mygacon
Gà con lông vàng
Lúc từ bãi Hương về, chúng tôi ghé vào 1 bãi biển bên đường, bãi sạch, cát trắng tinh, chỉ thiếu mỗi nắng vàng. Không biết trời nắng ấm thì có ai ra đây tắm không, nhưng hiện tại thì đây đúng là thiên đường.
Cho tôi tản mạn thêm 1 chút về CLC trước khi rời khỏi nơi này. Một vài hình ảnh trong lúc lang thang trên đảo.
Một góc yên bình
Loài hoa này tôi gặp rất nhiều trên đảo
Ngôi chùa-tịnh xá đang sửa chửa, buổi trưa vắng tanh, cạnh đó là 1 ngôi chùa cổ cũng vắng tanh nhưng lúc đó mưa nên tôi không móc máy ra chụp.
Mây cứ ôm núi như thế này trong cả ngày hôm đó
Có câu chuyện tôi muốn kể lại, hi vọng có thể giúp được 1 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đó là loài CUA ĐÁ sống trên đảo. Ở Lý Sơn cũng có nhưng không ngon bằng trên đảo này. Lúc nghe nói cua này ăn ngon nên chúng tôi đặt anh Sỹ nửa kg, giá của nó 600k/kg (công nhận 2 chị em chơi sang thật :T). Đến lúc vợ anh Sỹ luộc cua lên, ngồi bóc cho chúng tôi ăn thì anh mới kể. Lúc đó tôi hối hận thì đã muộn, chúng chuyển thành màu đỏ rồi. Loài cua này không sống dưới đồng hay biển mà sống trên núi, ăn lá cây uống nước suối nên thịt rất ngon. Ngày xưa cái thưở mà du khách chưa đến CLC, người dân cũng ko ăn cua này vì đã có bao la các loài hải sản khác. Anh bảo buổi tối mang bao đi 1 tí đã được 1 bao đầy cua. Nhưng hiện tại thì đã còn rất ít, người dân phải bất chấp nguy hiểm đi lên núi cao vào ban đêm để bắt cua, mà mỗi đêm cũng chỉ được tầm vài con. Khách đến CLC ngày càng nhiều thì cua càng ít cũng không có gì lạ. Chính quyền đã can thiệp bằng cách chỉ cho bán những con của lớn, nghĩa là cua được dán tem, nhưng để dán tem thì người bắt cua phải trả thêm 100k cho mỗi kg. Cua nhỏ nếu đem bán sẽ bị phạt. Cua của anh bán chúng tôi ăn là những con của nhỏ. Cua lớn chỉ để trưng cho khách xem thôi. Ba của anh bắt cua bán nuôi mấy đứa con ăn học. Chính quyền chỉ cấm nhưng ko tạo ra công ăn việc làm thì người dân vẫn lén đi bắt. Tôi không biết lời kêu gọi của mình có ý nghĩa gì không nhưng hi vọng các bạn có ra CLC thì đừng nghe lời quảng cáo ăn món cua đá, để chúng còn đường sống, còn thời gian sinh con đẻ cái để duy trì 1 loài khá đặc biệt này. (Toàn bộ câu chuyện này tôi chỉ nghe anh Sỹ kể lại, nhưng ở cái đất nước này, cũng như những giống "đặc sản" khác, tôi biết loài cua đá này cũng ko ngoại lệ)


Cho tôi tản mạn thêm 1 chút về CLC trước khi rời khỏi nơi này. Một vài hình ảnh trong lúc lang thang trên đảo.
Một góc yên bình

Loài hoa này tôi gặp rất nhiều trên đảo


Ngôi chùa-tịnh xá đang sửa chửa, buổi trưa vắng tanh, cạnh đó là 1 ngôi chùa cổ cũng vắng tanh nhưng lúc đó mưa nên tôi không móc máy ra chụp.

Mây cứ ôm núi như thế này trong cả ngày hôm đó

Có câu chuyện tôi muốn kể lại, hi vọng có thể giúp được 1 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đó là loài CUA ĐÁ sống trên đảo. Ở Lý Sơn cũng có nhưng không ngon bằng trên đảo này. Lúc nghe nói cua này ăn ngon nên chúng tôi đặt anh Sỹ nửa kg, giá của nó 600k/kg (công nhận 2 chị em chơi sang thật :T). Đến lúc vợ anh Sỹ luộc cua lên, ngồi bóc cho chúng tôi ăn thì anh mới kể. Lúc đó tôi hối hận thì đã muộn, chúng chuyển thành màu đỏ rồi. Loài cua này không sống dưới đồng hay biển mà sống trên núi, ăn lá cây uống nước suối nên thịt rất ngon. Ngày xưa cái thưở mà du khách chưa đến CLC, người dân cũng ko ăn cua này vì đã có bao la các loài hải sản khác. Anh bảo buổi tối mang bao đi 1 tí đã được 1 bao đầy cua. Nhưng hiện tại thì đã còn rất ít, người dân phải bất chấp nguy hiểm đi lên núi cao vào ban đêm để bắt cua, mà mỗi đêm cũng chỉ được tầm vài con. Khách đến CLC ngày càng nhiều thì cua càng ít cũng không có gì lạ. Chính quyền đã can thiệp bằng cách chỉ cho bán những con của lớn, nghĩa là cua được dán tem, nhưng để dán tem thì người bắt cua phải trả thêm 100k cho mỗi kg. Cua nhỏ nếu đem bán sẽ bị phạt. Cua của anh bán chúng tôi ăn là những con của nhỏ. Cua lớn chỉ để trưng cho khách xem thôi. Ba của anh bắt cua bán nuôi mấy đứa con ăn học. Chính quyền chỉ cấm nhưng ko tạo ra công ăn việc làm thì người dân vẫn lén đi bắt. Tôi không biết lời kêu gọi của mình có ý nghĩa gì không nhưng hi vọng các bạn có ra CLC thì đừng nghe lời quảng cáo ăn món cua đá, để chúng còn đường sống, còn thời gian sinh con đẻ cái để duy trì 1 loài khá đặc biệt này. (Toàn bộ câu chuyện này tôi chỉ nghe anh Sỹ kể lại, nhưng ở cái đất nước này, cũng như những giống "đặc sản" khác, tôi biết loài cua đá này cũng ko ngoại lệ)
Last edited: