What's new

Đi tìm Giấc mơ Chapi

"Ở nơi ấy, họ đang sống cuộc sống yên bình
Ai nghèo cũng có cây đàn Chapi.
Khi rung lên, vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai.

Ôi Raglai, những rừng cây ngọn núi vang tiếng đàn Chapi
Ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn Chapi.
Khi nghe Chapi không còn cô đơn, không buồn, không vui,
Tôi nghe Chapi chợt thấy nao lòng một giấc mơ
Ôi Chapi."


[Giấc mơ Chapi - NS. Trần Tiến]

Từ những năm sinh viên, tôi đã ấp ủ giấc mơ đi tìm những người Raglai và nghe họ chơi cây đàn huyền thoại này. Một thời gian sau, khi tôi bắt đầu tìm hiểu về người Raglai và đàn Chapi, tôi mới biết ngay chính trong cộng đồng người Raglai, còn rất ít người biết làm và biết chơi đàn Chapi.

Giáp Tết, nghe tin một người anh có kế hoạch sau Tết đi Ninh Thuận để tìm gặp một trong những người Raglai cuối cùng chơi đàn Raglai, tôi ngay lập tức hẹn đi cùng anh. Và với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Thuận và cán bộ địa phương, chúng tôi đã được nghe tiếng đàn Chapi, được thỏa Giấc mơ Chapi.

attachment.php


Ama Chamalé Âu, người Raglai cuối cùng biết chơi đàn Chapi ở vùng Ma Nới đang chơi đàn Chapi.
 
Thực ra, đây là lần thứ hai tôi tìm đến những pơ-lây (làng của người Raglai) để tìm hiểu về cây đàn Chapi. Năm 2012, tôi tổng hợp được từ những nguồn trên mạng và qua thông tin của bạn bè trong giới báo chí, có được tên và địa chỉ của 3 người Raglai biết chơi đàn Chapi. Trong đó, có 1 người ở huyện Ninh Sơn và 2 người ở huyện Bác Ái. Cũng theo những tài liệu trên mạng thì nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác bài hát "Giấc mơ Chapi" sau khi ông đến một ngôi làng của người Raglai ở Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Và từ những thông tin đó, tôi bắt đầu đi tìm gặp họ.
Tôi đi từ Nha Trang, khi đến Cam Ranh thì theo Quốc lộ 27B để đi Bác Ái. Người Raglai tôi tìm gặp đầu tiên là ở Ma Oai, và rất khó khăn tôi mới tìm được bà. Tuy nhiên, bà thừa nhận chỉ biết chơi "tàm tạm" chứ không thạo như những người Raglai ngày xưa. Tôi cũng có chụp ảnh được bà, tuy nhiên chưa hài lòng.
Sau đó, tôi đi tiếp lên Suối Rớ nhưng không tìm được ông cụ người Raglai đó. Ở Suối Rớ, tôi gặp một anh nhà báo, và anh này cho biết vừa từ Ma Nới qua nhưng không tìm được người do ông cụ đó đi "biểu diễn" ở tỉnh khác.
Như vậy, chuyến đi của tôi năm đó có thể nói là "hoàn thành" về mặt tư liệu, hình ảnh, nhưng tôi chưa thỏa mãn. Tôi muốn quay lại lần nữa, đi Ma Nới và Suối Rớ, tìm gặp được những người cuối cùng chơi cây đàn huyền thoại này.
 
Last edited:
Tối mùng 3 Tết, bốn người chúng tôi hẹn nhau ở nhà xe đi Phan Rang ở đường Lê Hồng Phong, bắt đầu cho chuyến đi mơ ước. Do xe chạy rất nhanh, chúng tôi đến Phan Rang trước bình minh cả giờ, nên quyết định thêm vào chương trình tiết mục đón bình minh ở Ninh Hải. Cũng từ đoạn này, chúng tôi đón thêm một thành viên ở Phan Rang, thành viên nữ duy nhất của nhóm.

attachment.php



attachment.php


Kè đá


attachment.php


Rêu bám trên kè đá

attachment.php



attachment.php


Ra đầm sớm

attachment.php


attachment.php


Sau khi đón bình minh, chúng tôi quay lại Phan Rang. Chúng tôi ăn sáng với món bún bò ở đường Nguyễn Trãi rất ngon. Nếu các bạn đến Phan Rang, ngoài món này, tôi giới thiệu cho các bạn một số món ngon khác cho bữa sáng ở đây như: bánh canh ở góc Ngô Gia Tự - Tô Hiệu, cơm gà Hải Nam ở đường Lê Hồng Phong gần chợ và bò né ở đường Thống Nhất, đối diện khách sạn Hữu Nghị.
 
Last edited:
Sau khi ăn sáng và nghỉ ngơi, riêng tôi kịp thưởng thức ly cafe cho tỉnh táo, chúng tôi bắt đầu hành trình đi Ma Nới. Chúng tôi rất may mắn vì người bạn ở Phan Rang đã liên hệ trước và được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Thuận. Nhờ đó, chúng tôi yên tâm khi đến Ma Nới sẽ có cán bộ địa phương hỗ trợ, dẫn đường và liên hệ.

Từ Phan Rang, chúng tôi theo Quốc lộ 27 đến Hạnh Trí thì có ngã rẽ đường tốt đi Ma Nới.

Trên đường đi, chúng tôi đã đi qua những làng quê thanh bình

attachment.php


Các kiểu "tự sướng"

attachment.php


attachment.php



Gặp đàn cừu nhởn nhơ gặm cỏ trên bờ đê

attachment.php


attachment.php
 
Đường vào Ma Nới quanh quanh

attachment.php


Cảnh hai bên đường vào Ma Nới rất đẹp, tuy nhiên do khi chúng tôi đến đây đã gần trưa nên lười dừng lại chụp ảnh. Tôi có quay phim, khi nào xử lý xong sẽ post chia sẻ với các bạn.


attachment.php


Đàn dê này đủ màu sắc chứ không chỉ "Ở nơi ấy đàn dê trắng ngần ngơ quanh đồi"


attachment.php


Con suối đầu làng
 
Đến Ma Nới, một thầy giáo của trường chờ chúng tôi. Thầy dẫn chúng tôi về nhà ngay bên hông trường và cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về làng (pơ-lây, hay plây) của người Raglai, về ông (ama) Chamalé Âu, người Raglai cuối cùng trong vùng này biết chơi đàn Chapi. Sở VHTTDL tỉnh đã liên hệ trước với Ama Âu, cũng như nhờ thầy đón chúng tôi và hướng dẫn, quả thật rất chu đáo.
Chúng tôi phải chờ một chút, thật vui vì vợ của thầy mời chúng tôi ăn trái cây trồng trong vườn nhà. Xứ Ninh Thuận là xứ nóng bậc nhất Việt Nam, đất đai cũng ít màu mỡ nhưng những loại cây ăn trái ở đây rất tốt như thanh long, nho, ổi, ... Quả thật, sau khi chạy xe qua Quốc lộ 27 đường xấu và sau đó là đi dưới nắng vào Ma Nới, miếng ổi trở nên ngọt và ngon lạ thường.
Ở đây, chúng tôi thấy một chiếc "xe" đặc biệt, do một cậu bé Raglai đẩy em của cậu bé đi chơi.

attachment.php


Một lúc sau, Ama Chamalé Âu về. Ông vào nhà thầy giáo chào chúng tôi rồi dẫn chúng tôi về nhà ông. Nhà Ama Âu là một trong vài nhà có sàn gạch trong làng, có lẽ nhờ tiền hỗ trợ của nhà nước sau khi Ama Âu có đóng góp trong việc bảo tồn cây đàn Chapi.

attachment.php


Ama Âu ngồi nói chuyện rất vui vẻ với chúng tôi. Ông giải thích ngày xưa người làng sống ở trên núi, nhưng sau này được nhà nước đưa xuống vùng này ở. Khi chúng tôi hỏi ở trên núi thích hơn hay xuống suối ở thích hơn, ông cười: "Ở đây thích hơn chứ".
Ông khoe rẫy của nhà năm nay trồng được những cây gì, khoe vừa đi giao lưu cách đây không lâu. Khi nói đến cây đàn Chapi, ông tự hào khoe vừa dạy được cách làm đàn và chơi đàn cho con trai, và sẽ dạy cho bất kỳ ai trong làng muốn học.

Cây đàn Chapi của Ama Âu đã được tặng, do đó Ama đã làm lại cây đàn mới, nhưng có vài phím và thanh bị rớt do cháu của ông nghịch. Ama nói chúng tôi chờ ông chút để ông sửa lại cây đàn. Thế là chúng tôi kéo nhau ra sân nhìn ông sửa đàn, cũng là một dịp may vì chúng tôi được biết về quy trình làm đàn và chứng kiến vài công đoạn cuối của việc làm cây đàn huyền thoại này.

attachment.php


Đàn Chapi được làm từ một ống tre lớn, người Raglai có kinh nghiệm sẽ chọn được ống tre nào cho ra tiếng hay. Ống tre được chặt và phơi khô. Sau khi khô, người ta gắn dây đàn, phím và thanh đệm, tất cả đều bằng tre. Phím đàn được gắn lên các lỗ trên ống tre, tạo nên độ bật cho dây đàn, còn các thanh đệm được đặt tạo nên độ cao thấp của âm đàn.

attachment.php


attachment.php


Chỉ trong hơn 15 phút, Ama Âu đã vót được những phím và thanh đệm bị mất và gắn vào đàn.
 
Last edited:
Ông mời chúng tôi vào nhà nghe đàn, nhưng chúng tôi lại có ý muốn được nhìn Ama chơi đàn bên bếp lửa của nhà ông. Ông vui vẻ dẫn chúng tôi vào bếp, nơi đây cũng là nơi chứa thóc và cất dụng cụ đi rẫy của ông. Ama ngồi xuống bên đống thóc và đàn Chapi, ông đàn 3 bài, giải thích ý nghĩa của từng bài như mừng lúa mới, vui trúng mùa, ...

attachment.php


attachment.php


Tiếng đàn Chapi không lớn, nhưng rất đặc biệt, hoàn toàn không giống các nhạc cụ dân tộc khác. Nghe đàn, tưởng như mình đang ở giữa núi rừng (mà chúng tôi đang ở giữa núi rừng thật mà), nghe như người Raglai đang trò chuyện vui vẻ, trầm bổng với mình. Đàn Chapi phù hợp để chơi khi người ta ngồi với nhau, chứ không phải chơi giữa không gian rộng lớn như cồng chiêng hay đàn tơ-rưng. Quả thật, lúc đó tôi hiểu tại sao lại "khi nghe Chapi không còn cô đơn" cũng như "không buồn, không vui".

Không chỉ đàn Chapi, Ama còn cho chúng tôi biết thêm hai nhạc cụ của người Raglai nữa là kèn ống tre và kèn cà tẹt

attachment.php


Loại kèn này nghe rất vui tai và lạ thay, tôi ít thấy mang âm hưởng của các dân tộc Tây Nguyên vốn gần gũi dân tộc Raglai, mà lại mang âm hưởng rất gần tiếng khèn Tây Bắc.

attachment.php


Kèn cà tẹt này Ama thổi một lần rất nhanh cho chúng tôi nghe, khi chúng tôi muốn nghe lại, Ama giải thích không được thổi lại, chúng tôi hỏi thế có thể giả bộ thổi được không, Ama cười và làm động tác thổi rất khí thế.

Hoàng, một thành viên trong nhóm chúng tôi hát tặng cho Ama Âu bài hát Giấc mơ Chapi. Hoàng ngồi bệt xuống cạnh ông hát, và ông rất thích.

attachment.php


Ama còn lấy đàn Chapi ra đệm theo

attachment.php


Chúng tôi chia tay Ama Chamalé Âu, cảm ơn ông đã cho chúng tôi biết và nghe cây đàn Chapi, cây đàn đặc biệt và đang mai một. Ama Âu là người rất tâm huyết, chúng tôi hy vọng và tin rằng ông sẽ dạy được cách làm đàn và chơi đàn cho nhiều người nữa, để cây đàn nổi tiếng này không mất đi, như nhiều giá trị văn hóa khác.
 
Rời Ma Nới, chúng tôi quay lại Quốc lộ 27 để đi thác Chapơ, một thác đẹp nhưng ít người biết, và hoàn toàn chưa phát triển dịch vụ du lịch. Từ Hạnh Trí, chúng tôi đi thêm 5km để đến ngã ba rẽ vào Quốc lộ 27B đi Cam Ranh, thoát khỏi con đường đau khổ mang tên Quốc lộ 27. Từ ngã ba này, đi thêm 12km là đến ngã rẽ, đi theo đường đất đỏ 13km để vào thác, trong đó 1km cuối cùng là những thử thách offroad thực sự.

Cảnh trên đường đi cũng đẹp

attachment.php


Nhưng đoạn cuối vào thác thì offroad tơi bời

attachment.php


Liên tục những con dốc 15-25 độ như thế, đường đất đỏ kèm đá hộc, lại rất ác khi có một rãnh bên cạnh, rất dễ trượt bánh vào rãnh.

Chưa hết, để vào thác phải "nhảy ghành", qua những tảng đá lớn, khá trơn

attachment.php


Đoạn dưới của thác

attachment.php


Thử dùng chế độ chụp thác nước ngay trên máy. Chuyến đi này tôi không mang theo bộ Canon DSLR mà chỉ mang máy ảnh du lịch hiệu Samsung Galaxy Camera và một bộ máy phim cơ. Ảnh chụp từ máy này cũng khá nhỉ.

attachment.php


Sau đó, bốn thành viên còn lại tiếp tục đi lên đoạn trên của thác, cũng ngay gần đó. Tuy nhiên, do tôi có ý muốn lên Đà Lạt ngắm hoa mai anh đào, mà đoạn đường vào thác chiếm mất quá nhiều thời gian của tôi, do đó tôi quyết định tạm biệt mọi người và vội vàng chạy xe một mình lên Đà Lạt.
 
Last edited:
Tối đến đèo Ngoạn Mục khoảng 17h30, trời âm u. Đây là tấm ảnh cuối cùng tôi chụp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, một tấm bảng rất mất cảm tình.

attachment.php


Đèo Ngoạn Mục sửa nửa chừng thì ngừng thi công, rất xấu. Tôi vượt đèo trong chạng vạng và sau đó tối hẳn, lên đến Đ'ran thì đã hơn 18h30. Thay áo lạnh xong tôi đi ăn tối, tự thưởng cho mình sau một ngày mùng 4 Tết hơi vất vả nhưng thỏa mong ước bấy lâu. Chỉ 12 giờ nữa tôi sẽ được ngắm hoa mai anh đào Đà Lạt nở rộ, nhưng đó là một câu chuyện khác, trong một topic khác.
 
Đã từng thổn thức với giấc mơ chapi qua giọng hát NS Trần Tiến nhưng bạn làm tôi thật sự bất ngờ khi đưa chúng tôi đến với quê hương của giấc mơ chapi với những nhân chứng&địa danh thực... Rất cảm ơn bạn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top