thời. Sóng radio chuyển động với vận tốc ánh sáng, tức là 300 ngàn km/giây trong chân không. Máy thu có thể tính toán được khoảng cách dựa vào thời gian cần thiết để tín hiệu đến được máy thu. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu máy thu và các vệ tinh đã hoạt động cùng nhau như thế nào để đo các khoảng cách này. Đây là một quá trình khá phức tạp.
Vào một thời điểm nào đó, giả sửu vào lúc 0 giờ, một vệ tinh bắt đầu truyền một chuỗi tín hiệu dài, được gọi là mã ngẫu nhiên giả. Máy thu cũng bắt đầu tạo ra chuỗi mã giống hệt vào cùng thời điểm. Khi tín hiệu từ vệ tinh truỳên đến máy thu, chuỗi tín hiệu đó sẽ bị trễ một chút so với chuỗi do máy thu tạo ra.
Chiều dài khoảng thời gian trễ này chính là thời gian truyền của tín hiệu từ vệ tinh. Máy thu nhân thời gian này với tốc đọ ámh sáng để xác định quãng đường truyền tín hiệu. Giả sử rằng tín hiệu truyền trên đường thẳng, đây chính là khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu. Để thực hiện phép đo này, chúng ta phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải đồng bộ với nhau. Một sai số 1 mili giây sẽ dẫn đến sai số là 300 ngàn mét, quá nhiều phải không các bạn. Do đó, độ chính các tối thiểu cho các máy thu phải là cỡ nano giây (10-9 ). Để có độ chính xác như vậy, phải trang bị đồng hồ nguyên tử cho không chỉ các vệ tinh mà còn máy thu của bạn nữa. Nhưng đồng hồ nguyên tử thì lại đắt, khoảng 50 đến 100 ngàn đô. Điều đó thì quá đắt cho người dùng nghèo như tớ (và một số trong các bạn nữa).



Tớ chỉ vào website của các nhà sản xuất rồi vào mục "Where to buy" hay "Dealers" là tìm ra một đống địa chỉ thui muh.
Bạn đừng quên rằng sai số của các máy handheld GPS khá cao. Có thể ứng dụng của bạn cần máy thu có độ chính xác cỡ centimet. Giá của thiết bị này vào khoảng 4-5 nghìn đô.
Một trở ngại khác nữa là bản đồ số của Tổng cục địa chính sử dụng hệ toạ độ vn2000 trong khi GPS dù có trên 100 hệ lại không biết vn2000.
Về hệ Vn-2000 và bản đồ số theo hệ này có thể tham khảo tại đây : http://home.cidala.gov.vn/vn/cidala.asp
Các website khác có bản đồ số của Việtnam:
www.basao.com.vn (kinh vĩ độ)
http://www.hochiminhcity.gov.vn
http://dolmap.hochiminhcity.gov.vn/bando.htm
 
Như gps (là tớ) đã nói, ngân sách bộ quốc phòng Mỹ phải gánh chi phí vận hành và bảo trì hệ thống GPS, kể cả việc mua và phóng các vệ tinh thay thế. Lân này thì Boing vô mánh 33 quả. Tuy nhiên, không có nghĩa là trên bầu trời sẽ có 33 quả đâu mà cũng chỉ vẫn có 24 quả hoạt động và khoảng 3 quả sơ cua thôi.
Block 1 được đưa lên quĩ đạo năm 1978 với 11 quả. Hai năm sau đó, đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh mới bắt đầu hoạt động. Người Nga lập tức đặt vào quĩ đạo các vệ tinh đầu tiên của hệ thống GLONASS vào năm 1982. Sau sự cố Nga bắn rơi máy bay của hãng Korean Airline, Tổng thông Reagan quyết định bắt đầu dự án mở cửa một phần GPS cho các ứng dụng cộng đồng. Vào năm 1990, người Mỹ đưa vào sai số nhân tạo (selective availability - SA) làm giảm độ chính xác của các ứng dụng dân sự. Đến năm 1995, hệ thông GPS mới thực sự hoàn chỉnh với 24 quả thuộc Block II, sau đó là IIA và IIR, bây giờ là IIF. Tổng thống Clinton là người đã quyết định tắt SA vào năm 1996, nâng độ chính xác của máy thu dân dụng lên đáng kể, làm giảm sai số từ 100 mét (SA on) còn 15 mét (SA off) vào năm 2000.
Các vệ tinh đời IIF có tuổi thọ 15 năm so với 10 năm của các đời trước

Như gps (là tớ) đã nói, ngân sách bộ quốc phòng Mỹ phải gánh chi phí vận hành và bảo trì hệ thống GPS, kể cả việc mua và phóng các vệ tinh thay thế. Lân này thì Boing vô mánh 33 quả. Tuy nhiên, không có nghĩa là trên bầu trời sẽ có 33 quả đâu mà cũng chỉ vẫn có 24 quả hoạt động và khoảng 3 quả sơ cua thôi.

iif_need.gif


Để có thể đưa các ứng dụng GPS đến với chúng ta, các ký sư đã có một giải pháp thông minh và hiệu quả. Mỗi quả vệ tinh mang theo một cái đồng hồ nguyên tử, nhưng mỗi máy thu thì chỉ trang bị đồng hồ quartz thông thường. Các đồng hồ quartz này được điều chỉnh liên tục dựa vào tín hiệu được truyền đi từ các vệ tinh.
Trên lý thuyết thì 4 mặt cầu phải giao nhau tại 1 điểm. Nhưng do sai số đồng hồ quartz rẻ tiền, 4 mặt cầu đã không cho 1 giao điểm duy nhất. Biết rằng sai số này gây ra bởi đồng hồ trên máy thu là như nhau Δt, máy thu có thể dễ dàng loại trừ sai số này bằng cách tính toán ra lượng hiệu chỉnh cần thiết để 4 mặt cầu giao nhau tại một điểm. Dựa vào đó, máy thu tự động điều chỉnh đồng hồ cho đồng bộ với đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh. Nhờ đó mà đồng hồ trên máy thu có độ chính xác gần như tương đương với đồng hồ nguyên tử. Vậy là chuyện đo khoảng cách đã được giải quyết ổn thoả.


Biết khoảng cách rồi, chúng ta còn phải biết vị trí chính xác của các vệ tinh trên quĩ đạo. Điều này cũng không khó lắm vì các vệ tinh chuyển đông trên các quĩ đạo biết trước và có thể dự đoán được.Trong bộ nhớ của mỗi máy thu đều có chứa một bảng tra vị trí tính toán của tất cả các vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào gọi là Almanac. Lực hút của mặt trăng, mặt trời có ảnh hưởng nhất định làm thay đổi quĩ đạo của các vệ tinh một chút xíu nhưng bộ quốc phòng Mỹ liên tục theo dõi vị trí chính xác của các vệ tinh và truyền thông số hiệu chỉnh đến các máy thu thông qua tín hiệu từ vệ tinh.
 
Vậy là cả hai vấn đề khoảng cách và vị trí đã giải quyết xong, và hệ thống cơ bản hoạt động tốt, tuy nhiên, người ta nhận thấy hệ thống có nhiều sai số. Nguyên nhân đầu tiên là do việc giả sử rằng các tín hiệu vệ tinh được truyền theo đường thẳng đến các máy thu với vận tốc không đổi. Trong thực tế, bầu khí quyến trái đất ít nhiều làm chậm tốc độ truyền, đặc biết là khi sóng điên từ đi qua các tầng điện ly và đối lưu. Do tính chất của các tầng này khác nhau tại các vị trí khác nhau trên trái đất nên độ trễ này phụ thuộc vào vị trí của máy thu trên mặt đất, điều đó có nghĩa là khó có thể loại trừ sai số này. Gần đây người ta tạo ra các mô hình toán học mô phỏng tính chất của bầu khí quyển trái đát để giảm thiểu sai số này. Ngoài ra, khi tín hiệu phản xạ từ các vật thể lớn như các toà nhà cao tầng, cũng tạo cho máy thu một sai số như là đến từ một khoảng cách xa hơn. Thỉnh thoảng, tín hiệu từ các vệ tinh cũng có sai số. Bộ quốc phòng Mỹ cũng thêm vào sai số nhân tạo được gọi một cách văn hoa là Selective Availability hay SA.
 
Qua các bài đã gửi, chúng ta đã thấy chức năng cơ bản nhất của máy thu GPS là thu nhận thông tin từ tối thiểu 4 vệ tinh, phối hợp các thông tin này với thông tin đã được chứa trong Almanac để tính toán ra vị trí của máy thu trên mặt đất. Một khi máy thu đã thu nhận và xử lý thông tin, máy sẽ cho chúng ta biết vĩ độ, kinh độ và cao độ của vị trí hiện thời. Để làm cho việc định vị thân thiện hơn, hầu hết các máy thu đều thể hiện các thông tin này dưới dạng các điểm trên bản đồ được chứa sẵn trong máy. Bạn có thể nối máy thu GPS với PC chứa bản đồ chi tiết. Một số máy thu còn cho phép nạp các bản đồ chi tiết vào bộ nhớ trong của máy hay kết nối với các thẻ nhớ đã nạp sẵn bản đồ.
 
GLONASS = Global'naya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema hay Global Navigation Satellite System
Hệ thống GLONASS của Nga cũng tương tự như GPS của Mỹ. Cả hai hệ thống đều dựa trên cùng những nguyên tắc truyền tín hiệu và định vị.
GLONASS có 21 vệ tinh (và 3 quả sơ cua) chuyển động trên 3 mặt phẳng quĩ đạo. Các mặt phẳng quĩ đạo cách nhau 120 độ và mỗi quả trên cùng mặt phẳng thì cách nhau 45 độ. Bán kính quĩ đạo khoảng 19,100 km với chu kỳ 11 giờ 15 phút.
Các trạm điều khiển mặt đất được bố trí rải rác trong phạm vi các nước thuộc Liên xô cũ. Vệ tinh GLONASS đầu tiên được phóng vào 1982. Theo kế hoạch ban đầu, hệ thống sẽ được đưa vào vận hành hoàn chỉnh vào 1991, nhưng trong thực tế, việc phóng các vệ tinh chỉ được hoàn thành vào cuối 1995 đầu 1996. Tổng thống Nga chính thức công bố GLONASS bắt đầu hoạt động vào 24 tháng 9 năm 1993.
Hệ thống Glonass đang hoạt động trong trạng thái “degraded” chỉ với 8 vệ tinh hoạt động. Do vậy mà khả năng "phủ sóng" trái đất không đwợc như GPS. Hình dưới đây cho thấy vao thời điểm khảo sát chỉ có phần trái đất gần với nam cực mới có thể "nhìn thấy" 4 quả.

glo1.gif



Còn đây là độ "phủ sóng" của GPS
gps1.gif


Nga đang có chương trình GLONASS-M hiện đại hoá hệ thống và các vệ tinh sẽ được phóng theo kế hoạch từ nay đến năm 2004. Các vệ tinh GLONASS-M sẽ cho chất lượng tín hiệu tốt hơn cũng như thời hạn hoạt động lâu hơn (7-8 năm thay vì 3 như hiện nay). Thế hệ thứ 3 được gọi là GLONASS-K cũng đang được nghiên cứu có thời hạn sử dụng lên tới 10 năm.
GLONASS do vận hành.

còn nữa...
 
TỔNG QUÁT VỀ GENERAL GLONASS
GLONASS (GLObal NAvigation Satellite System) là một hệ thống đinh vị bằng sóng điện từ trên cơ sở vệ tinh nhân tạo cho phép một số lượng không hạn chế người dùng định vị 3D, đo vận tốc và thời gian trong mọi điều kiện thời tiết ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và trong không gian gần mặt đất.
Mục đích của GLONASS
• Quản lý và tăng cường sự an toàn giao thông đường không và đường biển;
• Đo đạc và bản đồ;
• Giám sát giao thông đường bộ;
• Đồng bộ thời gian cho các thiết bị ở cách xa nhau;
• Quan trắc sinh thái, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ;

Chính phủ Nga uỷ quyền cho Russian Space Forces điều hành hệ thống GLONASS cung cấp những quyền lợi đáng kể cho cộng đồng người dùng dân sự thông qua nhiều ứng dụng đa dạng. Hệ GLONASS có hai mức độ cho các tín hiệu dẫn đường: chính xác tiêu chuẩn (SP) và chính xác cao (HP). Các dịch vụ định vị và định thì SP sẵn sàng cho mọi người dùng GLONASS dân sự một cách liên tục và toàn cầu, cho phép đạt được độ chính xác định vị theo phương ngang trong vòng 57-70 mét (xác suất 99.7%), theo phương thẳng đứng trong phạm vi 70 mét (xác suất 99.7%), độ chính xác đo lường các thành phần vector vận tốc trong phạm vi 15 cm/s (xác suất 99.7%), và độ chính xác định thì là 1 mks (xác suất 99.7%). Độ chính xác có thể được gia tăng đáng kể nếu sử dụng phương pháp đo vi sai và các phương pháp đặc biệt (ví dụ pha mang vv)

GLONASS HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO
Để định vị 3D, đo vận tốc và thời gian, user của GLONASS sử dụng các tín hiệu radio được liên tục truyền từ các vệ tinh. Mỗi vệ tinh GLONASS truyền hai loại tín hiệu: SP và HP. Tín hiệu SP có tần số L1= 1602MHz + n0.5625MHz, với "n" là số kênh (n=0,1.2...). (Đây là điểm khác với GPS – chú thích bởi gps) Nghĩa là mỗi vệ tinh truyền tín hiệu với tần số riêng. Có một vài vệ tinh có tần số trùng nhau được bố trí đối cực sao cho chúng không được “nhìn thấy” cùng lúc bởi một user.
Máy thu GLONASS nhận tín hiệu từ tối thiểu 4 quả, xử lý thông tin thu được, máy thu sẽ chỉ ra toạ độ và ba thành phần của vector vận tốc cũng như thời gian chính xác

CHÒM SAO GLONASS
Chòm sao GLONASS hoàn chỉnh bao gồm 24 quả trên 3 mặt phẳng quĩ đạo chênh nhau 120 độ. 8 quả trên mỗi mặt phẳng quĩ đạo cách đều hay 45 độ giữa hai quả kề nhau.
Bán kính quĩ đạo 19100 km, chu kỳ 11 hours 15 minutes. Các quả được bố trí sao cho tối thiuể có 5 quả trong tầm nhìn của các user trên toàn thế giới.

===========
PHỨC HỢP ĐIỀU KHIỂN MẶT ĐẤT
Chòm sao GLONASS được điều hành bởi Phức hợp điều khiển mặt đất (GCS). Bao gồm Trung tâm điều khiển hệ thống (SCC, Golitsyno-2, đặt tại Moscow) và vài Trạm theo dõi chỉ huy (CTS) bố trí nhiều nới trên lãnh thổ Nga. (Theo nguồn tin gps đã post thì các trạm này nằm rải rác trên các nước thuộc Liên xô cũ). Các CTSs theo dõi các vệ tinh GLONASS trong tầm nhìn và thu nhận thông tin từ vệ tinh. Thông tin từ CTSs sẽ được xử lý tại SCC để xác định tình trạng đồng hồ và quĩ đạo của vệ tinh. Sau đó các thông tin này sẽ đươch SCC gởi lên các vệ tinh. Mỗi vệ tinh được trang bị một kinh phản xạ laser để hiệu chỉnh định kỳ việc đo khoảng cách từ các STCs đến các vệ tinh. (Chỗ này hệ GPS không thấy nói tới, chắc là hổng có).
Việc đồng bộ hoá các đồng hồ trên các vệ tinh GLONASS là hết sức quan trọng cho hoạt động của hệ thống. Tại GCS có trang bị đồng hồ nguyên tử hydro như là đồng hồ chuẩn cho cả hệ thống. Đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh là đồng hồ cesium.
Tiếp theo là những thông tin về thời gian chuẩn và hệ toạ độ gốc của hệ GLONASS. Vì các thông tin này quá chi tiết, thậm chí đến mức định nghĩa thế nào là 1 giây, rồi sự khác nhau giữa các đơn vị đo giây vv do đó gps không dịch. Hệ GLONASS dùng hệ toạ độ PZ-90 còn GPS dùng WGS-84. Công thức chuyển đổi giữa hai hệ vẫn chưa được thiết lập một cách rạch ròi. Phần cuối cùng, bạn lekien post về GLONASS vi sai, xét thấy không có gì khác lắm với GPS vi sai (DGPS) nên gps mạn phép sẽ post bài về vấn đề này trong thời gian tới.
Đoạn toàn là số chính là lịch sử của hệ. Đọc kỹ bạn có thể thấy các nhận định gps đã post như thời gian phục vụ của mỗi vệ tinh là 1-3 năm là đúng. (chỉ có 2 quả là sống được 4 năm mà thôi). Có một điểm khác là nguồn tin này nói có 12 quả đang hoạt động trong khi gps nói chỉ có 8 quả. Sự chênh lệch này chỉ là do sự khác nhau về mốc thời gian. Dù sao đi nữa thì điều đó cũng cho thấy GLONASS cũng không phải là đang hoạt động đúng công suất thiết kế là 24 quả. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thấy một kỹ thuật khác mà gps chưa nói tới, đó là người Nga mỗi lần phóng 3 vệ tinh trên cùng một tên lửa đẩy, sau đó chúng tự tách ra và đi vào quĩ đạo của mình. Có 2 lần chúng không tách được vào năm 1987 và 1988 ứng với 2 block 9 & 11.
 
Last edited:
Kể từ khi có http://froogle.google.com/ việc tìm giá hời trở nên khá dễ dàng. Tớ mua máy thu của mình trước khi website này ra đời cũng là một thiệt thòi. Nếu cậu có người thân ở nước ngoài hay có cơ hội đi nước ngoài thì cũng nên mua một cái. Tại Việt Nam các nhà phân phối chỉ chú trọng các máy thu dành cho ngư dân có kèm chức năng tầm ngư. Do đó, máy handheld rất đắt.
Máy eTrex Vista có thiết kế rất hợp lý, các nút ấn đều được bố trí ở bên hông làm cho việc sử dụng bằng 1 tay hết sức thuận tiện và kích thước máy giảm đáng kể. Một thuận lợi nữa là Garmin là hãng có thị phần máy handheld lớn nhất ở Mỹ nghĩa là nhất thế giới, do đó, cộng đồng người dùng cũng đông làm cho việc trao đổi kinh nghiệm rất thuận tiện. Các phần mềm share/free ware cho sản phẩm Garmin cũng phong phú. Tuy nhiên, Garmin chỉ chú trọng thị trường Bắc Mỹ và Canada, ngay cả châu Âu cũng bị xem nhẹ, và dĩ nhiên châu Á cũng như Việt nam rất gần con số không. Các cadtridge bản đồ chỉ có cho Bắc Mỹ và Canada, các nước châu Âu cũng có nhưng do người bản xứ phát triển với số lượng hạn chế nên rất đắt tiền.
Một nhãn hiệu khác bạn cũng nên tìm hiểu là Magellan. Ví dụ như Magellan Sportrex. Máy Magellan có ưu điểm là bắt sóng rất tốt (tớ có một cái loại rẻ tiền GPS 315 nhưng bắt sóng tuyệt hảo). Ngoài ra, máy Magellan còn sử dụng card MMC hay SDC làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa máy và PC trở nên vô cùng thuận tiện. Máy Magellan còn không thấm nước, lại nổi khi bị rơi xuống nước với angten chĩa lên trời !!!
Máy tớ đang dùng là iFinder của Lowrance. Trước đây chỉ có Lowrance cho phép nạp bản đồ vào MMC hay SDC nhưng bây giờ thì Magellan cũng có chức năng này. Bản đồ thế giới có tỷ lệ 1/triệu nên không chi tiết lắm. Bản đò Mỹ và Canada thì chi tiết tới từng đường nhỏ, tên các cây xăng, cửa hàng, địa chỉ và số điện thoại của từng nhà !!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,897
Members
192,576
Latest member
NathanBond
Back
Top